Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

 

NHỮNG ‘KẺ’ CHỈ BIẾT ĐỔ LỖI!

 

 Chiêu trò ‘đổ lỗi’ trước biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam để hòng làm lu mờ thành quả, kích động tư tưởng thờ ơ, bàng quan, vô cảm của người dân hay thậm chí còn trắng trợn cổ vũ cho lối ‘quay lưng’ lại với những nỗ lực mà chúng ta đang cố gắng để vượt qua…

Đại dịch covid-19 đang diễn ra rất phức tạp với tốc độ lây lan nhanh, ở nhiều địa phương, số lượng người nhiễm tăng nhanh. Các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn là điểm nóng về tình hình dịch bệnh của cả nước. Cả hệ thống chính trị vẫn căng mình chống dịch nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khoẻ, tính mạng của người dân. Các biện pháp phòng, chống dịch Covid được các địa phương triển khai quyết liệt, chủ động, phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Cùng với đó là sự tham mưu cho Chính Phủ và chỉ đạo sâu sát, kịp thời, chính xác của Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế. Thế mà, trên trang facebook của Việt Tân ngày 25/7/2021 lại đăng bài của Phạm Ngọc Thắng xuyên tạc, vu cáo công tác chỉ đạo, các biện pháp áp dụng phòng, chống dịch covid-19 của chúng ta.

Theo đó, trong bài viết Phạm Ngọc Thắng đã đưa ra một nhận định thiếu chính xác, mang tính chủ quan rằng “Đặt ra những khái niệm F0, F1, F2, F3, F4… gây náo loạn xã hội.”. Nếu không đưa ra các khái niệm này liệu chúng ta kiểm soát các ca lây nhiễm không? Theo các chuyên gia y tế, các trường hợp F0, F1, F2, F3… được xác định cụ thể như sau: F0 là người được xác định dương tính với Covid-19. Những người này được cách ly, điều trị tại bệnh viện. F0 nên báo cho F1 về tình trạng của mình. F1 là người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người dương tính với Covid-19 F0 (Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện. Những người này tự báo cho F2 về tình trạng của mình). F2 là người tiếp xúc gần với F1 (Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ, làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác. Những người này tự báo cho F3 về tình trạng của mình). F3 là người tiếp xúc với F2 (Đeo ngay khẩu trang, báo cho cơ sở y tế gần nhất, tự cách ly, theo dõi tại nhà, tự báo cho F4 về tình trạng của mình). F4, F5 là người tiếp xúc với F3, F4 (Những người này cần tự cách ly, theo dõi ở nhà, báo cho cơ sở y tế gần nhất). Với những khái niệm trên là rất rõ ràng, khoa học thuận tiện cho việc truy vết, điều tra dịch tễ của bệnh nhân mắc covid-19. Từ đó cơ quan chức năng chủ động phân loại các trường hợp liên quan để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch covid một cách chính xác như cách ly, khoanh vùng, điều trị được hiệu quả. Nếu chúng ta không xác định rõ được F0, F1, F2, F3,… thì sẽ rất khó khăn trong kiểm soát các ca lây nhiễm, dịch bệnh sẽ không kiểm soát được. Thực tế, ngành y tế tập trung điều tra xử lý chính các trường hợp F1, F2 là vì cần tập trung đến nhóm này. Xử lý tốt nhóm này là cơ bản kiểm soát được chuỗi lây truyền. Khi thực hiện truy vết nhanh, xét nghiệm khẩn các F1 thì sẽ phát hiện sớm các trường hợp dương tính. Khi đó ngành y tế sẽ truy vết, khoanh vùng tiếp để cắt đứt nguồn lây. Nếu F1 âm tính thì đóng lại trường hợp này để tập trung cho hoạt động khác. Trong giai đoạn dịch bệnh đang bùng phát mạnh người dân lo lắng là điều hiển nhiên. Việc người dân chủ động nắm chắc thông tin điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 đó như một nếp sống mới để bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh không phải là náo loạn xã hội. Do đó, hoàn toàn không phải như nhận định phiến diện của Phạm Ngọc Thắng. Y đã dùng cái đầu mụ mị, chỉ nhìn thấy những ký tự trên bàn phím mà cào chứ đâu thấy được hoàn cảnh khó khăn của người dân do dịch covid gây ra mà lại nói do “Đặt ra những khái niệm F0, F1, F2, F3, F4.. gây náo loạn xã hội”. Như vậy, việc chúng ta xác định các khái niệm nêu trên là phù hợp và khoa học.

 

Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh7F5N6QzyCgZqkewO2D8ghhorkiTzudKLZEK8JX-65LCoMdTX2acbxL9pzYRkXHm4c6z7YGyUWsfyUqkNK8QVz2vtZh9FCEXmvoX0FlKpVvpnm2av9T1-FzXo7U9bENcw74E7t0Zuz2V-z/s16000/21.png

 

Không những thế, Phạm Ngọc Thắng đã ngang nhiên vu cáo chúng ta áp dụng các biện tiêu cực đối với những người nhiễm covid không triệu chứng rằng “Gọi những người nhiễm virus không có triệu chứng là bệnh nhân rồi xúc phạm quyền riêng tư, xúc phạm nhân phẩm họ, nhốt giữ, …, đối xử với đồng bào tôi như tội phạm.”. Thực tế, ở nước ta những người nhiễm Covid đều được coi là bệnh nhân. Theo Quyết định về “Hướng dẫn chăm sóc người bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV- 2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” do Bộ Y tế ban hành, người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch. Những người nhiễm Covid ở dạng nào cũng đều cần được chữa trị thì mới có cơ hội khỏi bệnh và tránh lây lan cho xã hội. Nếu hiểu như Phạm Ngọc Thắng thì những người nhiễm Covid không triệu chứng thì không coi là bệnh nhân là sai, có thể hiểu y là bác sĩ trình độ còn hạn chế. Vì nếu không là bệnh nhân thì không có biện pháp, kiểm soát, điều trị phù hợp thì sẽ là vật chủ làm lây lan dịch bệnh cho người xung quanh, sẽ rất nguy hiểm cho xã hội. Mọi người dân nhiễm Covid đều được Nhà nước ta quan tâm, bảo đảm điều kiện về nơi ăn, ở, cách ly, điều trị một cách tốt nhất. Không ở đâu trên thế giới mà tính mạng, sức khoẻ của người dân được bảo vệ như ở Việt Nam. Như thế, hiển nhiên là không có chuyện người bị nhiễm Covid không triệu trứng bị “xúc phạm quyền riêng tư, xúc phạm nhân phẩm họ, nhốt giữ, …, đối xử với đồng bào tôi như tội phạm.” như sự vụ cáo trắng trợn của Phạm Ngọc Thắng. Chính hắn mới là kẻ đang coi thường tính mạng của người dân, xúc phạm đến các lực lượng đang ngày đêm chiến đấu không ngừng nghỉ để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân ta trong đại dịch Covid.

Thậm chí, Phạm Ngọc Thắng còn xuyên tạc vô lối, sai lệch về việc đóng cửa một số bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân không đủ điều kiện phòng, chống dịch bệnh và việc cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid của ta rằng “Việc đóng cửa Cơ sở y tế, đóng cửa bệnh viện … là một Tội ác. Việc giữ người nhiễm virus không khởi bệnh trong bệnh viện làm tăng cấp thời, chật cứng số lượng giường bệnh, kiệt sức nhân viên y tế và cạn kiệt nguồn trang thiết bị y tế.”. Thứ nhất, phải khẳng định rằng chúng ta không đóng cửa tất cả bệnh viện và các cơ sở y tế mà đóng cửa những cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trong phòng chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Người dân vẫn thực hiện khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được phép hoạt động bình thường nhưng trong điều kiện dịch bệnh. Thứ hai, chúng ta quyết tâm bằng mọi biện pháp để cứu, chữa cho những bệnh nhân là một mình chứng không thể chối cãi được cho một Nhà nước của dân, đó dân, vì dân. Đúng là trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các ca nhiễm ngày càng tăng là áp lực rất lớn lên các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid từ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đến đội ngũ y, bác sĩ nhưng với sự chung tay, đoàn kết của cả dân tộc như từng đoàn từng đoàn cán bộ, y, bác sĩ từ các địa phương mang theo trang thiết bị y tế hành tiến vào Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Hay những nghĩa cử cao đẹp của các cá nhân, tổ chức đã ủng hộ Quỹ “phòng, chống dịch Covid-19”. Chúng ta đã xác định phương châm ngày từ khi dịch Covid xâm nhập vào Việt Nam là “ chống dịch như chống giặc” nhằm mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của người dân. Do vậy, việc chống dịch không phải là đi chơi, đi nghỉ mát mà rất nhiều khó khăn, vất vả có khi còn cả sự hi sinh ở đây là sự hi sinh của lực lượng tuyến đầu chống dịch, các y, bác sĩ đang ngày đêm cứu chữa người dân mắc covid-19. Như vậy, cách của Phạm Ngọc Thắng là không chữa trị cho những bệnh nhân nặng và cho họ về nhà chờ chết. Làm như hắn mới là “ một tội ác”.

Tóm lại, mục đích của Phạm Ngọc Thắng và Việt Tân rất rõ ràng, chúng muốn xuyên tạc, chống phá công tác phòng, chống dịch covid-19 của ta. Mà trước hết là làm cho nhân dân hiểu sai, hiểu mơ hồ về công tác phòng chống dịch bệnh của ta hiện nay, làm mất niềm tin của người dân với chính quyền các cấp, hoang mang lo sợ, dẫn đến náo loạn xã hội. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác phòng chống dịch covid của Nhà nước ta gặp khó khăn, dịch bùng phát mất kiểm soát. Như vậy, âm mưu của Phạm Ngọc Thắng và Việt Tân là rất thâm độc.

Thưa bạn đọc! Dẫu biết những lời lẽ của những kẻ như Phạm Ngọc Thắng và Việt Tân là không đúng sự thật, không ai tin. Chúng chỉ lợi dụng các vấn đề trong xã hội của của ta để xuyên tạc, suy diễn, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Nhất là tình hình đại dịch covid-19 hiện nay đang diễn ra phúc tạp thì hoạt động chống phá của chúng ngày càng điên cuồng. Mỗi chúng ta cần tỉnh táo trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhất là Việt Tân. Luôn chủ động, tích cực đấu tranh trên không gian mạng với các luận điệu của các thế lực thù địch. Tuyệt đối tin tưởng vào các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 mà Nhà nước ta đang thực hiện

 

 

VIỆT TÂN ĐÂU DỄ CHỐNG PHÁ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA?

 

Việt Nam - Cuba có thể nói như tình anh em trong nhà. Các nhà lãnh đạo Cuba đã rất nhiều lần khẳng định "Vì Việt Nam Cuba sẵn sàng hy sinh cả máu mình".

Nhìn lại lịch sử từ những năm Năm 1964, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn ác liệt nhất, khi anh hùng Núp sang thăm Cuba; Đồng chí Fidel Castro đã nhờ Anh hùng Núp về thưa với Bác Hồ rằng: Trong cuộc chiến đấu mới này, Việt Nam cần gì đã có Cuba bên cạnh.

Sau đó, giữa lúc đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, nhiều bác sĩ, nhân viên y tế Cuba đã sang giúp chữa trị cho các thương binh và người dân bị nạn. Bất chấp sự phong tỏa bằng bom, mìn của đế quốc Mỹ, các tàu Cuba vẫn cập cảng Hải Phòng vận chuyển hàng cứu trợ của nhân dân Cuba giúp nhân dân Việt Nam. Cuba là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và mời đặt cơ quan đại diện thường trú của mặt trận tại La Habana.

Phát biểu tại Hà Nội vào ngày 12-9-1973 trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, đồng chí Fidel Castro và nhân dân Cuba anh em đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội vào loại tầm cỡ lúc bấy giờ với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi (tại Hồ Tây, Hà Nội); Bệnh viện Việt Nam-Cuba (tại Đồng Hới, Quảng Bình); đường Xuân Mai; Trại bò giống Ba Vì; Xí nghiệp gà Lương Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng khẳng định: “Những người Việt Nam chúng tôi luôn khắc sâu trong trái tim mình câu nói bất hủ của đồng chí Fidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, và tại thời khắc thiêng liêng này, chúng tôi một lần nữa xin khẳng định lại tình đoàn kết chiến đấu kiên định trước sau như một với những người cộng sản và nhân dân Cuba anh em”.

Mặc dù Tình hữu nghị và sự ủng hộ của Cuba với Việt Nam từ trước tới nay là không thay đổi, Việt Nam cũng đã rất nhiều lần ủng hộ Cuba gạo, thuốc khi cần thiết.

Gần đây Cuba sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để có thể tự sản xuất Vaccin Covid-19.

Thế nhưng, vẫn với tật chống phá không có căn cứ, không cần lý do. Việt Tân đã đưa ra những nội dung hết sức vô lý cho rằng dân ta còn đói kém mà nhà nước ta lại ủng hộ gạo cho Cuba.

Đây là sự chống đối gây ảnh hưởng lớn đến tình hữu nghị giữa 2 nước mà chúng ta cần phải lên án và tỉnh táo không để bọn Việt Tân làm lung lạc sự tin tưởng và tình cảm giữa 2 nước.

 

 

TIN VUI VACCINE NANOCOVAX CỦA VIỆT NAM

VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA VIỆT NAM
Trong bối cảnh cả nước đang gồng mình chống chọi với đại dich Covid-19 và sự chống phá của các thế lực thù địch trên tất cả các chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước, tỏng đó có việc nhanh chóng giải quyết nguồn cung vắcxin thì tin vui, niềm hy vọng đến với mọi người dân Việt Nam đó là vaccine Nanocovax đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3a với việc tiêm 2 mũi cho 1004 người; giai đoạn 3b cũng đã hoàn thành tiêm mũi 1 cho 12.000 người và sẽ hoàn thành 2 mũi cho nhóm 3b vào 15/8. Giai đoạn 3 Nanocovax cũng đã thử nghiệm cho các nhóm người trên 60 tuổi (có cả TNV 81 tuổi) và những người có bệnh nền ổn định.

Đánh giá sơ bộ sau thử nghiệm giai đoạn 1, 2 và 3a: Nanocovax sinh kháng thể cao, sau 6 tháng xét nghiệm kháng thể vẫn ở mức cao, tất cả các TNV đều an toàn sau tiêm, không có ca nào phản ứng nặng, một số ít có sốt nhẹ, đau vết tiêm và tự hết trong 24 - 48h, không phải can thiệp y tế. Về hiệu quả bảo vệ, vaccine trung hòa xử lý được 6 loại virus, trong đó có chủng Delta, Alpha và Vũ Hán (giai đoạn 1, 2 thử trên virus Vũ Hán và Alpha, giai đoạn 3 tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với các biến chủng Delta và các chủng mới khác).

Ngày 22/7, Nanocovax cũng đã đăng 1 báo cáo khoa học trên tạp chí MedRxiv (thuộc đại học Yale và tổ chức BMJ), đồng thời các báo cáo khoa học khác cũng đang được tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet xét duyệt để đăng.
Hiện tại tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đang thẩm định hồ sơ, để đưa Nanocovac vào nhóm vaccine trong chương trình COVAX toàn cầu (cấp cho các nước Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Mỹ Latinh hiện vẫn đang thiếu), đồng thời có 30 quốc gia trên thế giới đã liên hệ đề nghị Nanocovax chuyển giao công nghệ để họ tự sản xuất, trong đó có Ấn Độ.

Với năng lực sản xuất 30 triệu liều/tháng, 360 triệu liều năm, Nanocovax không những đáp ứng đủ nhu cầu cho Việt Nam (trong năm 2022) mà còn xuất khẩu theo chương trình Covax của WHO.

 

VẠCH TRẦN NHỮNG ÂM MƯU THÂM ĐỘC!

 

Trong các hoạt động chống phá hiện nay, thế lực thù địch gia tăng xuyên tạc về vai trò lãnh đạo và nền tảng tư tưởng của Đảng. Mạc Văn Trang có “Chuyện tách đảng làm đôi”, kêu gào: “Việt Nam phải đa đảng cạnh tranh, phải tam quyền phân lập, tự do ứng cử bầu cử, phải phát triển xã hội dân sự… tình trạng Đảng Cộng sản toàn trị, độc tài như hiện tình, thì sớm muộn cũng nổ ra bất ổn…”. Một tên khác tung ra “đòn” khá thâm độc: “Tổng Công đoàn Việt Nam hay Hội Phụ nữ Việt Nam, hay thậm chí Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, cánh tay phải của Đảng, tuyên bố tự tách ra một đảng mới với cương lĩnh mới, không mang cái danh hiệu chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh giả cầy nữa”…

Gắn với các dạng giả danh “đề xuất” đó, bọn họ ra sức khai thác những thiếu sót, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái biến chất…; kích động nhằm tạo sự phân hóa sâu sắc trong Đảng, làm suy yếu sự đoàn kết trong Đảng và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Chúng hô hào, khuyến khích cải tổ “triệt để”; thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nguy hiểm hơn, chúng đã còn nhen nhóm xây dựng các tổ chức đảng đối lập phản động, như các cái gọi là “Đảng Dân chủ”, “Đảng Dân chủ xã hội”, “Đảng Dân chủ tự do Thiên chúa giáo”, “Đảng Dân chủ tự do Phật giáo”...

Thực tiễn khẳng định dứt khoát rằng: Ở Việt Nam trước đây đã từng có và lịch sử đã loại bỏ tình trạng đa đảng. Từ đó và hiện nay không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng! Thực tiễn 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam.

Tuy nhiên, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Vì vậy, để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân...

Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm. Phương hướng chung của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay là phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân.

Cũng cần nói thêm rằng: Thực tiễn “hỗn loạn” chính trị ở nhiều nước do uống phải bài thuốc “Dân chủ - đa đảng” - một bài thuốc cực độc đã cho chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm đáng tham khảo. Sau khi “cách mạng màu sắc” nổ ra ở một số nước, người dân ở các quốc gia này đã trải qua những khoảnh khắc khó diễn tả: Từ vui sướng cuồng nhiệt đến hy vọng, từ hy vọng đến chờ đợi, từ chờ đợi đến nhẫn nại, từ nhẫn nại đến thất vọng tràn trề./.

 

 

NHÀN CƯ VI BẤT THIỆN

 Trong lúc cả nước đang gồng mình chống dịch, công an TP Hồ Chí Minh phải dải quân khắp thành phố để chống dịch, tuần tra, xử phạt các cá nhân ra đường không đúng mục đích, đúng quy định thì đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (biệt danh “Dũng khùng”). ngồi điều hòa mát lạnh đưa ra ý kiến: “Nếu chúng ta hạn chế shipper, không cho người dân ra đường thì ngoài đường rất ít người. Vậy các bạn CSGT cũng rảnh hơn, vậy nhờ các bạn chuyển hàng cho dân được không? Vừa nhanh vừa an toàn và cũng là dịp CSGT tri ân người dân bấy lâu nay đã….”. Đáng chú ý bên dưới phần bình luận, Nguyễn Quang Dũng còn mỉa mai: “Tưởng tượng đang ngủ, điện thoại reng mời đồng chí xuống nhận bánh mì. Xong giao xong nói là ship đã được trừ vào những lần trước anh đã gởi anh em chúng tôi nhiều rồi, có đáng gì đâu anh”.

Tôi thừa hiểu ý đồ vừa châm chọc, vừa bôi xấu hình ảnh người cảnh sát giao thông của đạo diễn “Dũng khùng”. Phát ngôn như vậy, anh ta cứ nghĩ là vui, là ngầu, là oai nhưng anh quên mất hàng tháng qua rất nhiều cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân nói chung, cảnh sát giao thông nói riêng còn chưa thể về nhà nhìn mặt vợ, nhớ con cũng chỉ nhìn qua điện thoại. Có người trực chốt hơn 50 ngày dầm mưa dãi nắng, nhiễm phong hàn cũng chỉ dám nghỉ vài tiếng rồi lại ra làm nhiệm vụ tiếp. Thậm chí, có cán bộ, chiến sĩ công an làm nhiệm vụ còn bị đối tượng quá khích bất chấp tất cả lăng mạ, dùng dao chém lìa cánh tay, chưa kể đến nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh khi làm nhiệm vụ. Tất cả chỉ vì sự bình yên của cuộc sống, vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân cũng như chính gia đình đạo diễn “Dũng khùng”.

Họ có nhàn không? Họ có ít việc không? Thay vì ngồi máy lạnh, anh thử bước ra ngoài đường, dõi theo công việc của họ trong một ngày, xem họ có sướng như anh nói không. Anh ngồi mát, lướt mạng, còn kêu trời, thử hỏi, những người chiến sĩ ngày đêm bám chốt, họ cảm nhận như thế nào.

Cái tư tưởng của 1 đạo diễn, 1 người mang danh NGHỆ SĨ như thế này thì chúng ta nên nghĩ gì?

Thế nên, nhàn cư vi bất thiện, đừng ăn nói hàm hồ theo kiểu “đâm bị thóc, chọc bị gạo nữa”. Hãy cảm thông và biết ơn những người trên tuyến đầu chống dịch đã giúp cho mình đến giờ vẫn bình an. Và sự bình an đó đang trả bằng máu và mồ hôi của biết bao cán bộ, chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch./.

 

 

SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CHÍNH BẢN THÂN VÀ XÃ HỘI

LÀ THÁI ĐỘ CẦN PHẢI CÓ CỦA MỖI CÔNG DÂN VIỆT

 

Những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TPHCM còn diễn biến phức tạp, lãnh đạo Thành phố đã và đang nỗ lực để kiềm chế, ngăn chặn dịch bệnh kết hợp với việc triển khai thực hiện các giải pháp an sinh xã hội. Việc này đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, thì đâu đó vẫn còn một số trường hợp vì mục đích cá nhân còn suy nghĩ, hành xử làm ảnh hưởng hay phủ nhận sự cố gắng của cả một tập thể. Thái độ, hành xử đó nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ có nguy cơ gây trở ngại lớn trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi tại nhiều nước có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 vẫn tăng cao mỗi ngày, báo đài nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam và thế lực thù địch ở trong và ngoài nước vẫn cho rằng các nước đang chống dịch thành công, thì với nước ta nói chung và TPHCM nói riêng, họ lại đánh giá là thất bại, rằng thành công của đợt chống dịch lần trước của chúng ta là nhờ may mắn. Rõ ràng cách nhìn nhận này hoàn toàn không khách quan và có ý phủ nhận sạch trơn thành quả chúng ta đã đạt được.

Lúc này, nếu hiệu ứng đám đông lan tỏa những thông tin tiêu cực, người đọc chưa kiểm chứng, phân tích thấu đáo mà vội vã tin, thì hành động theo đám đông sẽ là cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng. Thành phần chống đối luôn tìm cách lan truyền thông tin xấu độc trên mạng xã hội nhằm kích động, gây chia rẽ, hoang mang cho cộng đồng theo kiểu “Dân bị lây nhiễm tràn lan, dân đói là hệ quả từ kiểu chống dịch của Đảng”; “Sài Gòn dư nội lực”; “Thành phố Hồ Chí Minh có thể tự phòng, chống dịch chứ không cần người miền Bắc vào giúp đỡ”…

Đại dịch Covid-19 đã càn quét và đánh gục nhiều thành phố lớn trên thế giới. Nếu như ở Mỹ, bang California chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh thì ở Nga, thủ đô Moscow đang hứng chịu hậu quả nặng nề khi dịch bùng phát có sự xuất hiện biến chủng Delta. Ngoài ra, các thành phố lớn của Ấn Độ, thủ đô Jakarta (Indonesia) và Bangkok (Thái Lan) cũng đang là tâm điểm bùng dịch của Châu Á. Nhiều nước giàu trên thế giới, nhiều thành phố lớn cũng đang oằn mình chiến đấu chống lại đại dịch, nhưng những nhận xét, đánh giá mang tính định kiến, xuyên tạc luôn được các thế lực xấu, thành phần cơ hội chính trị lợi dụng đẩy mạnh xuyên tạc Việt Nam và TPHCM.

Vẫn còn hiện tượng một số cá nhân luôn mong muốn dịch nhanh chóng được dập tắt, để không bị cách ly, phong tỏa, để được đi làm, đi chơi… nhưng bản thân lại ra đường khi không thật sự cần thiết trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, không đeo khẩu trang nơi công cộng. Thậm chí có trường hợp mắc Covid-19 lại trốn khỏi nơi điều trị làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Mặc dù mong muốn các cấp, các ngành dập dịch triệt để, nhưng vẫn có người lại tìm cách, lén lút mua giấy xét nghiệm Covid-19 trái phép để lách qua các chốt kiểm dịch. Lý do đưa ra để bao biện đơn giản chỉ vì không có thời gian, mua tiện hơn, rồi không có bệnh thì xét nghiệm làm gì. Lối hành xử nói không đi đôi với làm, hành động trước sau bất nhất của một số cá nhân trong trường hợp này đã gây ra trở ngại không nhỏ cho công tác phòng, chống dịch của TPHCM.

Việc tiếp cận lương thực, thực phẩm của người dân gặp khó khăn khi nhu cầu tăng cao vẫn còn là chủ đề được bàn tán xôn xao trên mạng xã hội. Trong khi nhiều người hô hào không tích trữ lương thực, thực phẩm nhưng vẫn đi gom mua hàng hóa khối lượng lớn… Hành động mua nhiều, mua hết phần người khác còn có biểu hiện đầu cơ, thiếu tính chia sẻ cộng đồng. Có người gom hàng bình ổn giá tại siêu thị lớn để đem ra bán với giá trên “trời” nhằm trục lợi trong đợt dịch. Từ những sự việc này, các thế lực xấu có cơ hội lợi dụng để đổ lỗi cho chính quyền đã để xảy ra khan hiếm thực phẩm và hàng hóa thiết yếu, thậm chí xuyên tạc, gây hoang mang dư luận.

Theo số liệu của Sở Thông tin - Truyền thông Thành phố tại buổi họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố vào ngày 16/7, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã kiểm tra 35.050 cuộc, xử phạt 4.295 trường hợp vi phạm với số tiền 9,948 tỉ đồng. Thử hỏi trong số những trường hợp vi phạm Chỉ thị 16 thì có bao nhiêu người từng lên án, chỉ trích nặng nề những trường hợp vi phạm khác. Và trong số đó, liệu ai đảm bảo đã không viện đủ lý do để nài nỉ, mong nhận được sự cảm thông của lực lượng chức năng trong trường hợp không thật sự cần thiết?

Tình hình dịch bệnh ở Thành phố diễn biến phức tạp là điều không ai trong chúng ta mong muốn. Công tác phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố hiện nay phát sinh nhiều vấn đề mới, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nên khó tránh khỏi những thiếu sót, lúng túng bước đầu. Lúc này, cần lắm ý thức và sự chung tay của người dân. Mỗi người chịu thiệt một chút, bớt tư lợi, biết sẻ chia, giúp đỡ người yếu thế hơn mình; thấu hiểu, cảm thông và sẵn sàng hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu chống dịch.

Mong muốn sống trong một thành phố ổn định, yên bình là nguyện vọng hết sức chính đáng của mỗi người. Nếu như đã không thể góp sức, thì cũng không nên làm ảnh hưởng đến sự nỗ lực của một tập thể đã và đang trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 đầy cam go này. Đây chính là lúc mỗi cá nhân cần thể hiện thái độ sống có trách nhiệm với chính bản thân và xã hội.

 

 

                                                                              

Tiếng nói lạc điệu của những kẻ hận thù, chống phá

Trong thời gian gần đây, lợi dụng những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên cả nước. Lê Ánh lại mù quáng đăng đàn trên trang Việt Tân với giọng điệu, xuyên tạc, phù nhận mọi cố gắng của toàn Đảng, toàn dân trong việc ngăn chặn, kiểm soát, đầy lùi dịch bệnh.

Cụ thể, bài viết đã cố tình rêu rao rằng: “Cứ theo đà này dân sắp chết đói đến nơi rồi. Các ông bà lãnh đạo làm gì để giúp dân. Hay là để dân chết mặc dân, dân đói mặc dân? Dân đói hoặc chết đâu có liên can gì đến Đảng, đâu có liên can gì đến gia đình cán bộ?...”

Hẳn là tới đây chúng ta đều nhận ra một sự “ngớ ngẩn” không hề nhỏ của Lê Ánh, cũng chỉ vì những đồng thù lao nhơ bẩn nhận được từ Việt Tân mà Lê Ánh đã cố tình lẫn lộn, đánh tráo sự thật. Chúng ta cần phải có tiếng nói khách quan để nói lên sự thật và đặc biệt hơn là để cho những ngòi bút của Việt Tân sớm tỉnh ngộ và dừng ngay những chiêu trò gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trước tình hình phức tạp của dịch bệnh.

           Chúng ta đều biết rằng, để không có bất cứ người dân nào bị bỏ lại phía sau ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra sức lãnh đạo toàn đàng, toàn dân tham gia chống dịch với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Trong hai đợt đầu bùng phát năm 2020 chính phủ đã tiến hành rất nhiều biện pháp kiên quyết, tích cực như đưa bệnh nhân đi cách li, điều trị, nuôi dưỡng miễn phí bằng ngân sách Nhà nước, đồng thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong các khu bị phong tỏa. Tháng 6/2020 Chính phủ đã triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng cho người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và có nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Và cho đến nay đã tổ chức nhiều chuyên cơ đón kiều bào ở các tâm dịch trên thế giới về nước, hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các nước bạn, thử hỏi có quốc gia nào đã làm được như Việt Nam chưa? Trong khi đó nền kinh tế, y tế Việt Nam chưa phải là mạnh trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu về kiểm soát và phòng chống dịch Covid -19. Tất cả cũng chỉ vì mục đích cao cả mà Đảng, Nhà nước ta xác định là bằng mọi biện pháp phải bảo vệ an toàn tính mạng cho nhân dân. không đánh đổi mạng sống của nhân dân với bất kỳ lợi ích nào khác. Hãy xem cách chống dịch của các nước như Mỹ, Ấn Độ. một số nước Châu Âu... khi mà quyền lợi, tính mạng của nhân dân và pháp luật, kỹ cương không được coi trọng, cùng với sự thiếu ý thức sinh hoạt cộng đồng thì đã có hàng vạn tính mạng của người dân đã ra đi vì Covid - 19. Đừng nói nhiều, hãy nhìn cách Việt Nam đang làm!

 

 

BÌNH TĨNH VÀ VỮNG TIN TRONG ĐẠI DỊCH

 Tuy đang đứng trước nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng tinh thần đoàn kết, thương người như thể thương thân của người dân trong mọi miền Tổ quốc đều không mất đi. Hiện nay, đại dịch Covid - 19 đang ảnh hưởng rất lớn đền toàn thế giới. Tất cả mọi người đều đang nổ lực để chung tay ''Chống dịch như chống giặc''. Việt Nam - nước chúng ta - đang thể hiện năng lực, phẩm chất rất tốt trong tình hình nguy cấp này. Tất cả đều vì một đất nước tươi đẹp, dọn dẹp sạch sẽ lũ virus đáng ghét này. Những người dân từ trong nước đến nước ngoài vào Việt Nam đều được chăm sóc chu đáo, được nhận những thông báo mới nhất về các biện pháp này. Tình người lại càng thắm thiết hơn, sâu đậm hơn qua đại dịch này. Chúng ta đều đoàn kết, biết yêu thương, san sẻ với đồng bào của mình. Từ những việc nhỏ nhặt như: tặng khẩu trang miễn phí có người còn mang số tiền, số gạo dành dụm cả đời của mình để ủng hộ cho việc phòng chống dịch. Ôi, thật cảm động ! Những việc làm tưởng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Vai trò và ý nghĩa của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự tồn tại của đồng loại ta. Do dịch Covid-19 nên một số mặt sản lương thực cũng khang hiếm. Vì thế, sự lo sợ vì không đủ lương thực để sử dụng trong mùa dịch nên ai ai cũng đi mua về để tích trữ; ngoài ra nhân dân còn cùng nhau tạo ra máy ATM phát gạo, cùng chia sẻ từ tinh thần lẫn vật chất với nhau ... Thứ nhất là để giúp mọi người đủ khả năng để trang trải cuộc sống trong mùa dịch mà còn mang lại hình ảnh tốt đẹp về lòng thương người. Ôi, những hành động tưởng nhỏ mà lại cao cả !

Những tấm gương tốt chính là ''những thiên thần áo trắng''. “Chúng tôi ra đường vì các bạn, mong các bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ở đây muốn nói về những người vẫn phải việc, cống hiến lao động cho đất nước trong mùa dịch như là: các ý bác sĩ, người phục vụ trong khu cách ly, ... Và họ muốn những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh, Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. ''Bỏ trốn khỏi khu cách ly không phải là một giải pháp tốt mà còn có thể gây hại cho chính bản thân, gia đình và xã hội''. Nếu chúng ta ở khu cách ly thì còn có thể được phục vụ, chăm sóc và chữa trị tốt hơn.

Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.

 

 “Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra”.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bài nói tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29 tháng 7 năm 1964. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra rất ác liệt, đòi hỏi phải tập trung mọi mặt để thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng; giữ gìn tốt kỷ luật; các cấp ủy, tổ chức đảng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, bảo đảm cho mọi chủ trương, đường lối, chính sách được thực thi nghiêm túc, nhất quán, đạt hiệu quả cao.

Quán triệt và thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bác, cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp trong toàn Đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm thông qua việc ban hành đồng bộ, kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, quy định về trách nhiệm nêu gương; quy định các điều đảng viên không được làm, về quy trình tiến hành công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp… đã trực tiếp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng “vừa hồng, vừa chuyên”, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang trong công cuộc kháng chiến kiến quốc và thành công trong sự nghiệp đổi mới, như Bác hằng mong muốn “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, Quân ủy Trung ương, cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn quan tâm lãnh đạo không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng. Duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; rà soát, bổ sung và thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo trên các mặt công tác trọng yếu; xác định rõ mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách. Phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân tham gia xây dựng Đảng. Đổi mới phương pháp, phong cách lãnh đạo theo chủ trương hướng về cơ sở, sâu sát bộ đội, cụ thể, tỉ mỉ. Gắn xây dựng cấp uỷ trong sạch vững mạnh với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Thực hiện nghiêm việc đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ hằng năm gắn với sinh hoạt tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng.

Cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra của cấp ủy các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng; thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát, “giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm” để chủ động phòng ngừa xẩy ra khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp từ khi còn manh nha, ngay tại cơ sở, ở trong chi bộ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và xử lý các vấn đề phát sinh, không để trở thành điểm nóng, bức xúc, nổi cộm trong cơ quan, đơn vị đã thiết thực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơnvị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

 “Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần kiệm liêm chính, để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc”. Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Chống quan liêu, tham ô, lãng phí”, đăng trên Báo Nhân dân, số 68, ngày 31 tháng 7 năm 1952. Đây là thời kỳ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta bước sang giai đoạn gay go, ác liệt, đòi hỏi phải đoàn kết chặt chẽ, thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Tuy nhiên, trong một bộ phận cán bộ, đảng viên xuất hiện biểu hiện tham ô, lãng phí, quan liêu, đã được nhân dân phê bình.

 HÒA HỢP DÂN TỘC KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ XÓA MỜ LỊCH SỬ 

Hòa hợp dân tộc là một chủ trương đúng đắn nhưng phải có nguyên tắc. Chúng ta chỉ thực hiện hòa hợp với những người có thực tâm vì dân tộc, vì đất nước, kiên quyết không hòa hợp với kẻ thù, với những người muốn lợi dụng hòa hợp để hòng phá hoại sự nghiệp đổi mới. Khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh, liệt sỹ (27-7), trên mạng xã hội lan truyền hai bức ảnh xếp cạnh nhau. Một bên là nghĩa trang liệt sỹ rực rỡ cờ hoa với dòng người dài đến thắp hương tưởng niệm. Một bên là mộ những người lính của Quân đội Việt Nam cộng hòa thì hương lạnh, khói tàn. Dụng ý của họ muốn nói là chiến tranh đã lùi xa rồi, bây giờ phải coi những người chết trong chiến tranh.

 “... phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết” 

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bài “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí Học tập số 12 (tháng 12-1958), khẳng định: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết”. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Hồ Chí Minh là người bàn nhiều về đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng; theo Bác, đạo đức không chỉ là “gốc”, là nền tảng, là sức mạnh và nhân tố chủ chốt của người cách mạng, mà còn là thước đo lòng cao thượng của con người, là gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hộp thư đến

 

CẨN TRỌNG TRƯỚC "MA TRẬN" TIN GIẢ VỀ DỊCH COVID-19

Những ngày này, khi cả nước đang gồng mình, chung tay đồng lòng chống dịch Covid-19 thì vẫn có không ít người thiếu ý thức, đăng tải nhiều thông tin sai lệch, bóp méo, xuyên tạc trên mạng xã hội làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận.

*Ma trận tin giả

Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh thời gian qua diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với thói quen chia sẻ thông tin tùy tiện, không kiểm chứng và thiếu trách nhiệm, không ít người vô tình đã tiếp tay cho những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội lan truyền chóng mặt theo cấp số nhân và sự nguy hiểm của nó không thua vi-rút gây ra SARS-CoV-2.

Ngày 03/3/2020, nam thanh niên sinh năm 1991, đang tạm trú tại Phường 8, thành phố Mỹ Tho sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng thông tin "Giờ đi Sài Gòn không dám đi xe khách luôn. Nghe chị bạn nói, có 01 bé gái có biểu hiện sốt, sổ mũi, ho và được Công an xã Tân Thuận Bình với Y tế xã cho theo dõi cách ly rồi". Những thông tin kiểu "chém gió", nhằm mục đích "câu view, câu like" như thế tưởng chừng vô hại lại gây hậu quả rất nghiêm trọng. Mặc dù những thông tin là giả và ở trên không gian ảo nhưng lại khiến nhiều người hoảng loạn, mất ăn, mất ngủ, thậm chí hoang mang gom hàng hóa tích trữ là có thật.

Hay như trường hợp tối 15/02/2021, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp văn bản tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Tiền Giang cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Tên người ký văn bản là ông Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Sở, nhưng thực tế, ông Oanh đã nghỉ hưu từ tháng 8/2020. Đến sáng 16/02, một số tài khoản mạng xã hội tiếp tục đăng hình giả mạo Công văn số 173/SGDĐT-TCHC của Sở GD-ĐT Tiền Giang quyết định việc kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, sinh viên đến hết tháng 02/2021. Nhiều phụ huynh nháo nhào, hoang mang vì cứ nghĩ văn bản này là thật. Những phụ huynh nghi ngờ văn bản giả mạo thì cũng điện thoại, nhắn tin cho giáo viên, nhà trường để hỏi xem con em mình tiếp tục nghỉ hay đi học.

Ngày 06/6 vừa qua, nhiều trang Facebook lại có thông tin cảnh báo: "Hiện nay, xuất hiện số điện thoại 1088 1119 và số 018001119 (có số 0 ở đầu), giả mạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch để tiến hành lừa đảo. Đã có nhiề̀u người bị gọi, hỏi thăm và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng. Mọi người lưu ý không bắt máy khi nhận cuộc gọi từ số điện thoại này nhé". Tuy nhiên, không đúng như thông tin cảnh báo, số điện thoại 018001119 là đầu số tự động của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19, thực hiện cuộc gọi tự động để cập nhật dữ liệu sức khỏe cộng đồng. Những thông tin "cảnh báo sai sự thật" thế này khiến nhiều người tỏ ra e ngại không bắt máy và cung cấp thông tin, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

*Tỉnh táo trước thông tin giả

Trước tình trạng nhiều thông tin giả về tình hình dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận, mới đây Bộ Công an đã hướng dẫn người dân các kỹ năng để nhận biết thông tin không đúng trên không gian mạng. Theo đó, Bộ Công an khuyến cáo người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp chia sẻ, phát tán, bịa đặt thông tin sai sự thật, vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 đã bị xử phạt nghiêm minh, thậm chí có thể xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội vi phạm điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng theo quy định tại Điều 101, 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Thậm chí, hành vi vi phạm này có thể bị xử lý hình sự, như Điều 288, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm.

Đối với nam thanh niên ở Phường 8, thành phố Mỹ Tho đăng thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch Covid-19 đề cập ở trên, Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh phối hợp Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang đã mời làm việc. Nam thanh niên này đã thừa nhận hành vi đăng tải thông tin trên mạng xã hội là sai sự thật. Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi đăng thông tin sai sự thật, nhất là thông tin về dịch Covid-19 cần được xử lý nghiêm khắc nhằm tăng tính răn đe, đồng thời làm gương giáo dục trong cộng đồng xã hội.

Dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, hơn lúc nào hết những thông tin liên quan đến đại dịch này đang được người dân hết sức quan tâm. Đó cũng là lý do khiến những thông tin xấu, độc, gây hoang mang cho người dân diễn ra ngày càng phức tạp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Mới đây, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã có khuyến cáo người dân nên chọn lọc thông tin từ các nguồn chính thống để đảm bảo việc phòng, chống dịch được thực hiện tốt. Ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong trận chiến chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, thì rất cần có sự chung sức, đồng lòng của người dân trong việc lên án những hành vi sai phạm và không chia sẻ những thông tin xấu, góp phần loại bỏ những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

 

 

TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM

 Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại, là mục tiêu, động lực phát triển của con người và xã hội. Tự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, tự do và trách nhiệm của con người ngày càng được được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, tự do và trách nhiệm của con người cũng đang chịu những thách thức nghiêm trọng.

Tự do là một trong những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người, đồng thời là khát vọng, là định hướng giá trị cho hoạt động người. Trình độ phát triển tự do là tiêu chí đánh giá trình độ chinh phục tự nhiên và xã hội, trình độ phát triển nhân cách con người và tiến bộ xã hội. Chưa có tự do nghĩa là chưa thoát khỏi tình trạng bản năng, động vật. Tự do không phải do tạo hoá ban tặng hay do bẩm sinh ở mỗi con người mà nó gắn với quá trình hoạt động của con người, với lịch sử phát triển loài người. Sự phát triển của tự do bị quy định bởi nhu cầu và trình độ phát triển của lịch sử nhân loại trong các thời đại cụ thể.

Trách nhiệm là khả năng của con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình và khả năng thực hiện một cách tự giác những nghĩa vụ được đặt ra cho mình. Trách nhiệm và sự phát triển năng lực trách nhiệm của con người gắn liền và bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người. Trách nhiệm hình thành trong quá trình điều chỉnh lợi ích giữa người và người, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cá nhân và xã hội. Nếu quyền là hình thức biểu hiện tự do thì nghĩa vụ là hình thức biểu hiện của trách nhiệm. Như vậy, tự do là hành động thực hiện trách nhiệm một cách tự giác, tự nguyện; còn trách nhiệm là hành động đáp ứng và đảm bảo cho tự do của con người.

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá đã và đang làm cho tự do và trách nhiệm của con người được nâng cao và phong phú hơn bao giờ hết. Sự lựa chọn giá trị và hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, đảm bảo hơn thì trách nhiệm của con người đối với cộng đồng, với xã hội và với nhân loại cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày một gia tăng mức trầm trọng của những vấn đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Tính mạng của con người, tức là quyền sống cũng như các quyền tự do khác của con người, đang bị đe doạ bởi bệnh dịch Covid-19, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh khu vực, ô nhiễm môi trường... đòi hỏi phải có sự nâng cao trách nhiệm không chỉ của các quốc gia, các dân tộc mà còn của toàn nhân loại. Đồng thời, chính trong việc nâng cao trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ từ thực tiễn mà tự do của mỗi người và của loài người được nâng lên một tầm cao mới./.

 

 

GIÃN CÁCH XÃ HỘI LÀ BIỆN PHÁP RẤT QUAN TRỌNG

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, vừa qua (ngày 06/8) Chủ tịch Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn thành phố. Việc giãn cách xã hội lúc này thực sự rất quan trọng khi mà các ca nhiễm mới trong cộng đồng vẫn còn xuất hiện và thực tế cho thấy ở các tỉnh (thành phố) phía Nam do chưa kiên quyết thực hiện nên là nguyên nhân của sự bùng phát.

Cùng nhau, chúng ta có thể làm chậm sự lây lan của COVID-19 bằng các nỗ lực có ý thức để giữ khoảng cách vật lý giữa mỗi người. Giãn cách xã hội được chứng minh là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm sự lây lan của COVID-19. Với sự kiên nhẫn và hợp tác, tất cả chúng ta có thể làm phần việc của mình để làm chậm sự lây lan của virus và bảo vệ mạng sống của mọi người.

Giãn cách xã hội có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là thực hiện các thay đổi trong thói quen hàng ngày của bạn để giảm thiểu tiếp xúc gần với những người khác, bao gồm:

• Giữ khoảng cách ít nhất 2 mét với những người khác.

• Tránh xa những nơi tụ tập đông người và những cuộc họp mặt

• Tránh xa những người chịu nguy cơ cao hơn với dịch bệnh (ví dụ: người lớn tuổi và người có sức khỏe kém).

Tôi có thể thực hành giãn cách xã hội như thế nào?

• Ở nhà càng nhiều càng tốt, bao gồm cho các bữa ăn và nhu cầu giải trí.

• Chào hỏi bằng cách vẫy tay thay vì bắt tay, ôm hoặc hôn.

• Mua sắm vào những giờ thấp điểm

• Sử dụng công nghệ để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình.

• Tập thể dục ở nhà hoặc bên ngoài.

• Làm việc tại nhà.

Hãy bảo vệ an toàn của chính mình là góp phần chung tay cùng toàn đảng, toàn dân, toàn quân đẩy lỳ sự lây lan của đại dịch Covid-19.

 

 

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ CÔNG TÁC

TIÊM VACCINE COVID-19 Ở VIỆT NAM

 Hiện nay, tình hình Covid-19 trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp, do biến thể Delta và Delta Plus lây lan nhanh. Hàng ngày trên thế giới có trên 160.000 ca nhiễm, trong đó khu vực Đông Nam Á đang nổi lên là điểm nóng của dịch Covid-19, mỗi ngày có hàng trăm nghìn ca nhiễm, nhất là Inđônêxia với gần 50 nghìn ca nhiễm mỗi ngày.

Việt Nam sau khống chế thành công đợt bùng phát Covid-19 lần thứ ba, lần thứ tư này, Covid-19 với biến thể Delta và Delta Plus có thời gian ủ bệnh ngắn, lây lan dễ và nhanh hơn rất nhiều biến thể cũ. Cho nên, dù Chính phủ, chính quyền các cấp và nhân dân luôn tích cực, chủ động và thực hiện nhiều biện pháp mạnh nhưng dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là ở các tỉnh phía Nam, trong đó nổi lên là thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

Để phòng, chống hiệu quả dịch Covid-19, khống chế thành công đại dịch và đạt mục tiêu kép vừa chống dịch thành công vừa phát triển kinh tế, theo nhận định chung của Chính phủ, Bộ Y tế, các cấp chính quyền và các chuyên gia dịch tễ, bên cạnh thực hiện nghiêm, chặt chẽ Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội và một số biện pháp tăng cường như: Thần tốc khoanh vùng, xét nghiệm, sàng lọc, phát hiện, nhất là ở khu vực có nguy cơ cao; xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm trong thời giãn cách xã hội; cấp giấy lưu thông ngoài đường và phát phiếu đi chợ cho người dân; thực hiện ba tại chỗ ở các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, kiên quyết dừng hoạt động sản xuất nếu không đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19… Đặc biệt, tăng cường ngoại giao vaccine để đẩy nhanh việc tiếp nhận và tiêm chủng vaccine Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu và cho toàn dân từ 18 tuổi trở lên là biện pháp kiên quyết, là ưu tiên hàng đầu để đạt miễn dịch cộng đồng và đưa xã hội trở về trạng thái hoạt động bình thường.

Vì lẽ đó, trong thời qua, với chính sách ngoại giao vaccine hợp lý, hiệu quả, đến nay đã có 150 triệu liều vaccine Covid-19 được ký kết sẽ chuyển giao cho Việt Nam. Tính đến ngày 06/8/2021 có hơn 18,5 triệu liều vaccine Covid-19 đã về Việt Nam. Chính phủ Việt Nam lên kế hoạch thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, với hàng trăm nghìn điểm tiêm trên cả nước. Nhưng do những khó khăn khách quan về nguồn cung vaccxin Covid-19, nên bên cạnh việc tích cực để có nguồn vaccine theo cơ chế Covax, Việt Nam cũng đã đàm phán với các đối tác Nga, Cu Ba, Nhật, Mỹ để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 tại Việt Nam; Việt Nam cũng đang chủ động nguồn cung bằng cách hoàn thiện nghiên cứu và sản xuất vaccine Covid-19 Nanocovax và một số loại khác để sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu trong nước; huy động các doanh nghiệp tư nhân vào sản xuất vaccine Covid-19, như tập đoàn Vingroup ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19, với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm.

Với chính sách phân bổ vaccine hợp lý và tiêm chủng có hiệu quả, lượng vaccxin về Việt Nam đến đâu được Chính phủ triển khai thực hiện ngay đến đó, trên tinh thần: Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm lưu giữ và vận chuyển vaccine đến các điểm tiên chủng; ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu tiêm đủ hai mũi, những nơi đang có diễn biến dịch phức tạp và các thành phố lớn đông dân cư, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Hà Nội… Tính đến ngày 06/8/2021 đã có 8.061.116 liều được tiêm, trong đó tiêm 1 mũi là 7.241.093 liều, tiêm mũi 2 là 820.023 liều. Số lượng vaccine được tiêm này đã và đang đạt được những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thế nhưng, với những kẻ luôn có tư tưởng chống phá Việt Nam và một số tổ chức phản động, chúng sẵn sàng đổi trắng thay đen, phủ nhận mọi kết quả phòng, chống dịch Covid-19 nói chung và công tác tiêm vaccine Covid-19 nói riêng ở Việt Nam. Theo đó, chúng quy chụp, vu khống, xuyên tạc năng lực chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền các cấp, sự bất công bằng trong phân phối vaccine, thiếu chủ động trong nguồn cung vaccxin. Đặc biệt, chúng xuyên tạc về tiến độ tiêm vaccine Covid-19 của Việt Nam là quá chậm, người dân mong mỏi vaccine nhưng chính quyền cứ làm ngơ; xuyên tạc sự yếu kém trong nghiên cứu và sản xuất vaccine. Chúng còn cho rằng Việt Nam chỉ “nổ” khi đưa ra những thông số và tiến độ của quá trình nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước…

Phải khẳng định, các luận điệu trên đều là sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn của những kẻ chống phá, tổ chức phản động với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, nhằm phá hoại công tác phòng, chống dịch và tiêm vaccine Covid-19 ở Việt Nam, gây hoang mang trong dư luận. Chúng ta cần hết sức cảnh giác để không mắc bẫy của chúng và luôn tin tưởng tuyệt đối vào công tác phòng, chống dịch và tiêm vaccine Covid-19, chấp hành nghiêm mọi quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền các cấp về phòng, chống dịch Covid-19./.