Từ lâu, một số cơ quan truyền thông phương Tây, nhất là các trang tiếng Việt của những “ông lớn” như VOA, RFA, RFI, BBC... luôn nhân danh tự do, bảo vệ tự do báo chí, tự do ngôn luận để vi phạm một cách trắng trợn hoặc tinh vi, bóp méo sự thật khiến thông tin bị sai lệch, gây phương hại đến sự phát triển của quốc gia khác, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ quốc tế...
Sự sai lệch và chủ đích không xây dựng
Thử điểm qua một số tiêu đề trong thời gian gần
đây của Đài châu Á Tự do (RFA), một đài phát thanh tư nhân của Hoa Kỳ, xem họ
thông tin gì về tình hình Việt Nam. Ví như: “Nước cộng sản Lào khủng hoảng, báo
chí Việt tránh đưa tin”, “Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: Thay đổi thể chế!”...
Đây nữa, cũng là một số tiêu đề bài báo trên một
cơ quan báo chí khác của Mỹ là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ví như: “Xây dựng
chủ nghĩa xã hội, xã hội hóa và ơn... đảng”, “Báo chí cách mạng Việt Nam cần
cởi mở hơn”, “Dân mong nhà nước mau giảm giá xăng, chớ “so sánh” nữa”...
Không riêng gì hai cơ quan báo chí kể trên, một
số cơ quan báo chí ở châu Âu cũng xuất bản trang tiếng Việt với những chủ đích
không hề dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí là sự thật, nhất là việc
tôn trọng sự thật khách quan. Có thể kể đến BBC tiếng Việt (Anh), RFI tiếng
Việt (Pháp). Có lẽ, cũng không cần phải dẫn thêm những ví dụ về các tiêu đề
lệch lạc, không đúng bản chất kiểu này nữa. Bởi chưa cần đọc những bài báo đó
viết về vấn đề gì, tính chính xác đến đâu, nhưng chỉ nhìn riêng các tiêu đề đã
thấy sự quy kết, chụp mũ những vấn đề chính trị quan trọng, cũng như sự dễ dãi,
tùy tiện, “chợ búa” trong cách dùng từ ngữ...
Có một điểm chung nữa hết sức nguy hiểm của các
cơ quan báo chí phương Tây kể trên, đó là sự phiến diện, mất cân bằng, mất công
bằng trong thông tin. Điều này thể hiện thông qua việc họ chỉ nhăm nhăm vào
những thông tin tiêu cực, những hạn chế, khiếm khuyết trong các lĩnh vực mà đào
bới, xoáy sâu vào phản ánh. Họ coi những hiện tượng cá biệt ấy là bản chất, là
sự phổ biến. Họ cố tình quên những thành quả to lớn mà Việt Nam đạt được trong
suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, nhất là từ khi đổi mới năm
1986 đến nay. Là một nhà báo, một cơ quan báo chí, lẽ nào họ không biết các tổ
chức quốc tế đánh giá khách quan, chân xác về sự phát triển vượt bậc của Việt
Nam, là mức sống của người dân được nâng lên đáng kể, là các quyền tự do về
ngôn luận, báo chí, tôn giáo, tín ngưỡng, nhân quyền... đều được đề cao, bảo
đảm
Có lẽ, chỉ cần đưa những dẫn chứng hết sức cụ
thể, khách quan kể trên, theo sự nhìn nhận, đánh giá của thế giới cũng đủ sức
thuyết phục về sự tăng trưởng kinh tế, cũng như uy tín, vị thế của Việt Nam
hiện nay! Xin được nhắc lại lời khẳng định nhiều lần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín như ngày nay”.
Sự thật cần phải được tôn trọng!
Xưa nay, ai làm báo chí-truyền thông, thậm chí
bất kể người dân bình thường nào cũng có thể dễ dàng hiểu rằng, tiêu đề là phần
quan trọng nhất của bài báo, đó chính là phần nội dung đáng chú ý nhất, nêu bật
bản chất sự kiện, vấn đề, hiện tượng mà tác phẩm báo chí đề cập đến. Thế nên,
chỉ cần nhìn vào các tiêu đề với nội dung gì được nêu ra, ngôn ngữ được sử dụng
như thế nào, đã đủ để hình dung được dụng ý sâu xa, bản chất của nhà báo, cũng
như cơ quan báo chí. Vậy thử một lần nữa quay lại nhìn một số tiêu đề mà các cơ
quan báo chí có phiên bản tiếng Việt đặt, chúng ta sẽ thấy ngay đâu là sự thật
ẩn giấu đằng sau những nội dung, ngôn từ giật gân, câu khách, gây sự chú ý bằng
những thủ pháp ẩn chứa thông điệp kích động, chống phá, hằn học, gièm pha, giễu
nhại... hết sức phi lý.
Thiết nghĩ, cũng như con người vậy, các cụ đã đúc
kết “trông mặt mà bắt hình dong”, với hàm ý rằng, chỉ cần chú ý đến hình dáng
khuôn mặt của người khác, bạn cũng có thể biết được phần nào, thậm chí rất rõ
đặc trưng tính cách, bản chất của con người đó, đặc biệt là những người “lộ
tướng”. Và với việc chỉ cần nhìn các tiêu đề bài báo, cũng có thể nhận ra ngay
mục đích thực sự của các nhà báo, cơ quan báo chí kể trên đã nhắm đến sự lệch
lạc, thiếu tôn trọng sự thật khách quan, quy chụp về đất nước, con người, quốc
gia khác. Điều này càng rõ ràng hơn khi sự tiếp cận, những góc nhìn, cùng hệ
thống luận điểm, luận cứ đưa ra đã trường diễn suốt bao năm qua.
Chúng ta đều biết rằng, trong "Tuyên ngôn
quốc tế về nhân quyền" được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công
bố theo Nghị quyết 217A (III) ngày 10-12-1948, có Điều 19 khẳng định rằng: “Mọi
người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà
không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và
tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên
giới”. Rõ ràng, những gì mà các cơ quan báo chí phương Tây nói về Việt Nam, dù
bằng bất cứ loại hình báo chí-truyền thông nào, từ báo in, phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử đến truyền thông xã hội (ví như YouTube, Facebook...) là
không hề bị cấm, không hề bị can thiệp.
Nhưng tuyên ngôn có ý nghĩa nhân văn cao cả ấy
đâu chỉ dừng lại ở Điều 19 mà các cơ quan báo chí phương Tây có thể hoàn toàn
tự do phóng tác, thêu dệt, mượn một phần sự thật để hướng lái nhằm làm sai lệch
bản chất thông tin. Họ quên mất rằng, chính Điều 29 và Điều 30 của "Tuyên
ngôn quốc tế về nhân quyền" khẳng định một điểm chung bắt buộc, đó là các
quyền tự do ấy phải trong khuôn khổ pháp luật! Mà pháp luật ấy, là của từng
quốc gia độc lập, trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, chứ không thể có một
thứ gọi là tự do tùy tiện, bất chấp mà chà đạp lên tất cả chỉ để thỏa ý thích
nói về cái gọi là “sự thật” theo quan niệm của họ mà thiếu đi sự thật.
Người phương Tây có câu ngạn ngữ rằng, “một nửa
cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì chưa hẳn là sự thật”.
Điều này không có gì phải bàn cãi. Đặc biệt, đối với báo chí-truyền thông, một
trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động của mình là phản ánh
sự thật khách quan, tôn trọng sự thật một cách tuyệt đối, toàn vẹn. Chính vì
thế, những kiểu nhân danh tự do để vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí một
cách trắng trợn, tinh vi, có hệ thống, cần phải bị phê phán thích đáng, bất kể
chúng ở đâu, nói về vấn đề gì đi chăng nữa. Chỉ một lẽ đơn giản, sự thật cần
phải được đề cao, bảo đảm và tôn trọng một cách trọn vẹn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét