Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

Nhận diện các tổ chức, hội, nhóm phái trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo

 

          Ở Việt Nam hiện có rất nhiều các tổ chức, hội, nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo, có những tổ chức, hội nhóm có nguồn gốc từ Công giáo, từ Phật giáo, Cao Đài, v.v… Có thể kể ra một số tổ chức, hội, nhóm sau: Hội đồng liên tôn Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng nhân quyền Việt Nam; Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; Giáo hội Tin Lành đấng Christ Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý; Ban Đại diện Khối nhơn sanh Cao Đài; Liên hiệp Ban Trị sự Hội thánh em (Cao Đài); Nhóm bảo thủ chơn truyền (Cao Đài); Nhóm tín đồ theo Hội thánh nguyên thuỷ (Cao Đài); Hội thánh em Đại đạo Tam Kỳ phổ độ; Tin Lành Đê ga, v.v..

          Trong số các tổ chức hội nhóm nêu trên thì các hội nhóm: Hội đồng liên tôn Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng nhân quyền Việt Nam; Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam do các phần tử cực đoan của một số tôn giáo lập ra. Cụ thể, Hội đồng liên tôn được thành lập vào tháng 3/2013 gồm một số cá nhân cực đoan của 5 tôn giáo: Tỉnh dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, Tin lành, Phật giáo Việt Nam thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Thành phần chủ chốt của các tổ chức này bao gồm các tu sỹ cực đoan trong các tôn giáo, các đối tượng chống đối, bị tù, các phần tử cơ hội chính trị, các phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài, v.v...

          Mục đích hoạt động của các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật

          Có nhiều mục đích của các hội, nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo, trong đó, mục đích cao nhất là nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, lật đổ chế độ, lật đổ chính quyền nhân dân; chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận những thành tựu của Đảng, Nhà nước, nhân dân trong hơn 35 năm đổi mới. Đồng thời, các tổ chức, hội nhóm này thường xuyên kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ nội bộ các tôn giáo, phá hoại sự ổn định, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; kích động các hoạt động chống phá gây phức tạp về an ninh, trật tự; móc nối với các tổ chức phản động bên ngoài nhằm mục đích chính trị. Bên cạnh đó, các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo luôn tận dụng mọi cơ hội để quốc tế hoá, chính trị hoá những vấn đề trong nước nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận quốc tế từ đó gây sức ép với chính quyền để đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, hội nhóm này.

          Ngoài ra, các tổ chức, hội nhóm trên cũng có mục đích tập hợp lực lượng, qui tụ những phần tử cực đoan trong các tôn giáo, xây dựng tổ chức, hình thành các cơ sở, mạng lưới để khi cần là có sẵn sàng lực lượng. Mục đích của các tổ chức, nhóm phái này chính là thực hiện âm mưu, chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

          Về nội dung và phương thức hoạt động

          Nội dung

          Thứ nhất, tuyên truyền phá chống Đảng, Nhà nước. Các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo thông qua nhiều hình thức khác nhau như trong các buổi thuyết pháp, thông qua mạng xã hội, thông qua những cuộc gặp gỡ với người nước ngoài, v.v.. để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

          Thứ hai, tổ chức biểu tình, tụ tập đông người, kích động bạo loạn, ly khai. Đây là một hoạt động khá phổ biến của các hội, nhóm này. Thời gian qua điển hình là các cuộc biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường của Formosa, biểu tình phản đối luật Đặc khu, luật an ninh mạng, v.v.. Ngoài ra, lợi dụng các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật cũng kích động tụ tập đông người, biểu tình, phản đối, vây bắt lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ.

          Thứ ba, liên kết với các phần tử chống đối, phản động, các lực lượng ở nước ngoài. Các phần tử phản động trong các tôn giáo đã lưu vong ở nước ngoài như các phần tử trong Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài, v.v.. luôn tìm cách liên kết với các phần tử cực đoan, chống đối trong nước, cũng như các hội nhóm trái pháp luật. Các phần tử chống đối nước ngoài cũng là một nguồn cung cấp kinh phí cho các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật trong nước hoạt động.

          Thứ tư, đào tạo kỹ năng tuyên truyền, chống đối, vu khống, xuyên tạc… Các tổ chức hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo thường xuyên mở các lớp đào tạo về truyền thông như quay phim, chụp ảnh và đưa tin ở các vùng miền, thường xuyên tán phát bài viết trên mạng xã hội tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân chống đối chính quyền…

          Thứ năm, xây dựng, tập hợp lực lượng, tổ chức, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để luôn luôn sẵn sàng khi có điều kiện thuận lợi. Không chỉ lôi kéo những phần tử cực đoan, chống đối vào tổ chức, các tổ chức, hội nhóm còn lôi kéo những người thiếu hiểu biết, những người có hoàn cảnh khó khăn… vào tổ chức cũng như tham gia các hoạt động của mình, đồng thời, cài cắm lực lượng vào các tôn giáo, các tổ chức khác.

          Phương thức hoạt động

          Các tổ chức này thường lợi dụng các sự kiện chính trị lớn được dư luận và nhân dân quan tâm, nhất là những vấn đề đang khiến quần chúng nhân dân bức xúc như ô nhiễm môi trường, những vụ án tham nhũng, những hạn chế, bất cập của công tác quản lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, v.v.. Ngoài ra, những tổ chức này cũng lợi dụng những chính sách, pháp luật đang trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến: luật an ninh mạng, luật đặc khu, v.v.. để đưa ra nhiều thông tin trái chiều làm nhiễu loạn thông tin nhằm tuyên truyền, nói xấu chế độ. Khi có bất kỳ cơ hội, diễn đàn nào như Hội thảo, hội nghị, toạ đàm, các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, v.v.. các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo đều tranh thủ để thực hiện các mục đích và hoạt động của mình.

          Khi có một sự kiện nào đó xảy ra mà có thể lợi dụng được, các tổ chức này lập tức kêu gọi các hoạt động tuần hành, biểu tình gây phức tạp về an ninh, trật tự. Một trong những phương thức phổ biến của các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo là thường xuyên viết bài và tán phát trên mạng internet, các trang mạng xã hội, facebook cá nhân… các bài viết có nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ và kích động các hoạt động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, xuyên tạc tình hình tôn giáo, xuyên tạc những thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, từ đó kêu gọi nước ngoài can thiệp vào Việt Nam, đòi xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu cầu một số vấn đề về nhân quyền, tự do tôn giáo, quyền tư hữu đất đai, dân sự, chính trị và tù nhân lương tâm.

          Các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo cũng thường xuyên khoét sâu vào những hạn chế, những mặt trái trong chính sách, pháp luật và thực thi chính sách, pháp luật để tuyên truyền với thế giới rằng Việt Nam bất ổn, nhiều hạn chế, không có tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, v.v.. Thậm chí, ngay cả khi Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong công tác phòng chống dịch Covid-19, khi Chính phủ đặt tính mạng, sức khoẻ người dân lên trên hết, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong đại dịch vừa qua nhưng các thế lực phản động vẫn xuyên tạc, bôi xấu Việt Nam vi phạm nhân quyền.

                                                                                       Đa22

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét