Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

VĂM HÓA DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

  


Kế thừa những tinh hoa văn hóa dân tộc và thời đại, quán triệt và vận dụng đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh phải hết sức coi trọng lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong đó, căn cốt là thấm nhuần, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tổng Bí thư khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc… Văn hóa còn thì Dân tộc còn,…”(2), phát triển văn hóa là một đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”(3). Để thực hiện mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện của cả hệ thống chính trị./.

ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét