Chủ nghĩa xã hội khoa học
nghiên cứu những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chính trị - xã hội của
quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa; điều kiện, con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân nhằm thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu cả phương diện khách
quan và phương diện chủ quan của quá trình phát triển xã hội từ chủ nghĩa tư bản
lên của nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Phương
diện khách quan, Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy luật và tính quy
luật chính trị - xã hội của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Quy luật
chính trị - xã hội là những quy luật phản ánh mối quan hệ giữa người với người
trong lĩnh vực chính trị - xã hội, thông qua các mối quan hệ cơ bản như quan hệ
giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ quốc gia, quan hệ quốc tế. Quy luật chính trị
- xã hội, bao gồm quy luật, tính quy luật trong cuộc đấu tranh giành chính quyền
của giai cấp công nhân; trong cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản; quá trình cách mạng thế giới trong thời đại hiện nay. Phương diện chủ quan, dựa trên cơ sở quy luật, tính quy luật chính
trị - xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những điều kiện, con đường,
biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để hiện thực
hoá những quy luật khách quan của sự phát triển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Phạm vi đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội
khoa học là quá trình phát sinh hình thành phát triển của hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa, bao gồm các nhóm quy luật: Quy luật, tính quy luật
(biểu hiện của quy luật trong trường hợp cụ thể) trong cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền
của giai cấp công nhân; Quy luật, tính quy luật trong cải tạo và xây dựng chủ
nghĩa xã hội; Quy luật, tính quy luật của quá trình cách mạng thế giới hiện
nay; Những điều kiện, con đường, phương pháp đấu tranh cách mạng để thực hiện
quy luật, tính quy luật trong cả ba quá trình trên.
Đối tượng nghiên cứu
của chủ nghĩa xã hội khoa học có sự khác biệt với đối tượng nghiên cứu của một
số khoa học liên ngành. Song, sự phân biệt này chỉ có tính chất tương đối vì xã
hội là một chỉnh thể thống nhất, các lĩnh vực của đời sống xã hội có quan hệ biện
chứng với nhau. Cùng với các môn khoa học xã hội chuyên ngành đi sâu nghiên cứu
một lĩnh vực tương đối hẹp của đời sống xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học
nghiên cứu dưới góc độ xã hội - chính trị mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
trong quá trình phát triển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Cùng với các bộ phận hợp thành Chủ nghĩa Mác - Lênin chủ nghĩa
xã hội khoa học góp phần cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học
cho các môn khoa học xã hội chuyên ngành. Đồng thời, các môn khoa học xã hội đó
trong quá trình phát triển cũng đặt ra yêu cầu, cung cấp những dự liệu cho quá
trình nghiên cứu, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét