Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Không thể phủ nhận nỗ lực phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

     Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (viết tắt là Báo cáo) đã xuất hiện những thông tin, những nhận định không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người. Đó là các thông tin, nhận định liên quan tới tình hình lao động cưỡng bức đối với trẻ em, các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài...

    Trước hết xin được khẳng định rằng: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, mua bán người, bắt người làm nô lệ. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ: Từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 đến 2013 đều có các quy định về quyền công dân và quyền con người được Nhà nước bảo hộ. Hiến pháp năm 2013 đã giành cả Chương II để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong đó có quy định rõ việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền công dân như: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20). Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Điều 35). Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (Điều 37).                                                                                                            

    Để có căn cứ pháp lý cụ thể nhằm ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán người, Việt Nam đã có Luật Phòng, chống mua bán người. Điều 3 Luật phòng, chống mua bán người quy định “Các hành vi bị nghiêm cấm” bao gồm: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; môi giới để người khác thực hiện mua bán người; cản trở việc tố giác, khai báo và xử lý hành vi mua bán người; kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân...

    Điều 4 về nguyên tắc phòng, chống mua bán người của Luật Phòng, chống mua bán người quy định rõ: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi mua bán người...

    Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách phòng, chống mua bán người. Công tác phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế-xã hội. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. Nhà nước khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

    Trên bình diện quốc tế, Việt Nam là thành viên Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người; tham gia Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng, chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống mua bán người; tiếp tục nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.

    Triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người với sự vào cuộc và tập trung cao độ của tất cả các bộ, ngành và địa phương. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), các văn bản chính sách, pháp luật về phòng ngừa mua bán người, lao động cưỡng bức, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được ban hành. Ngày 18-7 vừa qua, các bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

    Lực lượng chức năng của Việt Nam và các nước, nhất là các nước láng giềng thường xuyên phối hợp tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Trong 6 tháng đầu năm 2022, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát hiện, điều tra, khám phá 33 vụ, với 75 đối tượng phạm tội mua bán người và các tội phạm có liên quan đến mua bán người; đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 17 vụ; 66 nạn nhân từ các vụ mua bán đã được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ...

    Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ về phòng, chống mua bán người, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng trăm cán bộ của Việt Nam đã được bố trí tham gia các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu về pháp luật và nghiệp vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán...

    Không phủ nhận rằng, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu việc làm. Xuất phát từ nhu cầu nôn nóng muốn đi tìm việc ở nước ngoài mà có những người dân đã mắc lừa các tổ chức, cá nhân làm ăn phi pháp. Thời gian qua, Nhà nước ta đã xử lý rất nghiêm các hành vi vi phạm luật liên quan đến việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, ngay trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã viết: “Trong năm 2020, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thanh tra 84 doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, xử phạt 32 doanh nghiệp do vi phạm hành chính, rút giấy phép kinh doanh do vi phạm luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

    Từ những dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng không ai có thể phủ nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam và những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống mua bán người tại Việt Nam. Trong những năm qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc, trở thành quan hệ đối tác toàn diện, mang lại những hiệu quả thực chất. Thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên chấm dứt đưa ra những báo cáo về vấn đề nhân quyền không đúng sự thật, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam mà nên làm những việc có ích để tiếp tục phát triển quan hệ với các quốc gia, đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển của nhân loại.

 

Tác động của toàn cầu hóa đến lối sống của người Việt Nam hiện nay

Có thể nói, toàn cầu hoá là một hiện tượng đột phá, mang tính cách mạng, làm thay đổi tư duy, nhận thức của nhân loại trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Sự xoá mờ ranh giới giữa các quốc gia, sự co hẹp khoảng cách địa lý đã đẩy nhanh tốc độ biến đổi về cấu trúc kinh tế - chính trị trong quan hệ liên quốc gia, đa quốc gia, kéo theo những chuyển đổi mạnh mẽ về đời sống văn hoá – xã hội của nhân dân khắp thế giới. Một mặt, toàn cầu hoá phá vỡ những cấu trúc theo khuôn khổ bị ràng buộc bởi cái gọi là biên giới quốc gia. Một mặt khác, toàn cầu hoá thiết lập mục tiêu về một thế giới phẳng, một thế giới không ngừng giao lưu, học hỏi và kết nối. Về lối sống của người Việt Nam, là những nét điển hình được lặp đi, lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống, cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay cả nền văn hóa. Lối sống của con người Việt Nam là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người; là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập”. Người Việt Nam luôn tự hào về: Lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Dường như, triết lý duy tình thấm đậm trong dòng máu, tư duy người Việt, chi phối hành vi, thái độ, cách ứng xử của người Việt xưa đến mức dù có khúc mắc, có “Đưa nhau đến trước cửa quan” thì vẫn “Bên ngoài là lý, bên trong là tình”. Và họ vẫn nhắc nhau “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”;... Lối sống thương người như thể thương thân, “tình làng, nghĩa xóm”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Thấy nhau sa cơ, lỡ vận, hoạn nạn, sẵn sàng “sớt cơm, chia áo” đùm bọc nhau, “Thấy ai đói rách thì thương. Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”. Rồi họ nhắc nhở nhau “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Lối sống cần cù, tiết kiệm “đến mức anh hùng tột bậc”. Có lẽ vậy, ông cha ta luôn căn dặn lớp cháu con rằng: phải “năng nhặt chặt bị”, phải “tích cốc phòng cơ”, phải “ăn dè hà tiện”, không nên“vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa sổ”. Lối sống gắn bó với thiên nhiên, hài hoà, yêu thiên nhiên đã làm phong phú tâm hồn người Việt “Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây”. Môi trường thiên nhiên hiện hữu trong mọi góc cạnh của đời sống sinh hoạt của người Việt. Từ lao động sản xuất đến nảy nở tình yêu, cuộc sống lứa đôi, nề nếp gia đình… “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông/ Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Và cũng chính thiên nhiên đã tạo cho người Việt đức tính ôn nhu, nhã nhặn, khiêm nhường. Lối sống nhường nhịn, thuận hoà với triết lý “trên thuận dưới hoà”, “Lọt sàng xuống nia”, “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”… Lối sống nhân nghĩa, bao dung và tinh thần hoà hiếu. “Có câu tích đức tu nhân/ Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri”; “Đường mòn nhân nghĩa không mòn”… Vì vậy, dân tộc Việt Nam luôn tự hào ngân vang tinh thần bất diệt “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo…”. Triết lý nhân sinh và lối sống nhân nghĩa còn được hiện thực hoá qua cách ứng xử nhân văn với những kẻ thù bại trận: “Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”. Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, lối sống của người Việt Nam hiện nay đang có nhiều thay đổi. Sự du nhập văn hoá phương Tây với những quan niệm về giá trị sống, phong cách sống, lối sống mới, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Mặt khác, làm phương hại đến giá trị sống truyền thống và văn hoá truyền thống của người Việt. Cụ thể như: - Tác động của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam theo hướng tích cực. Có thể nói, để thích ứng với môi trường toàn cầu hoá, con người phải sáng tạo, năng động và có khả năng thích ứng nhanh với sự biến động của xã hội, thời cuộc, sự phát triển của khoa học công nghệ. Đây là thời cơ, cũng là thách thức lớn, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện bản thân, tích cực, sáng tạo, chủ động tiếp cận và biến đổi hoàn cảnh. Nhận thức rõ điều đó, người Việt Nam đã chủ động học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức cần thiết của thời đại công nghiệp, hiện đại. Rèn luyện phong cách làm việc công nghiệp, lối sống trách nhiệm, chủ động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, ý thức kỷ luật, tự giác, nỗ lực vươn lên. Lối sống, do đó, có sự chuyển mình tích cực. Lối sống của người Việt hiện nay không còn bó hẹp trong sinh hoạt, giao tiếp gia đình. Các quan hệ giao lưu xưa thường diễn ra trong môi trường quen thuộc như: cây đa, bến nước, sân đình. Đã được mở rộng theo nhu cầu văn hoá với các địa điểm mới, rộng mở hơn, vượt qua ranh giới làng, xóm, huyện, tỉnh, đến liên tỉnh, quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Tầm nhìn, tư duy cũng được khai phá nhiều chiều. Đây có lẽ là một trong những tác động tích cực nhất của toàn cầu hóa đến lối sống người Việt. "Việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân" cho phép người Việt củng cố giá trị sống nhân văn, hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ. - tác động của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam theo hướng tiêu cực. Đây là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Nhiều bài viết, hội thảo, tọa đàm, trao đổi về vấn đề sự xuống cấp đạo đức, sự lệch lạc trong lối sống của một bộ phận người dân. Toàn cầu hóa, với những tác động nhiều chiều khiến quan niệm sống, đặc biệt của giới trẻ có phần “bung mở”, rộng rãi, phóng túng, thậm chí cuồng loạn, coi thường giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, xem nhẹ tình thân, ruột thịt. Hiện tượng con đánh cha mẹ, tước đoạt mạng sống cha mẹ; anh em giết hại lẫn nhau, gây cảnh “nồi da xáo thịt”; vợ chồng âm mưu ám hại, nhau; cha mẹ sẵn sàng quăng bỏ con cái vì sự vướng bận, cản trở; hàng xóm láng giềng toan tính, lừa đảo lẫn nhau; đồng nghiệp tìm cách hạ bệ nhau, làm giảm uy tín, danh dự lẫn nhau… không còn là những biểu hiện mang tính cá biệt, mà đang hiện hữu trên mọi góc, mọi vùng, miền của dải đất hình chữ S hàng ngàn năm lịch sử. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa; thương người như thể thương thân; gắn bó với thiên nhiên; cần cù, chịu khó; thuận hoà; nhân nghĩa vẫn được gìn giữ song không tránh khỏi sự thật bị tổn hại, xâm phạm. Toàn cầu hoá như một dòng chảy lạ tràn qua biên giới quốc gia, phủ ngập, cuốn trôi bao giá trị truyền thống, làm xáo trộn, đảo lộn sự thanh bình trong lối sống thôn quê. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ấy, con người bỗng trở nên lạnh lùng hơn, vô cảm hơn, đời sống tinh thần, tình cảm của họ bỗng trở nên máy móc và “kỹ thuật” hơn. Dường như, dòng chảy toàn cầu hoá đẩy con người tiệm cận nhanh hơn với những lợi ích cá nhân, với chủ nghĩa kim tiền, lối sống thoáng, sống gấp, sống hưởng thụ. Thêm vào đó, phương tiện vật chất phục vụ cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người tiện nghi hơn, dễ dàng khiến họ quên đi bài học ứng xử mang giá trị nhân văn đích thực giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, môi trường sống. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay không phải là chống lại toàn cầu hoá mà thuận theo, hoà nhập trong dòng chảy toàn cầu hoá nhưng không thể hoà tan. Gìn giữ, đề cao, phát huy những giá trị văn hoá người Việt, những giá trị làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam và đất nước Việt Nam

BÁC HỒ VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC

 

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 10-8-1965 có đăng Huấn thị của Hồ Chủ tịch và hình ảnh Hồ Chủ tịch đến thăm Đại hội thi đua "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".
Tại đại hội, Bác Hồ đến dự và có bài nói chuyện ngắn gọn. Bác biểu dương khen ngợi tỉnh Quảng Bình, đảo Cồn Cỏ, đội cao xạ Nguyễn Viết Xuân, phân đội bảy Hải quân đã có cố gắng lớn đạt thành tích nhiều mặt. Mặc dầu vậy, Bác cũng nhắc nhở, có thành tích thì phải nhớ đó là những thành tích bước đầu, không được phép chủ quan tự mãn; phải từ những thành tích bước đầu để cố gắng hơn nữa.
Điều quan trọng là Bác đã phát động phong trào thi đua ngay tại đại hội này. Đối tượng thi đua là các lực lượng vũ trang nhân dân, mục tiêu thi đua mang tính đặc thù, cụ thể, đấy là tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; vừa chiến đấu vừa huấn luyện giỏi. Kỷ luật, đoàn kết nội bộ quân dân; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ chiến sĩ trong mọi tình huống. Nếu đồng lòng quyết tâm cao thì từ một địa phương và ba đơn vị gương mẫu nhất kỳ này, các địa phương, các đơn vị khác sẽ học tập, thi đua, nhờ đó mà có thêm nhiều tấm gương mới, càng xứng đáng hơn là những con dân của một dân tộc anh hùng !
Thực hiện lời Bác dạy, Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh đã đẩy mạnh phong trào thi đua trên các mặt công tác trong toàn lực lượng. Tạo khí thế, cổ vũ, động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng góp phần thực hiện tốt các khâu đột phá, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, khơi dậy ý thức tự lực tự cường, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy truyền thống “ Trung dũng kiên cường, năng động sáng tạo, đoàn kết quyết thắng” và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Qua các đợt thi đua, xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”, "mô hình hay, cách làm sáng tạo" trên các lĩnh vực công tác, trực tiếp góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực tiêu biểu, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

LỄ PHONG TƯỚNG TRONG CĂN NHÀ TRANH CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị chỉ huy vĩ đại của quân và dân Việt Nam, “người học trò gần gũi và xuất sắc” của Hồ Chủ tịch.
Cơ duyên dường như đã sắp đặt cho cuộc gặp của Đại tướng và Bác trên con thuyền tại Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc, và kể từ đây, hai con người vĩ đại này đã viết nên những trang sử vàng chói lọi cho lịch sử Việt Nam.
Dưới sự dìu dắt và chỉ dạy của Bác, người học trò Võ Nguyên Giáp tham gia các hoạt động cách mạng say mê và đầy nhiệt huyết. Bằng sức trẻ của mình, tháng 12/1944, ông đã được Bác giao phó trọng trách thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này. Chỉ huy lực lượng nòng cốt của quân và dân ta lúc bấy giờ, ông đã giành được nhiều chiến công vang dội.
Sau chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông, nhận thấy thời cơ để cuộc kháng chiến chống Pháp của quân ta chuyển sang một giai đoạn mới, Bác và Trung Ương đã quyết định thành lập Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam, đồng thời phong quân hàm cho nhiều cán bộ trong đó đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong hàm Đại Tướng, và chủ trương này được Hồi đồng Chính phủ vô cùng hoan nghênh trong cuộc họp vào ngày 19/1/1948.
1 ngày sau đó, Bác Hồ đã đặt bút ký vào sắc lệnh phong quân hàm cho nhiều cán bộ lãnh đạo. Ngoài đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng, những đồng chí khác như Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng, duy chỉ có đồng chí Nguyễn Bình được phong quân Hàm Trung Tướng. Buổi lễ sắc phong này được chính phủ dự kiến tổ chức vào ngày 27/5/1948, nhưng sau đó trời mưa lớn liên tiếp khiến nước suối dâng cao, đại biểu không thể mạo hiểm trèo đèo lội suối đến tề tựu đông đủ. Chính vì lẽ đó, sự kiện lịch sử và trọng đại này đã được dời đến ngày hôm sau 28/5/1948.
Ngày đó, điều kiện chiến đấu còn khó khăn, thời tiết lại không ủng hộ nên các chiến sĩ của ta chỉ kịp dựng tạm một ngôi nhà tranh bằng nứa bên dòng suối ở cánh đồng Nà Lọm (Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên). Một căn nhà tranh được dựng nên vội vã, hội trường cũng chỉ được trang trí bằng vài lẵng hoa rừng nhưng dường như không thể nào che lấp đi sự uy nghiêm của lá cờ đỏ sao vàng, cùng sự nổi bật của dòng băng rôn ghi khẩu hiệu : “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi/Thống nhất độc lập nhất định thành công”.
Giữa cái mùi thơm thoảng thoảng của mùi nứa mới cùng tiếng suối ầm ầm chảy cảnh bên, Bác từ từ tiến lên trước bàn thờ Tổ Quốc, tay Người cầm bản Sắc lệnh, đọc to và dõng dạc tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. , và gọi ông lên đứng bên cạnh mình. Giây phút đó, hai người không còn đơn thuần là thầy trò mà thực sự là những người chiến sĩ cùng nhau kề vai tác chiến vì sự độc lập của nước nhà. Ai nấy đều hồi hộp chờ đợi khoảng khắc lịch sử đó diễn ra, nhưng thật bất ngờ là Bác lại không nói lời nào.
Người chỉ nắm chặt lấy bản Sắc lệnh trong tay, mắt đượm lệ, chắc có lẽ là vì niềm vui không sao tả xiết. Cuối cùng, Người đưa chiếc khăn mùi xoa lên lau nhẹ nước mắt, nhìn thẳng xuống hội trường mà dõng dạc nói rằng:
“ Các cụ ta qua bao nhiêu thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy dân tộc được tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay, việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất”.
Nói rồi, Bác quay sang, nhìn thẳng vào mắt đồng chí Võ Nguyên Giáp, nói:
“ Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân thác phó”.
Rồi liền trao bản Sắc lệnh trong tay, và kể từ ngày hôm đó Quân đôi Nhân dân Việt Nam đã có vị Đại tướng đầu tiên, đưa quân và dân ta giành được hết chiến thắng này đến chiến thắng khác, dẫn lối đến với bến bờ của tự do.HP
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Thích
Bình luận
Chia sẻ

TUỔI TRẺ CỦA ĐẠI TƯỚNG CHU HUY MÂN


Đại tướng Chu Huy Mân là một danh tướng của thời đại Hồ Chí Minh. Cuộc đời cách mạng của ông tiêu biểu cho một thế hệ thanh niên Việt Nam:
“Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!”...
Hòa mình trong bão lửa cách mạng
Đại tướng Chu Huy Mân tên thật là Chu Văn Điều, là con trai út trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An). Theo hồi ký “Đại tướng Chu Huy Mân: Thời sôi động” (Đại tá Lê Hải Triều thể hiện, NXB Quân đội nhân dân), thuở nhỏ, dù cha mất sớm, mẹ một mình nuôi 9 anh chị em nhưng từ năm 8 tuổi, Chu Văn Điều đã được gia đình cho đi học chữ Hán ở trường làng.
Cậu bé Chu Văn Điều sớm cảm nhận được nỗi cực khổ, cơ hàn của đồng bào dưới chế độ thực dân nửa phong kiến hà khắc, vô nhân đạo. Lớn lên giữa vùng đất Nghệ An địa linh nhân kiệt, chàng thanh niên Chu Văn Điều đã tiếp thu tinh thần yêu nước thương nòi, nung nấu chí căm thù quân xâm lược, từ đó xác định tư thế, quyết tâm của tuổi trẻ: Thà chết vinh còn hơn sống nhục!
Năm 1929, phong trào cộng sản phát triển mạnh ở nước ta. Tháng 11-1929, Chu Văn Điều 16 tuổi đã tham gia mít tinh lớn ở xã, nghe diễn thuyết và cùng hô những khẩu hiệu hợp với lòng người: “Đánh đổ đế quốc Pháp”, “Thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, nhà máy cho thợ thuyền”, “Giành chính quyền về tay công nông”... Từ lúc đó, Chu Văn Điều đã tự nguyện hòa mình vào cơn bão lửa rực sáng mang tên “cách mạng”, rồi ông được phân công làm Đội phó Đội Thanh niên xích vệ xã Yên Lưu, tham gia bảo vệ Phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh.
Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới hơn 17 tuổi. Trong lễ kết nạp, ông tuyên thệ: “Nguyện chiến đấu trọn đời cho Đảng, cho cách mạng, nếu bị bắt bớ, cực hình tra tấn quyết không cung khai, dù phải chịu tù đày quyết không nản chí, vào sống ra chết quyết không sờn lòng”. Lời thề sắt son ấy theo ông suốt chặng đường cách mạng-đường đời sau này, giúp ông vượt qua hàng chục trận đòn roi tàn bạo của bọn bang tá tay sai thực dân ngay từ những ngày đầu chúng thi hành chính sách khủng bố trắng, rồi những lần bị bắt giam trong nhà lao Vinh, những năm tháng bị tù đày khổ sai ở nhà ngục Kon Tum-chốn “rừng thiêng nước độc”.
Trong những ngày ông bị tra tấn ở ngay giữa làng quê mình, không phụ niềm tin, lòng trông đợi của bà con thôn xóm, ông đã kiên cường, bất khuất, dù bị tra tấn ngất đi cũng quyết không đeo thẻ “Quy thuận”, không ký sổ đầu hàng “từ nay không theo cộng sản nữa”.
Không khuất phục được ông, bọn bang tá đành phải thả ông về. Đồng bào khâm phục, thương xót ông, đã bí mật gửi quà bánh, gạo, thức ăn đến để ông chữa trị vết thương. Và từ đó ông đã nhận ra chân lý: Nhân dân không bao giờ xa Đảng, bà con luôn ở bên cạnh Đảng, sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ Đảng. Đảng càng kiên định, vững vàng thì lòng dân càng rộng mở. Chân lý đó khiến ông luôn hướng đến dân, tin dân, dựa vào dân, nhất là khi phải tìm cách giải quyết những khó khăn của cách mạng.
Năm 1936, Chu Văn Điều đổi tên thành Chu Huy Mân, được cử đi dự Hội nghị Tỉnh ủy Nghệ An mở rộng tại Nghi Lộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông được phân công làm Chính trị viên Mặt trận Đường 9-Đông Hà-Savannakhet.
Trên đường nhận nhiệm vụ, ông biết chủ đồn điền khai thác gỗ vùng Tân Lâm là Nguyễn Như Hà (thường gọi là Bát Hà) đang bị chính quyền cách mạng bắt giam. Bát Hà là người đã thuê ông làm công khi ông mới vượt ngục Kon Tum, đang tìm cách bắt liên lạc với Đảng. Nhờ Bát Hà làm cho ông tấm thẻ bài mang tên Lê Thế Mỹ (bí danh của Đại tướng Chu Huy Mân) và cây thánh giá mà ông đã vượt qua sự truy bắt gắt gao của kẻ thù, tiếp tục hoạt động.
Khi được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị hỏi cách ứng xử với Bát Hà, ông thẳng thắn nhận xét Bát Hà không ưa gì cách mạng, nhưng ông vẫn tin tưởng đề xuất Tỉnh ủy giao một nhiệm vụ gì đó ủng hộ kháng chiến cho Bát Hà. Sau đó, Bát Hà được chính quyền cách mạng thả tự do và giao làm Chủ tịch Ủy ban Ủng hộ kháng chiến huyện Cam Lộ, hoạt động tích cực trong việc vận động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm ủng hộ cách mạng, bảo đảm hậu cần cho bộ đội Mặt trận Đường 9-Đông Hà-Savannakhet đánh Pháp.
Năm 1958, ông được giao làm Chính ủy Quân khu Tây Bắc. Trong hai năm chỉ huy bộ đội tại đây, ông góp phần quan trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các vùng dân tộc thiểu số.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Quân khu Tây Bắc có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, lập được thành tích trong kháng chiến chống Pháp nhưng chưa được tổ chức giáo dục để kết nạp Đảng. Trong khi đó, địa bàn Quân khu Tây Bắc rộng lớn, việc đến các thôn, bản rất khó khăn vì đường sá vừa xa, vừa xấu, nhiều nơi không có đảng viên.
Trước tình hình đó, ông cùng tập thể lãnh đạo tổ chức kế hoạch giáo dục phát triển đảng viên mới từ nguồn đồng bào từng tham gia kháng chiến, xây dựng tổ chức cơ sở đảng, vừa bảo đảm nguyên tắc xây dựng Đảng nhưng vừa sáng tạo phù hợp thực tiễn. Sau hơn một năm kiên trì triển khai kế hoạch, hầu hết nông thôn Tây Bắc đã có cơ sở đảng. Mấy năm sau, trong đội ngũ đảng viên người dân tộc thiểu số, có nhiều người trở thành cán bộ chủ chốt cấp huyện. Nhờ niềm tin nơi dân, hành động luôn hướng về dân, trong thời gian ngắn, ông đã hoàn thành nhiệm vụ tưởng chừng không thể.
Hay như vào cuối năm 1960, khi ông làm Trưởng đoàn cố vấn giúp cách mạng Lào tổ chức cuộc hành quân thần tốc, bí mật tấn công Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng. Đêm đó, bộ đội Lào muốn trú chân trong một bản người Lào Sủng nhưng sợ không an toàn vì dân trong bản chịu ảnh hưởng của phỉ Vàng Pao. Giờ phút đó, ông đã tin dân, mạnh dạn vào bản, nói tiếng Lào Sủng, giải thích cho dân bản rõ bộ đội Lào đang đi đánh quân phiến loạn, tay sai của đế quốc Mỹ, bảo vệ nhân dân các bộ tộc Lào. Đồng thời, ông cùng đồng đội thăm hỏi, chăm sóc y tế cho dân. Nhờ đó, dân bản chuyển từ nghi ngại sang ủng hộ, chủ động mời bộ đội Lào nghỉ lại bản.
Vị tướng “gánh hai vai”
Năm 1945, ông chỉ huy lực lượng tự vệ vũ trang tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Nam, sau đó được phân công đảm nhiệm Chính trị viên Tỉnh đội. Từ đây, tài năng xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức thế trận quốc phòng của ông được phát huy. Với ông, phương châm xây dựng lực lượng vũ trang là lấy giáo dục chính trị và bồi dưỡng cán bộ làm chính, cán bộ trưởng thành về chính trị là cơ sở để học tập, nắm vững và không ngừng sáng tạo nghệ thuật quân sự.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khen ngợi Đại tướng Chu Huy Mân là người chịu khó học tập, rèn luyện, vừa biết cả chính trị, quân sự và công tác tổ chức, vừa có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu. Trong một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với Đại tướng Chu Huy Mân, khi biết ông đang làm cả nhiệm vụ chỉ huy và công tác chính trị, Người đã nói với ông: “Chú chịu khó gánh cả hai vai cho khỏe càng tốt”. Vì câu chuyện này, bộ đội Tây Nguyên gọi ông với bí danh “Hai Mạnh”, mạnh về quân sự-mạnh về chính trị.
Nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Chu Huy Mân luôn coi trọng cả công tác chính trị và quân sự, chính trị làm nền tảng cho quân sự. Ông cho rằng, quân Mỹ mạnh hơn hẳn bộ đội ta về quân số, vũ khí, trang bị, kỹ thuật quân sự, cách đánh của quân Mỹ là tận dụng tối đa sức mạnh của vũ khí. Điều đó khiến cuộc chiến đấu của ta với địch thêm ác liệt, ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý bộ đội. Vì vậy, ông cùng tập thể lãnh đạo đơn vị chủ trương chú trọng củng cố tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, quan tâm xây dựng phẩm chất chính trị, tinh thần cho bộ đội.
Những chiến công thắng Mỹ- ngụy của Mặt trận Tây Nguyên, của Quân khu 5, những bước tiến bộ của bộ đội Pa-thét Lào... đều có dấu ấn của ông trong xây dựng bộ đội về chính trị, tổ chức bộ đội chiến đấu và vận động nhân dân tham gia xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh.
Cho đến tận cuối đời, Đại tướng Chu Huy Mân vẫn trăn trở với công tác xây dựng bộ đội về chính trị tư tưởng. Vị tướng “Hai Mạnh” của Quân đội ta luôn mong muốn phát huy vai trò của người chính ủy, chăm lo xây dựng quân đội tinh nhuệ, trước hết phải tinh nhuệ về chính trị, tinh thần là chủ yếu; chú trọng bồi dưỡng cán bộ về các mặt chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực và tác phong công tác. Ông đúc kết lại: Chỉ có người cộng sản chân chính, trung thực, vô tư mới trồng được con người cộng sản chân chính./,
Ảnh: Tư lệnh Quân khu 5 Chu Huy Mân
Nguồn: QĐND
Có thể là hình ảnh về 1 người
2

Loa phường liệu đã hết sứ mệnh

 Chỉ trong 2 ngày, trang Việt Tân đã viết liên tục 8 bài viết về vấn đề Hà Nội muốn đưa loa phường về tới từng thôn, tổ dân phố. Thậm chí, trang này còn tổ chức khảo sát lấy ý kiến nhằm xem thái độ của cư dân mạng (chủ yếu là đám chống đối) với chính sách này như thế nào. Và tất nhiên, với các anh em hải ngoại vài chục năm rồi không được đặt chân đến Hà Nội, thù ghét với cộng sản thì phản đối là điều đương nhiên.

Tại sao Việt Tân lại quan tâm đến vấn đề loa phường của Hà Nội như vậy?

Vì Việt Tân chăm lo cho người dân Hà Nội hay phải đóng tiền để vận hành hệ thống loa phường? Tất nhiên là không, mà đơn thuần là nhằm vào Tân Chủ tịch Hà Nội Trần Sĩ Thanh, cũng như bôi nhọ chính quyền Hà Nội mà thôi.

Thay vì chê trách, chúng ta thử bàn xem loa phường liệu đã hết sứ mệnh?

Nhiều người cho rằng với rất nhiều phương thức giao tiếp hiện đại thì loa phường đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều loại hình báo chí thì duy chỉ có loa phường mới có khả năng cá biệt hóa thông tin ở quy mô phường, xã.

Nhiều người cũng cho rằng những thông tin dân sinh thì hoàn toàn có thể dùng hình thức thông báo trên Face.book, Zalo. Điều đó không sai. Tuy nhiên, thực tế thì trên Face.book, Zalo mỗi ngày có cả rừng thông tin: cầm lao cướp giết hiếp, chính trị gia lỡ mồm, ngôi sao giải trí thiếu quần áo… những vấn đề dân sinh cấp phường sẽ không có nhiều người chú ý tìm đọc. Truyền thông áp đặt rằng: "loa phường giải quyết được việc này khi người nghe không có nhiều lựa chọn về tin tức; từ đó, để truyền tải thông tin hữu ích nhất, liên quan trực tiếp tới đời sống của cư dân trong khu vực".

Loa phường, cũng giống như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, có thể kém ưu thế hơn so với truyền thông xã hội. Nhưng nó vẫn có những giá trị truyền thông, vẫn là thứ không thể loại bỏ trong cuộc sống của người dân Hà thành./.

Xuyên tạc lịch sử đang "ký sinh" trên nghệ thuật thứ 7

 Nói về các nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến, đại biểu Phạm Trọng Nhân, đoàn Bình Dương cho rằng, chỉ vài ngày nữa dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được thông qua, song những người làm điện ảnh chân chính, tâm huyết vẫn còn đó không ít tâm tư để tiếp tục chuyển tải những thông điệp về cuộc sống qua từng lăng kính, thước phim.

Bên cạnh việc tiếp thêm những chế định để điện ảnh nước nhà bay cao, vươn xa thì dự luật này phải đảm đương sứ mệnh là công cụ bảo vệ nền tảng tinh thần của xã hội cũng như những sự thật thiêng liêng trước những thông tin xuyên tạc lịch sử, những nội dung xấu, độc, đồi trụy mà nhiều nền tảng xuyên biên giới phổ biến trên không gian mạng đang ngang nhiên tấn công vào tâm thức người xem.

Tuy nhiên, dự thảo lại xây dựng cơ chế hậu kiểm đối với phổ biến phim trên không gian mạng mà điển hình là các nền tảng xuyên biên giới tại điểm a khoản 2 Điều 18, điểm b khoản 2 Điều 21 và khoản 1 Điều 27. Trong khi việc để các nền tảng này tự do đi lại trên mặt trận văn hóa thời gian qua đã gây nên những tổn thương không hề nhỏ đến đời sống tinh thần của xã hội.

Dẫn chứng kể từ khi xâm nhập thị trường Việt Nam, Netfix đã phổ biến ít nhất 3 phim có nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ đất nước như “Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta” đến “Bà Ngoại trưởng” và gần đây nhất là “Bill Gates”.

Như vậy, từ câu chuyện trong đời sống thực với giàn khoan HD 981 thì nay chủ quyền lãnh thổ đã và đang đối diện với một hình thái khác mà việc xuyên tạc lịch sử đang ký sinh lên nghệ thuật thứ bảy và những thành tựu khoa học công nghệ. Rõ ràng vị khách này không hề có thiện chí cũng như thiếu sự tôn trọng chủ nhà và dĩ nhiên không phải vô tình để vi phạm hết lần này đến lần khác. Hệ lụy của nó sẽ đi đến đâu nếu tiếp tục để môn Lịch sử là môn tự chọn của học sinh ở lứa tuổi đã bắt đầu có những tư duy và nhận thức độc lập.

Gỡ bỏ nội dung sai phạm là một việc làm không nhiều ý nghĩa vì người xem đã kịp tải xuống để đăng tải trên các nền tảng khác. Do đó, mặc dù báo cáo giải trình đã cố gắng lý giải nhưng chưa thể thỏa mãn với những gì đã và đang diễn ra trên không gian mạng.

Điều đáng nói là các nội dung độc hại đang từng ngày lần mò len lỏi, cài cắm vào tâm thức người xem, mà tệ hại nhất là giới trẻ khi smartphone đã quá phổ biến và việc xem các nội dung trên các nền tảng này mọi lúc, mọi nơi. Không dừng lại ở đó, các nền tảng xuyên biên giới này còn kiếm lợi bất chính khi doanh thu hàng ngàn tỷ đồng từ cung cấp dịch vụ nhưng chưa đóng một đồng tiền thuế tại nhiều nước sở tại trong đó có Việt Nam.

Với khối lượng đăng tải và truy cập phim hiện nay chưa có giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát khối lượng thông tin này. Tuy nhiên, việc lấy những khó khăn về nhân lực để lý giải cho quy định hậu kiểm đối với phổ biến phim trên không gian mạng, trong khi các công đoạn tiền kiểm hiện nay đều được số hóa và được thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng mà các cơ quan thông tấn báo chí quốc gia hiện đang duyệt từng chương trình truyền hình nước ngoài, bao gồm hàng chục ngàn bộ phim mỗi năm trên hàng chục kênh truyền hình phát sóng 24/7 vào Việt Nam liệu đã đủ thuyết phục hay chưa?

Nếu như các nền tảng Google, Facebook, Tiktok âm thầm theo dõi, định vị, thay đổi tâm thức người dùng từ khi gõ phím, tìm kiếm đến việc ghi âm các cuộc thoại, phân tích thông tin chứa đựng trong đó đến các thao tác tưởng chừng vô hại như những like, share, thả tim trên các dòng trạng thái thì việc cung cấp các dịch vụ phim ảnh qua các nền tảng xuyên biên giới cũng là một cách thức tấn công vào tâm thức con người bằng những tư tưởng sai lệch về giá trị văn hóa được lồng vào những câu chuyện tưởng chừng chỉ mang tính chất giải trí.

Do đó, cơ quan thẩm tra và Quốc hội phải cân nhắc kỹ lưỡng về hậu kiểm đối với việc phổ biến phim trên không gian mạng. Cần giải pháp để các nền tảng xuyên biên giới không có bất kỳ cơ hội nào xâm lấn bờ cõi tư tưởng văn hóa người xem nói riêng và hàng chục triệu người nói chung./.

Chiêu trò tẩy trắng chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng những đồng đô la!

 Mới đây nhiều tờ báo ca ngợi em Tăng Vân Khanh, học sinh lớp 12 Văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương vừa đỗ 7 trường Đại học Mỹ danh giá và được cấp các mức học bổng với tổng trị giá lên đến hơn 25 tỷ đồng từ một bài luận 650 từ viết về người Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói là em đã tư duy theo cách gọi của người Mỹ về "cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam" là “Cuộc chiến tranh Việt Nam". Xin đặt câu hỏi ai đã dạy em cách gọi ấy và không biết gia đình, dòng họ em có ai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không nhưng rõ ràng đây là một chiêu trò tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của người Mỹ khi họ chọn chủ đề du học là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam!

Rõ ràng là, 21 năm Mỹ xâm lược Việt Nam, chia đôi đất nước để dễ bề thôn tính, hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu để đổi lấy thống nhất, độc lập trước 1 đội quân đế quốc xâm lược chia đôi đất nước. Thế mà, không biết tự bao giờ mà một bộ phận giới trẻ Việt Nam hôm nay như Tăng Vân Khanh lại có thể gọi là "Cuộc chiến tranh Việt Nam? rồi ngày mai, ngày kia những đứa con của Tăng Vân Khanh có tiếp tục được chính người mẹ các cháu có dạy cho các cháu như vậy không? Nếu đúng như thế thì thật là đau buồn!

Cách đây 27 năm, ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam; rạng sáng ngày 12/7/1995 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Đây là kết quả của một hành trình dài với những nỗ lực bền bỉ của cả hai bên quyết tâm gác lại quá khứ hướng tới tương lai, từ một cựu thù đến nay hai nước đã trở thành đối tác toàn diện.

Tuy nhiên, sau 27 năm bình thường hóa quan hệ, những gì Mỹ mong muốn ở Việt Nam đang nằm ngoài sức tưởng tượng của đa số người Việt Nam bởi trước mắt chúng ta, những người dân Việt Nam chỉ nhìn thấy bức tranh kinh tế của nó nhưng sẽ không hiểu hết đằng sau đó Mỹ đang muốn gì ở Việt Nam.

Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã tuyên bố: 30 năm sau người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải bằng bom đạn mà bằng Dollas và người Việt Nam sẽ phải chào đón họ như những người anh hùng...

Trong một lần sang thăm Việt Nam, Tổng thống Binclinton cũng từng nhắc lại ý định này trước hàng nghìn sinh viên các trường Đại học Việt Nam rằng "những gì mà người Mỹ trước đây chưa thực hiện được ở Việt Nam thì chính những thế hệ người Việt Nam sau này sẽ thay họ thực hiện nó..." Vậy thì những gì họ chưa thực hiện được mà họ mong muốn những thế hệ người Việt thay họ thực hiện?

Mỹ đã từng xâm lược Việt Nam và họ đã thất bại, những người đã từng làm tay sai tiếp tay cho Mỹ cũng thất bại và đó cũng là điều mà họ muốn một bộ phận người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục làm tay sai cho họ lần nữa. Muốn đạt được mục đích đó không có con đường nào duy nhất ngoài việc tác động chuyển hóa tư tưởng bằng đầu tư giáo dục, về lâu dài những con người ấy sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng trong Đảng, Nhà nước họ có thể dưới sự điều khiển, dật dây của Mỹ làm chuyển hóa toàn bộ hệ tư tưởng hiện nay của chúng ta.

Để thực hiện mục tiêu này, Năm 2016, Đại học Fulbright Việt Nam được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên khi tiến hành các hoạt động giáo dục họ đã cương quyết không đưa các môn Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình dạy học đồng thời mở ra các ngành, chuyên ngành đào tạo theo hơi hướng giá trị thực dụng phương tây, xã hội dân sự... Thực chất là nhằm tới phá vỡ nền tảng XHCN đưa một thế hệ người Việt theo học mang nặng tư duy sùng bái Mỹ, thậm chí có tư tưởng chống lại chế độ hoặc ngấm ngầm hoặc công khai.

Trong suốt quá trình bình thường hóa quan hệ, Mỹ luôn tìm mọi cách can thiệp vào lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo của Việt Nam, thậm chí luôn dung túng những kẻ bất mãn chống lại nhà nước Việt Nam thì câu hỏi đặt ra Mỹ đang muốn gì ở Việt Nam đã quá rõ. Hiện chúng ta có trên dưới 30.000 sinh viên đang học tập tại Mỹ và rất có thể các em lại là những phương tiện, tai sai đắc lực cho Mỹ mà việc đầu tiên là tẩy trắng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng chính những đồng USD./.