Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

Tại sao họ phản đối nghị định mới về tín ngưỡng, tôn giáo

 Thời gian qua, các cơ quan ban ngành chức năng đã dự thảo và lấy ý kiến của các Bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; 27 giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam về dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành các Nghị định liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để thay thế, bổ sung những điều, khoản phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là điều rất cần thiết, để vừa để tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân vừa tạo điều kiện cho các cơ quan trong công tác quản lý.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 gồm 06 Chương, 33 Điều, trong đó phạm vi điều chỉnh: Quy định chi tiết một số điều của Luật tín ngưỡng, tôn giáo về quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành giam giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo gồm 04 Chương, 51 Điều, trong đó phạm vi điều chỉnh: quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Vậy nhưng, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đã lợi dụng việc lấy ý kiến về 02 dự thảo nghị định trên để đăng tải các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc về sự cần thiết ban hành các nghị định cũng như bôi lem về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. Điển hình trong số đó, ngày 02/8/2022, Đài Á Châu Tự do (RFA) đã đăng tải bài viết “Hai dự thảo mới về Tín ngưỡng – Tôn giáo: khắt khe hơn nhiều so với nay”, trong đó nội dung bài viết đề cập đến nhiều nội dung phản ánh sai sự thật về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; cổ vũ cho các hoạt động của các tổ chức đội lốt tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động chống phá Việt Nam như “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”… Hay họ phỏng vấn những kẻ chống phá Việt Nam bấy lâu nay như Nguyễn Đình Thắng – cầm đầu tổ chức phản động “Ủy ban cứu người vượt biển – BPSOS” để xuyên tạc về những quy định được đưa ra trong dự thảo về 02 Nghị định trên.

Việc các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng việc các cơ quan, ban ngành chức năng lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức về dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng đã được chúng tiến hành khi Việt Nam ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Trên thực tế, những thành tựu về việc bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân với khoảng 27 triệu tín đồ, 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau đực Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động là minh chứng rõ cho điều đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét