Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Hiện nay,
Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho 43
tổ chức thuộc 16 tôn giáo, có hơn 26 triệu tín đồ chiếm trên 27% dân số cả nước.
Đồng bào theo các tôn giáo chủ yếu là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước,
gắn bó với dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, sống “tốt đời đẹp đạo”. Trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất
quán quan điểm thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chăm
lo xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa người theo tôn giáo và người không theo
tôn giáo; tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong mặt trận chung, tạo thành lực lượng
cách mạng to lớn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Tôn
giáo, công tác tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xác định
là một trong những nội dung quan trọng, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, cùng với các cấp, ngành, lực lượng,
cả hệ thống chính trị và toàn dân, Quân đội cần tiếp tục nghiên cứu, có nhiều
giải pháp phù hợp, thiết thực để không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện công
tác quan trọng này. Công tác tuyên truyền về vấn
đề dân tộc, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay đối với quân đội là sự cần thiết
hơn bao giờ hết; để Quân đội thực hiện vấn đề dân tôc, tôn giáo được tốt và
đúng với đường lối lãnh đạo về vấn đề dân tôc tôn giáo đối cần thực hiện tốt
các nội dung, biện pháp cơ bản sau.
Một là: Tích cực đổi mới nội dung, hình
thức, phương pháp tiến hành công tác dân vận ở vùng đồng bào tôn giáo phù hợp với
thực tiễn. Nội dung chủ yếu công tác tôn giáo của Đảng,
Nhà nước ta là công tác vận động quần chúng, gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự
nghiệp chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hiện chủ trương này, trong
thời gian qua, công tác dân vận của toàn quân nói chung, ở các cơ quan, đơn vị
Quân đội ở vùng đồng bào tôn giáo nói riêng được tiến hành với nhiều nội dung,
hình thức phong phú, như: “Hành quân dã ngoại làm công tác dân vận”, phong trào
“Họ đạo gương mẫu”, “Gắn kết yêu thương giữa lương và giáo”,... đã mang lại hiệu
quả thiết thực. Đây là cơ sở để các cơ quan, đơn vị cùng lực lượng chuyên trách
thực hiện công tác dân vận trong toàn quân tiếp tục nghiên cứu, phát triển, vận
dụng cho phù hợp thực tiễn mới. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đổi mới cả về
nội dung, hình thức và cách thức, biện pháp tiến hành. Cái cũ không phù hợp cần
mạnh dạn thay đổi bằng nội dung, hình thức, phương pháp mới phù hợp với thực tiễn.
Để có được nội dung, hình thức, phương pháp mới, phù hợp, hiệu quả, thì một
trong những nguyên tắc cơ bản là phải bám sát đời sống của đồng bào tôn giáo;
tăng cường tiếp xúc với chức sắc, chức việc, người có uy tín,... để phát hiện
những bất cập, thấy được cái mà đồng bào cần để xác định nội dung, hình thức,
phương pháp làm công tác dân vận cho phù hợp, hiệu quả. Quá trình thực hiện, cần
lấy mục tiêu quan trọng, trên hết là củng cố mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa
lực lượng vũ trang với đồng bào tôn giáo; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững
chắc; khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhân ái,
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp các tôn giáo; vận động đồng bào tôn giáo tích
cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Trung ương và địa
phương, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tạo sự đồng thuận, gắn bó, đồng hành cùng dân
tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, cấp ủy các cấp cần quan tâm xây
dựng, củng cố, kiện toàn cơ quan, cán bộ làm công tác dân vận, đảm bảo đủ số lượng,
có chất lượng cao; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng mô hình, gương điển
hình tiên tiến. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ở các học viện,
nhà trường cũng như hoạt động tập huấn, bồi dưỡng ở các cơ quan, đơn vị, nhằm
nâng cao trình độ, kỹ năng công tác dân vận và kiến thức về tôn giáo cho cán bộ,
chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu, phát triển lý luận, công tác tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước
tiếp tục hoàn thiện quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo.
Hai là: Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho
cán bộ, chiến sĩ về công tác dân tộc,
chính sách dân tộc; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu phát triển đất nước
và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng.
Ba là: Thực hiện có hiệu quả đề án công tác
dân tộc của Quân đội trong công tác dân tộc của Chính phủ. Tích cực tham gia
xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, tập trung ở cơ sở các địa bàn chiến lược,
nhất là chất lượng chính trị; làm tốt công tác phát triển đảng, tạo nguồn trong
công tác tuyển quân, đào tạo nghệ cho bộ đội xuất ngũ là người dân tộc tôn
giáo. Đặc biệt ưu tiên vùng
sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có nhiều yếu tố mất ổn định
chính trị.
Bốn là: Thực hiện
tốt công tác văn hóa, xã hội,
xóa đói, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phòng chống
thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, thực hiện các chính sách xã hội, các phong trào,
các cuộc vận động cách mạng của Đảng, Nhà nước, để nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân.
Năm
là, Phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ dân tộc
tôn giáo trong quân đội; kết hợp chặt chẽ việc đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch,
quản lý, sắp xếp, sử dụng cán bộ người dân tộc tôn giáo, chú trọng phát hiện, bồi
dưỡng cán bộ người dân tộc tôn giáo chất lượng tốt đưa vào quy hoạch cán bộ chủ
trì các cấp; thường xuyên quan tâm chính sách hậu phương Quân đội, gia đình đội
ngũ cán bộ Quân đội là người dân tộc tôn giáo. N.T.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét