Trong nghiên cứu quốc tế, “cục diện” là một thuật ngữ chưa có khái niệm. Việc nghiên cứu chủ yếu hướng tới một số yếu tố lớn của môi trường quốc tế và có tác động nhiều đến quan hệ quốc tế, như hệ thống, cấu trúc, trật tự, kiến trúc… Các thuật ngữ này thường được xây dựng dưới những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Có thể thấy, nhận thức về cục diện quốc tế được nghiên cứu bắt nguồn từ những yếu tố cơ bản - nguồn gốc sinh ra tác động từ cục diện tới quốc gia và quan hệ quốc tế. Đồng thời, sự vận động của những yếu tố này, cũng như mối quan hệ giữa chúng sẽ tạo ra biến đổi của những tác động. Theo đó, cục diện quốc tế xác định bảy yếu tố chính, bao gồm: Sự phân bố quyền lực, mẫu hình quan hệ phổ biến, thể chế chung, lực lượng, các xu hướng lớn trong đời sống quốc tế, những vấn đề chung.
Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2023
Nhận thức về cục diện quốc tế
Trong hơn 20 năm trở lại đây, thuật ngữ “cục diện” bắt đầu được đề cập nhiều trong văn bản chính sách, trên các loại hình báo chí, ấn phẩm khoa học ở Việt Nam... Tuy nhiên, cách hiểu về cục diện vẫn còn khá chung chung và khác nhau. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường hiện nay, việc nghiên cứu nội hàm về “cục diện” giúp nhận định kịp thời và chính xác hơn sự thay đổi của các tác động từ cục diện đến quan hệ quốc tế, cung cấp thêm cơ sở để dự báo tình hình quốc tế nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét