Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

VIỆT NAM SẴN SÀNG HỢP TÁC ĐỂ ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI

Mở đầu “Bản Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ với toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người, là kim chỉ nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam anh hùng ta. Trải qua gần 80 năm lịch sử đấu tranh, thành lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam luôn lấy quyền và lợi ích của nhân dân làm trung tâm trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước.ư Tuy nhiên, các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ và các nước Châu Âu, các tổ chức phản động lưu vong vẫn không từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã dầy công xây dựng và phát triển, một trong bốn nguy cơ đã được Đảng và Nhà nước ta chỉ ra tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII là nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch mà cho đến nay vẫn còn hiện hữu, ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Một trong những âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” chính là tác động, chuyển hóa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong mỗi cán bộ đảng viên, nhân dân ta về vấn đề “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”… Theo báo cáo ngày 11/8/2023 của mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (Tiếng Anh: Vietnam Human Rights Netword – VNHR)[1] đã công bố “Báo cáo nhân quyền năm 2022 – 2023, đưa ra cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” để “tôn vinh” 03 đối tượng đang chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá đất nước. Chúng tung hô trên các diễn đàn xem đó như những “Anh hùng” đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Các “báo cáo” dù có lắm biến thể cũng không nằm ngoài chiêu bài tập hợp, đánh giá phiến diện, sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó, đã cố tình xuyên tạc Chính phủ Việt Nam ngược đãi, kỳ thị người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… Từ đầu tháng 11/2023, lợi dụng sự kiện 75 năm “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”, tổ chức Việt Tân lại đưa ra “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” năm 2023. Xem đây như “Một nỗ lực đóng góp vào công cuộc đấu tranh cho nhân quyền và tự do của dân tộc Việt Nam”, một Tuyên ngôn ảnh hưởng tới nhân loại lại bị Việt Tân đưa ra làm trò đùa, xúc phạm nghiêm trọng đến tương lai nhân loại… Thực chất Lê Đình Lượng là đối tượng được Việt Tân móc nối và có nhiều hoạt động chống phá ở Nghệ An và các tỉnh. Năm 2017, Lượng bị bắt và bị tuyên án 20 năm tù. Việt Tân tung hô, đánh bóng và lấy giải thưởng này như một “đòn bảy” kích động đối tượng chống đối trong nước. Không bất ngờ khi giải thưởng này được lặp lại hàng năm không chỉ nhằm cổ súy cho những “nhà hoạt động nhân quyền” đều là những kẻ vi phạm pháp luật. Từ năm 2001 đến nay, chúng đã trao giải cho hơn 60 “nhân vật” chống đối như: Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình, Phạm Thị Đoan Trang… Có thể nhận thấy, các thế lực thù địch có những phương thức, thủ đoạn khác nhau nhưng đều mang tính xuyên tạc, bóp méo sự thật. Bản chất sâu xa không bao giờ thay đổi là lật đổ nhà nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xem thường luật pháp, gây rối trật tự xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam… Chính sách, pháp luật của Việt Nam về vấn đề nhân quyền Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta cũng như các nước trên thế giới đều quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo cho sự phát triển tự do của nhân dân, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng để xâm phạm quyền con người. Luận điệu chống phá của các thế lực thù địch không dựa trên những thông tin chính thống mà chúng bịa đặt có dụng ý, động cơ chính trị. Khi đã vi phạm thì phải chịu hình phạt của pháp luật. Việt Nam luôn đặt quyền và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu và được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013, cụ thể tại Điều 14: “1. Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” và Điều 15: “3. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Như vậy, khẳng định rằng công dân Việt Nam luôn được đảm bảo về nhân quyền như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo… được pháp luật tôn trọng và bảo vệ ý chí, nguyện vọng của mỗi tổ chức và cá nhân trên tinh thần thượng tôn pháp luật, chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa của dân tộc. Việt Nam luôn tôn trọng và sẵn sàng hợp tác quốc tế về vấn để bảo vệ quyền con người Vấn đề hợp tác quốc tế về nhân quyền, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử với phụ nữ; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về người khuyết tật; Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Những nỗ lực của Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao, với những kết quả đạt được, Việt Nam đã được bầu vào thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016. Đặc biệt, năm 2019 Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2020 – 2021. Đến nay, Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Ngày 27/2/2023, tại Geneva, Thụy sỹ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự khai mạc và phát biểu tại phiên họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Với tư cách là thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Phó Thủ tướng khẳng định phương châm của Việt Nam là “tôn trọng và hiểu biết; đối thoại và hợp tác; tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”. Việt Nam, kêu gọi các nước cần thông hiểu và tôn trọng những đặc thù riêng của nhau, cùng đoàn kết, đối thoại và hợp tác để giải quyết những vấn đề toàn cầu trên cơ sở đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét