Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động
đến mọi quốc gia trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và Việt Nam cũng không
nằm ngoài sự tác động đó. Bên cạnh những tác động đa chiều cả về mặt tích cực
và tiêu cực đến các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội..., cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư còn tạo ra những ưu thế cùng những thách thức đòi hỏi
cần nhận thức đúng đắn và giải quyết nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, quốc
phòng Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững
mạnh về chính trị là nguyên tắc hàng đầu được Đảng ta nhất quán thực hiện trong
suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, tạo nên truyền
thống “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì
độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Trong bối cảnh hiện
nay, trước sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội..., đặc biệt là sự tác động của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt
ra những thách thức, yêu cầu mới đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh
về chính trị.
Trên cơ sở vận dụng đúng đắn và phát
triển sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Quân đội kiểu mới
vào thực tiễn Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định vấn đề xây dựng bản chất cách mạng của Quân đội ta là tất yếu khách quan
và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trong chiến tranh giải phóng
cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta luôn giữ vững bản chất cách
mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ
luôn kiên định bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng chiến đấu, hy
sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Điều đó là cơ sở, nền tảng vững
chắc để Quân đội ta không ngừng lớn mạnh và trưởng thành như ngày hôm nay.
Phải khẳng định rằng, hiện nay và thời
gian tới, sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lĩnh vực quân sự là tất yếu khách quan. Những
thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang
được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự. Trong tương lai gần, một
khi cuộc chiến tranh công nghệ cao xảy ra, máy tính sẽ tính toán rất nhanh ý đồ
tác chiến của người chỉ huy để đưa ra phương án tiến công tối ưu cho các lực
lượng, phương tiện, vũ khí thực hành tác chiến. Không gian mạng sẽ được các bên
khai thác, chiếm quyền điều phối, làm mất khả năng điều khiển đối với những
phương tiện chiến đấu, làm rối loạn các trung tâm điều hành chiến lược, phá hủy
hệ thống cơ sở sản xuất vũ khí trọng điểm và những công trình quân sự, quốc
phòng, an ninh quốc gia. Dựa trên thế mạnh của không gian mạng, hoạt động
truyền thông sẽ được các bên tận dụng triệt để theo mục đích, ý đồ của mình tạo
nên sự hỗn loạn, nhiễu loạn thông tin trong xã hội dẫn đến sự mất kiểm soát và
khả năng điều hành của hệ thống chính trị. Công nghệ nano có thể giúp các vũ
khí tiến công có khả năng tàng hình trong mọi điều kiện. Trí tuệ nhân tạo tạo
ra những người lính rôbốt thông minh, chiến đấu liên tục không biết mệt mỏi với
sức mạnh và sự chịu đựng phi thường trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Tác chiến
trên không gian mạng, không gian vũ trụ làm thay đổi về bản chất của các phương
thức tác chiến truyền thống. Chiến tranh trong tương lai sẽ thiên về tìm diệt
chứ không phải phá hủy bởi phá hủy sẽ gắn rất gần với sự hủy diệt...
Xuất phát từ thực tế đó, Đảng ta nhận
định: Chiến tranh trong tương lai là chiến tranh công nghệ cao với nhiều loại
vũ khí tối tân, độ chính xác cao, được điều khiển từ xa, có tính tự động hóa. Những
phương tiện trinh sát thông minh, không người lái, người máy sẽ thay thế người
lính thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt; cuộc chiến an ninh mạng diễn biến phức
tạp, không gian và thời gian tác chiến cũng như ranh giới giữa ta và địch khó
phân định... Trước tác động toàn diện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra không ít những thách thức đối với việc xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, trong đó tập trung vào
những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, đối với đường lối tổ chức, xây dựng lực lượng và nghệ thuật tác chiến
của Quân đội ta.
Thứ hai, đối với nhân tố chính trị, tinh thần trong Quân đội.
Thứ ba, đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong Quân đội.
Thứ tư, đối với công tác bảo mật, an toàn thông tin, an ninh chính trị trong
Quân đội.
Để góp phần giải quyết những thách thức
đặt ra, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị cần thực
hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục củng cố, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng đối với quân đội.
Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công
tác chính trị trong quân đội.
Ba là, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị luôn đặt trong mối quan hệ
biện chứng với nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Bốn là, chủ động nhận diện và kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với những quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng internet./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét