Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

CẢNH GIÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

 

    Theo KCTD - Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ ba nhiệm vụ lớn: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Giặc dốt là một trong những loại giặc nguy hại, nó đã và đang đe doạ đến sự an nguy của chế độ. Vì vậy Đảng, Nhà nước, nhân dân ta vẫn kiên quyết đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nước nhà. Tuy nhiên, vẫn có những kẻ cố tình xuyên tạc giáo dục Việt Nam

Ngày 04 tháng 12  năm 2023 trên trang Facebook của Việt Tân có bài viết “Suy ngẫm cách giáo dục của Nhật Bản khác hẳn với giáo dục đất nước XHCN của ta”. Thông qua đó, Việt Taan đã cố tình bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam.

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thấm nhuần lời dạy đó của Người, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”.

Thời gian gần đây, lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục, các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, bôi nhọ hệ thống giáo dục của Việt Nam như: Một số yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo được họ khai thác triệt để, cho rằng đó là do lỗi của sự lãnh đạo và quản lý, ở đây họ chỉ nhìn thấy lỗi, thấy khuyết điểm mà không hề thấy những thành quả to lớn của giáo dục đã đạt được; hay chúng thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; đặc biệt hơn, chúng còn ra sức quảng bá, tô vẽ, khuếch trương nền giáo dục phương Tây và Mỹ coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”. Nguy hiểm hơn, họ còn đòi loại bỏ các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi chương trình đào tạo; giảng viên, sinh viên phải được tự do về tư tưởng, không bị chi phối hoặc phụ thuộc vào bất cứ hệ tư tưởng nào.

Với mỗi nền giáo dục của các quốc gia đều có mục đích cụ thể, rõ ràng. Ở Việt Nam từ xa xưa việc dạy học đã được coi trọng bằng việc tổ chức các khoa thi để tuyển chọn hiền tài cho đất nước. Ngày nay, công tác giáo dục đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư để nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Việt Nam ngay từ bậc học mầm non đã được coi trọng với việc giáo dục đạo đức, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc… Nhật Bản một quốc gia có nền giáo dục hiện đại mà nhiều nước phải học tập trong đó có cả Việt Nam chúng ta, học tập những nội dung phù hợp với nền giáo dục Việt Nam để nâng cao trình độ mọi mặt chứ không phải áp dụng hoàn toàn những nội dung của Nhật Bản hay bất kỳ một quốc gia nào. Do đó khi những bài viết của Việt Tân để so sánh việc giáo dục của Việt Nam với Nhật Bản hay bất kỳ một quốc gia nào cũng cần phải xem lại, có chăng họ chưa hiểu hết những vấn đề, những giá trị cốt lõi của nền giáo dục Việt Nam.

Luật giáo dục Việt Nam năm 2019, tại Điều 2 Mục tiêu giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Điều 23 đã đề cập: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi; Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.”. Do đó, Đảng, Nhà nước ta đã xác định phải giáo dục thế hệ trẻ ngay từ những bậc học đầu tiên.

Những bài viết, bình luận, video… trên một số diễn đàn, blog, Facebook, Youtube, TikTok… không dựa theo các nguồn tin chính thống mà dựa vào những thông tin cóp nhặt, cắt ghép, để suy diễn, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm mục đích chống phá Việt Nam. Những kẻ tung lên, phát tán các tin tức, bài viết, video, clip ấy, chúng đâu phải vì đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. Mục tiêu lớn nhất mà chúng hướng đến là hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ, nói xấu nền giáo dục nước ta, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tiến xa hơn là lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trước thực tế đó chúng ta cần nhận thức rõ rằng, trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung và cuộc đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” nói riêng vẫn là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang. Đó chính là cội nguồn sức mạnh của đất nước ta. Để đập tan những âm mưu và hoạt động chống phá ấy, chúng ta phải tiến hành quyết liệt, đồng bộ nhiều việc, đặc biệt là phải tạo sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Công cuộc đổi mới của Đảng trong đó có đổi mới trong lĩnh vực Giáo dục Đào tạo để xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Và chỉ có tinh thần cảnh giác cao độ, sự đồng lòng của toàn dân, cùng sự kiên quyết của các cấp chính quyền, chúng ta mới tẩy chay, ngăn chặn được những thông tin xấu độc, tiêu cực để xuyên tạc, kích động, chia rẽ, chống phá Việt Nam chúng ta./.

                                                                                                            BT

1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa