Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

Đảng viên quân đội phấn đấu, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

 

Hiện nay, trước những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sự chống phá của các thế lực thù địch, sự cám dỗ của lợi ích vật chất, cùng với sự buông lỏng trong quản lý, kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy các cấp và việc thiếu ý thức tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, đã làm cho một bộ phận không nhỏ đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ các cương vị chủ chốt, là lãnh đạo, chỉ huy của các cơ quan, đơn vị, thậm chí có cả những đảng viên là cán bộ cấp cao, là tướng lĩnh có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo danh lợi cá nhân, cục bộ, lãng phí..., dẫn đến vi phạm phải xử lý kỷ luật. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của yêu cầu nhiệm vụ, phải thường xuyên công tác xa gia đình, điều kiện sống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, khắc nghiệt, gian khổ, thậm chí cả hy sinh tính mạng..., cho nên trong một bộ phận đảng viên quân đội dễ nảy sinh tâm lý so sánh thiệt hơn, ngại tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu, thậm chí dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, hành động tiêu cực.

Từ thực trạng trên, việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng để mỗi đảng viên trong quân đội thấy được niềm vinh dự, tự hào và nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc, với Đảng và với nhân dân là nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết. Để làm tốt công tác bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên trong quân đội, trước hết phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng, của Thường vụ Quân ủy Trung ương, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ Quân đội về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị, Kết luận số 21 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII.

Bên cạnh đó, cần tập trung thực hiện có hiệu quả những giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tập trung giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ đảng viên trong quân đội về tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.

Để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong quân đội, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, làm cho toàn thể đội ngũ đảng viên thấm nhuần những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và về đạo đức cách mạng; phải làm cho các chủ thể, các đối tượng và lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ đảng viên nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trò, bản chất của đạo đức cách mạng. Trên cơ sở đó, cấp ủy các cấp, cơ quan chính trị, đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội cần cụ thể hóa những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đề ra phương hướng, mục tiêu, nội dung, giải pháp để tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị. Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với tạo điều kiện cho đảng viên tự học, tự rèn, tự soi, tự sửa để hoàn thiện bản thân, đối chiếu với những chuẩn mực đạo đức của người đảng viên trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên trong quân đội sẽ góp phần nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý tưởng cộng sản, lòng trung thành đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tình yêu thương con người; gương mẫu trong công tác, lối sống, khiêm tốn giản dị, dân chủ, đoàn kết và kỷ luật, nói đi đôi với làm; thương yêu đồng chí, đồng đội, không quan liêu, độc đoán chuyên quyền, gia trưởng...; có trình độ chuyên môn và tác phong, phương pháp công tác tốt; luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc và của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.

Hai là, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; coi trọng việc tự giáo dục, tự rèn luyện.

Tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi đảng viên là biện pháp có ý nghĩa quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc tự giác hóa quá trình hình thành, phát triển đạo đức cách mạng. Tự giáo dục đạo đức cách mạng, một mặt, phải gắn liền với học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức, quản lý; mặt khác, phải gắn liền giáo dục đạo đức với giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục pháp luật, kết hợp giữa nâng cao nhận thức về đạo đức cách mạng với rèn luyện đạo đức cách mạng thông qua hoạt động thực tiễn.

Do đó, để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định trực tiếp chính là hình thành sự tự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của từng đảng viên trong thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong công tác và trong sinh hoạt đời thường. Thực tiễn cho thấy, đơn vị nào đề cao vai trò tiền phong gương mẫu, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thì ở đó chất lượng tư tưởng chính trị của người đảng viên được giữ vững, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và đơn vị vững mạnh toàn diện.

Ba là, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch đẩy mạnh kết hợp thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” với việc “răn đe quân sự” thông qua các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, liên tục, bền bỉ của các tổ chức đảng, đảng viên trong quân đội; trong đó, việc bồi dưỡng lập trường chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Song, để mỗi đảng viên giữ vững lòng trung thành, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, thì phải chú trọng trang bị cho họ những tri thức chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quân sự, chuyên môn cần thiết, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

Bốn là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, tăng cường kỷ luật, xây dựng môi trường dân chủ lành mạnh trong đơn vị.

Các cấp ủy trong quân đội cần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; trong đó, tự phê bình và phê bình phải trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn và đi đôi với thực hiện dân chủ rộng rãi; giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chính trị các cấp trong việc xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ là yêu cầu cấp thiết. Đồng thời, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và của nhân dân trong quản lý, giáo dục, kiểm tra, giám sát, phê bình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, qua đó, giúp đội ngũ này được rèn luyện về quan điểm, lập trường tư tưởng, tác phong, lối sống và đạo đức cách mạng.

Năm là, kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng với đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

“Xây” đi đôi với “chống” là nguyên tắc trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách của người cán bộ, đảng viên nói chung và đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên quân đội nói riêng, nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Thực tiễn cho thấy, đội ngũ đảng viên quân đội được Đảng, Nhà nước, quân đội giao cho nhiều cương vị, chức trách khác nhau; trong đó, nhiều đồng chí được giao quản lý khối lượng cơ sở vật chất, tài sản… có giá trị kinh tế cao, nên nếu không nghiêm khắc với bản thân, cũng như thiếu chế độ kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt sẽ dễ nảy sinh tư tưởng, hành vi tham nhũng, lãng phí. Trên thực tế, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, chưa nêu cao đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không dám đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị và trong xã hội; thậm chí, còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân... Thực trạng này đòi hỏi công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên quân đội trên thực tế cần phải kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí và ngăn ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Kiên định mục tiêu lý tưởng, giữ vững lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; luôn là lực lượng tiên phong trên mọi mặt trận, góp phần to lớn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, đội ngũ đảng viên luôn phải là lực lượng nòng cốt, gương mẫu, đi đầu, chịu trách nhiệm trước tiên và cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Do đó, việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ đảng viên quân đội là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, để đội ngũ này thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

HAIVAN

Yêu cầu, nhiệm vụ của đảng viên quân đội rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho đội ngũ đảng viên trong quân đội, trước hết là lý tưởng cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có giác ngộ sâu sắc lý tưởng đó, người đảng viên trong quân đội mới đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ nặng nề, dám hy sinh quyền lợi của bản thân và gia đình, đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên: “Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát”. Đồng thời, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ đảng viên trong quân đội ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải nâng cao kiến thức toàn diện. Người căn dặn: “Phải cố gắng học tập về mọi mặt chính trị, quân sự. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”; và muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị, chức trách đảm nhiệm, đòi hỏi người đảng viên trong quân đội “Phải đoàn kết nội bộ, giữa cán bộ và chiến sĩ, đoàn kết quân dân, đoàn kết với các nước anh em”.

Từ những nội dung trên, có thể thấy, để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người đảng viên quân đội cần phải thấm nhuần, thực hiện nghiêm túc những yêu cầu, nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nói đi đôi với làm.

Đây là hành động cơ bản nhất thể hiện uy tín và để rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người đảng viên. Tuy nhiên, đối với người đảng viên trong quân đội, hành động đó phải được biểu hiện ở mức độ cao hơn, phải “Triệt để thi hành mệnh lệnh cấp trên. Mệnh lệnh cấp trên đưa xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, đội ngũ đảng viên trong quân đội phải nói ít làm nhiều, thân ái, đoàn kết đồng chí, đồng đội, phải là tấm gương trong rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí. Người cũng dành mối quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của các tướng lĩnh trong quân đội. Người nhắc nhở: “Trong quân đội, nhiệm vụ của người tướng là phải: trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung”, đây vừa là mục tiêu để rèn luyện, tu dưỡng, vừa là phẩm chất đặc trưng nhất của người đảng viên là lãnh đạo trong quân đội.

Thứ hai, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Đây là yêu cầu cốt lõi trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của người cách mạng, bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Đảng viên giữ cương vị càng cao thì càng phải tích cực, liên tục học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Khi gặp việc thuận lợi không tự cao, tự đại, thỏa mãn dừng lại, khi gặp việc khổ, việc khó thì không chùn bước, nản chí; phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn cho thấy, có những cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cấp cao, là tướng lĩnh, trong lúc gian khổ thì không sợ nguy hiểm, cực khổ, có công với cách mạng, song đến khi có quyền hạn trong tay thì nảy sinh kiêu ngạo, tự mãn, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, phải xử lý kỷ luật.

Thứ ba, “xây” đi đôi với “chống”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người đảng viên trong quân đội phải luôn rèn luyện, tu dưỡng lối sống trong sạch, lành mạnh; thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn gương mẫu trong việc giữ gìn vũ khí, trang bị, tài sản của quân đội; trong quan hệ với nhân dân, không được lấy dù là cái kim, sợi chỉ của nhân dân; mua bán với nhân dân phải công bằng, sòng phẳng; mượn cái gì của dân phải hỏi, dùng xong phải trả, làm hỏng, làm mất phải đền. Đồng thời, Người khẳng định phải kiên quyết chống lại những tệ nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa rời quần chúng. Theo đó, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho đội ngũ đảng viên trong quân đội phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục những phẩm chất, tấm gương tốt để lan tỏa, nhân rộng, với xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

HAIVAN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người đảng viên quân đội


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vấn đề này được Người đề cập tới trong nhiều tác phẩm quan trọng như: Đường cách mệnh (năm 1927), Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), Đời sống mới (năm 1947), Cần kiệm liêm chính (năm 1949), Đạo đức cách mạng (năm 1958), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (năm 1969) và bản Di chúc hoàn chỉnh lần cuối cùng (tháng 5-1969). Trong các tác phẩm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là “gốc của người cách mạng”. Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên được biểu hiện cụ thể ở các nội dung, như trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Những nội dung của đạo đức cách mạng có mối quan hệ biện chứng với nhau, chỉ cần thiếu một nội dung thì người cán bộ, đảng viên không thể làm tròn nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Đối với đội ngũ đảng viên trong quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đạo đức cách mạng được biểu hiện cụ thể ở những điểm như sau:

Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Đây là biểu hiện cao nhất ý thức đạo đức của người đảng viên nói chung, đặc biệt với những đảng viên là cán bộ, sĩ quan, công nhân viên, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Đó còn là biểu hiện cao nhất của lòng trung thành đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, là cơ sở để định hướng nhận thức và hành động, tạo thành niềm tin vững chắc và sức mạnh to lớn để mỗi đảng viên luôn hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó. Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ” và “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc” lãnh đạo sự nghiệp cách mạng; đảng viên cũng là con, em của nhân dân và cũng chính “nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”; do đó, đối với mỗi đảng viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trung với nước phải luôn gắn liền với trung với Đảng, hiếu với dân.

Đoàn kết, yêu thương đồng chí, đồng đội, gắn bó mật thiết với nhân dân. Đoàn kết, nhân ái luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Ở thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống đó được hun đúc và phát triển lên một tầm cao mới, là cơ sở để tạo thành sức mạnh vô địch của dân tộc, giúp Quân đội nhân dân Việt Nam đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, Người căn dặn: “...cần phải đoàn kết hơn nữa, đoàn kết chặt chẽ giữa chiến sĩ với nhau, giữa cán bộ với nhau, giữa chiến sĩ và cán bộ, giữa quân và dân. Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi. Người còn căn dặn: “Người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên”, bởi trong quân đội, người đội trưởng, người chính trị viên là những người đảng viên trực tiếp, hằng ngày tiến hành công tác giáo dục, rèn luyện và quản lý bộ đội; vì thế, có tình cảm gắn bó đó mới lan tỏa tinh thần đoàn kết, xây dựng được sự tin tưởng, thương yêu của đồng chí, đồng đội, mới sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là một phẩm chất quan trọng, là nền tảng đạo đức của người quân nhân cách mạng nói chung, của người đảng viên trong quân đội nói riêng. Người chỉ rõ: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính của ta là đạo đức của người quân nhân cách mạng. Các chú phải thực hiện đạo đức đó”; đồng thời, phải “Tu sửa mình cho kỳ giữ được chí công vô tư, đối với việc phải sáng suốt, đối vật không tham lam, gắng làm kiểu mẫu, làm kiểu mẫu cho bộ đội, cho nhân dân”. Người luôn đặt niềm tin và yêu cầu đội ngũ đảng viên trong quân đội phải rèn luyện toàn diện các phẩm chất đạo đức của người quân nhân cách mạng: “Phải làm sao cho trong quân đội ta không có tham ô lãng phí”.

Tinh thần quốc tế trong sáng là một nội dung không thể thiếu của đạo đức cách mạng. Trong Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng LàoNgười chỉ rõ “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”. Đồng thời, Người nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sĩ, trong đó có đội ngũ đảng viên trong quân đội, phải luôn biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân, chính phủ và quân đội các nước anh em trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Thấm nhuần tư tưởng đó, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, tham gia chiến đấu, công tác trên các chiến trường Lào và Campuchia, viết nên những trang sử sáng ngời về đạo đức cách mạng của người cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

HAIVAN

Các thủ đoạn lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá tư tưởng phản động, chống Đảng và Nhà nước

 

          Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự tiến bộ vượt trội của khoa học – công nghệ, các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước triệt để tận dụng các thành tựu đó để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Với âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội chúng thường xuyên viết bài, viết bình luận, phát tán ấn phẩm điện tử, tung tin đồn nhảm, tạo dư luận bất ổn về chính trị – xã hội; mạo danh để xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân, tổ chức của Đảng và Nhà nước. Nhật ký điện tử (blog) và mạng xã hội trực tuyến (social network) là hai loại phương tiện truyền thông xã hội (TTXH) được chúng sử dụng nhiều nhất.

          Qua theo dõi và thống kê chưa đầy đủ, đến nay các tổ chức phản động bên ngoài đã lập ra hơn 400 trang web để truyền bá, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam. Ngoài ra, còn có khoảng 380 báo, tạp chí và hơn 60 đài phát thanh tiếng Việt cùng nhiều hãng thông tấn, tổ chức tôn giáo ở nhiều quốc gia cũng lập trang web chống phá Việt Nam. Cùng với đó, phải kể đến hàng trăm trang web, blog do một số trí thức, văn nghệ sĩ và cácphần tử bất mãn trong nước lập nên lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để xuyên tạc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước. Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 280 mạng xã hội trực tuyến (đã đăng ký và chưa đăng ký). Những trang web và blog loại này không chỉ gây phức tạp về vấn đề trật tự xã hội, chúng còn là “mảnh đất màu mỡ” cho các đối tượng xấu lợi dụng để tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một số âm mưu, thủ đoạn mà chúng thường xuyên sử dụng như sau:

          Thứ nhất, chúng hậu thuẫn cho lực lượng phản động người Việt ở nước ngoài xây dựng các trang thông tin điện tử mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Các tổ chức nước ngoài đã hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức phản động như “Việt Tân”, “Chân trời mới Media”, “Đài Á châu tự do”… dùng các phần mềm can thiệp trực tiếp vào mạng xã hội để thu thập các thông tin cá nhân, địa chỉ thư điện tử và tạo dựng các trang thông tin điện từ mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.

          Đáng chú ý, các phần tử phản động, chống đối ở trong và ngoài nước xem đó như là “thời cơ của một cuộc cách mạng” để “chuyển hóa”, thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam, vì nội dung thông tin trên các trang mạng này cung cấp tương đối “nhanh, nhạy, chính xác” giống như các cơ quan báo chíchính thống, có uy tín của Việt Nam, làm cho người đọc lầm tưởng những trang thông tin đó là của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Sau khi đã thu hút được một số lượng người đọc nhất định, các đối tượng điều hành trang mạng mạo danh sẽ lồng ghép những thông tin sai lệch, bịa đặt và đưa ra những lời bình luận theo ý đồ của chúng, từ đó gây tâm lý hoài nghi, hoang mang, dao động trong các giới, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và “tự diễn biến”.

          Thứ hai, chúng tìm cách xây dựng một mạng truyền thông với nòng cốt là nhóm IDScũ (Viện Nghiên cứu Phát triển – Institutes of Development Studies – IDS) để đăng tải các bài viết hướng lái Việt Nam ngả theo Mỹ và bài xích Trung Quốc. Sự kiện xung đột vũ trang Nga – Ukraine đầu năm 2022 vừa qua trở thành “cơ hội”để thu hút một lực lượng báo chí truyền thông của người Việt Nam đưa tin độc lập, không bị chi phối, tác động hay kiểm duyệt của bất cứ tổ chức nào. Họ thống nhất, sau khi mạng truyền thông này đi vào hoạt động, trước mắt sẽ tung lên mạng các bài viết đề cập đến các nội dung chủ yếu như (1)Ca ngợi các giá trị tinh hoa của Mỹ đang thắng thế trên trường quốc tế; (2) Nâng cấp quan hệ Mỹ – Việt là giải pháp tất yếu, là vật cứu cánh cho dân tộc Việt Nam và nó cũng trùng hợp với giá trị tư tưởng của nước Mỹ; (3) Trung Quốc là xấu, ĐCS Trung Quốc là cái giả danh, không phải Cộng sản nữa mà đó là tập đoàn cai trị, bòn rút và thống trị, xây dựng quyền lực tập trung và đi đến xu hướng một tập đoàn phát xít, độc tài.

          Thứ ba, chúng tìm cách chi phối lĩnh vực truyền thông, lôi kéo chuyển hóa” đội ngũ phóng viên, báo chí và cổ vũ hậu thuẫn cho các bloggers bày tỏ quan điểm chống lại Đảng, Nhà nước. Mỹ sẽ tăng ngân sách cho các hoạt động truyền thông ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Internet, truyền hình, phim ảnh, báo chí, đài phát thanh, các chương trình biểu diễn, văn hoá văn nghệ, hậu thuẫn cho các các tổ chức phản động, các tổ chức chính trị đối lập và bảo vệ những nhà “dân chủ”, “bất đồng chứng kiến” với ĐCS Việt Nam.

          Thứ tư, chúng tăng cường tạo dựng các tài khoản facebook, blog, trang web phản động để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Thời gian qua, một loạt các blog, trang web tự xưng danh đại diện cho cộng đồng chống tham nhũng, dân oan đấu tranh đòi quyền lợi xung quanh giải phóng mặt bằng, những người đòi tự do thông tin đã đồng loạt ra đời để đưa thông tin kích động, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra còn có các loại web, blog của một số nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, trong đó có cả một số người đang công tác (hoặc đã từng công tác) tại các cơ quan Nhà nước nhưng thường xuyên đăng tải, phát tán thông tin tốt xấu lẫn lộn, có nhiều tin bài không chính xác, thậm chí sai trái, phản động…Đáng chú ý là những trang web, blog này được các thế lực thù địch phản động thường xuyên lấy lại tin bài đăng tải, thậm chí “tài trợ để tạo dựng ngọn cờ, tạo dư luận, tập hợp lực lượng chống đối.

          Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội trực tuyến, trong đó chủ yếu là Facebook, Youtube và Tiktok đang được các thế lực thù địch đẩy mạnh sử dụng để triển khai thực hiện “cách mạng màu trực tuyến” tại Việt Nam. Các phương tiện này có các tính năng ưu việt, nên đã được các thế lực thù địch tận dụng triệt để âm mưu phá hoại nền hòa bình, dân chủ ở Việt Nam.

          Thời gian tới, chúng sẽ tiếp tục gia tăng lợi dụng, sử dụng mạng TTXH để chống phá ta, bằng các cách thức, thủ đoạn, biện pháp khác như: tiếp tục gây sức ép với Việt Nam trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do báo chí, do do Internet để hậu thuẫn cho các phần tử phản động, cơ hội, chống đối đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước; tìm mọi cách để trực tiếp thành lập thêm các trang mạng tại Việt Nam để phục vụ cho ý đồ của chúng, ngấm ngầm hỗ trợ lực lượng phản động người Việt trong và ngoài nước phát triển, triển khai và huấn luyện sử dụng các phương tiện TTXH.

          Để góp phần phát huy tối đa các mặt tích cực của TTXH, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của TTXH đối với sự ổn định tình hình an ninh – xã hội, Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có chủ trương, xây dựng và thực thể đồng bộ các chính sách liên quan đến TTXH. Trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về TTXH, kết hợp với các giải pháp hành chính, kỹ thuật nhằm kiểm soát, ngăn ngừa những hệ lụy tiêu cực và đối phó với những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trong những tình huống khẩn cấp.

                                                                                      Đ.St                                                                     

“LỄ TƯỞNG NIỆM HOÀNG CƠ MINH…” VÀ CHIÊU TRÒ CỦA VIỆT TÂN

          Những ngày qua, trang Facebook "Việt Tân" đã đăng tải bài viết về việc mời tham gia cái gọi là "Lễ tưởng niệm Hoàng Cơ Minh..." và ngay phía dưới bài viết có rất nhiều các bình luận mang tính "trào phúng" kiểu "...Rồi tham dự có mắc donate để gây quỹ chống lại CS ko? Để biết còn chuẩn bị" hay "Nếu bên đó đói quá thì về Việt Nam bán vé số...".

          Vậy thực chất của việc tổ chức sự kiện này là gì? Và tại sao lại xuất hiện những bình luận như vậy của chính kiều bào ta ở nước ngoài phía dưới bài viết của Việt Tân?

          Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng quay lại cột mốc năm 2004, khi được tái tổ chức từ cái gọi là "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" do những tai tiếng về việc quyên tiền, gây quỹ cho "chiến dịch Đông Tiến", trong đó một số thành viên bị tòa án ở Mỹ truy tố về tội gian lận tài chính, đến nay, chưa năm nào Việt Tân không phát động gây quỹ để ủng hộ các phong trào "dân chủ", "canh tân cách mạng" trong nước.

          Lý do được Việt Tân đưa ra là để "hỗ trợ các nhà dân chủ trong nước, giúp người nghèo, xây trường học và yểm trợ Việt Tân quốc nội". Tuy nhiên, những khoản chi cho giới "dân chủ" hay những kẻ chống phá bị Nhà nước Việt Nam bỏ tù mà chúng gọi là "tù nhân lương tâm" chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuyệt nhiên không có chuyện xây trường học hay hỗ trợ người nghèo mà phần lớn là làm giàu cho những lãnh đạo chủ chốt của Việt Tân.

          Thesaigonpost - một trang tin dù cùng hội cùng thuyền trong "làng chống cộng" với Việt Tân qua bài viết "Việt Tân lại gây quỹ - mua tù nhơn lươn lẹo để cấy nhộng đỏ cho Việt cộng và ăn chặn mở rộng" đăng ngày 20/11/2021 cũng phải thốt lên rằng "Ăn cắp quen tay, lừa đảo quen tật, Việt Tân không thể nằm im vì ăn quen, nhịn không quen, chúng dựng lên trò bịp bợm… Sau đó, chúng đồng loạt đưa tin trên báo chí, mạng xã hội để dụ khị đồng bào rồi gợi ý mỗi người nên góp 70.000 hồ tệ, xấp xỉ 2,8 Franc Thụy Sĩ. Số tiền này chắc chắn bị tụi nó chia nhau…".

          Hay Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đạm Phong - người người sáng lập tờ Tự do tại Houston, bang Texas đã bị ám sát tại nhà riêng với 7 phát đạn sau những bài viết chất vấn các hoạt động gây quỹ của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" đã vạch trần thủ đoạn kiếm tiền của Trịnh Hội (một đảng viên cộm cán của Việt Tân) khi y còn làm việc cho "Dự án hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam tị nạn": "Họ gây quỹ ít nhất 300 ngàn USD, nhưng cũng giống hệt Việt Tân, tiền quyên góp cho "dự án" này không ghi danh với sở thuế, không nộp tiền vào ngân hàng. Có lẽ vì sự nhập nhèm này mà chính những thành viên của Việt Tân đã tố cáo lẫn nhau. Qua đó, người ta biết Trịnh Hội mới chỉ sang Mỹ từ năm 2002 và hoàn cảnh gia đình ở Việt Nam rất nghèo. Vậy mà chỉ trong 2 năm, từ 2005-2007, Trịnh Hội đã mua liên tiếp 3 căn nhà tại Mỹ."

          Đọc đến đây, hẳn nhiều người đã trả lời được câu hỏi Việt Tân quyên tiền để làm gì rồi. Và chắc hẳn, Lễ tưởng niệm "ông tổ nghề" Hoàng Cơ Minh ngày 21/8 tới đây của Việt Tân cũng chẳng ngoài mục đích gì khác là kêu gọi quyên tiền./.

          Nguồn: Góc nhìn người Đà Lạt

Nhận diện các tổ chức, hội, nhóm phái trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo

 

          Ở Việt Nam hiện có rất nhiều các tổ chức, hội, nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo, có những tổ chức, hội nhóm có nguồn gốc từ Công giáo, từ Phật giáo, Cao Đài, v.v… Có thể kể ra một số tổ chức, hội, nhóm sau: Hội đồng liên tôn Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng nhân quyền Việt Nam; Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; Giáo hội Tin Lành đấng Christ Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý; Ban Đại diện Khối nhơn sanh Cao Đài; Liên hiệp Ban Trị sự Hội thánh em (Cao Đài); Nhóm bảo thủ chơn truyền (Cao Đài); Nhóm tín đồ theo Hội thánh nguyên thuỷ (Cao Đài); Hội thánh em Đại đạo Tam Kỳ phổ độ; Tin Lành Đê ga, v.v..

          Trong số các tổ chức hội nhóm nêu trên thì các hội nhóm: Hội đồng liên tôn Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng nhân quyền Việt Nam; Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam do các phần tử cực đoan của một số tôn giáo lập ra. Cụ thể, Hội đồng liên tôn được thành lập vào tháng 3/2013 gồm một số cá nhân cực đoan của 5 tôn giáo: Tỉnh dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, Tin lành, Phật giáo Việt Nam thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Thành phần chủ chốt của các tổ chức này bao gồm các tu sỹ cực đoan trong các tôn giáo, các đối tượng chống đối, bị tù, các phần tử cơ hội chính trị, các phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài, v.v...

          Mục đích hoạt động của các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật

          Có nhiều mục đích của các hội, nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo, trong đó, mục đích cao nhất là nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, lật đổ chế độ, lật đổ chính quyền nhân dân; chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận những thành tựu của Đảng, Nhà nước, nhân dân trong hơn 35 năm đổi mới. Đồng thời, các tổ chức, hội nhóm này thường xuyên kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ nội bộ các tôn giáo, phá hoại sự ổn định, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; kích động các hoạt động chống phá gây phức tạp về an ninh, trật tự; móc nối với các tổ chức phản động bên ngoài nhằm mục đích chính trị. Bên cạnh đó, các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo luôn tận dụng mọi cơ hội để quốc tế hoá, chính trị hoá những vấn đề trong nước nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận quốc tế từ đó gây sức ép với chính quyền để đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, hội nhóm này.

          Ngoài ra, các tổ chức, hội nhóm trên cũng có mục đích tập hợp lực lượng, qui tụ những phần tử cực đoan trong các tôn giáo, xây dựng tổ chức, hình thành các cơ sở, mạng lưới để khi cần là có sẵn sàng lực lượng. Mục đích của các tổ chức, nhóm phái này chính là thực hiện âm mưu, chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

          Về nội dung và phương thức hoạt động

          Nội dung

          Thứ nhất, tuyên truyền phá chống Đảng, Nhà nước. Các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo thông qua nhiều hình thức khác nhau như trong các buổi thuyết pháp, thông qua mạng xã hội, thông qua những cuộc gặp gỡ với người nước ngoài, v.v.. để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

          Thứ hai, tổ chức biểu tình, tụ tập đông người, kích động bạo loạn, ly khai. Đây là một hoạt động khá phổ biến của các hội, nhóm này. Thời gian qua điển hình là các cuộc biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường của Formosa, biểu tình phản đối luật Đặc khu, luật an ninh mạng, v.v.. Ngoài ra, lợi dụng các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật cũng kích động tụ tập đông người, biểu tình, phản đối, vây bắt lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ.

          Thứ ba, liên kết với các phần tử chống đối, phản động, các lực lượng ở nước ngoài. Các phần tử phản động trong các tôn giáo đã lưu vong ở nước ngoài như các phần tử trong Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài, v.v.. luôn tìm cách liên kết với các phần tử cực đoan, chống đối trong nước, cũng như các hội nhóm trái pháp luật. Các phần tử chống đối nước ngoài cũng là một nguồn cung cấp kinh phí cho các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật trong nước hoạt động.

          Thứ tư, đào tạo kỹ năng tuyên truyền, chống đối, vu khống, xuyên tạc… Các tổ chức hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo thường xuyên mở các lớp đào tạo về truyền thông như quay phim, chụp ảnh và đưa tin ở các vùng miền, thường xuyên tán phát bài viết trên mạng xã hội tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân chống đối chính quyền…

          Thứ năm, xây dựng, tập hợp lực lượng, tổ chức, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để luôn luôn sẵn sàng khi có điều kiện thuận lợi. Không chỉ lôi kéo những phần tử cực đoan, chống đối vào tổ chức, các tổ chức, hội nhóm còn lôi kéo những người thiếu hiểu biết, những người có hoàn cảnh khó khăn… vào tổ chức cũng như tham gia các hoạt động của mình, đồng thời, cài cắm lực lượng vào các tôn giáo, các tổ chức khác.

          Phương thức hoạt động

          Các tổ chức này thường lợi dụng các sự kiện chính trị lớn được dư luận và nhân dân quan tâm, nhất là những vấn đề đang khiến quần chúng nhân dân bức xúc như ô nhiễm môi trường, những vụ án tham nhũng, những hạn chế, bất cập của công tác quản lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, v.v.. Ngoài ra, những tổ chức này cũng lợi dụng những chính sách, pháp luật đang trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến: luật an ninh mạng, luật đặc khu, v.v.. để đưa ra nhiều thông tin trái chiều làm nhiễu loạn thông tin nhằm tuyên truyền, nói xấu chế độ. Khi có bất kỳ cơ hội, diễn đàn nào như Hội thảo, hội nghị, toạ đàm, các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, v.v.. các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo đều tranh thủ để thực hiện các mục đích và hoạt động của mình.

          Khi có một sự kiện nào đó xảy ra mà có thể lợi dụng được, các tổ chức này lập tức kêu gọi các hoạt động tuần hành, biểu tình gây phức tạp về an ninh, trật tự. Một trong những phương thức phổ biến của các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo là thường xuyên viết bài và tán phát trên mạng internet, các trang mạng xã hội, facebook cá nhân… các bài viết có nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ và kích động các hoạt động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, xuyên tạc tình hình tôn giáo, xuyên tạc những thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, từ đó kêu gọi nước ngoài can thiệp vào Việt Nam, đòi xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu cầu một số vấn đề về nhân quyền, tự do tôn giáo, quyền tư hữu đất đai, dân sự, chính trị và tù nhân lương tâm.

          Các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo cũng thường xuyên khoét sâu vào những hạn chế, những mặt trái trong chính sách, pháp luật và thực thi chính sách, pháp luật để tuyên truyền với thế giới rằng Việt Nam bất ổn, nhiều hạn chế, không có tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, v.v.. Thậm chí, ngay cả khi Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong công tác phòng chống dịch Covid-19, khi Chính phủ đặt tính mạng, sức khoẻ người dân lên trên hết, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong đại dịch vừa qua nhưng các thế lực phản động vẫn xuyên tạc, bôi xấu Việt Nam vi phạm nhân quyền.

                                                                                       Đa22

Thủ đoạn xuyên tạc, hướng lái vụ án tại “Tịnh thất Bồng Lai”

 Xung quanh vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”, xuất hiện luồng thông tin tiêu cực, không đúng sự thật do các đối tượng xấu lan truyền hòng làm nhiễu dư luận.

NÀO MẤY KHI ĐÃ “GIÚP” KHÔNG AI BAO GIỜ!

         Đã là tư bản thì chi một đồng phải thu rất nhiều nhiều đồng và nếu còn là Mỹ thì họ phải thu nhiều hơn, nên có lẽ Mỹ sẽ không giúp không ai bao giờ.
     Cơ quan phát triển quốc tế Hòa Kỳ (USAID) được coi là cánh tay nối dài của tình báo Hòa Kỳ trên thế giới. Dưới sự “giúp đỡ” của USAID, nhiều chính phủ hợp pháp của các nước đã bị lật đổ, nhiều vụ bạo loạn đã diễn ra.
     Giáo dục là mục tiêu tác động trọng tâm của phương Tây trong đó có Mỹ. Bởi rút cuộc, con người là chìa khóa cho mọi thành công hay thất bại. Một lớp người chịu ơn Mỹ, chịu sự ảnh hưởng tư tưởng, lối suy nghĩ của Mỹ rồi cũng sẽ hành động theo Mỹ khi họ mở lời.
     Hợp tác là xu thế thời đại. Nhưng chúng ta phải hợp tác phải có chọn lọc, hợp tác phải có giám sát và quản lý. Những dự án của USAID vào các trường đại học Việt Nam khiến chúng ta đọc cái tin đều phải lo lắng nhưng sao phóng viên viết bài lại tỏ ra biết ơn đến vậy. Mỹ không giúp không ai và USAID lại càng không. Tôi không đi ngược lại xu thế phát triển hay mở rộng hợp tác quốc tế nhưng mà chuyện lo vẫn phải lo./.
Yêu nước ST.

Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác quốc phòng ứng phó an ninh phi truyền thống

Sáng 8/8, đại tướng Hun Manet, Phó tổng tư lệnh Quân đội kiêm Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia, thăm và làm việc với Bộ Quốc phòng.

Tại hội đàm giữa hai bên, trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, mong muốn hai nước tiếp tục hợp tác phòng chống tội phạm xuyên biên giới; duy trì hiệu quả cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin; sẵn sàng phối hợp ứng phó hiệu quả thiên tai dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Ông Hun Manet (trái) bắt tay trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa tại buổi gặp sáng 8/8. Ảnh: Trần Văn

Ông Hun Manet (trái) bắt tay trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa tại buổi gặp sáng 8/8. Ảnh: Trần Văn


Theo ông, thời gian qua, quân đội hai nước đã phối hợp và đạt kết quả quan trọng trong nhiệm vụ quân sự quốc phòng. Hai bên cũng tổ chức thành công lễ kỷ niệm 45 năm "Hành trình tiến tới đánh đổ diệt chủng Pol Pot" và giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới giữa hai nước...

Thay mặt đoàn Quân đội Hoàng gia Campuchia, đại tướng Hun Manet cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ, giúp đỡ đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot; mong muốn mối quan hệ giữa quân đội hai nước sẽ tiếp tục được thắt chặt, đóng góp vào sự bền vững trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Theo ông Hun Manet, lực lượng quân đội hai nước đã và đang cùng nhau bảo vệ tốt an ninh biên giới, giúp nhân dân khu vực biên giới ổn định phát triển kinh tế xã hội. Ông đề nghị thời gian tới, ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tăng cường hợp tác, ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống.

Sau hội đàm, đại tướng Hun Manet đã đến chào xã giao thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng.

Chiều cùng ngày, đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tiếp đại tướng Hun Manet tại trụ sở Bộ Quốc phòng.

Đại tướng Hun Manet, Phó tổng Tư lệnh kiêm Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia thăm Việt Nam từ ngày 7 đến 9/8.

  

Kỷ niệm 25 năm ngày mất của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

 

'Gia sản' vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.

Cuộc chiến chống Pháp và Mỹ được xem là cuộc đọ sức về mặt kỹ thuật quân sự giữa một thế lực kỹ thuật hùng mạnh, giàu tiềm năng với trí tuệ của nhân dân Việt Nam, mà đại diện là tập thể các nhà khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, trong đó có ông Trần Đại Nghĩa và các cộng sự.

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Nguồn ảnh: Tư liệu.

Báo Tri thức và Cuộc sống xin giới thiệu “gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa I (nhiệm kỳ 1983-1988), nhân dịp kỷ niệm 38 năm thành lập tổ chức - chính trị xã hội này.

Súng chống tăng Bazooka được Tiến sĩ Robert H. Goddard phát triển vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ I, nhưng lại được kỹ sư Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự chế tạo thành công vào năm 1947.

Với vốn kiến thức tích lũy trong thời gian 11 năm học tập ở nước ngoài, tháng 11/1946, kỹ sư Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu của quân và dân ta - chế tạo súng, đạn chống tăng Bazooka. Tuy nhiên, dù thành công với súng, nhưng việc chế tạo đạn lại chưa ổn. Lúc đó, ông Trần Đại Nghĩa đã phải rà soát, tính toán lại các thông số kỹ thuật, tháo đạn đã lắp và phát hiện sai sót kỹ thuật khi gia công chóp nón ở đầu đạn. Ông cho gia công lại, đảm bảo độ dày chỉ khoảng một li rưỡi. Sau khi sửa lại, đưa bắn thử, hoàn toàn đạt yêu cầu, tương đương tính năng đạn Bazooka của Mỹ. Đạn bay đến đích, nổ tung và có tác dụng xuyên phá tốt.

Súng Bazooka do quân khí của Việt Nam tự chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.

Bazooka Việt Nam làm nên chiến công lịch sử vào ngày 2/3/1947. 10 quả đạn và 3 khẩu súng chuyển về Trung đoàn Thủ đô do tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy đã bắn cháy 2 xe tăng của thực dân Pháp tại chùa Trầm, Quốc Oai (Hà Tây cũ) khi chúng đánh chiếm thị xã Hà Đông.

“Đến tháng 4/1947, đạn Bazooka mới thật sự ổn định và bắt đầu sản xuất hàng loạt gửi đi các chiến trường. Bộ đội ta không chỉ dùng Bazooka để bắn xe tăng, xe thiết giáp mà còn dùng cho năm, sáu công việc khác nhau: Bazooka bắn ổ súng máy của địch, bắn lô cốt cố thủ, bắn xe cơ giới, bắn tài chiến tuần tiễu gần bờ sông, bắn tốp bộ binh khi chúng tập trung đông”, GS.VS Trần Đại Nghĩa kể lại.

Súng không giật - súng đại bác SKZ

Súng không giật (SKZ) là loại súng với trọng lượng nhẹ có thể vận chuyển, mang vác dễ dàng, nhưng lại có sức công phá ngang đại bác và bom bay.

Súng không giật (SKZ) do ngành quân khí của Việt Nam tự sản xuất. Nguồn ảnh: Quansuvn.

Khi Cục Quân giới bắt đầu nghiên cứu các loại vũ khí hạng nặng vào những năm 1948 - 1949, có người gợi ý làm Bazooka cỡ lớn, chuyển đường kính từ 60 ly lên 90 ly nhưng hạn chế kỹ thuật, ông Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu súng không giật - dòng vũ khí hiện đại, mới xuất hiện lần đầu trong trận quân Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa của Nhật Bản hồi cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Súng đại bác SKZ 60 chế thử thành công - là loại vũ khí công đồn nặng khoảng 26kg, có thể tháo rời để mang vác, đầu đạn nặng khoảng 9kg, có thể xuyên thủng bê tông dày trên 60cm, khi bắn ở cự ly tối ưu. SKZ 60 được ứng dụng ngay trên chiến trường và lần đầu lập chiến công xuất sắc, phá tan boong ke kiên cố của giặc Pháp trong chiến thắng ở phố Ràng, chiến thắng phố Lu trong Chiến dịch Lê Hồng Phong cuối năm 1949.

Trung đoàn Thủ Đô, Đại đoàn 308 là đơn vị đầu tiên được trang bị SKZ trong Chiến dịch Lê Hồng Phong, hủy diệt nhiều lô cốt kiên cố của giặc Pháp. SKZ đã làm Pháp khiếp sợ, phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống công sự, đồn bốt.

"Cái thứ gây khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bê tông dày 60cm là những quả đạn SKZ, mà người Việt chế tạo trong các hang núi ở Đông Dương. Chỉ cần vài quả là đã tiêu diệt được tháp canh của chúng tôi", ký giả Lucien Bodart viết Trong cuốn Chiến tranh Đông Dương, xuất bản tại Paris năm 1963.

Bom bay

Việt Nam đã có súng Bazooka và SKZ nhưng trước diễn biến phức tạp của cuộc kháng chiến cứu nước, GS.VS Trần Đại Nghĩa nung nấu chế tạo loại vũ khí có uy lực sấm sét nhằm đánh bại quân địch. Và bom bay được cho là có sức tấn công chẳng kém gì vũ khí V1, V2 của Đức, đã ra đời vào năm 1948.

Bom bay do Việt Nam tự sản xuất dựa trên thiết kế của tên lửa V1 và V2 của Đức. Nguồn ảnh: Quansuvn.

Ở giai đoạn đầu chế tạo, “bom bay” chỉ hạn chế từ 3km đến 4km, quả đạn cũng chỉ nặng khoảng 25kg đến 30kg. Tuy nhiên, ông Trần Đại Nghĩa lại muốn loại vũ khí mới này phải đẩy được cả khối thuốc nổ đi xa một hành trình dài tới mấy km, nên tiếp tục nghiên cứu phương án tối ưu chế tạo thuốc đẩy và ông đã thành công, khi thực hiện phương án ép từng lớp thuốc vào ống thép.

Vũ khí mới được khẩn trương sản xuất với tên gọi khiêm nhường “đạn bay” và được cấp tốc đưa đến các vùng chiến sự khốc liệt, góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Đầu năm 1949, bộ đội ta bắn thử loại bom này. Khi bắn quả đạn bay qua sông Hồng, rơi đúng vào trung tâm chỉ huy của Pháp ở Bác Cổ. Tuy thiệt hại vật chất không lớn, nhưng loại bom này đã khiến quân Pháp khiếp sợ hoang mang.

Có thể nói, bằng tài năng trí tuệ, tri thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, bằng tinh thần ái quốc cao cả, kinh nghiệm thực tiễn phong phú từ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bằng uy tín của bản thâm, GS.VS Trần Đại Nghĩa đã quy tụ được trí tuệ của các thế hệ nhà khoa học - kỹ thuật trong và ngoài quân đội vừa xây dựng các phương án kỹ thuật vũ khí, vừa chỉ đạo tổ chức thực hiện để góp phần quan trọng vào chiến thắng vẻ vang của quân dân ta.

Trong nhật ký của mình, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa viết: “Ngày 30/4/1975, nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, vì hoài bão của tôi hồi nhỏ, sứ mạng của tôi rất đơn giản là tham gia về mặt khoa học, kỹ thuật vũ khí trong cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng để giải phóng đất nước, và nay đất nước đã được giải phóng, tôi không muốn gì hơn nữa, vì một đời người không thể làm hơn”.

Khẩu Bazooka do Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo cho quân đội Việt Nam giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp. Nguồn: QPVN.