Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

Chính sách Nhà nước ta về công tác dân tộc

 


 Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã thể hiện rõ chính sách đại đoàn kết, quyền bình đẳng của mọi công dân, không phân biệt đối xử với bất kỳ dân tộc nào: “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện, để chóng tiến kịp trình độ chung”[1]. Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc…Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”[2]

Luật giáo dục, Luật bảo hiểm y tế, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật dân chủ cơ sở...

Bên cạnh đó chúng ta có hệ thống chính sách, chương trình, dự án: Đến nay, nước ta có 181 chính sách dân tộc, thể hiện trên 264 văn bản chia làm 3 nhóm: Nhóm chính sách cho một số dân tộc: Chăm, Hoa, Khmer, Mông, 5 dân tộc dưới 1000 người (PuPéo, Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm) và 4 dân tộc có nhiều khó khăn (Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao). Nhóm CS phát triển theo địa bàn : Phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng. Nhóm CS phát triển KTXH theo lĩnh vực, bao gồm các chính sách hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo, nước sạch, môi trường, giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, cán bộ dân tộc thiểu số, trợ giúp pháp lý,...

Trong giai đoạn 2011- 2015 ngân sách nhà nước đầu tư ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước[3], trong đó, 9 chính sách do ủy ban dân tộc quản lý quản lý được cấp 27.000 tỷ đồng[4], giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, tốc độ tăng bình quân 26%/Năm.



[1] Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1946 (Điều 8 in trong cuốn Tuyên ngôn độc lập và các bản Hiến pháp Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012).

[2] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 5, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2012).

[3],2 Ủy ban dân tộc: Báo cáo đánh giá và triển khai chính sách vùng dân tộc, năm 2016.

 

 HẾT LÒNG PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Một trong những đặc trưng cơ bản về phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ được nêu trong Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương là: “Có đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, chân thành, lạc quan; nói đi đôi với làm, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân; không thỏa mãn với thành tích, không chùn bước trước khó khăn, hiểm nguy”.

Qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, phẩm chất cao đẹp ấy vẫn luôn được các cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta gìn giữ, phát huy, dù thời chiến hay thời bình.

Những người con của nhân dân mang sứ mệnh màu xanh áo lính đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, cần mẫn hướng dẫn nhân dân phòng, chống dịch; đi chợ; thu hoạch nông sản; phục vụ trong khu cách ly; canh gác các chốt kiểm dịch; cứu chữa người bệnh; chăm sóc em bé mồ côi; mai táng đồng bào tử vong do dịch bệnh bằng tất cả tấm lòng và trái tim chan chứa tình người. Kể sao hết được những người cha, người mẹ suốt mấy tháng trời chỉ nghe thấy tiếng, chỉ nhìn thấy mặt con yêu thương qua điện thoại; không ít cán bộ, chiến sĩ đã không thể về đưa tiễn người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng. Họ cũng sẵn sàng hoãn cưới vợ, cưới chồng, cưới con; không thể ở nhà lúc vợ trở dạ, sinh con... để hoàn thành mọi trọng trách mà nhân dân giao phó.

Đó chính là sự ghi nhận xứng đáng, sự đánh giá khách quan của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đúng với bản chất, truyền thống của Quân đội ta.

Trải qua các cuộc kháng chiến, nhiều người con đã hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đã dũng cảm chiến đấu, xả thân, sẵn sàng “vì nhân dân quên mình”. Tiếp nối trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả ấy, trong thời bình, Bộ đội Cụ Hồ đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, vùng trời, vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... và làm nghĩa vụ quốc tế. Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, mỗi cán bộ, chiến sĩ đã và đang tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, để trong gian khó, nguy nan, quân đội tiếp tục là chỗ dựa tin cậy của nhân dân, góp phần tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới./.

Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận


Bảo đảm các tổ chức tôn giáo và các tín đồ nhận thức sâu sắc về chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, để từ đó chấp hành nghiêm túc mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó thực hiện tốt phương châm sống “tốt dời, đẹp đạo”. Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tôn giáo như: Đất đai, văn hóa, giáo dục, y tế…bảo đảm đồng bộ với pháp luật về tôn giáo và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tổ chức tuyên truyền và thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, kịp thời xây dựng mới cũng như bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Triển khai thực hiện tốt Luật tín ngưỡng, tôn giáo, siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật tôn giáo, tín ngưỡng cần tiếp thu nghiêm túc những ý kiến phản ánh, những kết quả giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội và của cán bộ, nhân dân về những bất cập, hạn chế của công tác tôn giáo nói chung và của chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. 

Hệ thống Hiến pháp, pháp lệnh, Luật của Nhà nước ta về tôn giáo

 


 Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Trong Điều 10 quy định “Công dân Việt Nam có quyền…tự do tín ngưỡng”. Hiến pháp năm 1959, Điều 26 quy định “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Hiến pháp 1980, Điều 68 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Hiến pháp năm 1992, Điều 70 “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004, Điều 1 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau” Hiến pháp năm 2013, xác định “tôn giáo là quyền con người”.

         

Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng

 


 Đồng bào các tôn giáo là nhân dân lao động, là quần chúng của Đảng, là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 24 triệu tín đồ các tôn giáo. Đó là lực lượng to lớn, vì vậy nếu làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải làm cho đồng bào các tôn giáo nhận thức đúng, tin và làm đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Điều này xuất phát từ sự khác nhau giữa niềm tin tôn giáo và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội mà sâu xa là thế giới quan tôn giáo và thế giới quan cộng sản. Làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và BVTQ. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hại khối đại đoàn kết toàn dân và sự nghiệp cách mạng của Đảng

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo

 


Về tín ngưỡng, ước tính đến nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng thờ Thành hoàng; tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng thờ Mẫu.

Về tôn giáo, ở Việt Nam hiện nay có 43 tổ chức, hệ phái tôn giáo thuộc 16 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước; hiện có 6 tôn giáo lớn, trong đó có 2 tôn giáo nội sinh là Phật giáo Hoà hảo và Đạo Cao đài.  Các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động ôn hòa, hòa quyện mà không hợp nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có tính dung hợp, đan xen, hòa đồng, dễ chấp nhận sự hiện diện của các vị thần, thánh của các tôn giáo khác. Những người theo tôn giáo khác nhau không xa lánh người mình thờ phụng; có thể sống chung trong một làng, một dòng họ, thậm chí một gia đình. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm nét cảm tính, tâm lý.  Nhiều tín đồ tôn giáo ở Việt Nam tuy khá sùng đạo nhưng lại không hiểu rõ giáo lý, thậm chí ra nhập đạo chỉ do sự lan truyền tâm lý, do sự lôi kéo. Đối với bộ phận khá lớn cư dân Việt nam, tôn giáo thuần tuý là lĩnh vực tình cảm, tâm lý, nó như cái gì bình thường tự nhiên, đây cũng là một nguyên nhân khiến người Việt Nam có thái độ dung hoà, cởi mở khi tiếp nhận các tôn giáo.

Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin


 Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nguyên tắc này được rút ra từ cơ sở triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là muốn thay đổi ý thức xã hội phải đi từ thay đổi tồn tại xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp gắn liền với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Đây là quyền không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà cần phải được hiện thực hóa trong đời sống, là nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các đảng macsxit. Thực hiện đoàn kết đồng bào giữa các tôn giáo, đoàn kết người theo tôn  giáo và không theo tôn giáo. Phân biệt mặt tư tưởng và mặt chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng là vấn đề thế giới quan tôn giáo. Mặt chính trị của tôn giáo thực chất là phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, giữa các giai cấp và những thế lực lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mưu đồ, lợi ích chính trị khác nhau. Có quan điểm lịch sử, cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò tác động của mỗi tôn giáo đối với đời sống xã hội khác nhau. Vì vậy cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử đối với các vấn đề xã hội liên quan đến tôn giáo.

          

Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 


 Làm rõ âm mưu, thủ đoạn của địch; chống tư tưởng chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, bị động. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch lợi dụng vấn đề dân tộc. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên địa bàn xung yếu, vùng trọng điểm về quốc phòng và an ninh.

           Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác bảo đẩmn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dan tộc và miền núi. Tiếp tục xây dựng phát triển nhân các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tiếp tục giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn giáo ở các vùng dân tộc.

Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.

 


 Phân bổ các định mức chính sách phù hợp với từng vùng, từng dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy đa số đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại các vùng còn kém phát triển; nhiều vùng chủ yếu nhận trợ cấp tại ngân sách trung ương nên cân đối ngân sách rất khó khăn. Tại các vùng này, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn nhiều nên việc đóng góp theo xu hướng xã hội hóa khi xây dựng các công trình dân sinh là rất khó khăn. Vì vậy cần có các định mức chính sách phù hợp, đủ để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa, giáo dục, bảo đảm môi trường…Đồng thời cần điều chỉnh chính sách bằng việc cấp đủ kinh phí từ trung ương cho phù hợp với số đối tượng chính sách hoặc quy định một tỷ lệ phù hợp, tùy thuộc vào mỗi chính sách để tăng tính khả thi. Đối với những địa phương mang nhiều nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cần có quy định cụ thể theo phương châm: Quản lý các chương trình đầu tư chính là quản lý nguồn quỹ phát triển. Theo đó, nên có cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư tài chính theo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.

Đại hội XIII: Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào DTTS. Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi.

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn xã hội

 


Đảng luôn có chủ trương, chính sách đúng đắn về tôn giáo. Nhà nước trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng ban hành pháp luật, chính sách cụ thể và tổ chức thực hiện. Nhà nước phải có những giải pháp thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc.Trong đó chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, các vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời việc giải quyết các vấn đề về hoạt động hợp pháp của các tổ chức tôn giáo, Nhà nước kiên quyết xử lý đối với mọi hành vi truyền đạo trái phép, lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, làm mất trật tự, an toàn xã hội, gây tổn hại đến đạo đức, lối sống, văn hoá, thuần phong mỹ tục của các dân tộc; xử lý nghiêm những hành vi ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo trong thực hiện nghĩa vụ công dân, những hành vi làm phương hại đến độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận, Đoàn thanh niên, Tổng LĐLĐ, Hội CCB, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... là những tổ chức có vị trí, vai trò quan trọng, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về dân tộc và tôn giáo. Lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt, đi đầu và là lực lượng chủ yếu thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân hiểu rõ và chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; đồng thời là lực lượng chủ yếu nắm bắt tình hình dân tộc, tôn giáo để tham mưu với Đảng và Nhà nước về Chính sách dân tộc, tôn giáo và trực tiếp chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phức tạp của dân tộc và tôn giáo, xử lý các hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch với Việt Nam.

Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển

 


 Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nước thực hiện một chiến lược kinh tế chung trong đó ưu tiên đúng mức cho sự phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu.Thực hiện điều đó vừa đáp ứng yêu cầu khai thác tiềm năng to lớn của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, vừa đáp ứng yêu cầu xoá bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc, các vùng để các dân tộc thực sự bình đẳng và hoà hợp với nhau hơn. Tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng bằng những hình thức, bước đi phù hợp với đặc điểm dân tộc. Phát huy hiệu quả của sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, trong đó đánh giá đúng mức vai trò tác dụng sự giúp đỡ của các dân tộc đa số, có trình độ phát triển cao hơn đối với các dân tộc thiểu số còn ở trình độ lạc hậu. Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho nhân dân chủ động sản xuất, gắn bó với đất, với rừng. Chương trình cấp Nhà nước về định canh, định cư cần được đầu tư thoả đáng và tổ chức thực hiện tốt (hiện nay trong cả nước còn 1 triệu người sống du canh, du cư). Thực hiện chương trình phân bổ lại lao động xã hội để hình thành một cơ cấu xã hội dân cư mới ở các vùng này.Điều đó có ý nghĩa xã hội cực kỳ quan trọng, nó sẽ tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy bước tiến của các dân tộc thiểu số còn đang ở trình độ lạc hậu. Quan tâm đến sự phát triển văn hoá, giáo dục của mỗi dân tộc.Tạo điều kiện để thực hiện xoá mũ chữ, phổ cập giáo dục cũng như tạo điều kiện cho từng dân tộc khai thác, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình bằng khả năng sẵn có. Đồng thời bằng nhiều hình thức, thúc đẩy một cách hợp lý quá trình giao lưu, hoà hợp tinh hoa văn hoá của các dân tộc mà tác dụng của nó vừa làm cho nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam đậm đà bản sắc dântộc được thúc đẩy mạnh mẽ. Thực hiện và bảo đảm quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ.Thực hiện và bảo đảm về mặt pháp lý quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam, tạo điều kiện để có được quyền bình đẳng thực tế của các ngôn ngữ. Nội dung quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ các dân tộc được quyền sử dụng ngôn ngữ của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống,  các phạm vi giao tiếp, từ nội bộ các dân tộc đến ngoài xã hội, trong giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước toà án, trên các giấy tờ hành chính  cũng như thư tín cá nhân…; đồng thời, có chính sách tích cực  để phổ biến nhanh chóng và sâu rộng ở trình độ cao ngôn ngữ phổ thông- tiếng việt- trong tất cả các dân tộc thiểu số ở nước ta. Tiếng Việt là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ quốc gia của tất cả các dân tộc, là phương tiện giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới.  Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, văn hoá, khoa học… cho từng dân tộc; đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác cho cán bộ các dân tộc, bởi vì chỉ tinh thần đó mới phù hợp với đòi hỏi khách quan của công cuộc phát triển dân tộc và xây dựng đất nước. Trong công cuộc đó, không dân tộc nào có thể chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ xuất thân từ dân tộc mình, ngược lại, cần sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đội ngũ cán bộ thuộc mọi dân tộc trong cả nước. Đưa vào vị trí trung tâm của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng việc giáo dục cho nhân dân các dân tộc lòng tự hào chân chính về dân tộc mình, đồng thời giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, yêu mến Tổ quốc Việt nam, tinh thần quốc tế chân chính. Đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, thái độ hư vô, xem nhẹ vấn đề dân tộc, tâm lý tự cao của dân tộc lớn; tâm lý hẹp hòi, khép kín của dân tộc nhỏ.

Tình hình tôn giáo trên thế giới hiện nay

 


 Sự phục hồi, phát triển tôn giáo trên thế giới.Từ giữa thập niên 40 đến thập niên 60 thế kỷ XX, xu hướng tôn giáo giảm, tình trạng khô đạo, nhạt đạo diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời điểm năm 1970, có khoảng 700 người, chiếm 19% dân số thế giới không theo tôn giáo, người ta cho rằng kỷ nguyên hậu tôn giáo đáng đến gần, thế nhưng từ thập niên 80, thế kỷ XX, tôn giáo phục hồi phát triển ở nhiều nơi. Trong 10 năm (1990-2000), tỷ lệ dân số thế giới tăng bình quân 15%, trong khi tín đồ đạo Islam và đạo Tin Lành tang 23%, Ấn Độ giáo tăng 18,3%, Công giáo tăng 17%, Phật giaó tăng 11,4%. Trong 20 năm đầu thế kỷXXI (2000-2020), số người có tôn giáo đã tang 5,32% trong dân số thế giới. Năm 2000, dân số thế giới là 6,145 tỷ người, trong đó có 4,8 tỷ người có tôn giáo, chiếm 79,32%. Đến năm 2020, dân số thế giới có 7,769 tỷ người, trong đó có 6,575 tỷ người có tôn giáo, chiếm 84,64%.

           Hiện tượng tôn giáo mới. Xuất hiện đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1960, sau đó phát triển ổ ạt như Pháp, Anh, Đức, Nga, Nhật bản, Hàn Quốc. Vào thời điểm năm 2000, trên thế giới có khoảng 20.000 tỏ chức tôn giáo mới. Tuy nhiên hiện nay, hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng suy giảm. hai thập niên TKXXI, số người tin theo tôn giáo mới chỉ còn 65,549 triệu người. Các tôn giáo mới như: Giáo phái ngôi đền nhân dân của Jim Jone; giáo phái David của david Korex (gây ra vụ tự tử tập thể làm hang tram người chết); Phái cổng thiên đường ở Mỹ; Ngôi đền mặt trời ở Thụy Sỹ; giáo phái Aum Shinrikyo (Chân lý tối thượng) ở Nhật bản, muốn đầu độc toàn nhân loại, có chi nhánh ở Nga và nhiều nước; phái đội quân của Chúa tuyên bố chém giết bất kỳ ai nếu được Chúa Giê su báo mộng; hoặc giáo phái đa thê do Warrant Jeffs cầm đầu ở Mỹ, hàng ngìn trẻ em nam nữ bị lạm dụng tình dục

Tôn giáo trong đời sống xã hội hiện đại.Tôn giáo tham gia đời sống xã hội; Một số vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo: Thứ nhất, Các cuộc chiến tranh xung đột dân tộc liên quan đến tôn giáo; Thứ hai: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế liên quan đến tôn giáo

Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

 


Trước mắt tập trung giải quyết:  Tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, thiếu nhà ở, không đủ tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, vấn đề tranh chấp đất đai trên các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ; Làm tốt công tác định canh, định cư, quy hoạch, sắp xếp, phân bổ dân cư cho hợp lý… Nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo, thông tin, tuyên truyền. Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra điểm nóng về an ninh, trật tự; xây dựng các khu kinh tế quốc phòng. Thực hiện tốt công tác tôn giáo vùng đồng bào dân tộc.

Phê phán luận điệu xuyên tạc về tính khoa học, tính cách mạng của chủ nghĩa duy vật lịch sử

 Sau sự kiện chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, có rất nhiều luận điệu xuyên tạc, bác bỏ nhiều vấn đề lý luận trong quan niệm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, như lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội... Những luận điệu này không có căn cứ khoa học, thiếu cơ sở thực tiễn nên cần phải phê phán, bác bỏ.

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tôn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

 


Đây là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.Bởi lẽ, thứ nhất, tôn giáo đã có lịch sử lâu đời trong xã hội loài người, trở thành nhu cầu tinh thần (nhu cầu giải tỏa tâm lý) của một bộ phận quần chúng nhân dân; thứ hai, hầu hết các tôn giáo đều hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mỹ, có giá trị nhất định và lâu dài, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là cơ sở khoa học để xác định và thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi sự nóng vội, chủ quan trong giải quyết vấn đề tôn giáo đều trái với quan điểm trên, gây chia rẽ, mất đoàn kết, cản trở quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải tôn trọng nhu cầu tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân nhằm phát huy nhân tố chính trị tinh thần trong sự nghiệp quốc phòng- an ninh bảo vệ Tổ quốc. Thứ nhất, công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân... Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa là lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng. Thứ 2, người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ 3, Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng pháp luật. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phải bị pháp luật xử lý.

Phải quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp vĩ đại nhằm giải phóng quần chúng nhân dân khỏi mọi sự áp bức, nô dịch cả về vật chất và tinh thần. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo là mục tiêu, nhiệm vụ to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, đòi hỏi phải quan tâm đến cả “phần đạo và phần đời” của đồng bào tôn giáo. Có như vậy, đồng bào các dân tộc.

Những thành tựu nổi bật trong công tác tôn giáo ở nước ta thời gian qua

 


 Công tác tôn giáo đã động viên được đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc…hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đạt được nhiều tiến bộ. Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới đất nước. Các tổ chức tôn giáo ở nước ta đã xây dựng được đường hướng, phương châm hành đạo tiến bộ, hoạt động gắn bó với dân tộc theo Hiến pháp, pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đã tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Các ngành, các cấp đã chủ động tích cực thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước

Không ngừng nâng cao đời sống đồng bào tôn giáo.

 


 Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn. Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện tốt chính sách định canh, định cư. Tích cực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là ở các làng bản…đồng bào dân tộc thiểu số có tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa và bảo đảm an sinh xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa phù hợp. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng. Đảng phải luôn đổi mới tư duy, nâng cao năng lực trí tuệ đề ra đường lối, chính sách tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh đúng đắn, phù hợp với diễn biến phức tạp của tình hình tôn giáo và âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu phát triển của công tác tôn giáo ở thời kỳ mới. Quan tâm lãnh đạo việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Củng cố, kiện toàn tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp; xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động một cách cụ thể và hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân làm công tác tôn giáo ở các cấp.Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời trấn chỉnh, bổ sung phát triển về chủ trương, chính sách nhất là giải pháp bảo đảm việc thực hiện tốt đường lối, chính sách tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh.Nhà nước tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt quan tâm tới các vùng, địa bàn tôn giáo; các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về tôn giáo, gắn tôn giáo với quốc phòng, an ninh nhằm tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho quản lý và thực hiện hiệu quả gắn tôn giáo với quốc phòng và an ninh trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

 

Không thể phủ nhận nỗ lực phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

 

Vẫn như hằng năm, Hoa Kỳ tự xem mình là “chuẩn mực về nhân quyền” tự cho mình quyền đưa ra các phán xét về chính trị, kinh tế-xã hội các quốc gia, đặc biệt là chủ đề nhân quyền.

Phát triển toàn diện gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn vùng dân tộc

 


Phát triển toàn diện gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn vùng dân tộc. Về chính trị: Mở rộng, phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng tham kiến về chính trị đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Về kinh tế: Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn Miền núi, đồng bào dân tộc; Nghiên cứu cơ chế quản lý liên kết hợp tác phát triển vùng phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi, biên giới hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và phía tây các tỉnh miền trung. Ví dụ: Chúng ta xây dựng sự thống nhất, liên kết trong phát triển kinh tế vùng (Vùng đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc; vùng các tỉnh duyên hải miền trung; vùng các tỉnh phía nam…); Về văn hoá - xã hội,  Quan tâm phát triển giáo dục dạy nghề trong đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn; Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số;  Hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo; Tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo; Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của các dân tộc; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kịp thời di dời đồng bào ra khỏi khu vực sạt lở, lũ lụt; Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ, ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ gìn và phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Về quốc phòng - An ninh: Kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong các khu vực phòng thủ, phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh nhất là ở những vị trí trọng yếu, chiến lược; Xây dựng đường tuần tra biên giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế- quốc phòng và phát triển bền vững kinh tế- xã hội khu vực dọc biên giới và biển đảo.

Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.

 


Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, khẳng định: Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc”. Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Qua các giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các tộc người, phát triển toàn diện về kinh tế- chính trị- xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực.

Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”

Các tổ chức phản động quốc tế ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam

 


Ngày 22/09/2012, tại Hoa Kỳ ba tổ chức là: Hội đồng Dân tộc Thượng, Hội đồng Tối cao Campuchia - Krom, Hội đồng Phát triển Văn hóa Xã hội Champa đã thống nhất thành lập “Hội đồng Tối cao các dân tộc bản địa Việt Nam”, với 3 mục tiêu: Kêu gọi Chính phủ VN công nhận dân tộc Khmer, Chăm và các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên là dân tộc bản địa. Yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải thực thi những điều khoản nêu trong Tuyên ngôn về Quyền của các dân tộc bản địa (2007). Đòi quyền tự quyết về chính trị, đất đai, kinh tế, văn hóa và tự trị, tự quản. Chúng, chống phá trên các lĩnh vực, Trên lĩnh vực chính trị, chúng cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số không có quyền tự quyết, quyền tham chính mà chỉ có người Kinh cùng (Chính quyền Hà Nội) quyết định, nên đồng bào dân tộc thiểu số phải có quyền tự quyết, có quyền tách ra thành lập một quốc gia riêng. Trên lĩnh vực Kinh tế, do đồng bào dân tộc thiểu số trình độ thấp, không biết làm ăn, nên bị người Kinh (người Kinh có trình độ, biết làm ăn) chiếm đất, hiện nay không có đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn, có nhiều hộ rất nghèo; khoảng cách giàu nghèo giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ngày càng xa. Chúng rêu rao với người dân tộc thiểu số rằng: “ Tại sao chúng mày đều là người Việt Nam, nhưng người Kinh nó giàu thế mà chúng mày nghèo thế”[1]. Trên lĩnh vực văn hóa, chúng cho rằng văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đang bị xâm thực, đang bị người Kinh đồng hóa để dễ bề cai trị, bởi vì do “Chính sách thực dân kiểu mới của cộng sản” hiện nay là các dân tộc ở Việt Nam sống đan xen, không sống quần cư, riêng lẻ có khu tự trị riêng như của Trung Quốc. Về an sinh xã hội đồng bào dân tộc thiểu số bị bóc lột, o ép không được giáo dục, không được tiếp cận các dịch vụ: Điện, Đường, Trường, Trạm.v.v…



[1] Báo cáo ban Tôn giáo Chính phủ năm 2016

LOA PHƯỜNG LIỆU ĐÃ HẾT SỨ MỆNH


      Chỉ trong 2 ngày, trang Việt Tân đã viết liên tục 8 bài viết về vấn đề Hà Nội muốn đưa loa phường về tới từng thôn, tổ dân phố. Thậm chí, trang này còn tổ chức khảo sát lấy ý kiến nhằm xem thái độ của cư dân mạng (chủ yếu là đám chống đối) với chính sách này như thế nào. Và tất nhiên, với các anh em hải ngoại vài chục năm rồi không được đặt chân đến Hà Nội, thù ghét với cộng sản thì phản đối là điều đương nhiên.

         Tại sao Việt Tân lại quan tâm đến vấn đề loa phường của Hà Nội như vậy? 

          Vì Việt Tân chăm lo cho người dân Hà Nội hay phải đóng tiền để vận hành hệ thống loa phường? Tất nhiên là không, mà đơn thuần là nhằm vào Tân Chủ tịch Hà Nội Trần Sĩ Thanh, cũng như bôi nhọ chính quyền Hà Nội mà thôi.

        Thay vì chê trách, chúng ta thử bàn xem loa phường liệu đã hết sứ mệnh? 

        Nhiều người cho rằng với rất nhiều phương thức giao tiếp hiện đại thì loa phường đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều loại hình báo chí thì duy chỉ có loa phường mới có khả năng cá biệt hóa thông tin ở quy mô phường, xã.

      Nhiều người cũng cho rằng những thông tin dân sinh thì hoàn toàn có thể dùng hình thức thông báo trên Face.book, Zalo. Điều đó không sai. Tuy nhiên, thực tế thì trên Face.book, Zalo mỗi ngày có cả rừng thông tin: cầm lao cướp giết hiếp, chính trị gia lỡ mồm, ngôi sao giải trí thiếu quần áo… những vấn đề dân sinh cấp phường sẽ không có nhiều người chú ý tìm đọc. Truyền thông áp đặt rằng: "loa phường giải quyết được việc này khi người nghe không có nhiều lựa chọn về tin tức; từ đó, để truyền tải thông tin hữu ích nhất, liên quan trực tiếp tới đời sống của cư dân trong khu vực".

       Loa phường, cũng giống như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, có thể kém ưu thế hơn so với truyền thông xã hội. Nhưng nó vẫn có những giá trị truyền thông, vẫn là thứ không thể loại bỏ trong cuộc sống của người dân Hà thành.


BÀI HỌC "LẤY DÂN LÀM GỐC"

 Thành quả của Cách mạng Tháng Tám bắt nguồn từ bản lĩnh trí tuệ, tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Ðảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo xử lý đúng đắn những vấn đề căn bản của cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam, mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội, để lại những bài học vô giá trong quá trình cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước.

Bác Hồ khẳng định: "Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân". Bác luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân. Tư tưởng "lấy dân làm gốc" của Bác là một bài học có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc xuyên suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân tộc. Cuộc cách mạng lấy dân làm gốc, đoàn kết, tập hợp nhân dân, "lấy sức ta giải phóng cho ta", đã tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp trong cả nước. Nhờ gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của dân, Ðảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.


CHA CỦA LIỆT SĨ ĐỖ ĐỨC VIỆT: “TẠM BIỆT NGƯỜI HÙNG, ĐỒNG ĐỘI CỦA BỐ”

 Thượng úy Đỗ Đức Việt, anh dũng hi sinh, để lại nỗi đau vô hạn cho gia đình, trong nỗi đau ấy sáng lên niềm tự hào về một người hùng trong thời bình. “Sau mấy ngày thức trắng, cứ bê bát cơm lên là chực trào nước mắt, đêm qua vợ chồng động viên nhau, cố nén thương đau để lo hậu sự cho con”, ông Đỗ Văn Tư - Trưởng Công an xã Hòa Sơn (huyện Ứng Hòa, Hà Nội), bố của Thượng úy Đỗ Đức Việt - nói khi vừa tiễn đoàn khách đến thăm hỏi, động viên gia đình.

Ông Tư cho biết, Việt ngoan ngoãn, sống tình cảm, chưa bao giờ làm bố mẹ phiền lòng. Ngày còn nhỏ, Việt thích xem phim siêu nhân, nhiều lần thấy người dân được các chiến sĩ cảnh sát cứu ra từ đám cháy, ví họ giống siêu nhân nên nuôi dưỡng ước mơ trở thành lính cứu hỏa.

“Là người trong ngành, tôi thấu hiểu nỗi vất vả, hiểm nguy của công an, nhưng biết con thích nghề cứu hỏa nên gia đình ủng hộ và tạo điều kiện. Khi con học cấp ba, có những chiều tôi chạy xe máy gần trăm cây số từ Hà Đông về Mỹ Đức để đưa con đi học thêm vì thầy ở đó rất giỏi”, ông Tư kể.

Không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, năm 2016, Đỗ Đức Việt thi đậu hệ trung cấp Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Là con ngoan, trò giỏi, Việt còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Bốn năm trước, khi còn là sinh viên, Việt từng được cộng đồng mạng hết lời khen ngợi khi có hành động đẹp giúp đỡ hai bà cụ bán hàng rong qua đường giữa trưa hè nóng bức.

Sau khi tốt nghiệp trung cấp phòng cháy chữa cháy, Việt nhận công tác tại Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đến đầu năm 2021, Việt đăng ký chương trình liên thông hệ vừa làm vừa học của Đại học Phòng cháy chữa cháy.

“Kể từ ngày khoác lên mình áo lính cứu hoả, Việt không quản ngại vất vả, đảm nhận mọi nhiệm vụ được giao, được đồng đội tin yêu; về nhà thì đỡ đần bố mẹ, dạy bảo em học tập. Mỗi dịp Việt không phải trực chiến, được về nhà, bố con lại ngồi với nhau uống chén rượu, lon bia rồi tâm sự chuyện nghề, dự định tương lai. Nó hứa cuối năm nay sẽ cưới vợ và ở gần để còn chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già. Những tưởng gia đình có nếp, tẻ, cuộc sống như vậy là đủ đầy, viên mãn, nhưng thật đau xót...”, ông Tư nghẹn ngào.

Ông Tư bảo, có lẽ từ nay đến cuối đời sẽ không thể nào quên buổi chiều 1/8 định mệnh. Khi nghe tin con trai đi chữa cháy gặp nạn, bỏ hết công việc đang dang dở tại cơ quan, ông tức tốc bắt xe ôm đến Bệnh viện 19-8 Bộ Công an.

Trong thâm tâm lúc đó, ông Tư cầu nguyện điểm đến sẽ là phòng cấp cứu. Nhưng không, khi đặt chân đến bệnh viện, ông lại được dẫn đến nhà tang lễ. Chẳng còn tiếng nói, nụ cười rạng rỡ thường trực khi bố con gặp nhau. Việt nằm đó bên cạnh hai đồng đội.

Mấy chục năm đứng trong hàng ngũ Công an nhân dân, trải qua nhiều vị trí công tác, ông Đỗ Văn Tư nhiều lần chứng kiến mất mát của người dân. Với sự gan dạ được tôi luyện, nhiều khi, ông giật mình thoáng qua. Nhưng ngày hôm đó, ông cảm nhận nỗi đau tột cùng.

“Người ta nói nếu mất bố mẹ, đứa trẻ là mồ côi, đàn ông mất vợ là goá vợ, phụ nữ mất chồng là quả phụ, nhưng chẳng có tên gọi nào dành cho cha, mẹ mất con cả. Nỗi đau của vợ chồng tôi không thể nói thành lời”, ông Tư chia sẻ.

Theo người cha này, sự chia sẻ, động viên của họ hàng, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng là nguồn động lực để gia đình gắng gượng chu toàn hậu sự cho con. Người đàn ông trạc tuổi 50 nghẹn giọng: "Vài hôm nữa, khi hậu sự của cháu hoàn tất, mọi người trở lại cuộc sống thường nhật. Còn vợ chồng tôi mãi mãi mất đứa con, em gái Việt không còn người anh trai. Xót xa lắm!".

Ông Tư trầm ngâm một lúc rồi bảo rằng sự ra đi của con trai là sự cố không may, ngoài ý muốn. Đang trải qua nỗi đau không gì đong đếm được, ông được an ủi phần nào vì Việt còn trẻ đã biết hy sinh bản thân vì người khác.

"Khi xảy ra hỏa hoạn, người ta chạy ra chỗ an toàn, lính cứu hoả phải lao vào biển lửa để cứu người. Con đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bố và gia đình tự hào về con. Tạm biệt người hùng, đồng đội của bố!”.st

ĐỒNG ĐỘI LUÔN Ở CẠNH, NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN CÁC ĐỒNG CHÍ

 Tham dự Lễ viếng các liệt sĩ: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng uý Đỗ Đức Việt, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc, chiều 5/8, chúng tôi cảm nhận được một niềm xót thương vô hạn trào dâng khi đọc những trang sổ tang. Nhiều đồng chí lãnh đạo, những người đồng đội, đồng nghiệp, bạn bè... đã viết những dòng xúc động bày tỏ tình cảm, sự tiếc thương các liệt sĩ.

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND chia sẻ: "Đảng ủy, lãnh đạo Cục và toàn thể CBCS Cục Truyền thông CAND vô cùng thương tiếc các đồng chí: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng uý Đỗ Đức Việt, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc. Sự cống hiến và hy sinh của các đồng chí mãi mãi không phai mờ trong lòng CBCS CAND. Nhân dân không bao giờ quên các đồng chí. Đồng đội luôn ở cạnh các đồng chí".

Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã viết: "Thay mặt tuổi trẻ cả nước, đoàn viếng của Trung ương Đoàn xin bày tỏ sự tiếc thương vô hạn trước sự hy sinh anh dũng của các đồng chí liệt sĩ: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc. Gương hy sinh anh dũng của các đồng chí sẽ mãi được đoàn viên, tuổi trẻ cả nước ghi nhớ. Xin kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh cao đẹp của các đồng chí vì cuộc sống bình yên của Nhân dân".

"Thương tiếc một người em. Em Đức Việt thân mến, những ngày qua anh và mọi người không khỏi xót thương trước sự ra đi của em cùng 2 chiến sĩ. Sự hy sinh quả cảm của em và 2 chiến sĩ đã cứu được những người ở lại, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân (...) Anh vẫn nhớ mãi những hình ảnh, sự chân thành, đôn hậu, tình cảm, đầy nhiệt huyết của em. Nhiệm vụ của em và 2 chiến sĩ PCCC đã hoàn thành đầy vẻ vang, vinh quang, xứng đáng những gì mà Nhân dân yêu mến (...) Mong em an giấc cùng đồng đội của mình, và sẽ mãi mãi trong lòng dân. Thân kính em - Anh Nguyễn Phúc Đại".

Một người đồng đội nghẹn ngào bày tỏ: "Anh Quân, em Việt, em Phúc. Anh em đã vất vả rồi. Mọi người đã làm tốt rồi. Anh Quân ơi, em sẽ nhớ mãi nụ cười hiền hậu của anh. Anh mãi là người anh, người Đội trưởng đáng kính. Anh yên tâm nghỉ ngơi anh nhé! Em Hiền".

"Vô cùng thương tiếc và tiễn đưa các đồng chí chiến sĩ CAND, đã vô cùng dũng cảm quên mình làm nhiệm vụ, cứu người dân trong đám cháy. Lòng dũng cảm của các đồng chí đã để lại cho thế hệ trẻ Thủ đô và trong cả nước lòng khâm phục vì sự hy sinh không do dự của các đồng chí. Xin vĩnh biệt các đồng chí anh hùng, liệt sĩ", ông Hồ Thanh Tâm, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Mai Linh bày tỏ. ST

ĐẰNG SAU LUẬN ĐIỆU ĐÒI XÓA BỎ MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 Khi loài người đang ở thời kỳ mông muội, họ đã biết đặt ra các quy ước, quy định bằng miệng hay các chỉ dấu với nhau. Các quy định đó đưa ra giới hạn để mọi người phải tuân thủ và đảm bảo các nguyên tắc chung. Khi xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, buộc tất cả mọi người trong xã hội đó có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ và nếu như ai vi phạm thì phải chịu các biện pháp xử lý tương ứng.

Thế nhưng, hiện một số người, nhất là số cơ hội chính trị có quan hệ với các tổ chức thù địch, đối tượng phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh, tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích chính trị xấu.

Chẳng hạn, các đối tượng kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm một số điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"; Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Hay như Điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" thuộc Chương XXII về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính...

Thực chất, việc kêu gọi xóa bỏ các điều luật này xuất phát từ các đối tượng có âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Họ đang muốn đưa mình thoát khỏi "vùng cấm" của luật pháp, muốn đứng ngoài vòng pháp luật để dễ bề hoạt động chống phá mà không bị chế tài pháp luật xử lý... Họ muốn gây sự chú ý từ bên trong lẫn bên ngoài, thông qua các hoạt động tuyên truyền kêu gọi, tẩy chay, đòi xóa bỏ các điều luật nhằm gây sự chú ý cho dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ chức theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông thiếu thiện chí, thường xuyên có các bài viết chống phá Việt Nam như đài RFA, RFI... Tất cả các hoạt động kêu gọi xóa bỏ các quy định của điều luật trên không nằm ngoài âm mưu tạo ra môi trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, mục đích hướng đến là thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng toàn xã hội, tiến tới xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thời gian qua, đã có nhiều đối tượng phạm tội, bị truy tố theo các tội danh quy định tại Điều 109, Điều 117, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Trong đó, phạm tội quy định tại Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có thể kể đến các đối tượng như: Nguyễn Đình Thành (SN 1991, trú tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương), Nguyễn Năng Tĩnh (SN 1976, trú tại xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), Nguyễn Đức Hùng (trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Hành vi phạm tội của các đối tượng đều bị truy tố, xử lý theo tội danh, điều khoản tương ứng, đúng quy định pháp luật.

Bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội, tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật là yếu tố căn bản, góp phần tạo nên một xã hội công bằng, bền vững, loại trừ các nguy cơ can thiệp, chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đó là mục tiêu tối thượng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việc đòi bỏ điều luật này, điều luật kia dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền chỉ là chiêu trò, thủ đoạn của các thế lực chống phá nhằm gây rối ren, bất ổn xã hội.

KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO QUỐC GIA

Việt Nam là quốc gia ven biển có địa vị chính trị và địa vị kinh tế rất quan trọng,với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển1. Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa (điều này đã được công bố, minh chứng trong lịch sử, các tư liệu khoa học và pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam). Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó,xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển2. Có thể nói, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)- còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia,nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8.Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC3. Ý nghĩa quan trọng nhất của Tuyên bố chung nằm ở 3 điểm: các nước ASEAN và Trung Quốc tái cam kết ở cấp cao nhất với những nguyên tắc của DOC; nhất trí với nhau ở cấp cao nhất cùng hướng tới bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); nâng cơ chế thực hiện lên cấp Bộ trưởng. Việc tái cam kết những nguyên tắc ở cấp cao nhất sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho việc bảo đảm hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển. Tuyên bố chung này càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các nước đã có những bước tiến nhất định trong việc xây dựng lòng tin và thực hiện DOC trong 10 năm qua nhưng vẫn còn những diễn biến phức tạp. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của Đảng là tập trung trước hết về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế; coi đây là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Điều này được khẳng định trong các văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ VII, VIII, IX, XI và XII, đặc biệt trong các nghị quyết, chỉ thị như: Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 06/5/1993 của Bộ Chính trị khóa VII về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, quan điểm chỉ đạo của Đảng là: "Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”4. Tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: "Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”5. Xác định rõ hơn quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, của quân và dân trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển và lợi ích quốc gia trên biển: "nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững” (đây là nội dung trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)6. Việc đổi mới tư duy, phát triển nhận thức của Đảng trên các vấn đề cơ bản khác của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển đã được chỉ rõ tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: "Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc”7. Đó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có thanh niên được xác định là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể hóa các văn kiện, nghị quyết của Đảng nhằm xây dựng thế trận lòng dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển, trong đó nhấn mạnh việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo (tại Điều 5 của Luật Biển năm 1982). Nhấn mạnh rõ vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ biển, đảo và Tổ quốc. Nhìn lại lịch sử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển đảo, có thể khẳng định: hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, điều này đã được xác định rõ trong công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo cũng như tìm hiểu 24 bộ sách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các nhà khoa học, nhà lịch sử (quốc tế và Việt Nam) đã cho thấy, trong các tư liệu này đều không ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu của Trung Quốc. Trong khi đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo phương Tây đều ghi nhận hai quần đảo này là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép nhiều lần Chúa Nguyễn cứu trợ những người mắc nạn trên 2 đảo. Trong các thư tịch cổ lưu giữ tại cố đô Huế cũng ghi chép về sự thành lập đội Hoàng Sa, các chỉ dụ chỉ đạo việc bố phòng canh giữ… của các đời vua nhà Nguyễn. Bản đồ chủ quyền của Pháp khi xâm lược Việt Nam cũng quy hoạch rõ có việc sở hữu hai quần đảo thuộc Việt Nam năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết (Trung Quốc là một thành viên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc tham dự cũng thừa nhận phần Nam vĩ tuyến 17, bao gồm lục địa biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là do chính quyền Việt Nam cộng hòa quản lý). Với những tư liệu lịch sử ghi nhận tính sở hữu hai quần đảo của Việt Nam vừa mang tính pháp lý phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và trên cơ sở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khẳng định rằng: Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Thành 30A

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU " PHI CHÍNH TRỊ HÓA" QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Trên các trang mạng xã hội gần đây, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hình ảnh, clip (hoặc thật, hoặc cố ý cắt ghép) với những động tác, tác phong chưa đúng mực của quân nhân, hoặc ít nhiều liên quan đến Quân đội ta. Đa phần các hình ảnh, clip này được kèm theo những lời tựa, nội dung lăng mạ: Bộ đội quay lưng lại với Đảng; bộ đội không còn tôn kính hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”… Tại sao lại như vậy? Dù bị thất bại nặng nề trong dã tâm thực hiện làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, hòng làm cho Quân đội ta biến chất, không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước trong quá trình “góp ý” xây dựng Hiến pháp 2013, các thế lực thù địch, phản động vẫn chưa khi nào thôi ảo vọng “Phi chính trị hóa” Quân đội. Hiện nay, thủ đoạn của chúng đã mới hơn, xảo quyệt, tinh vi hơn, song mục đích vẫn nhằm tách Quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đối lập Quân đội với Đảng, nhân dân, làm cho Quân đội biến chất về chính trị, xa rời hệ tư tưởng cách mạng, tạo khoảng trống về ý thức hệ tư tưởng. Không chỉ thúc đẩy “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ khi lập hàng ngàn tài khoản mạo danh trên mạng xã hội để đả kích, lên án các lãnh đạo các cấp trong Quân đội, các thế lực thù địch, phản động còn “tung hỏa mù” bằng các bài viết, hình ảnh, clip được cắt ghép tinh vi, dàn dựng công phu hòng làm mất phương hướng chính trị của Quân đội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Quân đội, phục vụ cho mục đích lâu dài là “Phi chính trị hóa” Quân đội. Chúng ra sức bôi nhọ, nói xấu, đòi xóa bỏ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Đồng thời, họ dựng chuyện, bóp méo các sự kiện lịch sử có Quân đội tham gia. Họ không ngớt thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị Quân đội và một bộ phận quân nhân trong quá trình làm nhiệm vụ, tham gia giao thông, tham gia các sự kiện. Không những vậy, họ còn hạ thấp uy tín của lãnh đạo Quân đội qua các thời kỳ; tuyên truyền xuyên tạc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với Quân đội trong một số sự kiện. Chúng lợi dụng triệt để sự bất mãn của một số cán bộ Quân đội trong đó có một số cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, thoái hóa, biến chất để tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Đảng hòng làm cho Quân đội mất uy tín trong nhân dân, hạ thấp vị thế của Quân đội trong xã hội... từ đó mà vô hiệu hóa vai trò của Quân đội trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng. Các thế lực thù địch ra sức rêu rao rằng Quân đội “chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”. Để nhấn mạnh thêm các luận điểm trên, chúng còn đặt vấn đề Quân đội ta cần phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia dân tộc, đề cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, “vì quốc gia dân tộc”, “vì nhân dân” trong mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội. Chúng bày tỏ “thiện chí” kiên trì “khuyên bảo” chúng ta cần phải thực hiện “chuyên nghiệp hóa” Quân đội càng sớm càng tốt. Chúng cho rằng, Việt Nam cần phải nhìn vào quân đội của các nước tư sản khác mà noi theo, cần phải “học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình của quân đội tư sản”, chứ chủ nghĩa xã hội sớm muộn cũng bị diệt vong. Đó là lý luận viển vông, thiếu cơ sở khoa học và hết sức phản động. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh vào những năm 90 của thế kỷ XX, Quân đội Liên Xô thiếu cảnh giác nên đã rơi vào cái “bẫy” “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch mà tự rời xa nguyên tắc xây dựng Quân đội về chính trị, xóa bỏ cơ chế Đảng Cộng sản lãnh đạo Quân đội, nên không còn là lực lượng chính trị, công cụ bạo lực sắc bén, tin cậy của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô nữa. Đây là một trong những nguyên nhân rất quan trọng làm cho Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-Viết tan rã, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ. Để không mắc vào những “cạm bẫy” của kẻ xấu trong mũi công kích kiểu mới của các thế lực thù địch phản động, trước tiên các cơ quan đơn vị trong Quân chủng cần đề cao cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ có liên quan đến đời sống xã hội như tham gia giúp dân, giúp đỡ chính quyền địa phương hay giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao dân sự. Luôn chú trọng chấn chỉnh, tuyên truyền để mọi quân nhân chấp hành nghiêm các quy định về lễ tiết, tác phong, phong cách quân nhân ở mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài doanh trại có sử dụng phương tiện của Quân đội, mang trang phục quân nhân, cần tránh xa khu vực “nhạy cảm”, chấp hành nghiêm quy định của Quân đội về mang mặc và sử dụng phương tiện khi đi công tác. Đặc biệt, không đưa các hình ảnh, clip trong thực hiện nhiệm vụ lên Internet và xử lý nghiêm với quân nhân vi phạm theo đúng quy định. Mạng xã hội là một sân chơi hai mặt đối với chúng ta. Đối với các quân nhân trẻ, nó cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy khi các bạn không biết kiểm soát chính mình. Nó đồng thời là một phương thức để kết nối con người với nhau nhưng cũng là công cụ truyền bá những tư tưởng và hình ảnh độc hại đến mọi người. Thông tin trên mạng là rất nhiều và rất dễ tiếp cận, nhưng nếu không biết chọn lọc thông tin và đưa thông tin thì bạn sẽ là “miếng mồi ngon” cho những kẻ có ý đồ xấu. “Phi chính trị hóa” Quân đội là mục tiêu lớn của các thế lực thù địch, phản động. Để phục vụ mục tiêu đen tối ấy, hàng ngày, hàng giờ chúng lại tận dụng những khía cạnh rất nhỏ như ăn mặc, giao tiếp của quân nhân trong đời sống xã hội để thổi phồng, bóp méo. Do vậy, chúng ta cần cảnh giác cao độ bằng việc chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, quy định của Quân đội, nhất là những hoạt động có liên quan đến mạng xã hội. TIA CHỚP

PHẠM NHÂN QUA ĐỜI TRONG TRẠI GIAM: KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN GÌ QUÁ LẠ!

         Tiếp nối những tin, bài có nội dung chống phá trong nước, mới đây Việt Tân đã trình làng bài viết: “TNLT ĐỖ CÔNG ĐƯƠNG QUA ĐỜI TRONG NHÀ TÙ CỘNG SẢN”. 
     Bài viết đã khai thác khá sâu những chi tiết như “Gia đình nhiều lần kiến nghị cho ông đi chữa bệnh, nhưng phía giám thị trại giam từ chối, phải đến khi bệnh tình trở nên quá nặng thì ông mới được đưa vào bệnh viện huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để điều trị nhưng không qua khỏi”. Tuy nhiên, xin thưa rằng đó là giọng điệu của những kẻ muốn đổ vấy lên cho trại giam, Công an mà không hề tính đến những yếu tố chủ quan trong đó.
     Tuyệt thực, nói đúng hơn là giả vờ tuyệt thực không còn lạ với đám chống đối bị xộ khám. Và riêng tại trại giam số 6, Bộ Công an đóng tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, chiêu trò này được xem như một thứ “đặc sản” với những tên tuổi đã thành hình như Trần Huỳnh Duy Thức.
     Đương nhiên, đã tuyệt thực được thì chuyện từ chối khám chữa bệnh khi sức khỏe có vấn đề cũng là chuyện đương nhiên. Cho nên, hãy khoan đổ vấy lên cơ quan trại giam mà hãy cố công tìm hiểu và xác nhận chuyện có hay không ông Đỗ Công Đương từ chối thăm khám khi được trại giam đề nghị?
     Đưa tin kiểu một chiều như này chỉ lừa được đám trẻ con mà thôi./.
Môi trường ST.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1965!

         “Quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần tốt trong mọi hoàn cảnh”.
     Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói tại Đại hội Thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của các lực lượng vũ trang nhân dân” tổ chức ngày 07 tháng 8 năm 1965 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là Đại hội đầu tiên của các đơn vị anh hùng, chống Mỹ, cứu nước. Tại Đại hội này có 367 đơn vị quân đội, công an vũ trang và dân quân tự vệ toàn miền Bắc được tặng danh hiệu đơn vị Quyết thắng.
     Là người sáng lập và rèn luyện Quân đội ta trưởng thành, lớn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, phát triển quân đội một cách toàn diện, chính qui, hiện đại; Người đã dành cả tấm lòng thương yêu vô bờ như tình cảm cha con, bác cháu, đồng chí cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam với sự quan tâm ân cần đặc biệt về mọi mặt.
     Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy “Quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần tốt trong mọi hoàn cảnh”, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện và chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Các đơn vị đã làm tốt công tác quản lý bộ đội từ khâu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và trong suốt quá trình tại ngũ của người quân nhân với quy trình chặt chẽ, thống nhất; các đơn vị đóng quân và làm nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo, nhà giàn DK1… cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã có nhiều chủ trương, giải pháp, mô hình, cách làm sáng tạo để bảo đảm tốt nhất đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị, nhiều phong trào, mô hình đã được triển khai đạt hiệu quả thiết thực trên thực tế, tiêu biểu: “Đơn vị là nhà, đồng đội là người thân”, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, bà con các dân tộc là anh em ruột thịt”, “Đảo là nhà, tàu là nhà, biển cả là quê hương”…; cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn tin tưởng và chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của quân đội; có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có ý chí, nghị lực phấn đấu đúng đắn, thường xuyên, liên tục, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.
Môi trường ST.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Chuẩn bị diễn tập quân sự Mỹ - Ấn Độ gần đường kiểm soát Trung - Ấn

 Giữa tháng 10, Mỹ sẽ tham gia cuộc diễn tập quân sự với Ấn Độ tại vùng núi non cách Đường kiểm soát thực tế (LAC) Ấn-Trung chưa đầy 100 km, theo Đài CNN hôm 6.8.

Mỹ tập trận cùng Ấn Độ gần đường kiểm soát thực tế Ấn-Trung - ảnh 1

Mỹ-Ấn Độ sẽ diễn tập chung gần Đường kiểm soát thực tế giữa Ấn Độ-Trung Quốc

REUTERS

Hoạt động diễn tập quân sự được diễn ra ở độ cao trên 3.000 m tại Auli, thuộc địa phận bang Uttarakhand và sẽ tập trung vào các hạng mục liên quan chiến tranh ở miền sơn cước, theo một quan chức cấp cao của quân đội Ấn Độ.

Auli cách LAC khoảng 95 km. Cuộc diễn tập chung là một phần của hoạt động tập trận chung thường niên mang tên "Yudh Abhyas" (tạm dịch “Thực tiễn chiến tranh”).

Quan hệ Ấn-Trung đã trở nên căng thẳng kể từ vụ đụng độ chết chóc giữa các binh sĩ hai bên ở Himalaya vào tháng 6.2020, khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Gần đây, căng thẳng tiếp tục tăng cao sau khi Trung Quốc xây cầu bắc qua hồ Pangong Tso trên biên giới, động thái mà theo chính quyền New Delhi là “sự chiếm đóng phi pháp”.

Trong chuyến công du Ấn Độ năm nay, tướng Charles Flynn, Tư lệnh Lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, mô tả việc Trung Quốc dồn quân gần giới tuyến tranh chấp là “đáng báo động”.

Khi được hỏi về hoạt động diễn tập chung, một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay quan hệ đối tác với Ấn Độ là một trong những cột trụ quan trọng của chiến lược tiến tới một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ, theo Đài CNN.

Phía Trung Quốc chưa bình luận.

60 năm trước, Ấn Độ và Trung Quốc đã từng nổ ra chiến tranh vì tranh chấp biên giới. Cuộc chiến kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn năm 1962, theo đó thiết lập "Đường kiểm soát thực tế" dài hơn 3.300 km.

Đến nay, nhiều khu vực vẫn ở trong tình trạng tranh chấp. Cả hai nước nỗ lực khẳng định chủ quyền bằng cách tăng cường xây dựng đường sá, đường điện thoại và sân bay cũng như triển khai quân tuần tra liên tục.

PHAO

Sục sôi căng thẳng quanh Đài Loan

 Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan và những đợt tập trận chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc sau đó đang đẩy căng thẳng tại Đông Á lên cao.

Hôm qua 5.8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cấm vận bà Pelosi cùng gia đình vì chuyến thăm của nhà lập pháp Mỹ đến Đài Loan, theo Reuters. Trung Quốc cũng tuyên bố ngừng đối thoại cấp chỉ huy chiến khu, hủy cuộc gặp của Bộ Quốc phòng với Mỹ và hủy cơ chế tham vấn song phương về an toàn quân sự trên biển. Một số lĩnh vực hợp tác song phương khác sẽ bị tạm hoãn. Cùng ngày, quân đội Trung Quốc (PLA) tiếp tục tập trận rầm rộ quanh eo biển Đài Loan để phản ứng chuyến thăm.

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo nhiều máy bay và tàu chiến của PLA tham gia các cuộc tập trận quanh eo biển Đài Loan và đã vượt qua đường trung tuyến giữa hai bên vào sáng 5.8. Phía Đài Loan đã phát cảnh báo, điều máy bay và tàu tuần tra đến khu vực, đồng thời triển khai hệ thống tên lửa mặt đất để theo dõi.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo phát hiện 2 máy bay không người lái (UAV) quân sự của Trung Quốc di chuyển qua 2 đảo ở tây nam Nhật ra khu vực tập trận phía đông Đài Loan và sau đó quay lại. Một UAV khác nghi của Trung Quốc xuất hiện gần không phận Nhật và Tokyo triển khai chiến đấu cơ phản ứng. Trước đó, trong ngày đầu tiên của cuộc tập trận, Trung Quốc đã cho tổng cộng hơn 100 tiêm kích, oanh tạc cơ và các máy bay khác đến các khu vực xung quanh Đài Loan.

Căng thẳng sục sôi quanh Đài Loan - ảnh 1

Trung Quốc phóng rốc két trong cuộc tập trận quanh Đài Loan

AFP

Hoàn Cầu thời báo dẫn lời nhà nghiên cứu Trương Quân Xã thuộc Viện Nghiên cứu hải quân của PLA cho hay một nhóm tàu sân bay được hộ tống bởi ít nhất một tàu ngầm năng lượng hạt nhân cũng đã được điều động tham gia cuộc tập trận quanh Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan cho biết Trung Quốc phóng 11 tên lửa đạn đạo Đông Phong ra vùng biển phía bắc, nam và đông của hòn đảo. Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo 5 quả tên lửa rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này và 4 trong số đó bay qua không phận Đài Loan.

PHAO