Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024

Chúng tôi cũng biết yêu, muốn làm đẹp

 ​Đội nữ lái xe duy nhất trên đường Trường Sơn trong lịch sử kháng chiến, 40 nữ tài xế ngày ấy. Khi xung phong ra chiến trường, họ đều mới chỉ 16, 17 tuổi. Những con người giản dị, nhưng là nhân chứng của lịch sử, là những người góp phần làm nên Tổ quốc hôm nay.

​Những chiếc xe thông dụng, nặng nhất hồi ấy của quân đội ta đều được các chị kinh qua. Bao gồm Gaz 63, Zil 157, CA10 và cả xe dò mìn, thiết giáp BTR-40. Nhưng con gái thì phải biết điệu đà, khi gặp các anh, các chị vẫn thục nữ và nhờ vả những việc cần. Ngoài nhiệm vụ lái xe, các chị còn chuyên tháo bom nổ chậm, hoa tiêu dẫn đường, cứu thương ... Nói lái xe là còn nhẹ, các chị thực ra là ... làm tất.
​Những cô gái giữa chiến trường b.om đạn, chúng tôi cũng biết yêu. Có chị gặp tình yêu của đời mình trên chuyến xe chở thương binh về quân khu điều trị. Anh (cũng là lái xe), lúc ấy bị thương ở chân, không đi được, phải nhờ lái xe của chị cõng. Trúng tiếng sét ái tình, về trại an dưỡng khi tập tễnh đi được, anh chống nạng, mượn xe đạp đi thăm người thương.
​Gian khổ nhất vẫn là việc hút xăng. Xăng thời ấy rất quý. Nhiều khi các chị hút xăng bằng miệng để trữ lấy xăng mà tiết kiệm. Cũng vì vậy mà sau hòa bình, cô nào cũng mắc bệnh.
​Kết thúc chiến tranh, một điều đi vào huyền thoại: không một nữ lái xe nào hi sinh trong chiến trường.
​Ngày hôm nay - giữa đất trời thủ đô, những người nữ phi thường ngày ấy gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, họ ôm lấy nhau mà khóc, hỏi thăm nhau sức khỏe.
​Bình Minh đỏ - Bộ phim tái hiện hình ảnh các chị. Những lái xe huyền thoại trên tuyến bom đạn Trường Sơn./.
St

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét