Trần Thị Xuân - một thành viên của Hội anh em dân chủ, đang chấp
hành án tù 9 năm với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (năm
2017) mới đây trở thành nhân vật chính của màn kịch “bị bệnh nặng trong tù
nhưng không được chữa trị”.
Còn nhớ cách đây bốn năm, Xuân chính là đối tượng “hăng hái”
nhất trong vụ việc kích động người dân đập phá tài sản, gây mất an ninh, trật
tự tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà dưới sự giật dây của các tổ chức phản động bên
ngoài. Có thể nói, với số tiền nhận được từ các tổ chức khủng bố, phản động lưu
vong và các đối tượng cực đoan trong nước, Xuân hoạt động rất “tích cực” với
vai trò là thành viên hội anh em dân chủ nhằm chống phá đất nước. Giờ đây khi
phải đối diện với án phạt tù, lại giở chiêu trò “bệnh nặng” để hòng tìm kiếm sự
hậu thuẫn từ bên ngoài.
Không chỉ Trần Thị Xuân mà các đối tượng “hành nghề dân chủ”
cũng đều giở chiêu bài “khổ nhục kế” này với quy trình rất bài bản. Đó là hoạt
động chống phá – bị kết án vào tù và sau đó là các màn kịch tuyệt thực hay sức
khỏe suy nhược, mắc bệnh nặng hay bị ngược đãi... Từ lâu nó trở thành “ngón
nghề”, bí kíp để các đối tượng “hành nghề dân chủ” tìm kiếm sự hậu thuẫn, lên
tiếng từ phía các tổ chức mang vỏ bọc về nhân quyền như Tổ chức theo dõi nhân
quyền HRW hay tổ chức phóng viên không biên giới RFS về cái gọi là “tù nhân
lương tâm”.
“Tù nhân lương tâm” vốn dĩ là sự đánh tráo khái niệm về những kẻ
đột lốt “dân chủ” để chống phá đất nước, vi phạm pháp luật bị kết án và phải
chấp hành hình phạt tù. Sự lươn lẹo này thực chất nhằm bao biện, lấp liếm và
thay đổi bản chất của các hoạt động chống phá đất nước dưới sự hậu thuẫn của
các tổ chức phản động bên ngoài và sự cổ súy của một số báo đài nước ngoài
thiếu thiện chí.
Đúng là ở ngoài thì thách thức, coi thường pháp luật, chống phá
đất nước nhưng khi vào tù lại bày chiêu trò “khổ nhục kế”, bệnh tật.
đừng nên khổ nhục kế
Trả lờiXóa