Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

GƯƠNG MẪU LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHỈ HUY

 Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất của giai cấp công nhân và quân đội cách mạng. Vì thế, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không đơn thuần là chỉ huy và phục tùng mà còn là tình cảm anh em, được hình thành trên cơ sở tình thương yêu đồng chí, đồng đội của những công dân cùng thực hiện nhiệm vụ trong Quân đội, trở thành truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ.

Cũng bởi thế mà người chỉ huy còn được coi như người anh cả trong gia đình, được các em-cấp dưới lấy làm hình mẫu noi theo; tìm đến chia sẻ khi vui, tâm tình khi buồn; là chỗ dựa tinh thần khi gặp khó khăn, cần lời khuyên, sự chỉ bảo, định hướng... Để được các em-cấp dưới tin tưởng, nghe theo, đem hết tâm huyết và khả năng thực hiện mệnh lệnh, tự giác chấp hành các quy định thì người anh-người chỉ huy phải thực sự là tấm gương sáng, gương mẫu về mọi mặt, coi đó là trách nhiệm của mình. Trước hết là chuẩn mực trong từng lời nói, hành động; nói phải đi đôi với làm; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân; nắm vững điều lệnh, điều lệ, quy chế, quy định để thực hiện, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Quan tâm, tạo mọi điều kiện để cấp dưới phát huy tốt năng lực, sở trường. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cũng như hoàn cảnh gia đình, hậu phương của bộ đội. Tạo sự bình đẳng, công bằng trong đơn vị, không thiên vị, định kiến, kể cả trong xử lý vi phạm kỷ luật. Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, không chia rẽ bè phái; tôn trọng nhân cách, nhân phẩm, danh dự, quyền làm chủ của công dân, quyền lợi và nghĩa vụ quân nhân...
Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh đã trải qua nhiều cương vị công tác, chỉ huy ở các đơn vị và để lại nhiều dấu ấn, tình cảm lớn với bộ đội nhờ tác phong chỉ huy sâu sát cùng sự quan tâm, gần gũi bộ đội nhưng cũng rất nghiêm minh. Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ huy qua bài viết “Người chỉ huy cần phải gương mẫu về mọi mặt” đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 10-9-2022, Thiếu tướng Hoàng Kiền khẳng định: “Người chỉ huy phải gương mẫu về mọi mặt. Không gương mẫu thì nói không ai nghe, hoặc có thể cấp dưới sợ nhưng không phục, nhất định hiệu quả lãnh đạo, chỉ huy không cao”.
Gương mẫu chính là sức mạnh đạo đức để tạo ra uy tín và ảnh hưởng. Muốn thế, người chỉ huy phải là hạt nhân đoàn kết, kiên quyết chống biểu hiện xa rời cấp dưới, quan liêu, hách dịch, vô cảm... thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng, học tập và noi theo, góp phần giữ gìn và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, một nét đẹp văn hóa độc đáo, đặc sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh./.
St

MÃI MÃI KHẮC GHI NIỀM TIN YÊU VÀO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

 Hơn 90 năm ra đời và phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo đất nước và nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, để từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị áp bức, bóc lột, nay cuộc sống của người dân đã ấm no, hạnh phúc và như lời khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp từ 19-12-1946 hầu hết những người tham gia công cuộc cách mạng và kháng chiến đều có một tinh thần nhiệt tình, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, biết hy sinh vì Tổ quốc, “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Tính cách cái tôi mỗi cá nhân hầu như lắng sâu xuống để cho tính hăng say vì cách mạng, vì nhân dân quên mình được bay cao, bay xa. Song, từ sau thời kỳ đó, cái tôi, cái tính cá nhân bắt đầu sinh nở ở từng nơi, từng lúc, từng thời gian phát triển ở các mức độ khác nhau tùy thuộc sự tự giác, tiến bộ ở mỗi người, đồng thời còn phụ thuộc vào sự giáo dục, rèn luyện của cấp ủy, cấp chỉ huy nơi đó chứ không phải tính cách cá nhân xảy ra ở khắp nơi như những kẻ cơ hội, bôi nhọ lực lượng cách mạng thời kỳ đó. V.I.Lê-nin viết: “Người duy nhất không mắc lỗi là người không làm gì cả… đừng sợ mà phải thừa nhận thất bại. Hãy học từ thất bại…”. Người xưa có câu “Thất bại là mẹ đẻ của thành công, hay sau thất bại biết đứng lên sửa chữa là người tuyệt vời”.
Trong bản Di chúc chan chứa tấm lòng của một hiền nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lời dặn tâm huyết đầu tiên là công việc với con người”. Sinh thời Người khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin với chúng ta những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường đi tới thắng lợi cuối cùng tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản… do đó tư tưởng Mác - Lênin với cách mạng Việt Nam có giá trị trường tồn”. Từ đó vinh quang thay cho dân tộc Việt Nam, có Bác Hồ đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin về lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cách mạng Tháng Tám thành công, trong khi nhân dân toàn quốc vui mừng với thắng lợi cách mạng thì kẻ thù lại rêu rao là: “Sự ăn may”. Chúng đâu có biết rằng trong suốt hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã có biết bao cuộc đấu tranh từ các phong trào yêu nước của các tầng lớp trong nhân dân nổi lên chống Pháp giành độc lập nhưng đều thất bại do không có đường lối đúng và không đủ lực lượng trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu của lịch sử. Đảng ta xác định: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận của Đảng. Như vậy Đảng có chủ trương, đường lối đúng, đồng thời có lực lượng dồi dào trong cả nước, trong Mặt trận Việt Minh, Đảng đoàn kết được mọi lực lượng cách mạng yêu nước từ giai cấp công nhân, giai cấp nông dân. Thực hiện công nông liên minh cùng lực lượng trí thức yêu nước kết đoàn thành lực lượng đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành chính quyền cách mạng ngày 19-8-1945. Việc thành lập Mặt trận Việt Minh, sau đổi thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bài học to lớn mang ý nghĩa sâu sắc nhất cho đến suốt chiều dài công cuộc cách mạng ở nước ta tới bây giờ. Mặt trận bao gồm các tổ chức: Thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng cứu quốc…
Trong năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, xây dựng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chính quyền non trẻ mới một tuổi trong hoàn cảnh khi ấy đất nước ta có “thù trong giặc ngoài”, có quá nhiều khó khăn trắc trở như: “Ngàn cân treo trên sợi tóc”, song dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng BCH Trung ương, Đảng chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua bão táp phong ba, đưa nước ta vượt qua thác ghềnh, đem lại thắng lợi cho cách mạng được giữ vững. Rồi tiếp theo thực dân Pháp lại có dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Cuộc kháng chiến chống Pháp ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Hỡi đồng bào cả nước, chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới…”. Bản thân người cầm bút viết bài này khi ấy mới 13 tuổi cũng đứng trong hàng ngũ kháng chiến với nhiệm vụ liên lạc Tự vệ thành sau là Mặt trận Hà Nội. Đã trải qua 5 năm trong Quân đội nhân dân Việt Nam, vào Đảng năm 18 tuổi (năm 1949) và đã được nhận Huy hiệu 70 năm tuổi đảng (tháng 1-2019), tôi còn nhớ trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta xác định: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Cuộc kháng chiến chia ra làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ phòng ngự thực hiện khẩu hiệu: “Vườn không nhà trống”. Trong thời kỳ này mục đích là bảo toàn và xây dựng lực lượng kháng chiến, lấy du kích chiến làm chiến thuật tiêu hao sinh lực địch và xây dựng các vùng kháng chiến.
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ cầm cự tiếp tục mở rộng các căn cứ kháng chiến giáp biên giới các nước láng giềng. Khẩu hiệu chiến đấu là tiêu hao sinh lực địch nhiều hơn, đồng thời củng cố thế trận lòng dân, xây dựng các vùng kháng chiến sau lưng địch. Đánh tiêu diệt số đồn bốt địch khi đã được chuẩn bị kỹ càng.
Thời kỳ thứ ba là thời kỳ chuẩn bị tích cực tiến tới tổng phản công, đè bẹp ý chí xâm lược của địch mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ được kết thúc vào ngày 7-5-1954 buộc địch phải đàm phán với ta. Hội nghị Pa-ri kết thúc thắng lợi sau 9 năm kháng chiến chống Pháp thành công, nước ta chia ra làm 2 miền: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng có nhiệm vụ làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam. Miền Bắc đẩy mạnh sản xuất, thực hiện đường lối đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu chiến đấu là quân sự, chính trị, binh vận (tức là địch vận). Trong kháng chiến chống Mỹ với khẩu hiệu: “Bám sát thắt lưng địch mà đánh” vì lực lượng phi pháo của địch mạnh nên phải bám sát vào địch mà đánh là vậy.
Cả hai cuộc kháng chiến chúng ta đều vận dụng lý luận về thời cơ cách mạng là: “Khi quân thù hoang mang dao động, quần chúng trung gian ngả về ta và đội quân tiên phong sẵn sàng chiến đấu hy sinh” đó là thời cơ chín muồi của cách mạng tiến công giành thắng lợi. Lý luận cách mạng rất chính xác.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của cách mạng miền Nam được kết thúc vào 30-4-1975 là thắng lợi vang dội khắp năm châu bốn biển trên toàn thế giới. Kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh giành thống nhất Tổ quốc. Sau chiến thắng 30-4-1975 bước vào thời kỳ mới, cả nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa lại gặp rất nhiều khó khăn do địch bao vây cấm vận cùng với ảnh hưởng sau chiến tranh, do đó đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước tình hình ấy, nhân dân cả nước vẫn giữ trọn niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, kêu gọi đẩy mạnh sản xuất, xây dựng đời sống thực hiện đường lối bỏ qua con đường tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với quyết tâm cao nên đã đạt được những thành quả nhất định. Nhưng đến ngày 17-2-1979 cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc lại nổ ra trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, và những xung đột kéo dài suốt 10 năm sau đó. Đảng ta lại phải ra tay lãnh đạo nhân dân đập tan tham vọng bành trướng của đối phương, giữ gìn nền hòa bình khu vực và thế giới. Cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc được kết thúc. Toàn dân phấn đấu vươn lên xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Có lực lượng vũ trang của Quân đội và Công an đã có được nhiều bản anh hùng ca vang dội Tổ quốc. Có nền ngoại giao rộng mở, sáng suốt trước mọi thử thách, tạo bước ngoặt cho con đường tiến tới của nước ta. Có nền văn hóa đời sống, nền giáo dục toàn dân, nền y tế tiên tiến với lực lượng trí thức của các ngành đó. Các thế hệ nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ và hệ thống giáo dục lý luận chính trị ở các cấp đã là nguồn đào tạo những cán bộ tầm chiến lược trong suốt các thời kỳ cách mạng ở nước ta mang lại các thành tựu có ảnh hưởng lớn trong nước, ngoài nước, trên thế giới ngày càng đến với nước ta góp phần vào công cuộc mở rộng giao lưu hợp tác cùng phát triển, cùng có lợi trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền độc lập, tôn trọng thể chế chính trị của mỗi nước. Trong mỗi thời kỳ cách mạng từ 19-8-1945, 19-12-1946, 30-4-1975… đều có được những bài ca đi cùng năm tháng đã cổ vũ lực lượng cách mạng luôn luôn ở thế tiến công giành thắng lợi đã củng cố thêm niềm tin và những động lực mới, đột phá mới, đưa nước ta trở thành nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thời kỳ này kẻ địch lại rêu rao: “Nước ta không có dân chủ, tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Chúng đâu có nghĩ đến trong ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình có nêu: “Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, có quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng tôn giáo…”. Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam gần đây đã được UNESCO công nhận và các tôn giáo đều được Nhà nước chăm lo duy tu bảo dưỡng và xây dựng mới to đẹp hơn, phát triển lớn hơn. Các lễ hội và các giáo hội như Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo… ở khắp nước ta vẫn sôi nổi hoạt động tấp nập theo nghi thức của mỗi tôn giáo, tín ngưỡng; đều phát triển bảo đảm quyền của công dân theo Hiến pháp vừa đóng góp vào việc phát triển du lịch đón khách trong nước và khách quốc tế hằng năm. Đây cũng là một ngành “kinh tế không khói” góp phần vào kinh tế đời sống của nhân dân.
Niềm tin tưởng dựa trên cơ sở giáo dục lịch sử, giáo dục tại gia đình, giáo dục tại nhà trường và quan hệ xã hội. Các tổ chức chính trị, các đoàn thể quần chúng đều có tính giáo dục nâng cao trong nền giáo dục quốc gia, đồng thời sự đóng góp trong giáo dục còn có các tôn giáo cũng đều hướng thiện cho mỗi người. Như vậy hệ thống giáo dục xã hội ngày càng được củng cố nâng cao, sẽ làm cho xã hội đi lên.
Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn kết đại dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định thành công của công cuộc chấn hưng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Những quyết sách của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng và những thành tựu đã giành được là niềm tin yêu mãi mãi vào sự nghiệp cách mạng của nước ta./.
St

THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG THỜI BÌNH

 Thông tin liên lạc luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng và từng cá nhân. Trong thời bình, khi xã hội không bị xáo trộn bởi chiến tranh hay xung đột, hệ thống thông tin liên lạc càng phát triển mạnh mẽ và trở thành cầu nối giữa con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong nền kinh tế, giáo dục và đời sống hàng ngày.

1. Vai trò của thông tin liên lạc trong phát triển kinh tế
Trong thời bình, hệ thống thông tin liên lạc là nền tảng thúc đẩy kinh tế. Các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin về thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, và xu hướng kinh doanh mới. Sự phát triển của công nghệ như Internet và điện thoại di động giúp các doanh nghiệp kết nối, liên lạc với đối tác, khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đặc biệt, thông tin liên lạc trong thời bình giúp thúc đẩy sự hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này không chỉ nâng cao lợi thế cạnh tranh mà còn mở ra cơ hội hợp tác và học hỏi từ các nước phát triển.
2. Thông tin liên lạc và giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận tri thức dễ dàng hơn. Thời bình là lúc các quốc gia tập trung phát triển nguồn nhân lực, và thông tin liên lạc đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng môi trường học tập kết nối. Học sinh, sinh viên, và người đi làm có thể dễ dàng tiếp cận các khóa học trực tuyến, chương trình đào tạo từ xa và kho tài liệu khổng lồ trên Internet.
Không chỉ vậy, hệ thống thông tin còn giúp tạo dựng một cộng đồng học tập mở rộng. Các nhà giáo dục có thể chia sẻ tài liệu, giảng dạy trực tuyến và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trên toàn cầu. Điều này tạo ra một nền giáo dục linh hoạt, phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội.
3. Tăng cường kết nối xã hội và đời sống cá nhân
Thông tin liên lạc trong thời bình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng và tăng cường quan hệ xã hội. Các ứng dụng mạng xã hội, tin nhắn nhanh, và video call giúp mọi người giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, và đối tác ở khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển của Internet giúp xây dựng các cộng đồng ảo, nơi mọi người có thể chia sẻ sở thích, ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, bất kể khoảng cách địa lý.
Đối với cá nhân, thông tin liên lạc trong thời bình tạo điều kiện cho mọi người nắm bắt thông tin tức thời về tình hình trong nước và quốc tế, giúp họ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Thông qua việc nắm bắt thông tin, mỗi cá nhân có thể mở rộng tầm nhìn, học hỏi kiến thức mới và nâng cao khả năng phản ứng với các tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
4. Thông tin liên lạc và an ninh quốc gia
Trong thời bình, tuy không đối mặt với chiến tranh hay xung đột, hệ thống thông tin liên lạc vẫn là một yếu tố quan trọng giúp duy trì an ninh và ổn định quốc gia. Các cơ quan chức năng có thể sử dụng hệ thống này để theo dõi, giám sát tình hình xã hội và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó có biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin còn giúp lan tỏa các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và an toàn, từ đó góp phần xây dựng một xã hội văn minh và an toàn.
5. Những thách thức đối với hệ thống thông tin liên lạc trong thời bình
Mặc dù hệ thống thông tin liên lạc mang lại nhiều lợi ích trong thời bình, vẫn tồn tại những thách thức nhất định. Thông tin giả mạo, tin đồn thất thiệt có thể lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng xã hội, gây hoang mang và bất ổn cho cộng đồng. Bên cạnh đó, bảo mật thông tin cá nhân và an ninh mạng đang trở thành vấn đề ngày càng cấp bách khi dữ liệu cá nhân có thể bị xâm phạm nếu không có biện pháp bảo vệ đúng mức.
Hơn nữa, việc phụ thuộc quá mức vào các công cụ thông tin cũng có thể tạo ra sự lệ thuộc, làm giảm kỹ năng giao tiếp trực tiếp của con người. Nhiều người có thể cảm thấy xa cách và cô đơn mặc dù được kết nối với rất nhiều người trên mạng xã hội.
Thông tin liên lạc trong thời bình không chỉ là công cụ hỗ trợ cuộc sống mà còn là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục. Tuy nhiên, để hệ thống thông tin liên lạc thực sự phát huy tối đa vai trò của mình, mỗi người cần có ý thức sử dụng và bảo vệ thông tin một cách an toàn, hiệu quả. Trong thời đại số hóa, việc quản lý và phát triển hệ thống thông tin liên lạc cũng là cách mỗi quốc gia nâng cao vị thế và đảm bảo sự thịnh vượng trong hòa bình và phát triển./.
ST

CỨU TRỢ HIỆU QUẢ, AN TOÀN

 Từ bao đời nay, cứ khi mưa lớn xảy ra thì vùng “rốn lũ” huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là nơi đầu tiên bị ngập và lập tức, các nhóm, đội cứu trợ khắp nơi trong và ngoài tỉnh khẩn trương chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm, nước uống đến tiếp tế bà con. Đó là hoạt động xã hội mang ý nghĩa lớn theo đạo lý truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc ta, giúp nhau vượt qua hoạn nạn.

