Thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, các thế lực thù địch sử dụng tổng
lực, toàn diện các phương thức tiến công, với phương châm lấy chính trị làm đột
phá, kinh tế làm mũi nhọn, dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền làm ngòi nổ,
quốc phòng, an ninh là then chốt, ngoại giao là hỗ trợ. Những năm gần đây, các
thế lực thù địch luôn cố tình vu khống, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt
Nam. Những hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã được nhìn nhận qua lăng kính của những
kẻ có dụng ý xấu, muốn đưa Việt Nam vào trạng thái bất ổn, chia rẽ. Những ý đồ
và hành động đó đã đi ngược lại lợi ích của toàn dân cũng như nguyện vọng của
những tín đồ, giáo dân vốn luôn hướng thiện theo những điều luật của Giáo hội.
Việt
Nam là quốc gia đa tôn giáo và có gần 1/5 dân số theo tôn giáo. Hoạt động của
các tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ và hoạt động
trong khuôn khổ của luật pháp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, lợi dụng quá
trình giao lưu, hội nhập, mở cửa của nước ta, cũng như sự phát triển nhanh
chóng của Internet và gia tăng số lượng người dùng các trang mạng xã hội, nhiều
thế lực xấu đã liên tục đưa ra những nhận định xuyên tạc trắng trợn tình hình
tôn giáo ở Việt Nam. Chúng lớn tiếng cho rằng, “Ở Việt Nam không có tự do tôn
giáo”. Đây là nhận định không có cơ sở.
Bởi
lẽ, không phải bây giờ, mà ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,
trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, chúng ta đã khẳng định: “Nhân dân có quyền
tự do tín ngưỡng”. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định rất rõ: “Mọi người có quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đó là những cơ sở pháp lý minh chứng
cho thấy quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo.
Trên
phương diện thực tiễn, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc
đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tính đến nay, Việt Nam có 15 tôn giáo với
hơn 40 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, cả nước có trên 27
nghìn cơ sở thờ tự với hơn 25 triệu tín đồ, giáo dân, chiếm gần 30% dân số cả
nước. Nhiều nhà chức sắc, tu hành là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp.
Một
nghiên cứu về đa dạng tôn giáo gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ thực
hiện, đã xếp hạng Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về mức độ đa dạng
tôn giáo, chỉ sau Singapore và Đài Loan. Nghiên cứu về đa dạng tôn giáo ở phạm
vi toàn cầu nói trên cũng cho thấy, các quốc gia như Australia, Canada, Mỹ và
các nước châu Âu không được xếp vào nhóm 12 quốc gia có sự đa dạng tôn giáo ở mức
độ cao. Đây là minh chứng khách quan, xác thực nhất phủ nhận những cái nhìn thiển
cận, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Còn
quan điểm cho rằng, Nhà nước Việt Nam không được can thiệp vào các hoạt động
tôn giáo, đó lại là một quan điểm mơ hồ, ảo tưởng và phi lý. Phi lý bởi lẽ, tôn
giáo là một hoạt động, một tổ chức xã hội mà đã là một tổ chức xã hội thì phải
chịu sự quản lý của Nhà nước, tuân theo các quy định của luật pháp. Thực tế
cũng cho thấy, không có một quốc gia nào để cho các hoạt động tôn giáo hoạt động
mà nằm ngoài vòng của luật pháp. Ngay như Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966, trong Điều 18 ghi
rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo...
Quyền
tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và
khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe
hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Hoặc như trong Luật ngày 9/12/1905 của nước Cộng hòa Pháp, tại Điều 26 cũng quy
định: “Việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm
soát của cơ quan chính quyền. Cấm hội họp có tính chất chính trị ở nơi chuyên
dùng vào việc thờ cúng và thực hành nghi lễ tôn giáo”… Như vậy, có thể thấy rằng,
để xã hội và đời sống tôn giáo phát triển ổn định, đúng hướng thì bất cứ quốc
gia nào cũng phải có những quy định để quản lý và điều chỉnh.
Còn
ở Việt Nam, có thể nói, chưa bao giờ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lại sôi nổi,
mạnh mẽ và được quan tâm như hiện nay. Và chưa thời kỳ nào mà Đảng, Nhà nước ta
lại xây dựng được hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn
giáo đầy đủ và hoàn thiện như hiện nay. Điều đó chứng tỏ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm toàn diện trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn
tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, chưa bao giờ có chủ
trương cản trở hoạt động tôn giáo bình thường của nhân dân, lại càng không hề
có sự kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử, cấm đoán quyền tự do tôn giáo của công
dân. Tất cả các tín đồ tôn giáo, chức sắc, chức việc, các giáo hội, giáo phận ở
Việt Nam đều thừa nhận quyền tự do này luôn được Nhà nước tôn trọng. Đây là một
thực tế không thể xuyên tạc.
Tuy
nhiên, với âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động
sẽ tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lấy đó làm ngòi nổ để tiến hành
can thiệp lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Hành động đó không những vi phạm luật
pháp Việt Nam, mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, làm trái với giáo luật của
giáo hội. Bởi, suy cho cùng, tôn giáo nào cũng hướng con người đến điều thiện,
làm việc có ích cho cộng đồng, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Vì
thế, ngay bản thân các tôn giáo cũng sẽ không chấp nhận những hành động cố ý, cố
tình lợi dụng tôn giáo để kích động, chia rẽ đoàn kết, phá hoại cuộc sống bình
yên của nhân dân.
Cũng
vì lẽ đó, cùng với các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ, chiến sĩ trong QĐND Việt
Nam cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng đội quân công tác, quan tâm, chăm lo đến
đời sống của đồng bào tôn giáo, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội đi liền
với vận động, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương nhất quán
của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo và hiểu rõ hơn bản chất, âm mưu nham hiểm
của các thế lực thù địch. Qua đó, củng cố lòng tin và gắn bó máu thịt với nhân
dân, xây dựng tình đoàn kết quân dân bền chặt, gắn bó, không để kẻ xấu lợi dụng,
xuyên tạc chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.
Trả lờiXóa