Hiện nay, trên mạng xã hội, các hội nhóm
kín đang trở nên phổ biến. Nhiều hội, nhóm có giá trị tích cực để người dùng
mạng xã hội có thể chia sẻ những thông tin hữu ích, tuy nhiên, cũng có nhiều
nhóm “rác”, tiêu cực, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Điều nguy hiểm hơn cả đó là hiện nay có
nhiều nhóm kín với thành phần chủ yếu là các thanh thiếu niên đang tuổi mới lớn
và đang bị đầu độc với các quan điểm lệch lạc, tiêu cực trong một số hội nhóm
như “Hội ghét cha mẹ…”, “Hội đi bụi…”, “Hội những người muốn tự tử”,… Một đặc
điểm chung đó là các nhóm kín này quy tụ hàng nghìn thành viên tham gia.
Tác hại của các nhóm kín như trên thì ai cũng rõ, chỉ cần đọc tiêu đề của nhóm kín này khiến các bậc phụ huynh hoảng hốt chứ chưa nói đến cá nội dung được lan truyền trong nhóm.
Cách đây không lâu, Công an quận Bắc Từ
Liêm (Hà Nội) đã phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự thành phố và các đơn vị nghiệp
vụ liên quan truy bắt hai đối tượng Trần Văn Hiếu (SN 1991, trú tại quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội) và Nguyễn Thanh Tùng (SN 1981, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Hai đối tượng này sử dụng vũ khí giống súng, uy hiếp nhân viên tại một chi
nhánh ngân hàng tại phường Xuân Tảo cướp đi 500 triệu đồng. Cơ quan điều tra
xác định, đây là những đối tượng tham gia nhóm “Hội những người vỡ nợ muốn làm
liều” trên facebook và cùng lên kế hoạch cướp tài sản để trả nợ và lấy tiền
tiêu.
Tương tự, các vụ cướp ngân hàng gần đây
của đám thanh niên lêu lổng, nợ nần chống chất cũng cho thấy rõ những hệ lụy
của việc tham gia các nhóm kín trên mạng xã hội. Từ những người chẳng hề quen
biết, nhưng rồi có chung một mục tiêu, một ý tưởng và rồi họ trở thành đồng
phạm trong các vụ án hình sự.
Từ những vụ việc như vậy đã và đang dóng
lên hồi chuông cảnh tỉnh với cộng động tham gia mạng xã hội. Hiện nay, việc quản
lý, xử lý sai phạm của các nhóm kín vẫn còn những khó khăn, mặc dù ở Việt Nam
đã có Luật An ninh mạng và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,
tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số
14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.
Do đó, chỉ bằng cách nâng cao nhận thức
cho mỗi người dân và sự vào cuộc của các bậc phụ huynh khi quản lý, kiểm soát
việc sử dụng mạng xã hội của con em mình mới hạn chế và tránh khỏi những tác
hại từ những lời mời chào “hấp dẫn” của các nhóm kín.
Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc; vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.
Trả lờiXóa