Năm nay, khi các đoàn cứu trợ liên hệ để giúp đỡ nhân dân vùng lũ, lãnh đạo chính quyền địa phương tại Quảng Bình rất cảm kích, gửi lời cảm ơn chân thành và đề nghị tạm dừng việc cứu trợ của các nhóm để bảo đảm an toàn cho các đoàn cứu trợ. Bởi vì nước lũ đang dâng cao, những nhóm cứu trợ từ xa đến thường không quen quy luật con nước và địa hình, đường đi lối lại, dễ dẫn đến mất an toàn. Trên thực tế từng xảy ra tình huống chính quyền địa phương phải điều động lực lượng, phương tiện tổ chức cứu hộ, cứu nạn các nhóm, đội đi cứu trợ bị lâm nạn.
Từ đây có thể hiểu rằng, việc tổ chức cứu trợ, tiếp tế khẩn cấp cho người dân khi thiên tai, bão lụt đang diễn ra không thể chỉ là một hoạt động tự phát hoàn toàn mà phải cần có công tác tổ chức, điều hành chặt chẽ, khoa học của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng nhằm bảo đảm an toàn, đồng thời tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Để vừa huy động được hoạt động cứu trợ của người dân vừa bảo đảm an toàn và hiệu quả, chính quyền các địa phương cần áp dụng các biện pháp tổ chức, điều phối chặt chẽ như thiết lập một trung tâm điều phối cứu trợ hoặc một kênh thông tin thống nhất để quản lý và điều phối tất cả hoạt động cứu trợ.
Mọi tổ chức, cá nhân có ý định hỗ trợ đều cần liên hệ và đăng ký tại đây để được hướng dẫn, phân bổ một cách khoa học. Điều này giúp tránh tình trạng trùng lặp nguồn lực, tránh ách tắc giao thông và giảm nguy cơ mất an toàn do thiếu kinh nghiệm. Địa phương nên bố trí lực lượng chuyên trách, có kiến thức về địa hình khu vực thiên tai để hướng dẫn các nhóm cứu trợ.
Lực lượng này sẽ hỗ trợ các đội cứu trợ về đường đi, cách thức di chuyển và phân bổ hàng hóa sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh thực tế. Để tránh việc cứu trợ ùn ứ tại một số khu vực trong khi các khu vực khác vẫn thiếu thốn, cần sắp xếp lịch trình cứu trợ theo từng giai đoạn và địa bàn cụ thể. Nhờ vậy, nguồn lực được phân bổ đều và hiệu quả, đồng thời làm giảm tình trạng hỗn loạn hoặc khó khăn trong vận chuyển. Đối với các đội tình nguyện từ xa đến, chính quyền có thể cung cấp tài liệu, huấn luyện nhanh về cứu trợ cơ bản và các quy tắc an toàn tại địa phương. Việc trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp người cứu trợ tự bảo vệ mình và hỗ trợ hiệu quả hơn.
Mặt khác, chính quyền cần thông tin kịp thời về tình hình lũ lụt, các khu vực nguy hiểm và thông báo rõ ràng về quy trình tham gia cứu trợ. Qua đó, người dân và các tổ chức có thể cập nhật tình hình thực tế và điều chỉnh hoạt động cứu trợ của mình sao cho phù hợp, an toàn. Nhờ các biện pháp trên, chính quyền không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ dân sự mà còn bảo đảm rằng sự hỗ trợ này đến được với người dân một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực xã hội./.
ST

LÃNH ĐẠO BỘ QUỐC PHÒNG LÀM VIỆC VỚI TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ VỀ KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI

 Sáng 31-10, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam về kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (QPTD).

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Phạm Hoài Nam; Thượng tướng Vũ Hải Sản.
Cùng tham dự hội nghị có các đồng chí: Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; các đồng chí thành viên Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND và 35 năm Ngày hội QPTD.
Tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam báo cáo kết quả triển khai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội QPTD; phương án tổ chức trang trí khánh tiết, trưng bày vũ khí trang bị, hình ảnh, sách báo tại Lễ kỷ niệm chính thức (dự kiến tổ chức vào đúng ngày 22-12-2024).
Qua báo cáo cho thấy, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã quán triệt nghiêm túc, chủ động triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, kế hoạch của Bộ Quốc phòng về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội QPTD; ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các hoạt động kỷ niệm ở các cấp.
Công tác tuyên truyền đã được các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai từ năm 2023 bảo đảm đa dạng, phong phú về nội dung, có sự đột phá về hình thức, đạt hiệu quả tuyên truyền tốt. Các cơ quan báo chí đã kịp thời phối hợp, tổ chức mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về từng chức năng của Quân đội, lan tỏa, khẳng định lịch sử, truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam anh hùng và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới.
Đặc biệt, trong dịp này, toàn quân đã hưởng ứng cao độ việc xây dựng các công trình chào mừng kỷ niệm; đến nay, có 1.832 công trình do các đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên triển khai thực hiện; đồng thời, các đơn vị đã hỗ trợ kinh phí, xây tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà Đại đoàn kết”, “Nhà đồng đội”, xóa nhà tạm, nhà dột… cho nhân dân các địa phương, tính đến cuối tháng 10-2024 đạt 23.078 ngôi nhà.
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động như: Hội thảo khoa học, trưng bày, triển lãm, tổ chức các cuộc thi, hội thi, hội diễn trong toàn quân, toàn quốc, tổ chức các hoạt động đối ngoại quốc phòng. Các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương cũng đã tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng trong triển khai các hoạt động kỷ niệm…
Qua nghe báo cáo trung tâm của Tổng cục Chính trị, đại biểu dự hội nghị đã tham gia đóng góp, bổ sung nhiều ý kiến, nhất là trong công tác trang trí, khánh tiết, trưng bày tại lễ kỷ niệm; đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo cụ thể, làm rõ các nội dung liên quan.
Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang biểu dương, đánh giá cao Tổng cục Chính trị và các cơ quan, đơn vị liên quan thời gian qua đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai đúng tiến độ, có hiệu quả các hoạt động kỷ niệm, nhất là hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa - nghệ thuật, hội thảo, trưng bày, triển lãm, giao lưu, công tác đối ngoại quốc phòng, chính sách, dân vận…
Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội QPTD là một sự kiện quan trọng không chỉ của Quân đội mà còn của cả nước, chính vì vậy, công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm, nhất là lễ kỷ niệm phải bảo đảm trang trọng, đúng tầm vóc, tạo ấn tượng mạnh mẽ và an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Qua lễ kỷ niệm, góp phần khẳng định lịch sử hào hùng, truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam và tô thắm thêm hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, tích cực phối hợp chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, triển khai các hoạt động và chuẩn bị lễ kỷ niệm đạt kết quả cao nhất, bảo đảm tiến độ, ý nghĩa chính trị, yêu cầu, mục tiêu đề ra.
Trước hết, tăng cường chỉ đạo triển khai các hoạt động kỷ niệm theo kế hoạch; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để lan tỏa sâu rộng hơn nữa về lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ và những chiến công, thành tích xuất sắc của Quân đội, phẩm chất, hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới cũng như thành tựu xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thi đua, khen thưởng, các hoạt động biểu diễn văn học - nghệ thuật; làm tốt công tác chính sách, dân vận, đền ơn đáp nghĩa; tổ chức chu đáo các buổi gặp mặt đại biểu cán bộ cao cấp Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác, đại biểu cựu chiến binh và các hoạt động dâng hoa, dâng hương, báo công, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Cùng với các hoạt động trên, Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động quân sự, quốc phòng, triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm, nhất là các hoạt động trọng tâm.
Đại tướng Phan Văn Giang trực tiếp chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong tổ chức các hoạt động kỷ niệm, nhất là công tác trưng bày, trang trí, lễ tân… tại lễ kỷ niệm. Đồng thời, giao cơ quan, đơn vị chức năng tiếp thu, lĩnh hội ý kiến bổ sung, đề xuất của đại biểu dự hội nghị để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch tổ chức đạt kết quả cao nhất./.
St

ĐIỂM TỰA BÌNH YÊN

 Bằng sự gần gũi, thân thiện, tinh thần trách nhiệm cao và tận tâm, tận tụy với công việc, các cán bộ công an xã chính quy, nhất là vùng sâu, vùng xa đã trở thành chỗ dựa vững chắc, tin cậy của người dân.

Lực lượng này không chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, vụ việc, ngăn ngừa nguy cơ tội phạm phát sinh ngay từ cơ sở mà còn lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ người dân, góp phần xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, đoàn kết và phát triển.
Gần dân, trọng dân và hiểu dân
Ấn tượng đầu tiên khi gặp Đại úy Nguyễn Văn Lãm (sinh năm 1989) - Trưởng Công an xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An là nụ cười luôn thường trực, tạo cảm giác gần gũi, giản dị và chân thành. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hoàng Mai, Đại úy Nguyễn Văn Lãm từ nhỏ đã ước mơ trở thành chiến sĩ công an, bảo vệ sự bình yên của quê hương. Năm 2014, sau khi tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân, anh nhận công tác tại Đội Điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, Công an thị xã Hoàng Mai. Với lòng nhiệt huyết, dấn thân, xông pha của tuổi trẻ cùng với sự mưu trí, dũng cảm, ý chí đấu tranh quyết liệt với tội phạm đến cùng, anh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Năm 2019, khi có chủ trương của Bộ Công an về việc triển khai công an chính quy về đảm nhiệm chức danh công an xã, Đại úy Nguyễn Văn Lãm được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Quỳnh Vinh. Được biết, Quỳnh Vinh là xã bán sơn địa của thị xã Hoàng Mai với diện tích rộng nhất thị xã với hơn 19.000 nhân khẩu. Đây là một trong những địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự, trong đó phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy, đánh bạc, trộm cắp tài sản, mua bán trái phép vật liệu nổ...
Nhận thức rõ điều này, với những kinh nghiệm trong quá trình công tác, phát huy “chất” lính hình sự, không ngại khó, ngại khổ, anh nhanh chóng tiếp cận công việc và có nhiều sáng kiến, cách làm hay trong triển khai thực hiện các mặt công tác công an; tích cực tham mưu Đảng ủy, UBND xã ban hành kế hoạch, biện pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Xác định việc gần dân, trọng dân, hiểu dân là một trong những giải pháp hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, Đại úy Nguyễn Văn Lãm cùng các đồng chí trong công an xã tăng cường xuống từng thôn với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm tình hình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tìm hiểu cuộc sống, thói quen của người dân.
“Những nguyện vọng, kiến nghị chính đáng sát với thực tiễn chúng tôi tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời giải quyết. Chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động người dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó phát huy vai trò của người có uy tín, các chức sắc chức việc tại địa phương, huy động cả hệ thống chính trị chung tay trong công tác phòng, chống tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự”, Đại úy Nguyễn Văn Lãm chia sẻ.
Để kết nối, truyền tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước nhanh nhất, đồng thời, tiếp nhận thông tin để phục vụ người dân tốt hơn, khai thác lợi thế của mạng xã hội, tháng 4/2024, Công an xã Quỳnh Vinh đã triển khai xây dựng mô hình “Zalo kết nối bình yên” trên ứng dụng Zalo. Đến nay, nhóm Zalo của Công an xã Quỳnh Vinh đã thu hút được hơn 2.500 lượt tham gia, quan tâm và đã tiếp nhận hơn 70 lượt ý kiến, kiến nghị hay cung cấp thông tin về an ninh, trật tự cho lực lượng Công an xã.
Chị Lê Thị Minh Nguyệt, trú tại thôn 6, xã Quỳnh Vinh cho biết: “Sau khi được cán bộ công an xã giới thiệu và tham gia nhóm “Zalo kết nối bình yên”, tôi thấy đây là một mô hình thiết thực. Khi vào nhóm này, các thông tin chính thống, các quy định của pháp luật, các phương thức, thủ đoạn phạm tội, cũng như các biện pháp chủ động phòng, chống tội phạm và cảnh báo tới người dân các mánh khóe của tội phạm lừa đảo qua mạng để người dân chúng tôi phòng tránh, không sập bẫy của các đối tượng xấu”.
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Đại úy Nguyễn Văn Lãm đã cùng đồng đội tham gia điều tra, làm rõ nhiều vụ án trộm cắp tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, tàng trữ pháo trái phép, tàng trữ trái phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn. Đặc biệt, anh đã trực tiếp tham gia phá thành công 3 chuyên án, bắt 52 đối tượng về hành vi đánh bạc bằng hình thức sử dụng công nghệ cao và đánh bạc bằng hình thức ghi số lô, số đề.
Đại úy Nguyễn Văn Lãm cùng tập thể công an xã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết và giảm việc đi lại, tránh phiền hà cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Trong các đợt cao điểm thực hiện Đề án 06/CP, anh cùng cán bộ, chiến sĩ công an xã đến tận từng hộ gia đình có người già, neo đơn, người tàn tật... tuyên truyền, chở công dân đến các địa điểm để làm thủ tục cấp căn cước, định danh điện tử và chở về đảm bảo an toàn.
Nhờ những việc làm thể hiện trọng dân, gần dân mà các phong trào do cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng Công an xã phát động đều được người dân trên địa bàn tham gia, hưởng ứng rất tích cực. Cũng chính nhờ sự tận tâm, tận tụy đó mà Đại úy Nguyễn Văn Lãm cùng tập thể công an xã luôn được người dân mến yêu, tin tưởng và cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Những năm qua, tình hình an ninh, trật tự xã Quỳnh Vinh cơ bản được giữ vững, không phát sinh “điểm nóng” hay các vấn đề phức tạp.
Với những thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, trong 6 năm liên tục (từ 2018-2023), Đại úy Nguyễn Văn Lãm đều đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở; năm 2024 đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn lực lượng CAND. Cùng với đó, đồng chí được Bộ Công an, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An tặng nhiều bằng khen, giấy khen... Riêng Công an xã Quỳnh Vinh 3 năm liên tục (từ 2021-2023) đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng.
Lá chắn giữ bình yên biên giới
Bắc Lý là xã biên giới của huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn, cách trung tâm huyện 45 km, có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi, dốc đứng, có nhiều khe, suối. Xã có 13 bản, dân cư chủ yếu là dân tộc Khơ Mú, Thái, Mông, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Đáng chú ý, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng lôi kéo người dân tộc thiểu số tại địa bàn các xã biên giới tham gia hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật, nhất là liên quan đến ma túy.
Trước khi triển khai đề án xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy”, tình hình ma túy trên địa bàn xã Bắc Lý diễn biến phức tạp, 5/13 bản có tệ nạn và tội phạm về ma túy, có 2 điểm bán lẻ, 58 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, trong đó nhiều đối tượng không có hồ sơ, rất khó trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, với tuyến biên giới có nhiều đường tiểu ngạch, lối mòn qua lại, Bắc Lý được xác định tiềm ẩn lớn về tội phạm hoạt động thẩm lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua từ nước ngoài vào địa bàn.
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Công an tỉnh Nghệ An về triển khai đề án xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy”, Công an xã Bắc Lý đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành nhiều văn bản, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện đề án. Công an xã tăng cường bám dân, bám bản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ma túy với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả cao. Qua đó, góp phần làm chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hành động của cán bộ, nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy.
Đặc biệt, lực lượng Công an xã đã duy trì và xây dựng mới 3 mô hình “Phòng, chống ma túy”, “Bản sạch về ma túy” và “Chung tay cảm hóa, hướng nghiệp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù” tại các bản Buộc, Na Kho, Huồi Cáng 1, Huồi Cáng 2, Phia Khăm 1, Phia Khăm 2... Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát vào các giờ cao điểm tại quốc lộ 16, các trục đường liên bản, tại các bản giáp biên giới để phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm và tệ nạn ma túy.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, Công an xã Bắc Lý còn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn, nhất là tập trung đánh mạnh, triệt xóa dứt điểm các điểm bán lẻ ma túy. Cụ thể, đã phát hiện, bắt 16 vụ, 20 đối tượng phạm tội về ma túy, trong đó phối hợp, khám phá thành công 1 chuyên án, thu 400 viên ma túy tổng hợp, 30 gam heroin, 3 khẩu súng tự chế, triệt xóa 2 điểm bán lẻ ma túy trên địa bàn.
Trung tá Và Bá Bì, Trưởng Công an xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn chia sẻ: “Đặc thù là xã biên giới, đường sá đi lại khó khăn, nhất là các bản xa như Cha Nga, Kẻo Nam... Thế nhưng, tôi và tập thể công an xã thường xuyên bám dân, bám bản, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với người dân, nắm chắc tình hình, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp. Đồng thời, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý và nắm chắc số đối tượng nghi nghiện, sau cai nghiện, chấp hành xong án phạt tù về ma túy, thực hiện quyết liệt các kế hoạch của lãnh đạo công an cấp trên để giữ vững xã sạch về ma túy. Từ đó, bà con yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế...”.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng Công an xã cùng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, chỉ sau 4 tháng triển khai thực hiện đề án xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy”, Bắc Lý là một trong 3 địa bàn cấp xã đầu tiên của huyện Kỳ Sơn hoàn thành các tiêu chí “sạch về ma túy”. Đặc biệt, đơn vị thực hiện hiệu quả công tác “giữ sạch” ma túy trên địa bàn, Qua đó, tạo “lá chắn”, “vành đai biên giới” sạch về ma túy, góp phần giữ bình yên địa bàn trên tuyến biên giới Việt - Lào; đồng thời là nền tảng, tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Công an xã Bắc Lý vinh dự được lựa chọn là đơn vị báo cáo điển hình tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy” do Bộ Công an phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 26/6/2024 tại thành phố Vinh.
Với những thành tích xuất sắc của mình, Đại úy Nguyễn Văn Lãm, Trưởng Công an xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai và Công an xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn vinh dự là 2 trong 79 tập thể, cá nhân điển hình được tuyên dương tại Chương trình giao lưu nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng”, biểu dương, tôn vinh gương công an xã tiêu biểu do Bộ Công an phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 7/2024 vừa qua. Với những cống hiến, sự hy sinh thầm lặng, các anh đã và đang thực sự sống trong lòng nhân dân, trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhân dân, đúng với chủ trương xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
St

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ BẢO HIỂM Y TẾ CHO THÂN NHÂN DÂN QUÂN THƯỜNG TRỰC

 Tiếp tục chương trình tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, chiều 31-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đại biểu Phan Văn Xựng (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) đề nghị bổ sung quy định về bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực.

Đại biểu Phan Văn Xựng dẫn quy định từ pháp luật liên quan cho thấy, dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, trực tiếp tham gia chống khủng bố, giải thoát con tin, trấn áp tội phạm, giải tán biểu tình, bạo loạn, phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự cố thảm họa ở những khu vực nguy hiểm đến tính mạng.
Thực tiễn, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua, dân quân là lực lượng nòng cốt quan trọng trong chống dịch. Họ làm tất cả các khâu, kể cả khâm liệm, hỏa táng thi hài người tử vong do Covid-19. Riêng trong chống dịch, TP Hồ Chí Minh có hơn 36.000 dân quân tham gia.
Đại biểu Phan Văn Xựng cho biết, dân quân thường trực thực hiện nhiệm vụ ở những chốt dân quân biên giới, hải đội dân quân thường trực đã góp phần cùng với các lực lượng khác bảo vệ biên giới, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đây là những nhiệm vụ có yêu cầu cao, tính chất phức tạp, hoạt động không kể ngày đêm ở các địa bàn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, điều kiện môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của dân quân thường trực.
Thời gian thực hiện nhiệm vụ dân quân thường trực là 2 năm. Hết thời gian thực hiện nhiệm vụ, dân quân thường trực được công nhận hoàn thành nhiệm vụ quân sự. Luật Dân quân tự vệ cũng quy định dân quân thường trực được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tại ngũ.
Đại biểu Phan Văn Xựng viện dẫn quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ: Mức hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của dân quân thường trực giống hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Luật Nghĩa vụ quân sự quy định hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ được mua bảo hiểm y tế bằng ngân sách nhà nước.
"Thực tế, tại các địa phương, đối tượng dân quân thường trực đang được hưởng các chế độ, chính sách như hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ nhưng thân nhân dân quân thường trực chưa được mua thẻ bảo hiểm y tế bằng ngân sách nhà nước", đại biểu Phan Văn Xựng nói.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng đã trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 72/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ. Trong đó có bổ sung quy định về chế độ, chính sách với dân quân tự vệ. Cụ thể, dân quân thường trực được tham gia bảo hiểm y tế như đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ để phù hợp giữa nhiệm vụ và quyền lợi của dân quân thường trực và tương đồng với quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội đang tại ngũ.
Đại biểu Phan Văn Xựng dẫn số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng và cho rằng, với số lượng dân quân thường trực như hiện nay, dự kiến ngân sách bảo đảm chi trả tối đa cho đối tượng này mỗi năm không lớn, nhưng ý nghĩa rất sâu sắc để động viên và tạo động lực yên tâm với dân quân thường trực trong thực hiện nhiệm vụ./.
St

ĐẠI TƯỚNG PHAN VĂN GIANG CHỦ TRÌ LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC PHÒNG

 Chiều 31-10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Thượng tướng Vũ Hải Sản; Thượng tướng Phạm Hoài Nam.
Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng…
Tại hội nghị, Thiếu tướng Trần Đình Thăng, Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số chính sách trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Báo cáo cho thấy, thời gian qua, thực hiện chủ trương, nghị quyết, nghị định của trên, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã ban hành các chỉ thị, kết luận, Bộ Quốc phòng ban hành thông tư về việc triển khai các quy định thí điểm một số chính sách trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị thực hiện.
Việc triển khai xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và đôn đốc xây dựng phương án sử dụng đất, phương án xử lý dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết sử dụng đất quốc phòng kết hợp hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là việc thể chế hóa các quy định của pháp luật, thống kê, rà soát hồ sơ phương án…
Qua nghe báo cáo của Cục Kinh tế, đại diện các cơ quan, đơn vị đã đóng góp nhiều ý kiến, tập trung báo cáo, giải trình, làm rõ một số nội dung còn vướng mắc; kiến nghị, đề xuất lãnh đạo Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ, phối hợp triển khai biện pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các phương án đã được phê duyệt.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang ghi nhận, biểu dương Cục Kinh tế và các cơ quan, đơn vị đã tích cực, chủ động, phối hợp tham mưu, đề xuất với Bộ Quốc phòng các chủ trương, giải pháp để làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc và chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện.
Để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ Chính trị, quy định của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thường vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Đồng thời, tiếp tục quán triệt, quyết liệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định các chính sách thí điểm trong thời gian còn hiệu lực của Nghị quyết số 132/2020/QH14 về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Tích cực phối hợp hiệu quả với chính quyền địa phương trong giải quyết các nội dung liên quan; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, dân vận để tạo đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
Đại tướng Phan Văn Giang giao các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các nội dung chỉ đạo liên quan, phối hợp chặt chẽ, tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tổ chức thẩm định các phương án xử lý tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, đúng quy định của pháp luật./.
ST

TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: "KHÔNG TINH GỌN BỘ MÁY THÌ KHÔNG PHÁT TRIỂN ĐƯỢC"

 Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn.

Sáng nay (31/10), nêu ý kiến thảo luận tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có quá trình chuẩn bị từ rất lâu, quan trọng nhất phải đủ về tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương.
“Lên thành phố, đầu tiên phát triển như thế nào?”
Thành phố trực thuộc Trung ương phải là cực tăng trưởng của khu vực. Cả nước hiện có 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tới đây có thêm thành phố Huế thì sẽ lên 6 thành phố.
“Thành phố trực thuộc Trung ương phải có triển vọng phát triển, phải có nghiên cứu những cơ chế, chính sách đặc biệt vì thành phố là cực tăng trưởng nên phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo, thu chi ngân sách, đi đầu trong phát triển kinh tế xã hội”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư đặt vấn đề: “Nếu lên thành phố, đầu tiên phát triển như thế nào?”.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, thành phố phải bền vững, hài hòa. Nếu thành phố cứ phát triển vùn vụt còn nông thôn càng khó khăn thì không được. Người dân cứ ùn ùn đổ về thành phố trong khi nông thôn mới lại bị bần cùng hóa.
Tổng Bí thư cũng cho biết Trung ương đã bàn thảo về vấn đề thành lập thành phố Huế thuộc trung ương và nhận thấy đủ tiêu chí. Còn những điểm hạn chế, Quốc hội đưa ra cùng thảo luận, tháo gỡ.
“Huế rất xứng đáng nhưng cũng phải chia sẻ những khó khăn của Huế nếu lên thành phố sẽ phải đối mặt... Tất cả những khó khăn đó phải vượt qua”, Tổng Bí thư nêu rõ.
Với những địa phương muốn phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Bí thư lưu ý phải căn cứ vào tiêu chí từ quy hoạch, dân số, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... đều có quy định.
“Cả nước vì Huế, Huế vì cả nước. Tôi thấy Huế xứng đáng. Tuy nhiên lên thành phố thì cần một giai đoạn, bước quá độ... Chúng ta hy vọng thời gian đó không quá dài”, Tổng Bí thư nêu ý kiến.
Tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bộ máy
Về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết nhiều đại biểu băn khoăn liên quan cơ chế chính quyền đô thị thế nào? Cơ chế bộ máy quản lý Nhà nước làm sao cho hiệu lực, hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ đây là vấn đề rất lớn và đang tập trung bàn để tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy. Đồng thời không hình thức mà phải đúng thực chất như đại biểu nêu HĐND phải có người tài, không kiêm nhiệm.
“Từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn. Nhưng, hiện nay mới làm từ dưới lên như xã, huyện sáp nhập còn tỉnh chưa làm tới. Sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ, ngành còn Trung ương chưa làm”, Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay.
“Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Không có bộ nữa thì làm sao tỉnh có sở. Không có sở nữa thì làm sao huyện có phòng. Cách thức phải như thế nào? Đây là vấn đề rất lớn, sắp tới phải bàn”, Tổng Bí thư nêu rõ.
“Đây là nghị quyết của Trung ương nói mấy nhiệm kỳ rồi và đã đánh giá như thế thì phải xem xét. Tất cả mọi người đều phải làm, có trách nhiệm trong việc này và mình làm không đạt được yêu cầu đó phải xấu hổ...”, Tổng Bí thư khẳng định.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ việc ở đâu cũng phải làm và tới đây Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ việc ở đâu cũng phải làm và tới đây Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu.
Đồng thời, phải rất thẳng thắn, mạnh dạn, nhìn nhận vào các chỉ số này và nếu không làm sẽ không phát triển được.
“Không tinh gọn bộ máy thì không phát triển được”, Tổng Bí thư lưu ý.
Tổng Bí thư dẫn chứng hiện nay, ngân sách đang chi khoảng gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển. “Đất nước muốn phát triển được, muốn dự án này, dự án kia thì tiền ở đâu? Nuôi nhau hết thì còn đâu mà tiền phát triển nữa. Chỉ còn 30% ngân sách thì tiền đâu để quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Trong khi các nước khác chi có hơn 40%, dù bộ máy của họ rất khổng lồ. Ít nhất phải được trên 50% ngân sách để phục vụ cho phát triển, cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... thì mới được”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Nguyên nhân không thể tăng lương cũng do bộ máy khổng lồ, vì tăng lương thì sẽ lên đến 80 - 90% chi ngân sách. Không còn tiền ngân sách để làm các hoạt động khác. “Cứ hứa hẹn năm 2025 - 2026 nhưng áp lực khó khăn lắm, cần nhìn rất thực chất. Nếu như vậy có an tâm, yên lành không. Thành ra tinh gọn bộ máy, tiếp tục giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để giành nguồn lực đầu tư phát triển. Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển”, Tổng Bí thư Tô Lâm nói.
Theo Tổng Bí thư, nhiều bộ ngành quản lý không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương, phải làm cho xin - cho. Đáng lẽ địa phương làm nhưng mình không có người thì giữ lấy, hỏi mãi không trả lời, mất thời gian. “Cơ chế hiện nay là vậy. Một ý khác thôi là không thể vượt qua được, hết tháng này đến tháng kia bàn những chuyện đó nhưng chưa giải quyết được vì bộ này chưa có ý kiến. Bộ này hỏi ai thì một chuyên viên ở một vụ có gì đó khác nhau. Như vậy là làm không hết trách nhiệm”.
Hay một vấn đề nhưng không biết ai chủ trì. Tổng Bí thư dẫn chứng vấn đề cát, đá, sỏi khi liên quan đến 5-6 bộ nhưng khi hỏi đến lại không biết ai chủ trì. Bộ GTVT nói lấy cát, sỏi ở sông đó là khơi thông luồng lạch. Doanh nghiệp nào làm khai thác lòng sông, chúng tôi trả tiền vì giúp khơi thông luồng lạch. Bộ Tài nguyên - Môi trường nói không được vì đó là kho tài nguyên, ai muốn khai thác phải trả tiền. Bộ Xây dựng nói là vật liệu xây dựng.
“Một vấn đề thôi bao nhiêu cuộc họp nhưng hỏi ai chịu trách nhiệm chính thì chả biết ai. Bộ máy cứ như thế thì làm sao chịu được, làm sao phát triển được. Địa phương cũng như thế, rất khó khăn, lại Sở GTVT, TNMT... Một vấn đề đơn giản tại sao lại cồng kềnh, chồng chéo, khó khăn đến thế, mất bao nhiêu thời gian vào những chuyện này.
Cồng kềnh, chồng chéo thế nhưng vẫn có tiêu cực. Quản lý như vậy có phải hay đâu? Thậm chí một số khâu từ vận chuyển, khai thác, đến đổ vào các khu công nghiệp, công trình có bóng dáng tội phạm lợi dụng cơ chế. Đây là vấn đề cần xem xét”, Tổng Bí thư nhấn mạnh./.
St

PHẢN ĐỐI MẠNH MẼ MỌI HOẠT ĐỘNG XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Chiều nay, bình luận về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc xua đuổi, tấn công, tịch thu tài sản hồi cuối tháng 9, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng phản đối, nhưng Trung Quốc đưa ra bằng chứng bác bỏ thông tin gây thương tích cho ngư dân Việt Nam... Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định:
"Hoàng Sa là của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước phụ cận, điều này đã được chúng tôi nhắc lại và khẳng định nhiều lần".
Việc lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng hải cảnh của Trung Quốc bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền và lợi ích cơ bản hợp pháp chính đáng của ngư dân Việt Nam.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ các quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, thả ngay tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trái phép, bồi thường thỏa đáng các thiệt hại và chấm dứt không để tái diễn các hành động quấy nhiễu, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
---
🎙
Khi trả lời câu hỏi về thông tin 10 ngư dân Việt Nam bị hải cảnh Trung Quốc bắt giữ ở vùng biển đảo Hải Nam, ông Đoàn Khắc Việt nhắc lại:
"Quan điểm lập trường của Việt Nam rất rõ ràng nhất quán: Mọi trường hợp bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, chúng tôi đều hết sức quan tâm, liên tục trao đổi và phản đối các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Thông tin các vụ việc liên quan đều được báo chí trong nước và quốc tế đăng tải đầy đủ".
---
🎙
Bình luận về truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc đang triển khai các thiết bị quân sự tại đảo Tri Tôn trên quần đảo Hoàng Sa, ông Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh:
Việt Nam hết sức quan ngại về thông tin này, mạnh mẽ phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.