Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

MÙA VU LAN.

Bắt đầu vào tháng Vu Lan.
Mà trời vẫn nóng như rang khác thường.
Thu về thiếu những hạt sương.
Nàng Ngâu đỏng đảnh lạc đường chốn nao?


Hạ đi trời cũng vắng sao.
Màn đêm tĩnh lặng chìm vào thinh không.
Giọt buồn len lỏi trong lòng.
5 canh thao thức chờ mong mỏi mòn.


Những ai Cha Mẹ hãy còn.
Nhớ cho chữ Hiếu vuông tròn hồi luân.
Cha Mẹ ai khuất hồng trần.
Vu Lan tưởng nhớ để phần đời sau.


Tháng 7 rồi cũng qua mau.
Cô hồn ư? Chỉ nhuộm màu u mê.
Mùa Vu Lan mới lại về.
Cầu mong gia đạo mọi bề an yên.

ĐỪNG SO SÁNH NHỮNG GÌ XẢY RA Ở AFGHANISTAN VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHÚNG TA!

 LỊCH SỬ LẶP LẠI - GIỐNG NHAU VỀ HIỆN TƯỢNG, NHƯNG KHÁC HOÀN TOÀN VỀ BẢN CHẤT!


      Mấy hôm nay những hình ảnh từ Afghanistan khiến chúng ta liên tưởng tới một cảnh tượng đã diễn ra cách đây 46 năm ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng lịch sử đang lặp lại. Nhưng, có phải lịch sử đang lặp lại hay chỉ là một sự kiện có hiện tượng giống với những ngày cuối tháng 4 năm 1975 ở Việt Nam?

Xin phép phân tích một chút về những "thành phần tham chiến" với hy vọng giúp mọi người thấy rõ hơn bản chất của các sự kiện lịch sử này.

Về phía Hoa Kỳ, có thể nói họ đã "chán" việc có mặt ở Afghanistan, vì ở đó dầu mỏ không nhiều, than không có, chỉ có sa mạc. Xã hội Afghanistan là một sự chia rẽ lớn, tiền ném vào quân đội và chính phủ bù nhìn thì như ném vào thùng không đáy. Vậy người Mỹ còn cần ở lại đó làm gì để tiếp tục tốn tiền, tốn nhân lực, trong khi nếu rút đi thì sẽ lại để lại một quả bom nổ chậm ngay cạnh Iran, Nga và Trung Quốc. 

Bản chất là: ở Afghanistan người Mỹ rút vì họ không còn lợi ích và không muốn tốn thêm tiền cho một đất nước chia rẽ và tham nhũng. Còn ở Việt Nam trước đây, người Mỹ phải rút về vì họ đã thua và thua một cách tâm phục khẩu phục; họ thua một phần vì phong trào phản chiến mạnh mẽ ở chính trong lòng nước Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là họ bị ăn no đòn kể từ khi đến và phải rút đi sau khi đã nhận ra rằng không thể chiến thắng một Dân tộc như VN. Ở Afghanistan, Quân đội Hoa Kỳ không bị ăn những trận đòn đau đến cực đau như IaĐrăng, Khe Sanh, Mậu Thân hay Điện Biên Phủ trên không... như từng xảy ra ở Việt Nam. Họ rút vì đơn giản là họ đã có những toan tính khác có lợi hơn cho họ.

Về phía Taliban, trước đây cũng chỉ là một tổ chức vũ trang bán chuyên nghiệp. Ngay từ năm 2001, họ đã không biên chế quân đội của mình theo những phân cấp phân đội chính quy mà là những nhóm vũ trang nhỏ bố trí phân tán với trang bị hạng nhẹ; thiết giáp, pháo binh, phòng không và không quân gần như không có gì. Đến nay sau 20 chiến đấu họ cũng gần như không thay đổi là mấy, dù vẫn duy trì được những ưu điểm về kĩ năng, chiến thuật và tinh thần chiến đấu. Nhưng về bản chất chỉ là một nhóm phiến quân lớn chứ không phải là một đội quân chính quy. Một phần may mắn cho họ là quân đội chính phủ Afghanistan quá tệ hại, tệ hơn cả quân Ngụy năm xưa khiến cho Taliban có thể nhanh chóng đánh tan rã quân chính phủ và chiến thắng nhanh như vậy. Taliban còn là một nhóm mang tinh thần Thánh chiến cực đoan, tức là mục tiêu và lý tưởng chiến đấu của họ không hoàn toàn vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân và đất nước họ mà thay vào đó là những thứ mang màu sắc tôn giáo và thánh thần. Đánh đuổi người da trắng khỏi những vùng Đất Thánh của người Hồi giáo - tư tưởng tàn dư từ những cuộc Thập tự chinh mới là động lực chính của họ.

Trong khi đó ngay từ những ngày đầu thành lập, QĐNDVN tuy nhỏ nhưng đã được Đảng và Hồ Chí Minh định hướng xây dựng thành một đội quân chính quy mà biểu hiện đầu tiên chính là Bác Hồ đã xây dựng nên những triết lý cơ bản cho quân đội ta. Những triết lý đó lại nhằm phục vụ cho mục tiêu rõ ràng là Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc của nhân dân và dân tộc VN. Những năm đánh Pháp và đánh Mỹ, do phải đối đầu với những đội quân quá chuyên nghiệp và mạnh mẽ nên Quân đội ta buộc phải lựa chọn lối đánh du kích, song khi đủ điều kiện cũng không ngần ngại tung ra những đòn đánh mang tính quy ước với quy mô tăng dần, trước khi kết thúc 2 cuộc Kháng chiến Vệ Quốc thần thánh bằng những chiến dịch tổng lực (Điện Biên Phủ -1954; HCM -1975) với lực lượng tham gia tương đương cấp Quân đoàn đến Tập đoàn quân. Sau 30 năm chiến tranh, từ đội quân súng kíp những ngày đầu cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh quân đội ta đã tổ chức thành những Cụm quân lớn, tiến công quy ước theo phương thức tác chiến hiệp đồng quân - binh chủng tương tự như quân đội của các Cường quốc quân sự.

Do vậy, những gì đang diễn ra ở Afghanistan trong tháng 8 năm 2021 chỉ giống về mặt HIỆN TƯỢNG chứ hoàn toàn khác về BẢN CHẤT với những gì diễn ra ở Việt Nam trong tháng 4 năm 1975.

Tổng thống Hoa Kỳ đã đúng khi nhận định Taliban không có những khả năng như Giải phóng quân VN, nhưng ông ta cũng không ngờ rằng quân chính phủ Afghanistan còn ăn hại hơn cả đám Ngụy ở miền Nam Việt Nam năm xưa./.


Yêu nước ST.

 

CẦN NHẬN DIỆN NHỮNG THÔNG TIN SAI TRÁI, LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRONG PHÒNG CHỐNG COVI19 HIỆN NAY.

Chúng ta đang căng mình ứng phó với đợt dịch Covid-19 thứ tư kể từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên hồi tháng 1-2020 tới nay. Đây được xem là đợt dịch lây lan nhanh, diễn biến phức tạp và khó lường nhất nhất là các tỉnh miền nam Việt Nam.

Đứng trước hoàn cảnh hiện nay, các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong và ngoài nước trong chiến lược diễn biến hòa bình xuyên suốt đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, từ bỏ bất cứ dịp nào, luôn tìm mọi cách để nhằm chống phá Việt Nam và trong lúc cả nước đang tập trung mọi nỗ lực chống dịch Covid-19.

Chúng bất chấp thực tế, tung ra những thông tin bịa đặt, bóp méo, luận điệu xuyên tạc, thậm chí dựng đứng, vu cáo trắng trợn nỗ lực phòng, chống Covid-19 tại nước ta. Mục đích của chúng là nhằm liên tục phát tán các luận điệu xuyên tạc, thù địch về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, phủ nhận nỗ lực chống dịch của Chính phủ, công kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội, tạo sự hoài nghi về công tác phòng, chống dịch… để từ đó có điều kiện gây bất ổn chính trị-xã hội trong nước.

Có thể thấy, trong “dàn đồng ca” xuyên tạc, bóp méo tình hình dịch bệnh cũng như cuộc chiến “chống dịch như chống giặc” ở nước ta gồm đủ các thành phần, từ các tổ chức phản động lưu vong như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Hội anh em dân chủ… cho đến các phần tử phản động, cơ hội chính trị, bất mãn trong nước. Chúng cố “mũ ni che tai” để cấu kết, a dua, “tung hứng” các thông tin, luận điệu sai trái nhằm phủ nhận những thành quả bước đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh đi đôi với đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống xã hội, an sinh của người dân được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Gần đây, trước thông tin một số nước rục rịch mở cửa nền kinh tế, mở cửa cho du khách quốc tế nhờ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 để đạt được miễn dịch cộng đồng, các thế lực thù địch trong và ngoài nước liền thừa cơ, núp bóng cái gọi là “góp ý với cách chống dịch của Việt Nam” nhằm đưa ra những thông tin, luận điệu sai trái hòng gây phân tâm, nhiễu loạn. Thậm chí, có những kẻ còn muốn phủ nhận sạch trơn mọi nỗ lực và thành quả chống dịch của nước ta khi dấy lên luận điệu thâm độc rằng “ngộ nhận về hình mẫu chống dịch Covid-19”, rằng “Việt Nam chậm trễ, bị động; Đảng, Nhà nước thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm vaccine Covid-19”.

Chúng ta luôn trân trọng lắng nghe, nghiêm túc tiếp thu những ý kiến, đóng góp giá trị, khoa học, khách quan, mang tính xây dựng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng cũng rất tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh, phản bác những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc với dụng ý chống phá xấu xa, đen tối.

Nhìn vào thực tế chống dịch theo tinh thần “chống dịch như chống giặc” ở nước có thể thấy Đảng, Nhà nước ta đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng tham gia phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. Các đợt dịch từng bước được khống chế, kiểm soát, qua đó đã giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với đời sống và sức khỏe của người dân.

Cùng với các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi các đợt dịch, chúng ta cũng đã rất tích cực, khẩn trương, chủ động, tìm mọi cách để có thể nhanh chóng tiếp cận, tìm nguồn, nhập về vaccine phòng Covid-19 và triển khai tiêm cho nhân dân, trước hết là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, các đối tượng ưu tiên. Việt Nam vì thế đã được WHO đánh giá rất cao về những biện pháp phòng, chống dịch mang tính lâu dài, hiệu quả.

Đồng thời với việc tìm kiếm, nhập vaccine phòng Covid-19 từ nhiều nguồn để đa dạng và tránh bị động về nguồn cung, chúng ta cũng đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vaccine Covid-19 trong nước. Đây là chiến lược đúng đắn, khẳng định tầm nhìn chiến lược cũng như tâm nguyện luôn chăm lo cho dân, luôn vì dân.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta đã nêu rõ “Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19 cho cộng đồng...”. Với quyết định này, Đảng, Nhà nước đã đưa Việt Nam vào danh sách không nhiều quốc gia trên thế giới sớm có chủ trương tiêm vaccine Covid-19 đại trà cho toàn dân. Chính phủ, trong đó cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất trong lĩnh vực y tế là Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối, sử dụng vaccine phòng Covid-19 trong giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vaccine phòng Covid-19 toàn cầu) hỗ trợ.

 

 

SỰ XUYÊN TẠC VÔ CĂN CỨ

Tình hình dịch bệnh trên cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang diễn biến hết sức phức tạp, có thể nói đây là đợt bùng phát trên diện rộng. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: liệu để dịch bệnh tăng nhanh như vậy có phải là do công tác phòng dịch kém hay không?

Khi dịch Covid-19 bùng phát tại Bắc Giang nhiều người nói rằng Việt Nam “toang” rồi, nhưng khi Bắc Giang tạm ổn thì không thấy đánh giá gì. Đến khi dịch bệnh bùng phát ở thành phố Hồ Chí Minh thì họ lại dùng từ “vỡ trận”.

Đáng chú ý, trên trang mạng xã hội các phần tử cơ hội cho rằng “Dân bị lây nhiễm tràn lan, dân đói là hệ quả theo kiểu chống dịch của Đảng”, “Việt Nam hoàn toàn không quan tâm gì đến người dân sinh sống khổ sở trong thời đại dịch”.

Bài viết trên FB Việt Tân. Dịch bùng thì đổ lỗi cho “nhà cầm quyền”, còn khi dịch tắt thì không thấy ca tụng ai. Đó là mục đích của các thế lực thù địch, cơ hội xuyên tạc sai sự thật, nhằm kích động, gây rối làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ta. Trong khi đó, trên thế giới, khu vực đều đánh giá cao và học hỏi kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội vào cuộc quyết liệt phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, đem lại cuộc sống bình thường cho nhân dân. Cụ thể, gói hỗ trợ 886 tỉ đồng của Nhà nước đang triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hỗ trợ đến 6 nhóm đối tượng là người cách ly tập trung, với mức 80.000 đồng/người/ngày với tất cả đối tượng; hỗ trợ lực lượng tham gia phòng chống dịch các cấp với mức 120.000 đồng/người/ngày; người lao động hoãn hợp đồng, nghỉ không lương có khoảng 80.000 công nhân, kể cả giáo viên mẫu giáo, giáo viên trường nghề đều được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người, với kinh phí 160 tỉ đồng.

Hỗ trợ quà cho người dân trong khu vực cách ly Ngoài ngân sách dành cho gói hỗ trợ này, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tổ chức, đơn vị vận động, quyên góp để hỗ trợ thêm cho những người dân bị ảnh hưởng, khó khăn bởi đại dịch COVID-19, như Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh đã vận động được 87 tỉ đồng hỗ trợ người nghèo, công nhân, lập ATM gạo, siêu thị cộng đồng…Đây chính là sự hỗ trợ cần thiết cho người dân thành phố Hồ Chí Minh đang rất khó khăn khi dịch bệnh hoành hành; còn chưa kể đến việc huy động đội ngũ y, bác sĩ từ các địa phương trong cả nước vào thành phố Hồ Chí Minh để chống dịch.

Tuy nhiên dịch bùng phát là do ý thức của một bộ phận người dân còn thờ ơ trước những nguy hiểm của dịch bệnh. Điều quan trọng nhất lúc này là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, tích cực phòng, chống và chiến thắng dịch bệnh Covid-19./.

 

 

 

 

 

CÁI GIÁ CHO NHỮNG KẺ XUYÊN TẠC SỰ THẬT

 

Chia sẻ thông tin hư cấu, thiếu kiểm chứng về "bác sĩ Trần Khoa", 2 chủ tài khoản Facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” đã bị xử phạt hành chính theo quy định.

Liên quan đến thông tin "bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường cho sản phụ" được đăng tải và lan truyền trên mạng Internet những ngày qua, chiều 9/8, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã có buổi làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản Facebook "Nguyễn Đức Hiển" và "Hoàng Nguyên Vũ".

Tại buổi làm việc, 2 chủ tài khoản Facebook này thừa nhận, do mong muốn chia sẻ cảm xúc đối với sự hy sinh của "bác sĩ Khoa" nhưng thiếu kiểm chứng thấu đáo nguồn tin nên đã vô ý chia sẻ thông tin theo nội dung đăng tải trên tài khoản Facebook "Trần Khoa". Và nội dung này là không có thật.

Được biết, trên tài khoản cũng đã kịp thời gỡ bài và đăng lời xin lỗi. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định nội dung tin nêu trên là tin giả, không có thật.

Cùng ngày, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai chủ tài khoản Facebook này về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Trước đó vào tối 7/8, theo thông tin trên mạng xã hội và từ Facebook của "bác sĩ Khoa" đã chia sẻ thông tin vị "bác sĩ" này đã quyết định rút ống thở của mẹ để nhường lại sự sống cho sản phụ và thực hiện cuộc mổ bắt con thành công.

Qua xác minh từ các cơ quan chức năng có liên quan của TP.HCM, ngày 8/8 Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFVC) khẳng định thông tin nêu trên là tin giả. Được biết hình ảnh trên tài khoản Facebook "Trần Khoa" là hình ảnh Phó Giáo sư Toh Wei Seong, hiện đang sinh sống tại... Singapore.

 

 

 

TRÒ HỀ TỪ CUỘC “THI VIẾT VỀ COVID-19” ĐƯỢC HẬU THUẪN BỞI CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

Các đối tượng chống đối, bất mãn, một số cá nhân có tư tưởng, nhận thức sai lệch, gom vào các group, hội, nhóm kín như “Công dân - góc nhìn báo chí”; “Đấu trường dân chủ”… để cung cấp tin, hình ảnh, đưa ra các bài viết, bình luận, lan truyền chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam. Nhận diện “Truyền thông đen” phá hoại công cuộc phòng, chống COVID-19

Thời gian qua, tình hình dịch COVID -19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Bên cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp đảng, chính quyền, của đội ngũ y tế, lực lượng vũ trang sát cánh cùng nhân dân thì trên không gian mạng, một số cá nhân, tổ chức lại cố tình phớt lờ những công sức đó, tìm cách xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây phức tạp tình hình, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước.

Một số cá nhân, tổ chức, bên cạnh những tài khoản hiện có, đã tiến hành xây dựng hệ thống kênh tin truyền thông trải đều trên các nền tảng mạng xã hội như you tobe, face book, blog, instagram… với lượt người theo dõi và tương tác lớn như BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt, Chân trời mới, Việt Tân…

Đi liền với đó là tập hợp các đối tượng chống đối, bất mãn, một số cá nhân có tư tưởng, nhận thức sai lệch, gom vào các group, hội, nhóm kín như “Công dân - góc nhìn báo chí”; “Đấu trường dân chủ”… để cung cấp tin, hình ảnh, đưa ra các bài viết, bình luận, lan truyền chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam. Nhiều người trong và ngoài nước đã thông qua các tin bài trong group để đưa lên các các trang cá nhân, diễn đàn với sự đa dạng về nội dung và đối tượng tiếp cận như nhân danh chuyên gia y tế, chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự của người trong khu cách ly, quan điểm của người được cho là nổi tiếng, nghệ sĩ, trí thức… Từ đó, họ mở rộng các góc độ tiếp cận cho người đọc để tiến hành xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng các số liệu về tình hình phòng, chống dịch COVID - 19 ở Việt Nam. Thông qua hệ thống các trang tin trên, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã không ngừng đăng tải các thông tin, nội dung xuyên tạc sự thật lên mạng xã hội theo hiệu ứng “sóng nước”, tạo thành một làn sóng thông tin sai lệch tràn ngập, gây hoang mang cho người dân. Đây được coi là phương thức phổ biến và nguy hiểm mà các đối tượng xấu lợi dụng, dễ kích động người dân trong việc tuyên truyền, xuyên tạc thông tin trên mạng internet.

Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trên không gian mạng ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều kẽ hở, dẫn đến việc một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước “lách luật”. Các loại hình tội phạm mới trên không gian mạng đã lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt là việc tận dụng nền tảng mạng xã hội có máy chủ đặt ở ngoài nước như Facebook, Youtobe, Tik Tok… sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý và áp các chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với các tài khoản người dùng có hoạt động tuyên truyền, đưa tin sai sự thật và xâm phạm an ninh Quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam. Có thể kể đến như hoạt động lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý và sử dụng tên miền của các web trên không gian mạng để lập các trang web giả của cơ quan, tổ chức Nhà nước để tiến hành đăng tải các nội dung tuyên truyền, thông tin sai sự thật về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 khiến cho người đọc khi truy cập khó phân biệt được đâu là trang tin thật, đâu là trang tin giả. Hoặc một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng để đưa ra quan điểm, phát ngôn thiếu chuẩn mực với mục đích kích động khiến người dân hiểu sai về công tác phòng, chống dịch, đưa ra lời lẽ mang tính chia rẽ, kỳ thị, phân biệt vùng miền, các bài viết gợi lại về “những giá trị” của chế độ ngụy quyền trước 1975.

Ngoài ra, các đối tượng còn tiến hành tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với giải thưởng có giá trị về vật chất trên không gian mạng như cuộc thi viết bài về tình hình thời sự, chính trị, xã hội trong nước trong bối cảnh dịch COVID-19 do nhóm “Tuổi trẻ Việt Nam và đất nước” phát động, với phần thưởng là máy tính xách tay macbook air, ipad, iphone, qua đó đã thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều người, nhất là học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Việc tổ chức các cuộc thi này chỉ là cái cớ nhằm lấy giá trị tiền bạc của giải thưởng để che giấu ý đồ thu thập thông tin, cũng như âm mưu tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên không gian mạng, tạo cơ hội để các đối tượng xấu viết bài đả phá chế độ. Qua đó, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thu được nhiều tin tức về tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam, đồng thời còn tác động đến nhận thức của những người tham gia viết bài, gây hiểu sai về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác phòng, chống dịch COVID -19.

Do cuộc thi được tổ chức trên mạng xã hội, người đoạt giải được nhận giải qua đường bưu điện, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc dưới các dạng hỗ trợ, khen thưởng khác nên gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước, nhất là khi các đối tượng sử dụng các tài khoản nặc danh, ẩn danh để đưa tin, bài, che giấu nhân thân, mã hóa thông tin.

Nhìn lại các cuộc “cách mạng màu” bạo loạn lật đổ ở nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm qua như Lybia, Sirya, Ukaraina, Hồng Kông - Trung Quốc, không khó để nhận thấy các đối tượng cầm đầu và các đối tượng ở nước ngoài đã sử dụng không gian mạng như một phương thức lợi hại nhất để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, tiến tới tập hợp những người có quan điểm, tư tưởng chống đối Nhà nước, từ đó chỉ huy, điều hành các cuộc biểu tình, gây rối an ninh, trật tự.

Tại Việt Nam, phương thức xuyên tạc, kêu gọi tụ tập biểu tình trên các nền tảng mạng xã hội không còn mới mẻ mà đã được các đối tượng triệt để lợi dụng trong các vụ việc biểu tình, gây rối an ninh trước đây như biểu tình, gây rối tại Bình Dương và Hà Tĩnh (năm 2014) khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; lợi dụng biểu tình, gây rối sau vụ FOMOSA xả thải gây ô nhiễm và vụ bạo loạn tại Phan Rí Cửa, tỉnh Bình Thuận liên quan đến việc phản đối Luật Đặc khu…

Việc sử dụng mạng xã hội khi xảy ra các vụ việc nhạy cảm, phức tạp hay các vấn đề thu hút sự chú ý của người dân như công tác phòng, chống dịch COVID - 19 để xuyên tạc, bịa đặt, tiến tới kích động luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến tình hình an ninh, trật tự và hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Việt Nam là một trong những quốc gia mà các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước âm mưu tiến hành các bước chuyển hóa “cách mạng màu” trong chiến lược “Diến biến hòa bình” nhằm biến thành một quốc gia bất ổn, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự đa dạng các nền tảng mạng xã hội đã biến không gian mạng thành một thế giới ảo rộng lớn, nơi con người ở quốc gia này có thể gặp gỡ giao lưu với con người ở quốc gia khác mà không cần phải di chuyển hay lo về ngôn ngữ bất đồng. Đây cũng là môi trường để một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước triệt để lợi dụng với những phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, cũng như không theo các quy luật truyền thống như thay vì các đối tượng phải sang một nước thứ ba để tập huấn về bất bạo động, nhận hỗ trợ tài chính và dễ dàng bị lộ, bị bắt khi về nước thì ngày nay, thông qua mạng xã hội, các đối tượng dễ dàng nhận tài liệu, tham gia các lớp tập huấn, nhận nhiệm vụ tại các nhóm kín có tính bảo mật cao…

Từ đó nhận chỉ thị về việc đăng tải các nội dung sai sự thật về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam với sự lan tỏa rộng rãi, tạo nên sự hoài nghi, sự hoang mang trong người dân về tình hình dịch bệnh, hướng tới các hoạt động gây khó khăn cho các công tác phòng, chống dịch, tiến tới kích động người dân tụ tập biểu tình, gây mất an ninh, trật tự.

Do đó, việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước xuyên tạc, bịa đặt về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 tại Việt Nam, góp phần nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm của người dân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều hết sức cần thiết.

 

 

 

MỤC ĐÍCH ĐẰNG SAU NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC

VỀ CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG

   

    Thời gian qua, với sự phát động của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang bước vào chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với mục tiêu tiêm 150 triệu mũi cho khoảng 75 triệu người. Đây có thể nói là chiến dịch tiêm chủng quy mô nhất trong lịch sử với sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị và toàn dân. Do đó, để chiến dịch tiêm chủng thành công luôn đòi hỏi sự đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ và trách nhiệm cộng đồng của toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, không ai khác những kẻ xưng danh là nhà dân chủ, các trang tin phản động hay những “anh hùng bàn phím” trên mạng đang ra sức đăng tải các bài viết quy chụp, xuyên tạc về chiến dịch tiêm chủng. Vậy mục đích thật sự của chúng là gì?

       Dạo một vòng mạng xã hội, chúng ta có thể thấy các phát ngôn của các nhà tự xưng dân chủ hay các trang tin Việt Tân, Chân Trời mới media … liên tục đăng tải thông tin xuyên tạc một cách trắng trợn, sai sự thật về chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra trên cả nước, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các bài viết xoay quanh chủ đề xuyên tạc phân chia vắc xin cho các địa phương, các đối tượng ưu tiên hay thậm chí các loại vắc xin dùng để tiêm chủng. Đơn cử những ngày gần đây, chúng tăng cường xuyên tạc việc Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tiêm chủng vắc xin Sinopharm với những bài viết đại loại như tại sao Hà Nội thì được tiêm vắc xin Mỹ và Anh, còn Thành phố Hồ Chí Minh phải tiêm vắc-xin Trung Quốc? Chúng xuyên tạc một cách trắng trợn, “nói không, thành có”, bởi lẽ sự thật Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tiêm chủng vắc xin Sinopharm là do Thành phố Hồ Chí Minh chủ động nhập cho riêng Thành phố để phòng, chống dịch cấp bách hiện nay và vắc-xin này hiện nay cũng đã được WHO, Bộ Y tế, cùng 51 quốc gia trên thế giới đã phê duyệt và đi vào sử dụng. Do đó, mục đích thật sự nguy hiểm, thâm độc của những luận điểm xuyên tạc, vu khống kia chính là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa Nhân dân và hệ thống chính trị để đạt được những mục đích chính trị hèn hạn, nhơ bẩn.

      Bài học lịch sử để lại, mỗi người dân Việt Nam đều khắc ghi đó là một Việt Nam bất ổn sẽ là “miếng bánh ngon” cho những thế lực thù địch xâu xé. Hiện nay, những kẻ xấu muốn thổi phồng câu chuyện vắc xin để gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận, kích động tâm lý nghi ngờ trong cộng đồng, tìm cách phủ nhận thành công của Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng với mục đích chính là gây khó khăn, cản trở cho công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Và một điều tất yếu, khi công tác phòng, chống dịch mà Việt Nam đề ra không đạt được sẽ nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và đó là mảnh đất mầu mỡ để chúng khai thác chống Việt Nam.

      Đáng buồn thay, khi cả nước đang gồng mình chống dịch thì có những kẻ lợi dụng dịch bệnh và những ngày gần đây là lợi dụng chiến dịch tiêm chủng để đưa thông tin xuyên tạc nhằm phục vụ các lợi ích cá nhân tầm thường. Ở đây, chính là chúng ta nhắc đến những “anh hùng bán phím”, “virus trục lợi” hay những kẻ “ếch ngồi đáy giếng”, “chuyên gia dởm”. Những kẻ chỉ biết ngồi một chỗ lấy kiến thức “chổi cùn” của mình để phán xét về chiến dịch tiêm chủng và hiệu quả của vắc - xin với mục đích chính là hoang tưởng, khoe khoang, đùa cợt thậm chí là kiếm tiền cho bản thân.

      Chính vì vậy, mục đích thật sự của những luận điệu xuyên tạc chiến dịch tiêm chủng đó là phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; gây khó khăn, cản trở cho công tác phòng, chống dịch của Việt Nam và phục vụ lợi ích cá nhân. Do đó, hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta cần kiên quyết chống lại những luận điệu xuyên tạc chiến dịch tiêm chủng để chiến dịch tiêm chủng đạt mục tiêu đề ra góp phần vào thắng lợi đại dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay./.

 

CÓ QUAN ĐIỂM BÌNH LUẬN VIỆT NAM MAY MẮN TRONG

PHÒNG CHỐNG COVID-19 LÀ "KHÔNG KHÁCH QUAN"

 

Đây là nhận định được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đưa ra trong buổi họp báo thường kỳ ngày 24/6, liên quan đến bài báo của New York Times cho rằng những ổ dịch mới và biến thể COVID-19 mới sẽ đặt dấu chấm hết cho may mắn của Việt Nam.

Trước đó, một bài viết đăng tải trên tờ New York Times đầu tháng 6 có đoạn cho rằng: "Việt Nam từng tự hào về thành tích khoanh vùng dịch trong quá khứ nhưng giờ đây ổ dịch nhóm truyền giáo tại thành phố HCM và sự nổi lên của một biến thể virus chết người mới sẽ đặt dấu chấm hết cho may mắn trong quá khứ của Việt Nam".

Phản ứng trước bình luận này, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Nói Việt Nam may mắn trong công tác phòng, chống dịch bệnh là hoàn toàn không khách quan. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam đã có những quyết sách, chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương đến địa phương".

Tranh cổ động phòng chống dịch COVID-19 được treo tại các địa điểm công cộng ở Việt Nam.

Cụ thể, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp kịp thời, quyết liệt, trong đó có những biện pháp lần đầu tiên được áp dụng trong công tác phòng chống dịch như: ngăn chặn sự lây lan từ bên ngoài bằng cách hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức khoanh vùng, dập dịch, truy vết người tiếp xúc với nguồn bệnh trong phạm vi phù hợp, kiểm soát chặt chẽ bên trong cách khu vực phong tỏa, cách ly những người lây nhiễm và những người có tiếp xúc gần với nguồn bệnh một cách hiệu quả.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh bình thường mới, Bộ Y tế cũng đã đưa ra thông điệp 5K và gần đây nhất là 5K+vaccine để kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng thực hiện, chung sống an toàn với đại dịch. Việt Nam cũng tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ góp phần làm tăng cường hiệu quả của việc phát hiện, truy vết, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh.

"Với quyết tâm, nỗ lực và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, của người dân và đặc biệt là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, Việt Nam đã vượt qua 3 đợt bùng phát dịch bệnh. Phát huy những kinh nghiệm thành công trong việc đối phó với các đợt bùng phát dịch bệnh trước, cùng với sự hiểu biết và năng lực ngày càng cao của đội ngũ của nhân viên y tế và năng lực xét nghiệm, Việt Nam cũng đang từng bước kiểm soát được đợt bùng phát thứ 4, đồng thời cũng đảm bảo đời sống, sản xuất của người dân", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Cũng theo bà Lê Thị Thu Hằng, hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả Chiến lược vaccine và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm vaccine trên phạm vi cả nước theo lộ trình phù hợp, khoa học và hiệu quả để tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, những kết quả trong công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã được cộng đồng quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều quốc gia ghi nhận, đánh giá cao. Dư luận báo chí, kể cả báo chí Mỹ cũng nhận định Việt Nam là hình mẫu trong phòng chống dịch bệnh.

 

 

Tỉnh táo trước âm mưu của các thế lực thù địch chống phá Quân đội ta

Thời gian qua, lợi dụng các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch lại liên tục tuyên truyền chống phá Quân đội ta. Những âm mưu, thủ đoạn đó tuy chưa thể làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội ta, nhưng sự tồn tại của âm mưu này là hết sức nguy hiểm. Trong các luận điệu của mình, các thế lực thù địch không trực tiếp bàn về vấn đề lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, về bản chất giai cấp công nhân của quân đội, không bàn về “đổi mới xây dựng quân đội”, “nghiên cứu mô hình xây dựng quân đội hiện đại”… mà chúng lại lợi dụng những sơ hở trong sinh hoạt, học tập, huấn luyện của một số đơn vị khi có sự việc nội bộ xảy ra, cố tình tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tạo áp lực xã hội để thay đổi cách thức lãnh đạo, lay động nhận thức, thái độ, niềm tin, tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội và trong quân đội.

Nhận thức rõ âm mưu này, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tăng cường quán triệt tới mọi quân nhân, thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sĩ. Bởi vì, bản lĩnh chính trị của bộ đội ta là yếu tố cơ bản, then chốt tạo nên sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội và từng đơn vị, giữ vai trò định hướng thúc đẩy hành động và hành vi của bộ đội. Đây là một trong những biện pháp quan trọng, nhằm bảo đảm cho các đơn vị trong quân đội đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống; là biện pháp trực tiếp đánh bại âm mưu thủ đoạn của kẻ thù hòng phá hoại quân đội về tổ chức, làm suy giảm khả năng và vô hiệu hóa sức mạnh chiến đấu của quân đội làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố chính trị tư tưởng của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta.

Bên cạnh đó là làm tốt công tác quản lý nội bộ đơn vị nhằm chống lại có hiệu quả mưu đồ nắm bắt thông tin nội bộ của một số đối tượng. Do đó, nội dung quản lý chính trị nội bộ ở trong từng đơn vị phải toàn diện; đặc biệt, trong nhiệm vụ huấn luyện, học tập, công tác. Trong phòng chống “Diễn biến hòa bình” về chính trị tư tưởng cần tập trung vào quản lý lập trường quan điểm, thái độ chính trị, các mối quan hệ của từng quân nhân. Đồng thời, làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng như công an, cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở nắm chắc tình hình an ninh chính trị, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Phòng chống “Diễn biến hòa bình”, của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, bảo vệ quân đội là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của dân tộc ta. Kiên định sự lãnh đạo của Đảng, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, thường xuyên cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao, nâng cao sức mạnh tổng hợp của quân đội, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống có thể xảy ra là trực tiếp góp phần đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, của các thế lực thù địch đối với quân đội ta./.

TMT 20/7

Hãy nhận định vấn đề một cách tỉnh táo, khách quan, toàn diện.

Quân đội nhân dân Việt Nam “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu”… là truyền thống cực kỳ quý báu, nền tảng, cội nguồn sức mạnh chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, kết tinh thành biểu trưng sáng ngời “Bộ đội Cụ Hồ”. Thế nhưng, trong âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các thế lực thù địch luôn tập trung tìm mọi cách để phá hoại cội nguồn sức mạnh của Quân đội, dân tộc, cố tình xuyên tạc, phủ nhận bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, kích động, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết gắn bó “máu - thịt”, “cá - nước” giữa quân và dân bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiêu thức thâm độc.

Chúng triệt để lợi dụng các vụ việc vi phạm kỷ luật của một vài quân nhân để viết bài, thổi phồng làm sai lệch sự việc. Cá biệt, chúng còn sử dụng một số vụ việc đã được xử lý từ trước và cắt ghép hình ảnh tung lên mạng xã hội nhằm làm ảnh hưởng tới phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng Nhân dân. Những ngày gần đây trên các trang mạng xã hội liên tục xuất hiện các thông tin, bài viết liên quan đến cái chết của đồng chí Trần Đức Đô (Sinh năm 2002, đơn vị Trường Quân sự Quân khu 1. Trong các bài viết, có nhiều nội dung quy chụp, kích động mặc dù đã có kết luận của cơ quan chức năng. Cá biệt một số tài khoản còn giật gân, đưa ra các thông tin không đúng thực tế nhằm câu like, hướng lái dư luận hiểu sai về bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trước hết chúng ta thấy rằng, đây là một mất mát lớn đối với gia đình, đơn vị Quân đội và toàn xã hội. Việc chia sẻ nỗi đau đối với đơn vị, gia đình là truyền thống đạo lý của dân tộc ta Vậy đề nghị mọi người hãy tin tưởng vào pháp luật đừng để bị kích động bởi các phần tử xấu độc, thế lực thù địch đang tìm cách làm hủy hoại uy tín, hình ảnh cao đẹp của Quân đội trong lòng Nhân dân, phủ nhận giá trị và thành quả, truyền thống tốt đẹp của Quân đội của dân, do dân vì dân.

Thực tế những năm qua trong Quân đội cũng đã từng có các vụ việc quân nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật. Đó chỉ là thiểu số, cá biệt với tỷ lệ phần trăm rất nhỏ, là việc không có bất kỳ một cá nhân, một tổ chức hay gia đình nào mong muốn. Những vụ việc trên đều được cấp ủy, chỉ huy đơn vị, cơ quan chuyên môn của Quân đội và pháp luật giải quyết một cách thấu tình đạt lý. Chưa có vụ việc nào để gia đình người thân phải khiếu kiện lâu dài, gây uất ức trong lòng Nhân dân. Bên cạnh đó, bản chất truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Quân đội mang bản chất giai cấp công nhân của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt của Đảng cộng sản Việt Nam. Một Đảng suốt đời phấn đấu hy sinh bảo vệ quyền, lợi ích và nguyện vọng của Nhân dân. Và Quân đội từ Nhân dân mà ra, từng cán bộ, chiến sĩ đang huấn luyện, công tác trong Quân đội là con em của Nhân dân. Trong mọi vụ việc, dù lớn hay bé khi xảy ra, cấp ủy, lãnh đạo chỉ huy các cấp đều xử lý một cách công minh, chính xác tuần tự từ dưới lên trên, với sự đóng góp ý kiến dân chủ rộng rãi của mọi quân nhân. Quan điểm của Đảng và Quân đội lấy kỷ luật tự giác nghiêm minh để quản lý đơn vị. Mọi người, mọi quân nhân đều bình đẳng trước pháp luật, kỷ luật, mọi vấn đề phải được xem xét toàn diện, cụ thể, tỉ mĩ trước khi đưa ra kết luận.

Mỗi người dân yêu nước hãy nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo, khách quan, toàn diện. Không rơi vào bẫy của các thế lực phản động thù địch. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tăng cường quản lý, giáo dục định hướng cho bộ đội trước các luồng thông tin không chính thống trên mạng xã hội. Đặc biệt, kiên quyết, đấu tranh quyết liệt với những âm mưu mang tính kích động chia rẽ, phá hoại đoàn kết quân dân của các thế lực thù địch, phủ nhận thành quả, giá trị của Quân đội qua gần 80 năm xây dựng chiến đấu gắn bó máu thịt với Nhân dân./.

TMT

 

Trương Định - Anh hùng nặng nợ nước non: Khiến quân Pháp 'thất điên bát đảo', còn vua Tự Đức rất nể trọng

 Anh hùng Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Gia Định Trương Cầm. 

Trong "Lãnh binh Trương Định truyện, Nguyễn Thông (một anh hùng cứu nước thời đó) đã viết: Trương Định là người có dáng mạo khôi ngô. Do là con nhà võ quan nên Trương Định thông hiểu binh thư, võ nghệ. 

Năm 1844, ông theo cha vào Nam. Sau đó hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Nguyễn, ồn chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở đất Gò Công. 

Khi quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng vì không chiếm được 'yết hầu' của triều đình Huế, chúng kéo quân vào Gia Định tháng 2 năm Kỷ Mùi (1859) hòng chiếm "vựa lúa", cắt nguồn lương thực. Khi thấy kẻ thù xâm lăng, Trương Định mang cơ binh của đồn điền mình đến gia nhập đội quân của triều đình để chống giặc.

Chính sử Đại Nam thực lục có chép: "Phó quản cơ Gia Định là Trương Định (người huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, con viên Lãnh binh Trương Cầm) chiêu mộ những thủ dõng, có nhiều người đi theo, thường cùng quân Tây dương chống đánh nhau đắc lực. Thự Tuần phủ là Đỗ Quang đem việc tâu lên. Vua cất nhắc cho làm Quản cơ, rồi lĩnh chức Phó Lãnh binh. (Khi ấy Đỗ Quang chiêu vỗ Trương Định mộ thành 6 cơ, gần hơn 6.000 người)”.

anh-hung-nang-no-nuoc-non-khien-quan-phap-that-dien-bat-dao-la-ai-9

Trương Định vốn được dân tin yêu nên được kiêm làm đầu mục quân mộ nghĩa ở Gia Định. Ông “đóng đồn ở xứ Gò Thượng (thuộc huyện Tân Hòa) thường ra đánh úp quân Tây dương. Nghĩa sĩ nhiều người đi theo”. Dưới sự chỉ huy của ông, nghĩa quân đã giành nhiều thắng lợi.

Lúc bấy giờ, đối với việc đánh Pháp, triều đình Huế chia thành 2 phe: chủ chiến và chủ hòa. Đến tháng 6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất, cắt cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Triều đình lệnh Trương Định giải tán nghĩa quân.

Về việc này, chính sử chép: "Từ khi hòa ước đã thành, thông dụ cho Nam kỳ nghỉ quân, đổi Trương Định về Phú Yên. Khi ấy những người ứng nghĩa ở Gia Định, Định Tường, Biên Hòa không chịu theo, tụ họp đoàn kết, sau tôn Trương Định làm người đại đầu mục, tâu bày xin ra đánh giặc. Đình thần cho rằng việc miền Bắc đang khẩn mà việc miền Nam chưa có cơ hội. Lại sai Phan Thanh Giản đi hiểu dụ. Trương Định lâu không đến nhận chức, bèn cách chức hàm”.

Nhưng thực tế lòng dân vẫn quyết đánh Pháp nên đã suy tôn anh hùng Trương Định làm đại đầu mục, là Bình Tây đại nguyên soái thống lĩnh nghĩa quân đánh giặc. Vì nhân dân, ông kháng lệnh vua Tự Đức, không nghe theo lời hiểu dụ của Phan Thanh Giản và ở lại đất Gò Công cùng nhân dân chống quân Pháp.

Dù không theo lệnh vua triệt binh thi hành Hòa ước nhưng hành động của Trương Định cũng bởi vì nước nên theo Thi văn quốc cấm thời thuộc Pháp "Triều đình vẫn ngầm giúp đỡ ông và bí mật đưa sắc vào phong cho ông với chức mà dân chúng đã tôn lên, mặc dù mặt ngoài thì công khai cách hết mọi chức tước".

Danh tiếng của Trương Định vang dậy khắp đất Nam Kỳ lục tỉnh. Mỗi chiến thắng của nghĩa binh lại làm nức lòng đồng bào. Cụ Đồ Chiểu trong bài thơ liên hoàn (12 bài) "Khóc Trương Định" đã khen rằng:

Trong Nam tên họ nổi như cồn,

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.

Dấu đạn hỡi rêm tầu xích diện,

Hơi gươm thêm rạng vẻ Hoàng môn.

Trong Cận đại Việt sử diễn ca đã ngợi ca ông là:

Dân Gò tiết nghĩa rạng ngời,

Tướng Trương Công Định gồm tài lược thao.

Viết về những chiến quân oanh liệt của nghĩa quân Trương Định, trong công trình Khởi nghĩa Trương Định đã có thống kê chi tiết. Tỉ như: trận tấn công Chợ Lớn (đêm 6/4/1862); cuộc tập kích đồn Rạch Tra, Bến Lức, vây đồn Phước Hòa cuối năm Nhâm Tuất (1862)… phục kích toán quân của Tiểu đoàn trưởng Coquet; bẻ gãy cuộc tấn công của địch vào căn cứ Gò Công… đầu năm Quý Hợi (1863)… Hoạt động của nghĩa quân làm nức lòng dân chúng, còn thực dân Pháp và tay sai, thì bao phen "thất điên, bát đảo". 

anh-hung-nang-no-nuoc-non-khien-quan-phap-that-dien-bat-dao-la-ai-8
Tượng đồng anh hùng Trương Định

"Thi văn quốc cấm thời Pháp" có ghi chép: Ngày 19/8/1864 (dương lịch), Trương Định cùng 30 chiến sĩ tâm phúc về làng Gia Thuận ở bên sông Vàm Láng để quan sát địa hình địa vật "thì bị tên phản tặc Huỳnh Công Tấn (tức Lãnh binh Tấn) nửa đêm đem quân Pháp về mai phục dưới bãi cỏ để đợi trời hừng sáng nổ súng".

Khi hai bên giáp trận cực chiến quyết liệt, vị chủ tướng Trương Định "bị một viên đạn trúng  giữa xương sống và thác liền tại trận. Năm ấy mới 44 tuổi". Nhưng trong "Lãnh binh Trương Định truyện", Nguyễn Thông cho biết đoạn kết của vị tướng anh hùng là "Tấn lén sai người đầu thú với giặc, dẫn binh phục kích, Định bị thương, rút dao đeo bên người tự vẫn chết".

Trong bài "Nén hương hoài cổ Trương Định" đăng nơi tập san Sử Địa, số chuyên đề "Đặc khảo về Trương Công Định" ta được biết rằng theo ghi chép trong "Les premières années de la Cochinchine" của P. Vial, người trực tiếp coi mặt Trương Định khi chết, đã miêu tả trận giao phong: "Lúc bấy giờ Tấn chĩa súng sáu bắn ngay Định và hô lớn cho các mã tà bảo nhả đạn, mặc dầu Tấn có ý bắt sống. Một viên đạn trúng đích, Định bị gãy xương sống té xuống đất. Năm thây chết trong số đó có Quản Định". Vậy là:

Tiếng xưa Đám lá tối trời,

Có ông Trương Định trãi phơi gan vàng.

Cái chết của anh hùng họ Trương gây niềm xúc cảm lớn lao khắp nơi miền Nam Kỳ lục tỉnh. Cụ Đồ Chiểu viết "Điếu Trương tướng quân văn", có câu thương tiếc khóc than bi ai:

"Ôi!

Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp thuở gian truân;

Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử mắc nơi họa hại.

Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ bình Tây;

Nay thác về thần, xin vâng hộ một câu phục thái".

Dẫu thân tan vào lòng đất mẹ, nhưng sự ngưỡng vọng của dân đối với anh hùng họ Trương thì mãi còn đó. 

anh-hung-nang-no-nuoc-non-khien-quan-phap-that-dien-bat-dao-la-ai-0
Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định ở Gò Công

Trong "Gò Công xưa" cho biết, khi Trương Định chết, được chôn cất, mộ ông được xây cất giáp năm Giáp Tý (864) bằng đá ong trộn nước ô dước. Nơi bia mộ ghi: "Đại Nam Bình Tây Đại tướng quân Trương Công Định chi mộ".

Khi người Pháp biết chuyện này đã cho phá bia đi. Nhưng một thời gian sau bia lại được sửa lại, khắc lên dòng chữ: "Đại Nam, Phấn dõng Đại trướng quân quy tặng Ngũ quân quận công". Lăng mộ ông nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, quanh năm được hương khói phụng thờ.

Các quan sĩ Pháp dù ở phía bên kia chiến tuyến, coi anh Hùng Trương Định là giặc nhưng đa phần đều thán phục tài năng của ông. J. Silvestre có lời khen: "Ông ta là một người thông minh, lanh lợi, can đảm và bất khuất; ông ta được thúc đẩy bởi sự thù ghét người ngoại quốc cũng như bởi lòng trung thành với nước An Nam". 

Còn theo Châu bản triều Nguyễn, sau khi Trương Định chết, vua Tự Đức nghĩ tới tấm lòng trung nghĩa của Trương Định nên đã không trách tội kháng mệnh vua mà còn dành nhiều ưu ái đối với vợ con ông. 

Năm Tự Đức thứ 27(1874), vợ Trương Định là Nguyễn Thị Thưởng được chỉ chuẩn cho “cấp mỗi tháng 20 quan tiền, 2 phương gạo, hết đời thì thôi”. Năm Tự Đức thứ 31 (1878), các quan tỉnh Quảng Ngãi là Lãnh Bố chánh sứ Đoàn Dao, Lãnh Án sát sứ Ngô Trọng Tố dâng tấu xin ban cấp năm mẫu ruộng cho người kế tự để thờ cúng.

anh-hung-nang-no-nuoc-non-khien-quan-phap-that-dien-bat-dao-la-ai
Bản tấu ngày 5/10 năm Tự Đức thứ 31 (1878)

Sau đó, bản tấu ngày 24/3 năm Tự Đức 33 (1880) của Viện Cơ mật, Thương bạc khẳng định rõ việc cấp cho Văn Hổ năm mẫu ruộng để lo thờ cúng Trương Định. Đến năm Tự Đức thứ 34 (1881), nhà vua cho lập đền thờ Trương Định ở xã Tư Cung, tỉnh Quảng Ngãi để tỏ lòng thương xót người trung nghĩa. Đại Nam thực lục chép: “Làm đền thờ viên Lãnh binh đã chết tỉnh An Giang là Trương Định. Vua thương Định là người trung, năm trước đã cấp cho năm mẫu ruộng thờ cúng, đến nay lại sai làm đền ở xã Tư Cung, tỉnh Quảng Ngãi để thờ”.

Anh hùng Trương Định là một người kháng lệnh vua nhưng ông không bị trách tội. Thậm chí vợ con còn nhận được sự ưu ái, sau đó còn được cấp tự điền và lập đền thờ trên quê hương. Tất cả những điều này đủ cho chúng ta thấy vua Tự Đức đã rất coi trọng và dành nhiều ưu hậu đối với vị tướng trung nghĩa một lòng vì dân vì nước này. Và, cho dù cuộc khởi nghĩa của Trương Định chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng tấm lòng trung nghĩa với mảnh đất Gò Công, tấc lòng son với nhân dân mãi là một tấm gương cho hậu thế.

(ST)