Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 15/8
Tại sao họ phản đối nghị định mới về tín ngưỡng, tôn giáo
Thời gian qua, các cơ quan ban ngành chức năng đã dự thảo và lấy ý kiến của các Bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; 27 giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam về dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành các Nghị định liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để thay thế, bổ sung những điều, khoản phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là điều rất cần thiết, để vừa để tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân vừa tạo điều kiện cho các cơ quan trong công tác quản lý.
Dự thảo Nghị định quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
gồm 06 Chương, 33 Điều, trong đó phạm vi điều chỉnh: Quy định chi tiết một số
điều của Luật tín ngưỡng, tôn giáo về quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin
tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của
pháp luật về thi hành giam giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù;
người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi
thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể cơ
sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ
nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn
giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân
nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo
trực thuộc và các biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Dự thảo Nghị định quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo gồm 04 Chương,
51 Điều, trong đó phạm vi điều chỉnh: quy định các hành vi vi phạm hành chính,
hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành
vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt
tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Vậy nhưng, một số cá nhân,
tổ chức thiếu thiện chí đã lợi dụng việc lấy ý kiến về 02 dự thảo nghị định
trên để đăng tải các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc về sự cần thiết ban hành
các nghị định cũng như bôi lem về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta
về tín ngưỡng, tôn giáo. Điển hình trong số đó, ngày 02/8/2022, Đài Á Châu Tự
do (RFA) đã đăng tải bài viết “Hai dự thảo mới về Tín ngưỡng – Tôn giáo: khắt
khe hơn nhiều so với nay”, trong đó nội dung bài viết đề cập đến nhiều nội dung
phản ánh sai sự thật về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; cổ vũ cho các
hoạt động của các tổ chức đội lốt tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động chống phá Việt
Nam như “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thống nhất”… Hay họ phỏng vấn những kẻ chống phá Việt Nam bấy lâu nay như
Nguyễn Đình Thắng – cầm đầu tổ chức phản động “Ủy ban cứu người vượt biển –
BPSOS” để xuyên tạc về những quy định được đưa ra trong dự thảo về 02 Nghị định
trên.
Việc các cá nhân, tổ chức thiếu
thiện chí lợi dụng việc các cơ quan, ban ngành chức năng lấy ý kiến các cá
nhân, tổ chức về dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị
định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo để
tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng đã
được chúng tiến hành khi Việt Nam ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
Trên thực tế, những thành tựu về việc bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo
của người dân với khoảng 27 triệu tín đồ, 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo
khác nhau đực Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động là
minh chứng rõ cho điều đó.
Việt Nam không có Internet, phụ nữ bị đàn áp không có thực quyền!
Nhiều anh em sinh sống ở Mỹ, đặc biệt là số hậu duệ của chính quyền tay sai Việt Nam Cộng Hòa giờ này vẫn còn tin rằng ở đất nước Việt Nam không có internet. Thậm chí nhiều thông tin cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang cấm người dân sử dụng mạng internet. Và đó là câu chuyện rất thật đang diễn ra trên đất Mỹ, khi bộ máy tuyên truyền của người Mỹ và một số bộ phận tay sai của Việt Nam Cộng hòa cũ như: "Việt Tân", "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời", "Triều đại Việt" ... đang ra sức tuyên truyền cho rằng, Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, người dân không được quyền tiếp cận thông tin trên mạng internet, và thế là rất nhiều người dân Mỹ vẫn đang tưởng tượng rằng Việt Nam đang ở trong thời "nồi đồng cối đá". Thế nhưng nếu biết được sự thật là, dân số Việt Nam hiện nay hơn 90 triệu, thì có hơn 70 triệu người dân sử dụng mạng internet, điện thoại smartphone phổ cập đến tận ngõ ngách, vùng miền.
Và hôm nay một câu chuyện
khôi hài lại diễn ra trên đất Mỹ, khi mà Viện Phụ nữ, Hòa bình và An ninh
Georgetown xếp Việt Nam ở vị trí thứ 107 về chỉ số hòa bình và an ninh của quốc
gia có tư tưởng mẫu hệ, trong đó quyền của phụ nữ tại Việt Nam thấp hơn cả các
quốc gia Hồi giáo, và thấp hơn cả Trung - Nhật - Hàn . Nhắc đến đây thì cánh
đàn ông Việt Nam nghĩ rằng mấy thằng tây mũi lõ chẳng có cách nhìn đúng đắn gì
cả. Trong khi Hội Sư tử Hà Đông của Việt Nam vẫn nắm thực quyền trong gia đình
Và thậm chí là cả ngoài xã hội. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hệ thống chính trị ngày
càng nhiều, thuộc top đầu của thế giới. Nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ nữ ủy viên Bộ
Chính trị là 15,8%, tỷ lệ nữ ủy viên Trung ương là 10%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ
ủy viên cấp tỉnh là 13,3%, cấp huyện là 14,3% và cấp cơ sở là 19,69%, tất cả
đều tăng so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp đều tăng,
nhiều cơ quan và địa phương có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Và xếp hạng trên đối với
Việt Nam về quyền của phụ nữ mới biết là các tổ chức này lập ra chỉ nhằm mục
đích bôi lem, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Cũng chưa hiểu tại
sao Ở một xứ Văn Minh, trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại như
thế, ngày ngày tiếp xúc với tình hình, thông tin trên mạng xã hội cũng như các
loại hình báo chí lại đưa ra một bảng xếp hạng như trên thì quả thật là uy tín
của tổ chức này chẳng đáng tin cậy. Và điều này cũng thể hiện rằng, Chính quyền
Xứ Hoa Kỳ nhiều khi mang hình thức danh nghĩa tự do quá trớn. Thực tế là, những
gì họ đưa ra chẳng có gì đúng đắn cả. Qua đây thì toàn thể người dân Việt Nam
mới hiểu được chẳng phải cửa hàng tây là chất lượng và uy tín đâu nhé.
Khoác áo linh mục sao lại làm điều phản nước, hại dân
Thương tâm, video được ghi lại cảnh vào ngày hôm nay một cảnh sát cơ động bị đánh đập hội đồng, dã man tại Dự án khu công nghiệp WHA, Nghi Lộc, Nghệ An. Trong video rõ nguồn còn có những tiếng nói cực đoan, ác ma: “Đập”, “Đập luôn”, “Đập chết”... nghĩa là những lời lẽ của những kẻ đánh hội đồng chiến sĩ CSCĐ này đã xác định là cố ý đánh chiến chiến sĩ CSCĐ đang thi hành nhiệm vụ. Được biết, hành vi trên gây ra dưới sự kích động của Nguyễn Đình Thục, kẻ đội lốt linh mục nhưng có tâm ác ma, một kẻ đã không còn lương tâm năm lần, bảy lượt gây hấn, chống đối chính quyền, cản trở sự phát triển xã hội tại Nghệ An.
Trong khi đang tiến hành bảo
vệ thi công con đường qua Dự án khu công nghiệp WHA, Nghi Thuận, Nghi Lộc, Nghệ
An thì Nguyễn Đình Thục, cùng một số kẻ quá khích, cực đoan đã lôi kéo bà con,
số đối tượng bất chấp pháp luật sử dụng mạng xã hội livestream kêu gọi giáo dân
xuống đường, đồng thời đã tấn công lực lượng chức năng bằng các loại vật dụng
nguy hiểm như: gậy, gộc, gạch, đá, bom xăng... thậm chí, số này còn cướp các
công cụ hỗ trợ của CSCĐ. Thông qua đoạn video được chính Nguyễn Đình Thục ghi
lại có thể thấy rằng những đối tượng này đã có chủ đích, chuẩn bị sẵn sàng các
điều kiện, có sự sắp đặt, lên phương án và sẵn sàng cản trở sự phát triển của
địa phương. Nguyễn Đình Thục đã tìm đủ mọi lý do để gây căng thẳng với chính
quyền, kêu gọi người dân tìm cách cản trở thi hành dự án... trong đó, 1 chiến
sĩ cảnh sát cơ động đã bị số cực đoan, quá khích, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn
Đình Thục đã đánh hội đồng, chà đạp lên sự sống của chiến sĩ này. Và những hành
vi này đã đi ngược lại với lời giáo huấn, răn dạy của Chúa... bạo lực, ác ma đã
lên ngôi, tà tâm đã chiếm đóng lương tri của họ nên không thể gọi những người
này là con của Chúa nữa, đặc biệt là Nguyễn Đình Thục.
Xem qua đoạn video, người
dân đã cực lực phẫn nộ trước hành vi sai trái, tàn bạo, dã man dưới sự chỉ đạo
của Nguyễn Đình Thục, kẻ đã sẵn sàng, bất chấp mạng người để đáp ứng “sân, si”
của kẻ tu hành. Những gì được thấy ngày hôm nay sẽ là hình ảnh quá xấu hổ đối
với kẻ tu hành như Thục, người dân đã cực kỳ phẫn uất, lên án, mong cơ quan có
thẩm quyền Nghệ An mạnh tay trừng trị kẻ “cố ý giết người” như Nguyễn Đình
Thục. Rất mong rằng, bà con giáo dân tỉnh ngộ, đừng nghe những lời sia trái của
Thục mà gây ra sự mất đoàn kết dân tộc, hãy là người Việt Nam trước khi trở
thành một kẻ lệ thuộc niềm tin, đặt nhầm niềm tin nơi kẻ có tâm tà ma như
Nguyễn Đình Thục.
Cái giá của Hòa bình, Độc Lập, Tự do là vô giá!
Nhắc đến những từ "Hòa Bình", "Tự Do", "Độc Lập" quả là sự vô giá của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao nhiêu thăng trầm biến cố Lịch sử, các thế lực ngoại xâm vẫn hung hăng tìm cách xâm lược đô hộ dân tộc ta. Thế nhưng, Có một điều mà tất cả các thế lực ngoại bang đều không biết được trước khi đem quân vào Việt Nam, đó là sự kiên cường, bất khuất, anh dũng hy sinh vì dân tộc. Mặc cho mưa bom bão đạn, máu đã đổ xuống, thân xác của các chiến sĩ đáng ngã xuống hi sinh, nhưng hồn của các anh đã hòa quyện với đất để bảo vệ đất mẹ có được hòa bình như ngày hôm nay. Thế hệ trẻ hôm nay sống trong Hòa Bình không thể nào quên được những công lao của các thế hệ cha anh đi trước để chúng ta có được những điều vô giá đó.
Những ngày tháng 7 đã về,
ngày lễ ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền
ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở Việt Nam. Ngày để chúng ta tưởng niệm
về những người thương binh, liệt sĩ đã hi sinh thân mình để trên mảnh đất hình
chữ S không còn tiếng súng, tiếng bom; để những đàn em thơ được cắp sách đến
trường; để cho muôn loài được tự do sinh sống... các anh đang ngã xuống để cho
Tổ Quốc đứng lên. Vì những lẽ đó, những ngày tháng 7, chúng ta hãy thể hiện
lòng tri ân thành kính đến các thương binh, liệt sĩ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ
chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sỹ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc lập,
kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ…
Ngày hôm nay đây chúng ta có
thể nghe rất nhiều thông tin tuyên truyền từ các thế lực phản quốc phủ nhận về
thành quả cách mạng của. Nhiều kẻ lật sử vẫn tìm cách ngụy tạo thông tin, cố
tình gây ra những hiểu nhầm trong các giai đoạn cách mạng của Việt Nam. Tuy
nhiên những âm mưu ý đồ đó đã sớm bị người dân lật tẩy. Và nếu như chúng ta là
những người sáng suốt, hãy nhìn vào những giá trị lịch sử vững bền mà chúng ta
đang có đó là cái giá của nền hòa bình và độc lập hôm nay. Hãy nhìn vào lịch sử
bằng những ánh mắt tôn trọng, để chúng ta có được tương lai phía trước tốt đẹp
hơn. Và tri ân các thương binh, liệt sĩ là những việc làm lớn lao để thể hiện
lòng thành kính của con cháu đối với thế hệ đi trước.
Việt Nam là quốc gia an toàn nhất thế giới!
Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2022, tại Mỹ đã xảy ra nhiều vụ xả súng kinh hoàng khiến hàng trăm người chết và nhiều người bị thương. Ngày 25/5/2022 vụ xả súng kinh hoàng tại trường tiểu học bang Texas, Mỹ khiến 21 người chết và nhiều người bị thương. Ngày 1/6/2022 tại khuôn viên Đại học Xavier ở New Orleans, Louisiana, Mỹ tiếp tục xảy ra một vụ xả súng gây chấn động và hoang mang dư luận Mỹ... và vấn đề xả súng xảy ra tại châu Âu thì không còn quá xa lạ đối với người dân. Ngay tại đất nước mặt trời mọc, được cho là quốc gia kiểm soát súng đạn gắt gao nhất thế giới mà cũng là quốc gia được xếp vào hạng đảm bảo an toàn nhất cho các nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên vụ ám sát đối với cựu thủ tướng Shinzo Abe vừa qua đã làm cho dư luận quốc tế thực sự rất quan tâm về chế độ an toàn cho những nhà lãnh đạo của quốc gia này.
Một quốc gia được coi là an
toàn khi, môi trường sống của quốc gia đó được đảm bảo an ninh ở mức cao. Người
dân ra đường không lo bị xả súng bất ngờ, nạn cướp bóc hoành hành, đồng thời
phải được bảo hộ bởi các cơ quan chức năng của đất nước đó. Hiện nay ở trên thế
giới không có quá nhiều quốc gia làm được điều đó, Và nếu như làm được như vậy
thì có lẽ quốc gia đó được xếp hạng an toàn nhất thế giới. Ở nhiều quốc gia các
nguyên thủ ra đường phải có bảo vệ và dường như không phải được tự do đi dạo
hay thăm thú ở bất kỳ cứ nơi đâu. Vì khả năng bị ám sát ở tỉ lệ rất cao. Thế
nhưng nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới khi sang thăm Việt Nam lại điều
tỏ ra rất hài lòng khi có thể một mình đi thăm thú nhiều nơi mà không cần có
bảo vệ. Có lẽ những nguyên thủ này cảm nhận được sự an toàn từ Việt Nam nên mới
có các hành động như thế. Những hình ảnh dưới đây có thể cho chúng ta thấy
rằng, quả thật tại Việt Nam công tác đảm bảo an ninh, an toàn rất tốt. Người
dân lại hiền lành, thân thiện, luôn mở lòng để đón du khách quốc tế, đặc biệt
là các nguyên thủ quốc gia đến thăm và làm việc.
Tại Việt Nam, nhiều năm qua
cũng đã diễn ra nhiều hội nghị hội thảo quốc tế. Thậm chí có những hội nghị rất
lớn có nhiều nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam, nhưng tất cả họ đều có sự hài
lòng và đánh giá rằng ở Việt Nam rất an toàn. Có vẻ như hiện nay Việt Nam là
điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách quốc tế, chính người dân Việt Nam cũng
cảm nhận được điều này. Có lẽ rằng chế độ chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường an ninh của đất nước. Và đó chính là điểm sáng của Việt Nam được bạn
bè quốc tế rất mến mộ, một quốc gia an toàn bậc nhất thế giới!
Linh mục Nguyễn Đình Thục muốn gì ?
Sau khi kích động các giáo dân chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cản trở việc đóng đường chạy cắt qua khu quy hoạch khu công nghiệp WHA trên địa bàn Nghi Lộc, Nghệ An, kích động hàng trăm con chiên lên Toà Giám mục Xã Đoài để đòi “ăn vạ”, kêu gọi những đấng bề trên lên tiếng về vụ việc mà các con chiên “ngoan đạo” đã gây ra, linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ giáo xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) lại tiếp tục chiêu trò bẩn thỉu của mình khi đưa một số “giáo dân” mà y cho là đã bị lực lượng Công an “tấn công” vào bệnh viện để chụp cắt lớp vi tính.
Thậm chí những ngày qua,
linh mục Nguyễn Đình Thục còn móc nối, liên kết với các nhà thờ trên địa bàn
kích động, yêu cầu các giáo dân, trong đó chủ yếu là trẻ em đang trong dịp nghỉ
hè để đến nhà thờ tụ tập, cầu nguyện, xuyên tạc về vụ việc, vu cáo chính quyền,
lực lượng chức năng với các băng rôn, khẩu hiệu để đăng tải trên các trang
mạng, fanpage, facebook cá nhân.
Sau những hành động trong
thời gian qua, linh mục Nguyễn Đình Thục đang muốn gì?
Về phương diện quy định pháp
luật, ngay sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng, truyền hình Nghệ An,
các trang mạng, báo chí cũng đã đưa tin và phản ánh về vụ việc, về những hoạt
động vi phạm pháp luật của một số giáo dân quá khích. Việc các cơ quan chức bắt
người để tạm giam, điều tra, làm rõ vụ việc đã thể hiện rõ điều đó. Liên tục có
những hoạt động vu cáo, xuyên tạc, kích động giáo dân liên quan đến vụ việc này
trên livestream của mình, phải chăng linh mục Nguyễn Đình Thục đang muốn thách
thức xem chính quyền sẽ xử lý như thế nào? Chính quyền, các cơ quan chức năng
có xử lý nghiêm minh như những gì truyền thông, báo chí đã đăng tải?
Về mặt giáo hội, sau liên
tiếp các vụ việc trong thời gian qua, đặc biệt là việc kích động hàng trăm giáo
dân lên Toà Giám mục Xã Đoài để “ăn vạ”, yêu cầu được gặp những người đứng đầu
Giám mục để lên tiếng, yêu cầu chính quyền “thả” những kẻ đã gây ra vụ việc
phức tạp, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng trong vụ việc
vừa qua đã cho thấy bộ mặt “chống đối” bề trên, đặc biệt là người đứng đầu Giáo
phận Vinh, ngài Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long. Phải chăng sau linh mục Đặng
Hữu Nam, linh mục Nguyễn Đình Thục đang muốn được “treo chén”, ngưng các hoạt
động mục vụ?
Xét về cả đời và đạo, sau
chuỗi các hoạt động trong thời gian vừa qua, việc tai hoạ đến với Nguyễn Đình
Thục là điều được đông đảo quần chúng nhân dân mong muốn, trong đó co những
người Công giáo cũng mong muốn Giáo hội, chính quyền cũng cần có những biện
pháp xử lý nghiêm minh không để ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người công
giáo Việt Nam.
Những điểm nhấn trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)
Hải Dương: Những điểm nhấn trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)
Tỉnh Hải Dương nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong không gian phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đảng bộ tỉnh Hải Dương có 15 đảng bộ cấp trên cơ sở, gồm 12 đảng bộ huyện, thành phố, thị xã và 3 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy (Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng bộ Công an tỉnh, Đảng bộ Quân sự tỉnh); có 674 tổ chức cơ sở đảng với gần 108.000 đảng viên.
Kết quả nổi bật
Cùng với những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, điểm nhấn trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương những năm qua là thực hiện tốt nhiệm vụ “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 4, cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị các cấp đã tập trung làm tốt công tác quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo; xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện đến cấp ủy các cấp và triển khai sâu rộng, toàn diện các nội dung của Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên; coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách, thường xuyên, xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Việc quán triệt và triển khai học tập, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết tác động đến nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân được nâng cao rõ rệt. Qua đó, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực như: đổi mới việc học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân gắn với việc nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực; tích cực giải quyết đơn thư và các ý kiến của nhân dân...
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương kịp thời ban hành và chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới ban hành kế hoạch, chương trình hành động và các văn bản để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 để lãnh đạo, tổ chức thực hiện; cấp ủy các cấp đều xác định được những việc cần làm ngay, thường xuyên và những việc làm theo lộ trình; các lĩnh vực công việc đột phá để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng đảng bộ, địa phương. Đặc biệt, tỉnh chú trọng thực hiện tốt 3 khâu đột phá là: Hoàn thiện quy chế, cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng hội nghị, cuộc họp; đề ra các biện pháp cụ thể, những nhiệm vụ cần làm ngay và thường xuyên để giải quyết những vấn đề khó, bức xúc của cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở; giao cho mỗi cấp ủy, sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh trong nhiệm kỳ 2015-2020 phải hoàn thành ít nhất một công trình, dự án mới, xây dựng lộ trình, các bước thực hiện cho từng giai đoạn.
Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình được triển khai thực hiện bài bản, nghiêm túc. Trong 5 năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã gợi ý kiểm điểm đối với 48 tổ chức; ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy gợi ý đối với 244 tổ chức. Nội dung gợi ý kiểm điểm tập trung vào việc chấp hành các chỉ thị, nghị quyết, thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về các lĩnh vực còn tồn tại, yếu kém như đất đai, môi trường, công tác cán bộ, nguyên tắc sinh hoạt đảng...; liên hệ với những biểu hiện suy thoái, ”tự diễn biến”, ”tự chuyển hóa”; chỉ rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp và thời gian khắc phục. Sau kiểm điểm, đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm và kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch khắc phục. Đồng thời, chú trọng tới việc gợi ý kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp, chậm chuyển biến trong thực thi nhiệm vụ hoặc có biểu hiện mất đoàn kết, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để phát sinh sai phạm...
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng được cấp ủy các cấp quan tâm, bảo đảm giữ vững kỷ cương, kỷ luật, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh. Trong 5 năm qua, cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra 7.183 đảng viên và 6.232 tổ chức đảng; giám sát 6.327 đảng viên, 3.537 tổ chức đảng. Ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra dấu hiệu vi phạm của 447 đảng viên và 113 tổ chức đảng; kiểm tra 3.398 cuộc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong đảng đối với 1.287 đồng chí. Giám sát 2.679 đảng viên, 2.920 tổ chức đảng; giải quyết tố cáo 154 lượt đảng viên và 8 tổ chức đảng... Có 269 đảng viên bị thi hành kỷ luật.
Tỉnh cũng quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, thuyết phục tạo được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tổ chức sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và thôn, khu dân cư; các đơn vị sự nghiệp công lập và các phòng ban, chuyên môn thuộc các sở, ngành của tỉnh; sắp xếp, sáp nhập mỗi thôn, khu dân cư còn một chi bộ; thực hiện tinh giản biên chế, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, khu dân cư; bố trí đảm nhiệm đồng thời các chức danh có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Đến nay, toàn tỉnh đã sắp xếp giảm 142 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 241 chỉ tiêu biên chế công chức trong các cơ quan hành chính; giảm 2.378 số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và 114 chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức khối đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc tỉnh...
Tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở. Giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, nhạy cảm, khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp như: ô nhiễm môi trường, quản lý sử dụng đất đai, công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án. Cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời nhiều trường hợp lấn, chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất công; kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục, kiên quyết giải tỏa, cưỡng chế thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án theo quy định pháp luật. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được coi trọng, có nhiều chuyển biến rõ nét…
5 nhiệm vụ trọng tâm
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, đổi mới phương pháp, hình thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quán triệt và học tập các nghị quyết mới ban hành gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Chủ động đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy cần lãnh đạo, tuyên truyền thực hiện trong các hội nghị cuộc họp, sinh hoạt chi bộ thường kỳ, chuyên đề và trong sinh hoạt cuộc sống cũng như thực thi công vụ.
Hai là, tiếp tục rà soát, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị để xác định và hoàn thành các khâu đột phá; nâng cao chất lượng các tổ chức đảng, nhất là chi bộ; khẩn trương khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình; nêu cao vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; tạo cơ chế để phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát và phản biện xã hội thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 và các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII đề ra.
Ba là, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình theo tinh thần tự giác, tự soi, tự sửa gắn với việc kiểm điểm, đánh giá chất lượng và xếp loại tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức hằng năm; chỉ đạo tiến hành kiểm điểm phải đảm bảo thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng Đảng; cấp trên phải làm gương để cấp dưới noi theo; kiên quyết xử lý kỷ luật những tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không tự giác kiểm điểm tự phê bình và phê bình; không tự nhận sai lầm, khuyết điểm, không khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra sau kiểm điểm.
Bốn là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên thông qua việc rà soát, đánh giá, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ phẩm chất, điều kiện theo quy định của Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, nội dung sinh hoạt và công tác quản lý đảng viên, chi bộ phải là môi trường trong sạch, thuận lợi, đoàn kết, thống nhất để đảng viên tự giác, tự soi, tự sửa, tự xử; chỉ đạo thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Năm là, tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư tố cáo, kiến nghị, đề nghị, phản ánh của cán bộ, đảng viên và nhân dân thuộc thẩm quyền của các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan hành chính nhà nước khác. Đề cao vai trò, trách nhiệm tự kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất, theo chuyên đề của các cấp, các ngành, nhất là của HĐND, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh. Xây dựng kế hoạch, chương trình hằng năm để kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Kết luận số 21-KL/TW, kịp thời khen thưởng, biểu dương các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên có thành tích xuất sắc; uốn nắn, điều chỉnh, phê phán, xử lý nghiêm minh những tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, đơn vị vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thảo Nguyên
QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN
DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Theo cách hiểu thông
thường, dân chủ là hình thức thiết chế của một chế độ chính trị - xã hội lấy
dân làm gốc về mặt quyền lực và lợi ích, dựa trên nguyên tắc bình đẳng - bác
ái. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và quyền làm chủ của nhân dân nói
riêng là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch
sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân dân truyền thống ở phương Đông
và quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng trong học thuyết Mác -
Lênin. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và
thực tiễn - Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng dân chủ lên một tầm cao mới vừa mang
tính khoa học, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Theo Hồ Chí Minh, quyền
làm chủ của nhân dân thể hiện trên ba phương diện:
Thứ nhất: Nhân dân làm
chủ những gì?
Thứ hai: Tại sao nhân
dân có quyền làm chủ?
Thứ ba: Làm thế nào để
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân?
Ở phương diện thứ nhất -
quyền làm chủ của nhân dân lao động - Người khẳng định: “Nước ta là nước dân
chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền
từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”.
Hồ Chí Minh cho rằng,
nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: Từ kinh tế,
chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của
mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu
Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ
thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập
trong khuôn khổ luật pháp. Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức
chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn cũng như làm chủ tập thể, làm chủ
nơi mình sống và làm việc. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi quyền hạn đều của
dân”. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp, các ngành đều là “đầy tớ” của
dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn.
Về phương diện thứ hai,
Người giải thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để
xây dựng và bảo vệ nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo
vệ, do vậy dân là chủ của nước, một quyền hạn thật to lớn.
Nhân dân đã cung cấp cho
Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không
là do nhân dân. Nhân dân là người xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của
Đảng. Nguyễn Trãi đã có lời khuyên: Đến khi lật thuyền mới biết sức dân mạnh
như nước. Đúng là dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát
triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường
lối của Đảng thành hiện thực. Vì thế, nếu không có dân sự tồn tại của Đảng cũng
chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.
Nói gọn lại, nhân dân là
lực lượng xây dựng đất nước, là lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ
chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm
chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Làm thế nào để nhân dân
thực hiện được quyền làm chủ của mình? Phương diện thứ ba này được Hồ Chí Minh
hết sức quan tâm. Theo Người, từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng là lực
lượng chính trong tất cả các xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhưng trước Cách mạng Tháng Mười Nga, trước học thuyết Mác - Lênin chưa có cuộc
cách mạng nào giải phóng triệt để cho nhân dân, chưa có học thuyết nào đánh giá
đúng đắn về nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, người
dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo dục, khi họ nhận thức
được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện.
Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có ý chí vươn lên,
mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ. Hồ
Chí Minh từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và nếu nhân dân không
được giáo dục để thoát khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể thực hiện được vai
trò làm chủ.
Thật vậy, người dân chỉ
có thể thực hiện quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ.
Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhân
dân làm mục tiêu hàng đầu, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Nhận diện và chống chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân còn được gọi là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa
cá thể; là một thuật ngữ để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội,
chính trị hoặc đạo đức, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc
lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân.
Khi nói
chống chủ nghĩa cá nhân là nói đến việc chống cách nhìn nhận, lối sống chỉ nhấn
mạnh, chỉ quan tâm đến lợi ích của mỗi cá nhân. Tuyệt nhiên không có nghĩa là
bỏ qua lợi ích của mỗi cá nhân hoặc dày xéo lên quyền tự do và sự tự lực của
mỗi cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân - “thứ
vi trùng rất độc”. Nguồn ảnh internet
Người có căn bệnh chủ
nghĩa cá nhân thường có biểu hiện dưới nhiều kiểu khác nhau. Có hiện tượng là
nể nang, né tránh. Khi có đồng chí của mình mắc khuyết điểm, lẽ ra phải kỷ luật
với một hình thức tương xứng, nhưng chỉ phê bình qua loa cho xong chuyện. Thậm
chí còn che đậy cho nhau, “lấy lòng”, lừa dối cấp trên, giấu diếm đoàn
thể. Bác Hồ chỉ rõ: “Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định
không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng,
có tội với đồng bào”.
Có hiện
tượng kéo bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị mà Bác Hồ thường dùng từ “cánh hẩu”
trong một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Họ lôi kéo những người họ hàng thân
thích, con, cháu, người cùng quê,... rồi “chén chú chén anh”, tung hô, ủng hộ
nhau. Họ dùng số đông, lợi dụng và bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ, “nhào
nặn” quy trình. “Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt,
việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp
với mình thì tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm
pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống”. Họ dồn những người dù có tốt, có
tài nhưng không “hợp cạ” xuống để “tiêu diệt”, để cát cứ, thao túng.
Có
trường hợp họ còn ngụy tạo, với “vỏ bọc” là người “hiền lành”, “đức độ”, “vô sự”,…
Trong hội họp, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, được lòng hết
cả mọi người. Nếu có nói thì dựa dẫm, nói lấy lệ, nói bên ngoài, thậm chí “gió
chiều nào xoay chiều đó”. Bên nào có xu hướng “thắng” thì hùa theo. Rồi luồn
cúi, đi “cửa sau”, thưa bẩm, vâng, dạ, xum xoe, nịnh bợ. Những người này khi đã
đạt mục đích “leo lên” rồi bắt đầu đội trên, đạp dưới, kéo bè, kéo cánh,…
Họ
thường rất tham lam. “Họ đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng,
của dân tộc, do đó chỉ “tự tư tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế
lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa tiêu xài
bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm
chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh
giá của mình”.
Họ rất
lười biếng. Họ không có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ
của mình. “Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn đẩy cho người khác.
Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”,...
Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân. Người “ghét cay, ghét đắng chủ nghĩa cá nhân”. Người cho rằng: Để xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì ở mọi
thời kỳ, trước bất cứ nhiệm vụ gì đều phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá
nhân.
Trong
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác gọi đó là “bệnh mẹ”, đẻ ra rất nhiều “bệnh
con” và đã chỉ ra 15 căn bệnh nguy hiểm trong Đảng đều bắt nguồn từ chủ nghĩa
cá nhân như: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp
hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, “hữu danh, vô thực”, “kéo bè, kéo cánh”, cận
thị, cá nhân, tị nạnh, “xu nịnh, a dua”,... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn
nhân của nó. Những người này làm bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham
muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai
cấp, của nhân dân”. Chủ nghĩa cá nhân rất nguy hiểm, là lực cản lớn nhất của sự
nghiệp cách mạng. Người cách mạng phải tiêu diệt nó.
Người
nói: Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên
phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin của Nhân
dân đối với Đảng. “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định là hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân”.
Trong
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, phải phân biệt rõ giữa lợi ích chính đáng
của cá nhân khác hẳn với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân
cần được đề cao vì đó chính là nguyên nhân chủ yếu, quyết định cho sự tồn tại,
phát triển của mỗi con người cũng như sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị
và đất nước. Lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của cách mạng. Vì vậy, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là tất yếu và quan
trọng nhưng tuyệt nhiên không giày xéo lên lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân.
Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã nhận diện 27 biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến” “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, từng bước đấu tranh, đẩy lùi chủ nghĩa cá
nhân với những căn bệnh của nó, như: cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tham vọng
quyền lực, chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương, vô cảm;
những tiêu cực trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, đất đai,
quy hoạch, xây dựng… ở một số cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có
chức, có quyền.
Chủ
nghĩa cá nhân là thứ “giặc nội xâm”. Nó “ẩn nấp” ngay trong đồng chí, đồng đội,
ngay trong bản thân mình – nhất là những người có chức, có quyền nên việc đấu
tranh, loại bỏ vô cùng gian nan, khó khăn, nguy hiểm. Phải dũng cảm để nhận
diện. Phải thật thà “tự phê bình và phê bình”. Phải tăng cường các hoạt động
kiểm tra, giám sát. Phải thẳng thắn, trực diện đấu tranh bằng nhiều hình thức
và nghiêm trị những kẻ đang làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng