Nhận diện và chống chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân còn được gọi là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa
cá thể; là một thuật ngữ để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội,
chính trị hoặc đạo đức, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc
lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân.
Khi nói
chống chủ nghĩa cá nhân là nói đến việc chống cách nhìn nhận, lối sống chỉ nhấn
mạnh, chỉ quan tâm đến lợi ích của mỗi cá nhân. Tuyệt nhiên không có nghĩa là
bỏ qua lợi ích của mỗi cá nhân hoặc dày xéo lên quyền tự do và sự tự lực của
mỗi cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân - “thứ
vi trùng rất độc”. Nguồn ảnh internet
Người có căn bệnh chủ
nghĩa cá nhân thường có biểu hiện dưới nhiều kiểu khác nhau. Có hiện tượng là
nể nang, né tránh. Khi có đồng chí của mình mắc khuyết điểm, lẽ ra phải kỷ luật
với một hình thức tương xứng, nhưng chỉ phê bình qua loa cho xong chuyện. Thậm
chí còn che đậy cho nhau, “lấy lòng”, lừa dối cấp trên, giấu diếm đoàn
thể. Bác Hồ chỉ rõ: “Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định
không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng,
có tội với đồng bào”.
Có hiện
tượng kéo bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị mà Bác Hồ thường dùng từ “cánh hẩu”
trong một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Họ lôi kéo những người họ hàng thân
thích, con, cháu, người cùng quê,... rồi “chén chú chén anh”, tung hô, ủng hộ
nhau. Họ dùng số đông, lợi dụng và bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ, “nhào
nặn” quy trình. “Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt,
việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp
với mình thì tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm
pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống”. Họ dồn những người dù có tốt, có
tài nhưng không “hợp cạ” xuống để “tiêu diệt”, để cát cứ, thao túng.
Có
trường hợp họ còn ngụy tạo, với “vỏ bọc” là người “hiền lành”, “đức độ”, “vô sự”,…
Trong hội họp, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, được lòng hết
cả mọi người. Nếu có nói thì dựa dẫm, nói lấy lệ, nói bên ngoài, thậm chí “gió
chiều nào xoay chiều đó”. Bên nào có xu hướng “thắng” thì hùa theo. Rồi luồn
cúi, đi “cửa sau”, thưa bẩm, vâng, dạ, xum xoe, nịnh bợ. Những người này khi đã
đạt mục đích “leo lên” rồi bắt đầu đội trên, đạp dưới, kéo bè, kéo cánh,…
Họ
thường rất tham lam. “Họ đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng,
của dân tộc, do đó chỉ “tự tư tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế
lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa tiêu xài
bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm
chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ mất danh
giá của mình”.
Họ rất
lười biếng. Họ không có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ
của mình. “Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn đẩy cho người khác.
Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”,...
Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân. Người “ghét cay, ghét đắng chủ nghĩa cá nhân”. Người cho rằng: Để xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì ở mọi
thời kỳ, trước bất cứ nhiệm vụ gì đều phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá
nhân.
Trong
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác gọi đó là “bệnh mẹ”, đẻ ra rất nhiều “bệnh
con” và đã chỉ ra 15 căn bệnh nguy hiểm trong Đảng đều bắt nguồn từ chủ nghĩa
cá nhân như: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp
hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, “hữu danh, vô thực”, “kéo bè, kéo cánh”, cận
thị, cá nhân, tị nạnh, “xu nịnh, a dua”,... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn
nhân của nó. Những người này làm bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham
muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai
cấp, của nhân dân”. Chủ nghĩa cá nhân rất nguy hiểm, là lực cản lớn nhất của sự
nghiệp cách mạng. Người cách mạng phải tiêu diệt nó.
Người
nói: Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên
phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin của Nhân
dân đối với Đảng. “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định là hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân”.
Trong
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, phải phân biệt rõ giữa lợi ích chính đáng
của cá nhân khác hẳn với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân
cần được đề cao vì đó chính là nguyên nhân chủ yếu, quyết định cho sự tồn tại,
phát triển của mỗi con người cũng như sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị
và đất nước. Lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của cách mạng. Vì vậy, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là tất yếu và quan
trọng nhưng tuyệt nhiên không giày xéo lên lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân.
Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã nhận diện 27 biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến” “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, từng bước đấu tranh, đẩy lùi chủ nghĩa cá
nhân với những căn bệnh của nó, như: cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tham vọng
quyền lực, chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm, cục bộ, địa phương, vô cảm;
những tiêu cực trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, đất đai,
quy hoạch, xây dựng… ở một số cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có
chức, có quyền.
Chủ
nghĩa cá nhân là thứ “giặc nội xâm”. Nó “ẩn nấp” ngay trong đồng chí, đồng đội,
ngay trong bản thân mình – nhất là những người có chức, có quyền nên việc đấu
tranh, loại bỏ vô cùng gian nan, khó khăn, nguy hiểm. Phải dũng cảm để nhận
diện. Phải thật thà “tự phê bình và phê bình”. Phải tăng cường các hoạt động
kiểm tra, giám sát. Phải thẳng thắn, trực diện đấu tranh bằng nhiều hình thức
và nghiêm trị những kẻ đang làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét