Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Mưu đồ xảo quyệt của “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay

 


 

Mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, chịu sự chi phối của phương Tây. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu đó, các thế lực thù địch đã kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh chính sách, thủ đoạn như bỏ cấm vận kinh tế và bình thường hoá quan hệ về ngoại giao. Nếu chỉ nhìn thuần túy về hình thức thì những thay đổi đó có vẻ “thân thiện hơn”, nhưng thực chất các thế lực thù địch đang sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng nước ta với cường độ, quy mô quyết liệt hơn.

Các thế lực thù địch đang thực hiện phương châm: hành động chống phá thì quyết liệt nhưng thủ đoạn phải rất mềm dẻo, vừa công khai, vừa bí mật, đẩy mạnh các hoạt động thâm nhập “chui sâu, leo cao” vào các tổ chức của ta để trong đánh ra, ngoài đánh vào. Thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lực “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng nước ta rất linh hoạt, phong phú và cũng rất khó phân định một cách rạch ròi. Những thủ đoạn chống phá của chúng được biểu hiện cụ thể đó là:

Thứ nhất, điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam, tăng cường hợp tác nhiều mặt qua đó thâm nhập, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến” ở Việt Nam. Các thế lực thù địch bên ngoài xác định, bằng mọi giá phải thay đổi cơ chế chính trị của Việt Nam, đồng thời phá vỡ quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”, lôi kéo Việt Nam ngả về phía Mỹ và phương Tây. Vì vậy, Mỹ chủ trương dùng tài trợ, cố vấn, chuyên gia…tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chương trình chiến lược của Việt Nam, để từng bước “chuyển hóa”, làm chệch đường lối, chính sách và pháp luật Việt Nam. Họ cho rằng, để “chuyển hóa” được chế độ chính trị ở Việt Nam thì vấn đề tiên quyết phải làm triệt tiêu các giá trị làm nên chế độ cộng sản; đồng thời phải xây dựng một ý thức hệ, một hệ thống lý luận chính trị có khả năng làm triệt tiêu chủ nghĩa cộng sản và làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng một giai cấp mới ở Việt Nam.

Thứ hai, tạo môi trường và điều kiện hình thành “xã hội dân sự”, tạo cơ hội để thành lập các tổ chức chính trị đối lập xuất hiện công khai. Từ đó làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam không kiểm soát được tình hình, tạo tình thế “không thể không thay đổi” dẫn đến đột biến chính trị – xã hội. Từng bước “dân chủ hóa chính quyền”, cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng để có điều kiện tạo áp lực xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng. Đẩy mạnh hoạt động xâm nhập, móc nối, tác động, “chuyển hóa” vào nội bộ Việt Nam. Các thế lực thù địch nhận định, lực lượng ngầm trong nội bộ Đảng, Nhà nước Việt Nam có tính chất quyết định, nòng cốt cho việc chuyển hóa, thúc đẩy “tự diễn biến” trong nội bộ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc thúc đẩy “chuyển hóa” trong nội bộ lãnh đạo của Việt Nam phải thực hiện bằng cách xây dựng “đội ngũ mới” (lực lượng đối lập trong Đảng, chính quyền), đẩy mạnh vấn đề “dân chủ phương Tây” trong nội bộ Việt Nam, và hình thành cho được lực lượng đối lập trong nội bộ Việt Nam. Mặt khác, các thế lực phương Tây tìm cách thúc đẩy tham nhũng, đồng thời lợi dụng chống tham nhũng và những thiếu sót của Đảng để kích động, gây chia rẽ, tạo sự hoài nghi, mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân. Tích cực lôi kéo các phần tử “đỏ vỏ xanh lòng” để xây dựng lực lượng trong nội bộ ta, từng bước thực hiện ý đồ “dùng cộng sản lật đổ cộng sản”, làm tê liệt hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, tác động hướng lái lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Chúng cho rằng, đây là một trong những mũi đột phá, là con đường xâm nhập chuyển hóa nhanh nhất. Các thế lực thù địch cho rằng, để thay đổi Việt Nam cần phải dựa vào quy luật toàn cầu về kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập, đào tạo ở phương Tây. Đồng thời khẳng định: Hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh dân chủ theo kiểu phương tây trong mắt người Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xã hội dân sự ở Việt Nam. Thúc đẩy các chương trình, dự án liên quan đến giáo dục – đào tạo đã được ký với Việt Nam, không ngừng đặt điều kiện yêu cầu Việt Nam loại bỏ các môn học chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nội dung giảng dạy; giảng viên và sinh viên được tự do tư tưởng, không bị chi phối hoặc phụ thuộc bất cứ một hệ tư tưởng nào.

Thứ tư, tiếp tục lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo” để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việc cổ vũ “dân chủ, nhân quyền” là yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Việt Nam. Do đó họ đã tăng cường giám sát và yêu cầu tôn trọng “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo”, tranh thủ tạo áp lực ngoại giao ở mọi cấp độ đối với Việt Nam. Thường xuyên đưa nhân viên ngoại giao đến các địa phương để “khuyến khích” các hoạt động thúc đẩy “dân chủ” và “tự do tôn giáo” theo quan điểm của Mỹ và phương tây. Trên thực tế các nước phương Tây đã dùng nhiều biện pháp, trong đó huy động tối đa hệ thống truyền thông để tuyên truyền xuyên tạc tình hình, vu cáo Việt Nam “thiếu dân chủ, vi phạm nhân quyền, không có tự do tôn giáo, đối xử không công bằng với người dân”. Tìm mọi cách luật hóa vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc” và lập ra nhiều tổ chức theo dõi vấn đề này nhằm áp đặt theo kiểu Mỹ.

Thứ năm, hỗ trợ, chỉ đạo lực lượng phản động chống đối chính trị ở trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động chống Việt Nam. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam chúng tăng cường đả phá đường lối, quan điểm của Đảng, nhất là đường lối kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục chống phá thần tượng Hồ Chí Minh. Đối với Nhà nước, chúng đòi nâng cao dân trí về chính trị, chấp nhận tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do in ấn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu tham khảo về chính trị, pháp luật, dân chủ, nhân quyền. Đối với quần chúng nhân dân (chủ yếu là học sinh, sinh viên, tri thức ở các thành phố, du học sinh và kiều bào) tập trung vào các vấn đề như: Họ đưa ra những “nguyên nhân” bất ổn định chính trị, chậm phát triển kinh tế ở Việt Nam; các sự kiện lịch sử về “chiến tranh Nam – Bắc”; chủ quyền biển, đảo…

Thứ sáu, tiếp tục lôi kéo, chuyển hóa quân đội nhằm từng bước làm suy yếu và phi chính trị hóa lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Các thế lực thù địch cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam còn đứng vững là do vẫn nắm được lực lượng vũ trang. Nếu làm cho lực lượng vũ trang biến chất, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ mất chỗ dựa, mất một công cụ đắc lực thực hiện chuyên chính vô sản, khi đó chế độ xã hội chủ chủ nghĩa Việt Nam sẽ tan rã giống như các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục thúc ép các nước đồng minh tăng cường hợp tác với Quân đội Việt Nam trong một kế hoạch cụ thể như: hợp tác hoặc viện trợ về y tế cho các cơ sở, trung tâm, viện nghiên cứu quân y của Quân đội Việt Nam để đẩy nhanh quá trình tiếp cận và ”chuyển hóa”; kích động và hô hào “dân sự hóa quân đội”, kêu gọi Quân đội “bỏ Đảng, trở về với dân tộc”; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, từng bước làm giảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội.

Tóm lại, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch đối với việc thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, các lực lượng phải tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong tình hình mới. Đây là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách và là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang ra sức xây dựng./.

T3.

 

Phối hợp với địa phương và các đơn vị bạn xây dựng địa bàn vững mạnh, an toàn, kịp thời ngăn chặn và đập tan khi có tình huống bạo loạn xảy ra.

 


Xây dựng cơ sở vững mạnh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tình hình hiện nay, là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh là một nhiệm vụ của các đơn vị quân đội, là một nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phòng chống “Diễn biến hòa bình” và trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng đối với Quân đội ta.

Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình” của địch có hiệu quả, thì một trong những biện pháp quan trọng là phải không ngừng tăng cường đẩy mạnh các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, nhằm tạo cơ sở chính trị, tinh thần cho quá trình thực hiện nhiệm vụ, phát huy sức mạnh của mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi người trong và ngoài đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

          T3.

Thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố và giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”.

 


Bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ là yếu tố cơ bản, then chốt tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội và từng đơn vị; đồng thời, giữ vai trò định hướng thúc đẩy hành động và hành vi tích cực của bộ đội, V.I. Lênin đã từng khẳng định: “Thắng lợi hay thất bại của cuộc chiến tranh phụ thuộc vào tâm trạng của người cầm súng đang đổ máu trên chiến trường”. Do đó, sức mạnh chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta đều bắt nguồn từ một niềm tin vững chắc với bản lĩnh chính trị vững vàng.

Hơn nữa, vấn đề cốt lõi của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là thực hiện “chiến thắng không cần chiến tranh”. Chúng đã tập trung phá hoại về chính trị, tư tưởng của Quân đội ta. Do đó,  phải nâng cao bản lĩnh chính trị cũng cố và giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng cho mỗi cán bộ, chiến sĩ là tất yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, đấu tranh chống lại các quan điểm tư tưởng sai trái và phản động, các biểu hiện mơ hồ, ảo tưởng, hoài nghi, dao động, lơ là mất cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ.

Để nâng cao bản lĩnh chính trị, cũng cố và giữ vững trận địa chính trị, tư tưởng trong quân đội, trước hết phải tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong mọi tình huống, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị.

Nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác giáo dục, phải coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục lý luận chính trị, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cho bộ đội. Đồng thời, quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng và các mối quan hệ xã hội của cán bộ, chiến sĩ trong từng đơn vị và giải quyết kịp thời đúng đắn, dứt điểm những diễn biến chính trị, tư tưởng phức tạp, những vấn đề mới nảy sinh, tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

          T3.

Âm mưu, thủ đoạn mới trong “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

 


Thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn coi việc phá hoại tư tưởng là mũi nhọn, là con đường ngắn nhất dẫn tới sự xói mòn về niềm tin của nhân dân với Đảng với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các thủ đoạn chống phá mới, đó là:

Thứ nhất, Chúng tìm cách đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đưa ra những luận điệu lập lờ, lẫn lộn giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đến đảng viên và nhân dân. So sánh các chế độ, chính sách liên quan đến đời sống nhân dân ta với các nước phương Tây; vấn đề tự do, dân chủ, hòng làm cho người dân thấy như “xã hội Việt Nam đang có vấn đề” dẫn đến hoài nghi, mơ tưởng về một “xã hội khác tốt đẹp hơn”. Nếu cán bộ, đảng viên chúng ta không vững vàng về tư tưởng, dễ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thay đổi quan điểm, tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Thứ hai, Điều chỉnh thủ đoạn chống phá từ công kích trực diện vào nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng đối lập, đòi bỏ điều 4. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do không đem lại kết quả. Thủ đoạn mới của chúng là tuyên truyền kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ. Từ đó tác động làm tha hóa từng cán bộ, đảng viên, nhằm thực hiện mưu đồ phá hoại từ bên trong, thúc đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thứ ba, Chúng sử dụng các cách thức tác động tinh vi, xảo quyệt đối với từng đối tượng cụ thể.

Đối với cán bộ, đảng viên, chúng thổi phồng khuyết điểm yếu kém của một số địa phương và một số cá nhân đảng viên, đánh đồng giữa  tập thể, cá nhân tốt với tập thể và cá nhân có khuyết điểm, sai phạm hòng làm cho nhân dân mất niềm tin vào Cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đối với các tầng lớp nhân dân, chúng lợi dụng việc tiếp cận thông tin còn hạn chế, đưa những thông tin sai lệch, nhằm tạo khoảng trống trong tư tưởng nhân dân, làm cho nhân dân hoài nghi, mất niềm tin với chế độ, Đảng và nhà nước, từ đó chúng kích động các hoạt động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trước những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch chống phá đất nước ta, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chủ động phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

          T3,

 

Lịch sử ra đời của diễn biến hòa bình

 


Chiến lược "diễn biến hòa bình” ra đời vào thời kỳ chiến tranh lạnh trong bối cảnh quốc tế đang biến động phức tạp. Từ đó đến nay, chiến lược này liên tục được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động điều chỉnh, bổ sung trở thành một chiến lược tổng hợp, dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu nhằm chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và không ngừng lớn mạnh, phong trào cách mạng thế giới phát triển nhanh chóng. Trước tình hình so sánh lực lượng bất lợi, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ ráo riết tìm kiếm giải pháp chiến lược nhằm ngăn chặn "làn sóng cộng sản” từ Đông Âu và Liên Xô. Ở giai đoạn này, với “chiến lược ngăn chặn”, Mỹ chủ trương sử dụng thủ đoạn cứng rắn, đặc biệt là thủ đoạn quân sự với con chủ bài là bom nguyên tử để “ngăn chặn” sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Tổng thống Mỹ Truman từng nói: “Mỹ phải dùng quả đấm sắt và ngôn ngữ cứng rắn để đối phó với Liên Xô”.   

Bước vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, “diễn biến hòa bình” bước đầu trở thành chiến lược của chủ nghĩa đế quốc với tên gọi “chiến lược hòa bình”.

Kennedy sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, đã tuyên bố: “Nước Mỹ giống như con đại bàng trên Quốc huy hình lá chắn của tổng thống, chân phải của nó cắp cành ô liu còn chân kia cắp mũi tên, phải coi trọng cả hai chân như nhau”. Theo đó, Kennedy một mặt tiếp tục thực hiện chính sách cứng rắn (bao vây, cấm vận, chống đối), mặt khác vạch kế hoạch "hòa bình" với Liên Xô (6-1961), đề xướng "liên minh vì tiến bộ”, chi 20 tỷ USD viện trợ nhằm khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Mỹ La-tinh, thành lập "đội hòa bình" ở châu Phi, điều chỉnh chiến lược quân sự "trả đũa ồ ạt" của Eisenhower trước đó thành chiến lược "phản ứng linh hoạt”, tiến hành “chiến tranh đặc biệt" ở Việt Nam.

Thời kỳ chính quyền Richard Nixon, bằng chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, đàm phán trên thế mạnh, Mỹ tuy vẫn coi trọng răn đe hạt nhân, nhưng đã điều chỉnh cục diện ôm đồm, giảm bớt lực lượng quân sự ở nước ngoài; tạo thế cân bằng giữa các nước lớn; tăng cường tiếp xúc hòa bình với các nước xã hội chủ nghĩa, lấy hòa hoãn thay dần cho “chiến tranh lạnh”, qua đó để thẩm thấu tư tưởng và văn hóa, tác động vào kinh tế, phá hoại quốc phòng, an ninh, gieo rắc hạt giống chống phá từ bên trong…  

Sang thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Mỹ khôi phục kinh tế, quân sự và vị thế quốc tế, tăng cường sức mạnh trên một số mặt. Các nước tư bản khác cũng vượt qua khủng hoảng, sản xuất bắt đầu phát triển. Lợi dụng các nước xã hội chủ nghĩa cải tổ, cải cách, mở cửa Mỹ đề ra dự án "dân chủ toàn cầu” nhằm ủng hộ sự xuất hiện của lực lượng "dân chủ” ở các nước cộng sản, tìm cách đả kích hệ tư tưởng Mác-xít, đề cao "dân chủ", "tự do” phương Tây, thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế thế giới để lái cải cách đi chệch khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Mỹ ngầm đánh vào bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời nghi binh chiến lược, tích cực tuyên truyền chạy đua vũ trang, thu hút Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa cái gọi là "chương trình SDI", kéo quân đội Liên Xô ra ngoài, chạy theo đối phó với "nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực, toàn cầu,” loại được công cụ sắc bén của Đảng Cộng sản Liên Xô, đặc biệt là loại được lực lượng KGB ra khỏi cuộc chiến tranh ngầm” đang diễn ra gay gắt ngay trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ (1-1989), G.Bush đưa ra chiến lược “vượt trên ngăn chặn", trong đó linh hồn là “diễn biến hòa bình”, nhằm đưa cuộc đấu tranh vào trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa (bằng lực lượng phản động), làm cho các nước xã hội chủ nghĩa bị xô đẩy tới chỗ sụp đổ.  

Đến đây, "diễn biến hòa bình" từ vị trí là thủ đoạn của chiến lược "ngăn chặn", "vượt trên ngăn chặn" đã trở thành một chiến lược chống cộng toàn diện. Sử dụng chiến lược này, Mỹ và các thế lực phản động đã thu được kết quả, thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Ở thời kỳ này, Mỹ tiếp tục theo đuổi chiến lược "can dự” nhưng có sự điều chỉnh nhất định, tăng cường "dính líu" vào các nước nhưng bằng các biện pháp "cứng rắn” hơn, trong đó coi trọng "đòn phủ đầu” để thực hiện cái gọi là "chủ nghĩa quốc tế riêng của Mỹ”. Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell trong một cuộc điều trần ngày 17-1-2001, tuyên bố: "Chủ nghĩa quốc tế riêng của Mỹ sẽ không có bất kể sự nhún nhường nào khiến cho Mỹ phải rút lui khỏi thế giới, co về pháo đài của chủ nghĩa bảo hộ hoặc về một hòn đảo biệt lập”.

Sau sự kiện ngày 11-9, Mỹ ra sức lợi dụng cuộc chiến "chống khủng bố”, lấy cớ "kiểm soát việc sản xuất, tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt" để tính toán, điều chỉnh chiến lược. Đặc biệt, sau khi lôi kéo đồng minh vào cuộc chiến “chống khủng bố” và một số nước lớn ngả theo mình, Mỹ đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước cấm tên lửa đạn đạo (ABM), đẩy nhanh việc thử nghiệm Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD), thành lập Bộ tư lệnh Bắc Mỹ, tăng chi phí quân sự nhằm châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang mới, tăng cường khả năng răn đe để thực hiện ý đồ "xây dựng thế giới một siêu cường” do Mỹ đứng đầu. Mỹ trực tiếp can thiệp (cả bằng quân sự) vào nhiều nước để mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương, thông qua chiêu bài "dân chủ, nhân quyền” để can dự sâu hơn, nhằm "diễn biến hòa bình” đối với các nước, hoặc gây áp lực nhằm hướng lái các nước theo “quỹ đạo” của Mỹ.

          T3.

 

Chiến lược “diễn biến hòa bình” là gì?

          Chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thực ra, các biện pháp “diễn biến hòa bình” bằng chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bóp nghẹt về kinh tế... làm suy yếu, tan rã đối phương nhằm mục tiêu “không đánh mà thắng”, đã được các nhà chính trị, quân sự nhiều nước thực hiện từ lâu. Nhưng đó thường là những biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho các hành động tiến công quân sự.

Thủ đoạn để thực hiện mục tiêu trên rất đa dạng, vừa trắng trợn, vừa tinh vi, vừa công khai, vừa lén lút. CNĐQ và các thế lực thù địch thường dùng các thủ đoạn như xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Đảng Cộng sản, bôi nhọ CNXH, tuyên truyền tư tưởng tư sản và tô hồng, ca tụng xã hội tư sản hiện đại; bao vây, cô lập về kinh tế; đồng thời, sử dụng viện trợ để gây sức ép, thao túng, làm chuyển hóa nền kinh tế XHCN theo con đường TBCN; dùng các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, gây mâu thuẫn nội bộ, lôi kéo, mua chuộc các phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn, bất đồng quan điểm để chống phá CNXH, xây dựng và cài cắm lực lượng chống CNXH từ trong lòng các nước XHCN...

Những thủ đoạn trên của CNĐQ và các thế lực thù địch tác động toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phối hợp tác động cả bên ngoài và bên trong, cả tổ chức và con người, với tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội trong các nước XHCN để gây nên “tự diễn biến” từ từ, thầm lặng, làm mục ruỗng chế độ XHCN từ bên trong, dẫn tới “tự chuyển hóa”, làm sụp đổ chế độ XHCN.

Chiến lược “diễn biến hòa bình” là một chiến lược của CNĐQ và các thế lực thù địch dựa trên sức mạnh tổng hợp, lấy sức mạnh quân sự làm công cụ răn đe, thông qua các biện pháp “phi vũ trang” tác động vào kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để lật đổ các nước XHCN mà không cần chiến tranh. Chiến lược “diễn biến hòa bình” là một nhân tố hết sức quan trọng làm cho Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Hiện nay, CNĐQ và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước XHCN...  

          T3.

Một số nội dung đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, gây tổn hại tới chính sách BVTQ từ sớm, từ xa.

 

Một là, các cơ quan nghiên cứu lý luận, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu chiến lược, nắm chắc tình hình, diễn biến trong và ngoài nước, cụ thể như: Các xu hướng vận động của thế giới và khu vực, nhất là khu vực ASEAN, Biển Đông; phân tích kỹ những cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; những diễn biến trên thế giới để chỉ rõ những tác động đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ... Trên cơ sở đó, chuẩn bị các luận cứ khoa học phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái; hoàn thiện chiến lược BVTQ, nhất là kế sách chủ động BVTQ từ trong thời bình; tập trung phát triển, hoàn thiện lý luận BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy trong tình hình mới.

Hai là, tăng cường thông tin, tuyên truyền để đạt được thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy. Để thực hiện được điều này, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cấp, ngành cần thường xuyên cập nhật kiến thức về BVTQ trong tình hình mới; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên và cập nhật thường xuyên tài liệu tuyên truyền công khai về các vấn đề dư luận trong nước và quốc tế quan tâm theo hướng dễ đọc, dễ hiểu... để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

Ba là, thường xuyên quan tâm nghiên cứu, nắm thật chắc tình hình tư tưởng, các xu hướng xã hội, đặc biệt là những vấn đề, sự kiện nhân dân quan tâm để kịp thời thông tin, định hướng dư luận có nhận thức đúng; không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng "khoảng trống thông tin" để xuyên tạc, kích động; tránh để người dân vì tò mò mà tìm cách tiếp cận thông tin xấu độc, thiếu kiểm chứng... Thực tế cho thấy, đây là việc hết sức quan trọng, bảo đảm giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; phòng, chống tư tưởng, tâm lý dao động, mất lòng tin trong nhân dân và dẫn tới “tự diễn biến”, suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng không vững vàng.

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại; chủ động cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ cho các đối tác, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để họ hiểu đúng, hiểu toàn diện, tránh cách nhìn phiến diện, thiên lệch về tình hình tại Việt Nam; không để các đối tượng phản động, chống đối lợi dụng cung cấp thông tin một chiều, không đúng thực tế, gây bất lợi cho Đảng, Nhà nước ta, nhất là trong thực hiện kế sách BVTQ từ sớm, từ xa.

Năm là, luôn theo dõi sát, nắm bắt kịp thời các dạng quan điểm sai trái và những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhằm chủ động trong đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả. Đồng thời, cần đổi mới phương thức đấu tranh trên các mặt pháp lý, truyền thông, tuyên truyền, đặc biệt là về mặt kỹ thuật. Lực lượng chuyên trách các cấp cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn thông tin sai trái, tội phạm mạng...; tăng cường số lượng, chất lượng thông tin tích cực để đẩy lùi thông tin xấu độc.

Sáu là, chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời những vụ việc phức tạp, nổi cộm phát sinh, những vấn đề bức xúc trong xã hội; không để các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền chống phá, không để các vụ việc phức tạp kéo dài, phát triển ngoài tầm kiểm soát, gây ra tâm lý hoài nghi, giảm lòng tin trong quần chúng nhân dân đối với các cấp chính quyền và Đảng, Nhà nước ta.

          T3.

Yêu cầu chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, góp phần BVTQ từ sớm, từ xa.

         Về tình hình trong nước. Tuy đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn mà không ai có thể phủ nhận, như Đảng ta đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”; song vẫn còn tồn tại những hạn chế, khiếm khuyết, như: Sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng miền, vẫn còn nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực... Các thế lực thù địch, phản động luôn tận dụng những hạn chế, khuyết điểm này để suy diễn, xuyên tạc, thổi phồng hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết liệt chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Về những diễn biến mới và thay đổi nhanh chóng trên thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thay đổi rất mau lẹ, khó đoán định với nhiều xu hướng đáng quan ngại nổi lên (như chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, trào lưu dân túy, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ...) đặt ra hàng loạt thách thức đối với các quốc gia. Không gian lựa chọn chiến lược của Việt Nam bị thu hẹp dưới tác động của thay đổi địa chính trị quốc tế, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa các nước lớn. Bối cảnh mới đòi hỏi Việt Nam phải duy trì thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với các nước để tránh đối đầu, trở thành nạn nhân của xung đột vũ trang và chiến tranh.

Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra một không gian chiến lược mới-“không gian mạng”. Đây là môi trường chủ yếu, không thể thiếu trong triển khai các chiến lược, quan hệ đối ngoại, củng cố, duy trì hoạt động kinh tế-xã hội của các quốc gia, đưa tới những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt, trong đó có những phương tiện và phương thức bảo đảm QPAN, BVTQ, tạo ra những thách thức mới...

Trong thế giới phẳng hiện nay, người dân được tiếp cận thông tin rất nhanh và phong phú, đa chiều, cả mặt thuận và mặt trái, trong đó nhiều thông tin không được kiểm chứng. Những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo trên không gian mạng tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân và sự nghiệp QPAN, BVTQ.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch không ngừng thay đổi, ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt là tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ để tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Không gian mạng đã được chúng tận dụng triệt để với quy mô, mức độ, đối tượng rộng khắp và rất khó kiểm soát. Các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối chủ yếu sử dụng mạng xã hội để tung tin xấu độc, tán phát tài liệu, quan điểm sai trái nhằm tuyên truyền, phá hoại nền tảng tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, từng bước thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị nước ta. Theo báo cáo của Bộ Công an, chỉ riêng năm 2020 đã phát hiện hơn 3.000 trang mạng có nội dung xấu độc, đăng tải hơn 800.000 bài viết, video clip có nội dung chống phá, hòng làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, các thế lực thù địch, phản động cố tình tung nhiều thông tin không có lợi cho chính sách BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy của Đảng, Nhà nước ta. Ví như chúng thường lợi dụng những sự việc trên Biển Đông để bóp méo, bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; kích động chiến tranh và gây chia rẽ, bất ổn trong nước; đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải xem xét lại chính sách đối ngoại theo hướng tẩy chay nước này, dựa vào nước khác... Đây là những luận điệu phản động rất nguy hiểm, cố tình phá hoại chính sách đối ngoại, quốc phòng của Việt Nam theo nguyên tắc vừa đạt được mục tiêu BVTQ vừa giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

          T3.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy.

     Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt để triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển thành: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”.

Quan điểm BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy là hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ bài học kinh nghiệm được đúc kết từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đồng thời thể hiện bước phát triển quan trọng từ thực tiễn và lý luận của Đảng về quốc phòng, an ninh (QPAN), đối tác, đối tượng, về BVTQ trong tình hình mới.

Từ xưa đến nay, đất nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp, như: Tích cực hoạt động bang giao, giữ hòa khí với các nước láng giềng, tránh chiến tranh khi còn có thể; chăm lo xây dựng, củng cố lực lượng quân đội, tiềm lực quốc gia; giữ vững biên giới; thực hiện kế sách khoan thư sức dân... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, Việt Nam cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”.

Thực tế cho thấy, BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy là tư tưởng chỉ đạo, hành động xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Kế sách này được vận dụng sáng tạo, linh hoạt thông qua việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và "thế trận lòng dân"; thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với QPAN trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội... Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động không ngừng chống phá kế sách BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp để đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn chống phá này. Đặc biệt, ngày 22-10-2018 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Tiếp đó, ngày 4-6-2019, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 53-KL/TW về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu độc trên internet, mạng xã hội. Hai văn bản này tạo khuôn khổ phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các cơ quan làm nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng.

          T3.

Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với chiêu trò đòi "tự trị dân tộc"

     Một là, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc của các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước ta; nâng cao ý thức tự giác của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; tích cực tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động này. Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng trong công tác đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta.  

Hai là, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; không ngừng nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, xã hội cho đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào các DTTS, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở pháp luật. Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở; quan tâm xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân thực sự vững chắc, trong đó, tập trung xây dựng các khu vực phòng thủ “cơ bản, toàn diện, liên hoàn, vững chắc”; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.   

Ba là, không ngừng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân; là “cầu nối” giữa Đảng với nhân dân, làm cho mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các DTTS ngày càng gắn bó khăng khít. Tiếp tục phát huy và thực hiện đồng bộ, triệt để, hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các DTTS không trái với lợi ích chung của đất nước; kiên quyết chống tư tưởng kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dân tộc hẹp hòi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo.

Bốn là, chủ động nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa; ngay từ trung tâm của các tổ chức phản động lưu vong; tập trung đánh giá, dự báo sát tình hình biến động của cục diện thế giới, khu vực; sự điều chỉnh chiến lược, chính sách các nước lớn... để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động đòi ly khai, tự trị dân tộc của các thế lực thù địch chống phá nước ta. Giải quyết triệt để, kịp thời các “điểm nóng”, các mâu thuẫn, khiếu kiện trong đồng bào DTTS ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt cấp. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn gắn với chế độ đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác dân tộc, tôn giáo ở địa phương.  

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, trong đó có các quyền của đồng bào DTTS. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, bảo đảm quyền của đồng bào DTTS ở nước ta. Qua đó, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, các chính khách quốc tế và cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với nước ta.

T3.

 

Một số phương thức, thủ đoạn của chiêu trò đòi "tự trị dân tộc"

Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, hoạt động kích động người dân tộc thiểu số (DTTS) đòi ly khai tự trị dân tộc luôn là một trong những nội dung chủ đạo được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị ở các vùng DTTS...

Qua theo dõi có thể thấy, thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã dùng nhiều thủ đoạn, phương thức để tiến hành hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc chống phá nước ta. Trong đó, chúng tập trung vào một số phương thức, thủ đoạn sau:

Một là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề về nguồn gốc lịch sử tộc người, đất đai, lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, giải quyết các “điểm nóng” tại địa phương; những tác động của mặt trái kinh tế thị trường... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tìm cách bôi đen cán bộ lãnh đạo để kích động tư tưởng ly khai, dân tộc hẹp hòi, tâm lý mặc cảm, kỳ thị dân tộc và cho rằng, chỉ có thành lập “nhà nước mới, quốc gia mới riêng thì mới giàu có, văn minh, phát triển” để lôi kéo, vận động đồng bào DTTS chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tham gia biểu tình, bạo loạn, phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.  

Hai là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chiêu bài “tôn giáo hóa dân tộc”, thông qua tôn giáo thâm nhập, gây ảnh hưởng, tập hợp lực lượng là người DTTS, tiến tới hình thành tổ chức phản động trên địa bàn. Chúng lợi dụng các tôn giáo ở vùng DTTS hoặc lập ra một số hình thức "tôn giáo riêng" cho người DTTS như: "Tin lành Đề ga" ở Tây Nguyên để hình thành “Nhà nước Đề ga độc lập”; lợi dụng "Tin lành của người Mông" để thành lập “Nhà nước Mông” ở Tây Bắc; lợi dụng "Phật giáo Nam Tông Khmer" để thành lập “Vương quốc Chăm Pa” ở vùng DTTS Nam Trung Bộ, “Nhà nước Khmer Kampuchea Krom” ở Tây Nam Bộ... Chúng tập trung móc nối, lôi kéo người có uy tín trong đồng bào DTTS, học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS, đối tượng cầm đầu, cốt cán các “tà đạo, đạo lạ”, “hiện tượng tôn giáo mới” trong vùng DTTS...

Thế lực thù địch đặc biệt triệt để lợi dụng chiêu bài “đấu tranh đòi quyền lợi cho người DTTS, đòi ly khai, tự trị” để thu hút, lôi kéo người tham gia tổ chức phản động. Ở bên ngoài, các thế lực thù địch xây dựng, phát triển lực lượng chống đối; nuôi dưỡng, hậu thuẫn, tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động và chỉ đạo số này móc nối, tác động, xâm nhập về nước hoạt động xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Ba là, núp dưới chiêu bài hoạt động “nhân đạo”, “từ thiện” của các tổ chức phi chính phủ để lôi kéo, kích động người DTTS, người dân ở vùng sâu, vùng xa chống phá Nhà nước ta. Đây là một thủ đoạn mới hết sức tinh vi mà các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng để tác động, mua chuộc đồng bào DTTS; dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế người DTTS, chi phối các địa bàn; qua đó hòng kích động, lôi kéo người DTTS tham gia hoạt động đòi ly khai, tự trị, thành lập “nhà nước riêng”; gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đặc biệt, thông qua hoạt động “nhân đạo”, “từ thiện”, kẻ địch còn tìm cách thâm nhập vào các địa bàn chiến lược, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa để thu thập tình hình, cung cấp cho các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài báo cáo xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 

Bốn là, chúng tìm cách đánh tráo và đồng nhất khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của quốc gia-dân tộc với quyền của các DTTS để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho một số đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của riêng các DTTS, từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Chăm Pa” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc... Lợi dụng “quyền dân tộc tự quyết” làm điều kiện trong quan hệ ngoại giao với nước ta; gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với việc đòi Nhà nước Việt Nam trao “quyền tự quyết, tự quản” cho các DTTS ở trong nước, qua đó hòng tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

Năm là, tìm mọi cách để tác động quốc hội các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo... hoặc tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở các vùng DTTS trong nước. Thông qua đó, họ tìm cách vận động các nước, các chính khách, người Việt ở nước ngoài tài trợ vật chất, tiền, phương tiện để tiến hành các hoạt động đòi ly khai, tự trị dân tộc đối với nước ta. Họ còn tăng cường “quốc tế hóa” vấn đề “quyền dân tộc tự quyết” để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống đối Nhà nước ta từ bên trong. Bên ngoài, các tổ chức phản động lưu vong như: "Hội người Mông thế giới", "Hội những người miền núi", "Nhà nước Đề ga độc lập"... tăng cường tổ chức biểu tình ủng hộ các đối tượng trong nước hoạt động tích cực, quyết liệt hơn. 

T3.

Nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng chống có hiệu quả “cách mạng hoa sen” của các thế lực thù địch, một nhiệm vụ quan trọng của ngành Tuyên giáo

Từ sau năm 2000 đến nay, Mỹ và một số nước phương Tây đã thực hiện thành công nhiều cuộc “cách mạng sắc màu”. Ðầu tiên là cuộc “cách mạng nhung” ở Nam Tư năm 2000, sau đó liên tiếp là “cách mạng hoa hồng” tại Gruzia năm 2003; “cách mạng cam” tại Ukraine năm 2004; “cách mạng hoa Tulip” ở Kyzgyzstan năm 2005… và lan rộng sang khu vực Trung Ðông với “cách mạng cây tuyết tùng” vào năm 2005 tại Lebanon; “cách mạng xanh” ở Kuwait năm 2005… rồi “Mùa xuân Ả-rập” đã tràn qua 20/22 quốc gia vùng Arab khiến hiện nay nhiều quốc gia tại vùng Ả-rập vẫn khủng hoảng chính trị, xảy ra chiến tranh, bạo lực, khủng bố hoặc có nguy cơ chiến tranh...

Ðiểm chung của các cuộc “cách mạng sắc màu” là đều sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, có sự can thiệp rất rõ rệt của các thế lực bên ngoài thông qua các cuộc biểu tình với sự tham gia của đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Qua các cuộc “cách mạng sắc màu”, có thể thấy rằng, các nước nhỏ, nhất là những nước có vị trí địa lý- chính trị chiến lược sẽ dễ trở thành con bài mặc cả quyền lực giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc hoặc trở thành “con tốt” trong ván bài phong toả toàn cầu của Mỹ và các nước phương Tây. Những quốc gia manh nha tư tưởng, mô hình đối lập với Mỹ và các nước phương Tây thường sẽ bị can dự nội bộ chính trị, thậm chí lật đổ chế độ. Mặt khác, phong trào cộng sản, công nhân thế giới hiện đang gặp nhiều khó khăn, do đó, các nước đang và sẽ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cũng chịu chi phối trực tiếp, rõ rệt của “cách mạng sắc màu”.

Việt Nam, là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng ở khu vực Ðông Nam Á về phát triển kinh tế, giao thương quốc tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh không chỉ đối với quốc gia mà còn cả với khu vực. Việt Nam luôn nằm trong danh sách các quốc gia bị chi phối bởi chính sách của các nước lớn với từng mức độ khác nhau, trong đó có Mỹ - phương Tây, Nga và Trung Quốc. Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia đang tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa, là tâm điểm trong chiến dịch “toàn cầu phản cách mạng” của các nước phương Tây.
Cái gọi là cuộc “cách mạng sắc màu” ở Việt Nam mà các thế lực thù địch, tổ chức, phần tử phản động đã và đang ráo riết hô hào, kích động ngay từ đầu năm 2011 đến nay được chúng đặt tên là cuộc “Cách mạng hoa sen”. Ðể thực hiện cuộc “Cách mạng hoa sen”, trong những năm qua các thế lực thù địch đã triệt để sử dụng Internet, mạng xã hội tung ra rất nhiều luận điệu xuyên tạc, kích động người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ. Ban đầu lợi dụng lòng yêu nước của người dân, chúng kêu gọi mọi người tụ tập ở một số nơi nhạy cảm, khích lệ tiếng nói đối kháng qua các phong trào, cùng ký tên vào tâm thư, thỉnh nguyện, các bản tuyên cáo, kiến nghị nào đó để tạo dư luận xã hội; lấy danh nghĩa “Hướng về biển, đảo quê hương” kích động, kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình, hòng gây bạo loạn như vụ phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam (2014), vụ Formosa và cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung (2016)... Trong năm 2018, các vụ biểu tình, tụ tập đông người tại 23 tỉnh, thành phố để phản đối Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; kêu gọi “xuống đường tổng biểu tình” vào dịp 2.9. Khi các cuộc biểu tình đã được đẩy lên ở mức cao tại các tỉnh, thành phố lớn, sẽ có sự hà hơi tiếp sức của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, rồi sẽ có sự can thiệp của nước ngoài...
Để ngăn chặn những nguy cơ “Cách mạng hoa sen”, trong công tác tư tưởng, các cấp, các ngành trong tỉnh phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự giác, bản lĩnh chính trị, để mỗi cá nhân biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin phù hợp, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội; tích cực thông tin, chia sẻ trên mạng xã hội của địa phương, đơn vị những gương người tốt, việc tốt, những hoạt động tích cực của ngành, đoàn thể, địa phương; đăng tải và chia sẻ các tin, bài, hình ảnh, video clip vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng của địa phương mình trong việc nắm bắt, định hướng dư luận xã hội và đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch và phần tử xấu trên Internet và mạng xã hội. Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, nhất là với các cơ quan báo chí của tỉnh trong việc cung cấp thông tin nhằm bảo đảm tính thời sự và thông tin chính thống để nâng cao tính chủ động và hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Các cơ quan báo chí của tỉnh, trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội của các địa phương, đơn vị trong tỉnh cần tăng cường các tin, bài, phóng sự về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống những quan điểm sai trái, tin giả, thông tin sai sự thật; tuyên truyền, định hướng dư luận trong cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, nhất là vào thời điểm các sự kiện chính trị quan trọng, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương.

Nguy cơ diễn biến hòa bình, “cách mạng sắc màu” đã được Đảng ta xác định là một trong bốn nguy cơ kéo lùi sự phát triển của đất nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng chống có hiệu quả “cách mạng hoa sen” của các thế lực thù địch, một nhiệm vụ quan trọng của Tuyên giáo trong thời gian qua và cả trong thời gian tới.

          T3.

 

Một số giải pháp đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mặt trận báo chí, truyền thông và mạng xã hội

 


Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, trên mặt trận báo chí, truyền thông và mạng xã hội, công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” không phải là bắt ép cộng đồng phải nhận thức, suy nghĩ và hành động trên một khuôn mẫu chủ quan, duy ý chí, mà là quá trình định hướng tiếp nhận thông tin một cách khách quan, có chọn lọc theo tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thụ hưởng thông tin của nhân dân. Để tăng cường đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mặt trận báo chí, truyền thông và mạng xã hội, cần tập trung làm tốt một số giải pháp sau:

Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức tự giác, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và của người dân.

Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự giác, bản lĩnh chính trị, để mỗi cá nhân biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin phù hợp, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội; tích cực thông tin, chia sẻ trên mạng xã hội của địa phương, đơn vị những gương người tốt, việc tốt, những hoạt động tích cực của ngành, đoàn thể, địa phương; đăng tải và chia sẻ các tin, bài, hình ảnh, video clip vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Xác định việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân khi sử dụng mạng xã hội là giải pháp quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân cùng chung tay với các cơ quan chức năng bảo đảm môi trường mạng lành mạnh, phản bác các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch  trên Internet và mạng xã hội.

Hai là, phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng; tăng cường phối hợp, kết hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. 

Do đặc thù của Internet là tốc độ truyền thông tin rất nhanh, do đó để kịp thời phát hiện các thông tin xấu, độc cần có sự phối hợp một cách hiệu quả giữa các cơ quan chức năng của tỉnh với các huyện, thành phố cũng như sự phối hợp của các cộng tác viên, của từng cá nhân ở các địa phương, đơn vị để có biện pháp đấu tranh phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể; chú trọng những thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị, các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, của địa phương, những địa bàn trọng điểm. Huy động sự phối hợp đồng bộ trong công tác tuyên truyền, phản bác của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử và của các trang mạng xã hội của các địa phương, đơn vị trong tỉnh.

Ba làlàm tốt công tác định hướng thông tin; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về báo chí và tuyên truyền

Thực tiễn đã chứng minh, trước những vấn đề bức xúc về tư tưởng, dù độ phức tạp của sự việc đến đâu, nếu thực hiện công tác thông tin kịp thời, đúng đắn, làm tốt định hướng thông tin thì sự việc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa, bức xúc trong xã hội sẽ được giải tỏa, nhất là không còn cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt chống phá.

          T3.

Phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

 Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống Việt Nam; thông qua tài trợ, hợp tác từng bước tác động chuyển hóa nội bộ, hướng lái Việt Nam theo đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Sử dụng các trung tâm phá hoại tư tưởng bên ngoài, hậu thuẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động chống Việt Nam; thúc đẩy hình thành hội, nhóm hoạt động chống phá trong nước, kích động số trí thức, văn nghệ sĩ cực đoan, quá khích lợi dụng phản biện, góp ý để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tạo dựng các phần tử chống đối trong nước “đòi dân chủ”, “tự do thông tin” theo tiêu chí phương Tây. Để phục vụ cho mục đích này, thời gian vừa qua, các tổ chức phản động lưu vong, trung tâm phá hoại tư tưởng bên ngoài duy trì và lập mới hàng ngàn website, blog, tài khoản facebook, youtube..., gia tăng các chiến dịch “chiến tranh tâm lý”; phát động hàng trăm chiến dịch tán phát tin giả, tin sai sự thật trên mạng internet; lợi dụng vỏ bọc “xã hội dân sự”, “phản biện xã hội” để thu thập thông tin, tập hợp lực lượng đối lập, thúc đẩy “bất tuân dân sự” ở trong nước, xuyên tạc chia rẽ nội bộ, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.

Để hiện thực hóa phương thức và thủ đoạn trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị triệt để khai thác, lợi dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là internet và mạng xã hội nhằm gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với những chiêu thức, thủ đoạn mới hơn, tinh vi hơn. Trong đó, nổi bật là việc sử dụng mạng xã hội (thông qua các ứng dụng phổ biến như facebook, youtube, zalo...) và một số hãng truyền thông không thiện chí với Việt Nam để phát động các chiến dịch tuyên truyền phá hoại tư tưởng, đẩy mạnh các hoạt động đăng tải, phát tán tin, bài viết, video clip xấu, độc, sai lệch, xuyên tạc về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, bôi nhọ thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuyên tạc, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, xuyên tạc cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch Covid-19 của chính quyền các cấp; các vụ việc xử lý một số cán bộ liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, từ đó kích động, chia rẽ, phá hoại nội bộ; tạo ra nhiều luồng thông tin không đúng sự thật, đi ngược lại các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tìm cách tác động “chuyển hóa” Việt Nam đi theo “quỹ đạo” tư bản chủ nghĩa, thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam, mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và thể chế chính trị ở Việt Nam./. 

Thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị là tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng, chúng ta cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, đưa nhiệm vụ này vào chỉ tiêu nghị quyết lãnh đạọ của cấp ủy, chi bộ, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, tổ chức đảng, trách nhiệm của đảng viên, nhất là bí thư cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị, từ đó đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả thiết thực.

Thứ hai, phải làm tốt công tác phối hợp, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ cấp trên; các sự kiện chính trị quan trọng, những vấn đề phức tạp nhạy cảm và hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội trên internet, MXH, có kế hoạch tổ chức đấu tranh phản bác kịp thời, hiệu quả.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật, mối quan hệ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là khi tiếp xúc với Nhân dân giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những biểu biện suy thoái về chính trị tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, không để xảy ra thiếu sót, sơ hở, để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá, xuyên tạc.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, khích lệ, cổ vũ cán bộ tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./. 

Những ngày tháng Tám lịch sử

 Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công. Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương, tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.

Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.  

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 (từ 13 đến 28/8/1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”./. 

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Thời cơ và những quyết sách lịch sử

 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền./. 

Cách mạng Tháng Tám, năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đồng loạt đứng lên tham gia, chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của 15 năm đấu tranh kiên cường, hy sinh, gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua 3 cuộc tổng diễn tập, đó là cao trào cách mạng 1930-1931; cuộc vận động dân chủ, dân sinh 1936-1939; cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Cách mạng Tháng Tám thành công nhanh chóng và ngoạn mục do nhiều nguyên nhân, trước hết là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng cộng sản việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta. Đặc biệt là Đảng ta đã chớp thời cơ lịch sử để chỉ đạo và tổ chức khởi nghĩa giành thắng lợi trọn vẹn trong cả nước.

Cuộc Tổng khởi nghĩa là thành quả tuyệt vời của tinh thần, ý chí trí tuệ con người Việt Nam  được phát huy và nâng tầm cao mới sau 15 năm đấu tranh quật cường dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác-xít chân chính.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra kỷ nguyên mới: Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là bước ngoặt mang tầm lịch sử lớn lao. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích áp bức của thực dân trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế, nhân dân trở thành người chủ của một nước độc lập. Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây là tiền đề cho đất nước, xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn lao và sâu sắc.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc, là sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc, hòa quyện với những tư tưởng, xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám khẳng định trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản phát triển, mà còn có thể thành công ở một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu và đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự phát triển, vận dụng đầy sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.

Thành quả to lớn của Cách mạng Tháng Tám góp phần làm sụp đổ một mảng thành trì của chủ nghĩa thực dân cũ, mở ra kỷ nguyên cho dân tộc Việt Nam: Độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa thời đại sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám, năm 1945 là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, cuộc Cách mạng thành công vang dội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, mở đầu cho công cuộc giải phóng của các dân tộc bị áp bức, bị nô dịch trên toàn thế giới. Việt Nam xứng đáng là đất nước tiên phong của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xóa bỏ thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc./.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

Quân đội giúp dân nhất là vùng dân tộc thiểu số phát triển

 


Tích cực tham gia góp phần phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ ở miền núi vùng dân tộc, giúp địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố cơ sở chính trị vùng dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sống tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là địa bàn quan trọng, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vùng các dân tộc thiểu số, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng trong những năm qua, Quân đội đã có nhiều đóng góp trong việc tham gia phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc ngày càng được nâng cao; văn hóa các dân tộc luôn được coi trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy; mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được tăng cường và củng cố… Vai trò của Quân đội trong công tác này được thể hiện bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể như đối với Bộ đội Biên phòng, theo chức năng nhiệm vụ, địa bàn công tác chủ yếu ở các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì trách nhiệm của người quân nhân trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước lại càng sát thực, cụ thể và đòi hỏi cao hơn. Bộ đội Biên phòng tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị địa phương nơi đóng quân, tham gia xóa mù chữ cho con em đòng bào dân tộc, hướng dẫn bà con trong phát triển sản xuất, trong thực hiện an sinh xã hội, từng bước loại dần và đi đến xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... Cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng cần phải hết sức coi trọng và thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, phải thực hiện tốt bốn cùng với đồng bào “cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc”; phải thực sự coi: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Thường xuyên coi trọng và tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân biên giới, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn kích động gây mất đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.