Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2024

GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC SAU CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM!

     Sáng 30/5, tại Hà Nội, Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) - Văn phòng 701 chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và một số cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế về khoa học và công nghệ xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh đối với con người, môi trường ở Việt Nam!

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Thiếu tướng, PGS, TS Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học quân sự, Ủy viên Thường trực Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701); Thiếu tướng, GS, TS Trần Viết Tiến, Phó Giám đốc Học viện Quân y; ThS Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Tại hội thảo, thay mặt Cục Khoa học quân sự, Văn phòng 701, Thiếu tướng, PGS, TS Ngô Văn Giao trình bày Báo cáo đề dẫn hội thảo nêu rõ: Hậu quả của chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh ở Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, công tác nghiên cứu, khắc phục, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin đối với con người và môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Các điểm nóng về ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin đang từng bước được ngăn chặn, xử lý, góp phần giảm nguy cơ ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và môi trường, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều nạn nhân chất da cam/dioxin đã được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và đang được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam còn một số tồn tại, hạn chế như: Tiến độ thực hiện còn chậm do thiếu nguồn lực về vốn, trang thiết bị, khó khăn về công nghệ ; chưa hoàn thành việc tổng điều tra số lượng nạn nhân; việc xác định nạn nhân còn khó khăn do thiếu hồ sơ gốc.

Hệ thống các cơ sở chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, phát hiện sớm dị tật, dị dạng còn thiếu cơ sở vật chất, nguồn lực. Số lượng các nạn nhân được hộ trợ điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe từ các dự án còn rất ít so với nhu cầu thực tiễn.

Công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này chưa đầy đủ, toàn diện, do đây là lĩnh vực rất khó, đặc thù, đòi hỏi các cán bộ nghiên cứu phải rất chuyên sâu; công tác tuyên truyền, vận động tài trợ quốc tế còn có những hạn chế…

Ý kiến tham luận của đại diện các cơ quan, đơn vị của phía Việt Nam, cơ quan, tổ chức quốc tế và các nhà khoa học tham gia tại hội thảo đã tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc dioxin đến con người và một số kết quả hợp tác, hỗ trợ nạn nhân; kết quả thực hiện, ứng dụng, thử nghiệm công nghệ xử lý dioxin tại các sân bay: Đà Nẵng, A So, Biên Hòa; kế hoạch thực hiện dự án xử lý dioxin sân bay Biên Hòa; xây dựng tiêu chí, các yêu cầu trong thiết kế công nghệ xử lý dioxin và các giải pháp quan trắc môi trường; đồng thời đưa ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục thúc đẩy công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh đối với con người và môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác trong nước, quốc tế về nghiên cứu ảnh hưởng, giải pháp và những yêu cầu trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý, giảm thiểu hậu quả đối với con người và môi trường do tồn lưu chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam./.
Yêu nước ST.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ NÒNG CỐT CỦA QUÂN ĐỘI TRONG XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN!

     Chiều 26-6, tại Hà Nội, đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV của Đảng làm việc với Thường vụ Quân ủy Trung ương. Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng!
Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Quang Phương, Phó chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tham dự hội nghị còn các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam...

Thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược
Tại hội nghị, đại diện Quân ủy Trung ương báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, thời gian qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn quán triệt, chấp hành nghiêm và thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; chủ động nắm, đánh giá dự báo đúng tình hình, xử lý kịp thời có hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; nghiên cứu xây dựng, đề xuất ban hành các chiến lược, đề án, góp phần hoàn thiện đường lối, pháp luật về quân sự, quốc phòng.

Phát huy tốt vai trò nòng cốt của Quân đội trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cùng với toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của toàn quân được nâng lên. Công tác huấn luyện có nhiều đổi mới; điều chỉnh tổ chức theo hướng “tinh, gọn, mạnh”.
 Phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp quốc phòng có bước phát triển toàn diện. Công tác đối ngoại quốc phòng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, nâng cao vị thế, uy tín của Quân đội và đất nước trên trường quốc tế...
Về tổng kết công tác xây dựng Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thời gian qua, Đảng bộ Quân đội triển khai chặt chẽ, đồng bộ 10 nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng theo Nghị quyết XIII của Đảng. Trong đó, đã quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác xây dựng Đảng; chủ động cụ thể hóa, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất. Phát huy tốt trách nhiệm của cấp ủy, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; tăng cường dân chủ, đoàn kết, huy động sức mạnh tổng hợp, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng được nâng lên; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên đạt hiệu quả thiết thực; tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh”
Sau khi nghe ý kiến trao đổi giữa các đồng chí thành viên trong Đoàn công tác và các đồng chí trong Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, đồng chí Phan Đình Trạc ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được của Đảng bộ Quân đội trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh” bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Năng lực công nghiệp quốc phòng có bước phát triển đáng kể về cả nghiên cứu và sản xuất, chế tạo; có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại, nhất là tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo. Việc xây dựng khu vực phòng thủ, tạo thế bố trí phòng thủ liên hoàn, vững chắc trên từng địa bàn và phạm vi cả nước được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả quan trọng. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai toàn diện, đồng bộ, có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quân đội được tăng cường; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước với Quân đội nhân dân.
Đồng chí Phan Đình Trạc cũng chỉ ra một số hạn chế, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Đồng chí nhấn mạnh đến tình hình, bối cảnh mới đưa lại cả thời cơ và thách thức đan xen, đặt ra yêu cầu rất lớn với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí gợi mở một số vấn đề mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đoàn công tác ghi nhận và tổng hợp những kiến nghị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng./.



Môi trường ST.

TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ VIỆT NAM - ĐEM ĐẠI NGHĨA LẤY TRÍ NHÂN THẮNG HUNG TÀN, CƯỜNG BẠO!

“TÂM CÔNG” VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỐI VỚI TÙ, HÀNG BINH!
Kế thừa truyền thống lấy nhân nghĩa làm gốc của dân tộc, trong suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh cách mạng, Đảng, Chính phủ ta đã có những chính sách có thể nói là hiếm thấy theo thông lệ chiến tranh, vượt trên cả quy định của công ước quốc tế đối với tù, hàng binh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chúng ta chỉ đòi độc lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp của”.

Tính nhân nghĩa trong hoạt động quân sự Việt Nam thể hiện ngay ở việc tuyên truyền nêu cao tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh giữ nước, vạch rõ tính chất phi nghĩa của chiến tranh xâm lược; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của binh lính quân đội đối phương và nhân dân, hạn chế tổn thất xương máu.

Việc làm này được cha ông ta thực hiện xuyên suốt với sách lược “tâm công” đánh vào lòng người nhằm “không đánh mà vẫn thắng”. Dùng ngòi bút thay cho giáp binh, tuyên truyền, vận động làm cho tinh thần đối phương sa sút, hàng ngũ suy yếu, góp phần cùng mũi tiến công quân sự giành thắng lợi nhanh hơn và đỡ hao tổn xương máu. Chúng ta không chủ trương tiêu diệt đến tên giặc cuối cùng, mà mục tiêu là đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc chúng phải rút về nước.

Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi chép về việc Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh nhà Tống và viết bài hịch “Phạt Tống lộ bố văn”. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Năm 1075, khi thực hiện “tiên phát chế nhân”, tiến quân vào đất Tống, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết tờ “Phạt Tống lộ bố văn”, vạch trần âm mưu xâm lược của nhà Tống, nêu rõ hành động tự vệ chính đáng của quân và dân Đại Việt. Khi quân Tống bị tổn thất nặng nề, rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị “giảng hòa”, thực chất là mở cho chúng một lối thoát. Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo: “Dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo tồn được tôn miếu”, giảm tổn thất cho cả hai bên.

Sau chiến thắng vang dội năm 981, Lê Hoàn đã chủ trương bảo toàn mạng sống và trao trả tù binh quân Tống. Kết thúc hai cuộc kháng chiến chống Nguyên năm 1285 và năm 1288, nhà Trần đã đối xử nhân đạo, tha chết và trao trả cho đối phương hàng vạn tù binh. Sau khi đại phá quân Thanh năm 1789, Vua Quang Trung đã tha chết cho hàng vạn tù binh. Đối với số quân địch bị chết trận, sau khi cho thu gom chôn cất ở 13 gò lớn, Quang Trung cho lập đàn tế, qua đó tố cáo tội ác của vua quan Mãn Thanh.

Đăc biệt, trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Lê Lợi và Nguyễn Trãi với sách lược “tâm công” đã khiến Vương Thông mặc dù còn 10 vạn quân trong thành Đông Quan nhưng phải chấp nhận hội thề với nghĩa quân Lam Sơn và rút quân về nước. Nhờ đó, kháng chiến thắng lợi, củng cố quan hệ hòa hiếu sau chiến tranh, tranh thủ hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Tiếp nối truyền thống đó của dân tộc, suốt quá trình lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, Đảng ta luôn chú trọng công tác tuyên truyền địch vận, kết hợp hợp chặt chẽ với công tác dân vận và ngoại giao, tranh thủ những cơ hội hòa bình dù là nhỏ nhất để kết thúc chiến tranh, thậm chí là kết thúc từng trận đánh, từng chiến dịch.

Có một sự việc ở Mặt trận Điện Biên Phủ, khi quân ta bao vây hoàn toàn tập đoàn cứ điểm và thu được nhiều hàng tiếp tế của Pháp. Trong số đó có một kiện hàng của vợ tướng De Castries gửi cho ông này, gồm một lá thư và hai cuốn tiểu thuyết! Tiểu thuyết thì ta giữ lại, còn thư thì thông báo cho phía Pháp cử một lính Pháp mang cờ trắng sang lấy để chuyển đến tay người nhận... Cách đánh “tâm công” như vậy càng khiến địch thêm hoang mang, rối loạn.

Đến khi kẻ thù lâm vào tình thế nguy khốn, quân ta không tiếp tục truy sát mà kêu gọi họ đầu hàng, vừa để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến, vừa làm giảm tổn thất xương máu của cả hai bên, bởi “Trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác tuyên truyền binh - địch vận đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng và thu được những kết quả to lớn có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự, chính trị, xã hội, ngoại giao trong, sau chiến tranh và cho đến hiện nay.

Tiếp nối truyền thống khoan dung độ lượng của cha ông, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn nhất quán chủ trương: “Không ngược đãi tù binh”, “Bất cứ trường hợp nào cũng phải biệt đãi tù binh, nên dùng tù binh để giác ngộ kêu gọi lính Pháp và dân Pháp phản chiến”.

Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn, nhưng quân và dân ta vẫn tạo điều kiện tốt nhất có thể về chỗ ăn, ở cho tù, hàng binh, có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn ăn, mặc đối với họ, những người bị thương hay đau ốm được cứu chữa, chăm sóc tử tế. Họ không những không bị ngược đãi, mà còn được biệt đãi, được đối xử như bạn bè. Hàng binh Âu-Phi còn được lĩnh một số tiền thưởng, được đưa về chiêu đãi sở, hưởng sinh hoạt phí gấp nhiều lần của bộ đội ta. Độc đáo hơn, trại tù binh không hề có tường rào, dây thép gai, thậm chí có nơi áp dụng quy chế tự quản, tù binh tự giám sát nhau. Đó là những chính sách nhân văn vượt lên trên quy định của công ước quốc tế, thậm chí còn vượt tầm thời đại với chủ trương thả tù binh.

Chính vì vậy, nhiều tù, hàng binh Pháp đã thay đổi thái độ, tham gia các hoạt động ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam. Thậm chí, nhiều người trở thành cán bộ Việt Minh và có đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến - một điều vô cùng đặc biệt trong lịch sử chiến tranh. Sau khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quy định, trong đó có việc trao trả tù binh theo đúng tinh thần nhân đạo.

Trong kháng chiến chống chống Mỹ, cứu nước, chính sách nhân đạo đối với tù, hàng binh tiếp tục được bổ sung, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Ở miền Bắc, hàng trăm tù binh Mỹ được đối xử nhân đạo, được tận tình cứu chữa thương tật, đau ốm, bảo đảm chế độ ăn, mặc, luyện tập, nghỉ ngơi, giải trí. Đối với binh lính ngụy, bên cạnh thực hiện nghiêm chính sách tù, hàng binh, ta còn làm tốt công tác quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng, bảo vệ. Các trại tù, hàng binh ở miền Nam được đặt ở những địa điểm an toàn, tránh bị bom đạn của địch đánh phá. Sau thời gian học tập, cải tạo, tùy theo điều kiện thực tế và nguyện vọng, họ được phóng thích để trở về quê quán, hoặc được bố trí làm ăn sinh sống tại vùng giải phóng. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đã không có cuộc “tắm máu” nào xảy ra như kẻ địch tuyên truyền.

Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh chính sách nhân đạo với tù, hàng bình được thực hiện từ trên xuống dưới, từ vị lãnh đạo tối cao đến mỗi người chiến sĩ bình thường trong Quân đội. Sự “khoan hồng đại độ” đó được thực hiện bình đẳng đối với mọi tù binh, không phân biệt chức vụ, địa vị của họ trước đó. Điều này được chính đối phương thừa nhận và đánh giá cao.

De Castries người từng được một chiến sĩ của quân đội ta - sau này là Đại tá Nguyễn Bội Giong, nguyên Chuyên viên cao cấp Ban Tổng kết lịch sử chiến tranh, hát cho nghe trên đường bị áp giải về nơi giam giữ, đã thừa nhận rằng mặc dù phải ở cách ly với các tù nhân khác, nhưng ông chưa bao giờ phải ở trong trại giam, mà được ở trong nhà dân, hơn nữa, được đọc sách báo, được ăn cải thiện trong bếp riêng và nói chuyện với các cán bộ Việt Nam.

Bác sĩ Grauwin, thiếu tá quân y, phụ trách y tế của Pháp ở Điện Biên Phủ, sau khi bị bắt làm tù binh, đã nêu rõ: “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự đối xử tuyệt vời của các chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam đối với quân đội Pháp nói chung và đối với thương binh và nhân viên y tế nói riêng. Họ đã không làm bất cứ một điều thô bạo hoặc một sự lăng nhục nào đối với chúng tôi… Chính phủ Pháp cần phải biết đến khát vọng của các dân tộc chỉ mong muốn hợp tác trong tình bạn và hoà bình”.

Hay một tù binh khác tên là Canus Claude ở Trại giam số 42 trước khi được trả tự do đã viết: “Tôi đã sung sướng được làm tù binh theo đúng nghĩa, bởi vì tù binh đương nhiên không có cuộc sống của một con người bình thường…. Tôi sung sướng vì đã mang theo mình những sự thật về đất nước Việt Nam dân chủ”.

Được đối xử nhân đạo, họ đã hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, và đã có những đóng góp quan trọng trong hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển quan hệ Việt Nam - Mỹ như các ông John McCain, John Kerry…

Những tiếng nói, việc làm của chính những người tù binh nói trên là bằng chứng chân thực bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, vu khống, phủ nhận những chính sách tốt đẹp, nhân văn của Việt Nam đối với tù, hàng binh trong chiến tranh; đồng thời khẳng định tính nhân văn, khát vọng hòa bình, mong muốn khép lại mọi sự hận thù, mở ra mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng sau chiến tranh./.
(Còn nữa).







Yêu nước ST.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XUYÊN SUỐT CHỦ TRƯƠNG KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG LẤY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ!

     Chiều 27-6, tại Hà Nội, đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm trưởng đoàn, đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường!

Tại buổi làm việc, đại diện Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các chủ trương, định hướng, chiến lược, nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường nêu trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Sau khi nghe ý kiến trao đổi giữa các thành viên trong Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện và các đồng chí trong Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng chí Phan Đình Trạc ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc chủ động nắm bắt tình hình, tích cực tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, định hướng lớn về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều văn bản quan trọng của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã được tham mưu ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Đồng chí Phan Đình Trạc nhấn mạnh, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm, chú trọng hơn, nhất là công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, quy hoạch các loại tài nguyên được quan tâm đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện với chủ trương xuyên suốt không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm thực hiện hiệu quả; thích ứng với biến đổi khí hậu đã được triển khai chủ động, tích cực; công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phòng, chống thiên tai được quan tâm đầu tư, hiện đại hóa.

Nhiều chỉ tiêu chủ yếu về môi trường theo Nghị quyết Đại hội XIII đã đạt và vượt, như tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước hợp vệ sinh năm 2022 là 96,2% (so với chỉ tiêu đến năm 2025 là 95-100%); tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt khoảng 96% (so với chỉ tiêu đến năm 2025 đạt 90%); tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 đạt 42,02% (so với chỉ tiêu đến năm 2025 là 42%)...

Đồng chí Phan Đình Trạc cũng chỉ ra một số vấn đề mà Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới về: Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Đoàn công tác đã ghi nhận và tổng hợp những kiến nghị của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng./.
Yêu nước ST.

Nhìn ra thế giới: Xu hướng chuyển đổi số trong quản trị nhà nước ở Liên bang Nga

  Hiện nay, việc chuyển đổi số trong nền hành chính công là một xu hướng tất yếu, song cũng đứng trước nhiều thách thức. Việc chuyển đổi số trong quản trị nhà nước của Nga thời gian qua, cả mặt thuận lợi và khó khăn, nhất là việc xây dựng “chính phủ điện tử”, hướng tới “chính phủ số”, là những bài học kinh nghiệm quý đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong nhiều thập niên, nền hành chính công của Nga được cho là một trong những yếu tố cản trở việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống và an ninh của người dân Nga, cũng như việc phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác.

Bước sang thế kỷ XXI, Chính phủ Nga đã nỗ lực nâng cao chất lượng nền hành chính công, bao gồm thực hiện cải cách hành chính và ngân sách, cải cách nền công vụ, chính quyền địa phương, việc phân định quyền lực giữa Nhà nước Cộng hòa Liên bang Nga và các chủ thể cấu thành liên bang, cũng như việc thúc đẩy xây dựng và thực hiện các biện pháp chống tham nhũng. Kết quả là, một số quy định pháp luật đã được ban hành nhằm hình thành các công cụ, cơ chế, thủ tục và đổi mới công nghệ trong quản lý hành chính công; đồng thời đặt ra các nhiệm vụ cho việc phát triển, áp dụng các quy định đó. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng hành chính công vẫn là một trong những nhiệm vụ chính mà Nhà nước Nga phải đối mặt. Trong phương hướng hoạt động chủ yếu của Chính phủ Nga năm 2018, việc nâng cao chất lượng hành chính công được coi là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của Chính phủ nói chung, đồng thời là một trong hai điều kiện để triển khai hiệu quả mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1-1-2021, Chính phủ Nga bắt đầu triển khai cải cách hệ thống các cơ quan do chính phủ quản lý. Đây là cuộc cải cách hành chính lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây ở Nga. Cuộc cải cách tiến hành kết hợp với việc Nga đẩy mạnh số hóa các dịch vụ công, đặc biệt là việc đưa vào sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, cũng như mở rộng mạng lưới các trung tâm cung cấp dịch vụ đa chức năng trên toàn liên bang.

Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Nga

Năm 2017, cuộc cách mạng số đã thành công với cột mốc quan trọng trên phạm vi toàn cầu: một nửa dân số thế giới đã được kết nối internet. Trong đó, theo đánh giá của nhóm chuyên gia Digital McKinsey, Nga là một trong những quốc gia có tiềm năng và triển vọng đáng kể khi số hóa nền kinh tế của Nga góp phần thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước từ 4,1 nghìn tỷ rúp lên 8,9 nghìn tỷ rúp vào năm 2025, đóng góp 19 - 34% GDP cả nước(1).

Năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành Nghị định số 204 “Về mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ chiến lược phát triển Liên bang Nga đến năm 2024” với các nhiệm vụ mà Chính phủ Nga cần tiến hành trong việc thực hiện Chương trình quốc gia về “Nền kinh tế số của Liên bang Nga”. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên là đưa công nghệ số vào lĩnh vực hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Việc sử dụng các nền tảng công nghệ kỹ thuật số đã tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi các chức năng hành chính công, giúp tăng cường tương tác hiệu quả giữa cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và xã hội.

Trước đó, quá trình chuyển đổi số của nền hành chính công ở Nga bắt đầu từ năm 2008, khi Chiến lược phát triển xã hội thông tin được Tổng thống Nga V. Putin phê duyệt. Để thực hiện chiến lược này, chương trình nhà nước “Xã hội thông tin (giai đoạn 2011 - 2020)” được triển khai nhằm thiết lập một hệ thống nhất quán và hiệu quả cho việc sử dụng công nghệ thông tin. Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Viễn thông và Truyền thông đại chúng của Nga đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế liên quan đến việc triển khai các chương trình tương tự. “Xã hội thông tin (giai đoạn 2011 - 2020)” là chương trình nhà nước đầu tiên được Chính phủ Nga phê duyệt trong quá trình chuyển đổi, bao gồm toàn bộ các ngành, lĩnh vực hoạt động nhằm tăng cường tính minh bạch và khả năng quản lý, bảo đảm sự ổn định và gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Mục tiêu chính của chương trình nhằm bảo đảm công dân và doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ việc áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông, tạo điều kiện cho sự tương tác nhanh chóng và hiệu quả giữa chính phủ, công dân và doanh nghiệp. Chương trình bao gồm bốn chương trình con: “Hạ tầng thông tin viễn thông của xã hội thông tin và dịch vụ dựa trên nền tảng số”, “Môi trường thông tin”, “An ninh trong xã hội thông tin” và “Nhà nước thông tin”. Đặc biệt, chương trình “Nhà nước thông tin” đặt ra mục tiêu chuyển đổi các chức năng quản lý nhà nước sang mô hình số hóa dựa trên năm nguyên tắc sau: 1- Phát triển chính phủ điện tử; 2- Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước thông qua việc triển khai công nghệ thông tin hiện đại; 3- Cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm xã hội dựa trên công nghệ thông tin; 4- Phát triển dịch vụ giáo dục, khoa học và văn hóa dựa trên công nghệ thông tin; 5- Hỗ trợ các dự án vùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017, Nga đã đạt được sự tiến bộ đáng kể trong việc triển khai chính phủ điện tử, bao gồm việc cung cấp dịch vụ công và dịch vụ đô thị dưới dạng điện tử. Trung tâm đa chức năng và cổng thông tin duy nhất về dịch vụ công (EPGU) được phát triển, tạo ra một hệ thống tương tác điện tử giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cùng với việc thành lập và vận hành hệ thống thông tin thống nhất về mua sắm của nhà nước và thành phố. Đến năm 2021, mức độ hài lòng của công dân về chất lượng dịch vụ công đạt 75,4%(2).

Cần lưu ý rằng, Chỉ số phát triển chính phủ điện tử toàn cầu (EGDI) của Liên hợp quốc là chỉ số quốc tế hàng đầu để đánh giá mức độ và chất lượng phát triển của chính phủ điện tử, được thực hiện 2 năm/lần đối với 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Chỉ số này bao gồm đánh giá các khía cạnh như các dịch vụ, dịch vụ điện tử do cơ quan chính quyền cung cấp, kết cấu hạ tầng thông tin, truyền thông và tiềm năng phát triển con người. Năm 2016, chỉ số EGDI của Nga được Liên hợp quốc đánh giá là “cao”, trong khi chỉ có 29 quốc gia dẫn đầu có EGDI được xem là “rất cao”. Trong bảng xếp hạng tổng thể về phát triển chính phủ điện tử, Nga đứng thứ 35. Tuy nhiên, so với xếp hạng trước đó (năm 2014), chỉ số này đã giảm 8 bậc, chỉ có Chỉ số dịch vụ và dịch vụ điện tử tăng trong hai năm từ 0,7087 lên 0,7319(3).

Việc hình thành chính phủ điện tử ở Nga trở nên khả thi nhờ sự phổ biến rộng rãi của công nghệ thông tin truyền thông (ICT) trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công. ICT nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp giữa viễn thông, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (smarthome) và hệ thống nghe - nhìn trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện đại. Nói cách khác, ICT bao gồm tất cả phương tiện kỹ thuật liên quan đến phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và các thiết bị trung gian khác, được sử dụng trong việc xử lý thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một trong những rào cản đáng kể đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình cung cấp dịch vụ công là sự chậm trễ trong thay đổi về thể chế của nhà nước so với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Cụ thể là, không có sự tương tác giữa các yếu tố hiện có của hạ tầng chính phủ điện tử, mà phần lớn là kết quả của việc chuyển đổi thủ tục quản lý dựa trên các quy định hành chính hiện hành. Điều này dẫn đến thực trạng một số công đoạn trong thủ tục hành chính vẫn phải áp dụng cách thức truyền thống sử dụng văn bản giấy để cung cấp dịch vụ công.

Hiện nay, Nga đang bước vào một giai đoạn mới trong quá trình chuyển đổi cơ chế hành chính công, với việc hình thành và phát triển “chính phủ số”. Sự khởi đầu của giai đoạn này liên quan chặt chẽ đến việc thông qua Chiến lược phát triển xã hội thông tin giai đoạn năm 2017 - 2030. Trong chiến lược này, đã xác định mục tiêu, nguyên tắc và phương hướng cơ bản của chính phủ về sử dụng và phát triển công nghệ thông tin, viễn thông, khoa học, giáo dục và văn hóa nhằm thúc đẩy đất nước tiến tới xã hội thông tin. Một trong những hướng đi cơ bản để thực hiện chiến lược này là nâng cao hiệu quả của hành chính công, sự tương tác giữa xã hội công dân và doanh nghiệp với các cơ quan công quyền, cũng như cải thiện chất lượng và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công. Điều này bao gồm việc phát triển mạnh mẽ hơn chính phủ điện tử và quá trình chuyển đổi hướng tới chính phủ số(4).

Sự phát triển từ chính phủ điện tử đến chính phủ số

Ở nhiều nước trên thế giới, sự phát triển từ chính phủ điện tử sang chính phủ số được coi là một phần quan trọng và tất yếu của quá trình chuyển đổi. Quá trình phát triển chính phủ điện tử đóng vai trò quan trọng như một nền tảng để chuyển đổi các dịch vụ công sang định dạng số ở mọi giai đoạn - từ đăng ký dịch vụ đến thực thi. Chẳng hạn như, Báo cáo về hiệu quả của chính phủ số (Digital Efficiency Report) do Chính phủ Anh thực hiện cho thấy, giao dịch kỹ thuật số có chi phí thấp hơn 20 lần so với giao dịch qua điện thoại, thấp hơn 30 lần so với giao dịch bằng thư từ và thấp hơn 50 lần so với giao dịch trực tiếp. Những khoản tiết kiệm này được coi là cơ hội để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí dịch vụ công ở Anh.

Việc phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu, tài liệu từ tổ chức, các ý kiến chuyên gia cả trong nước và quốc tế cho phép xác định các nguyên tắc chính và các thành phần cơ bản sau đây của khung kiến trúc chính phủ số:

 Một là, các nguyên tắc cung cấp dịch vụ của chính phủ số bao gồm: Tự động hóa mặc định; tập trung vào nền tảng độc lập và thiết bị di động; thiết kế dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm; số hóa từ đầu đến cuối; chính phủ được coi là một nền tảng.

Hai là, các thành phần cơ bản của chính phủ số bao gồm: Cổng thông tin duy nhất; dữ liệu duy nhất để chia sẻ trong khu vực công; các dịch vụ liên ngành để chia sẻ; chia sẻ kết cấu hạ tầng công cộng; cải thiện mạng cảm biến và phân tích; an ninh mạng và bảo mật thông tin.

Cần nhấn mạnh rằng, các nguyên tắc này đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển xã hội thông tin của Nga năm 2017, là cơ sở cho các chương trình cải cách cơ chế hành chính công. Do đó, sự phát triển của nhà nước “như một nền tảng kỹ thuật số” là một trong những yếu tố chính của khái niệm cải cách hành chính công được đề xuất bởi Trung tâm phát triển chiến lược. Theo các chuyên gia của Trung tâm phát triển chiến lược, Nga cần có những thay đổi trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đó là: 1- Tạo lập hệ thống nền tảng số thống nhất của nhà nước, khắc phục vấn đề phân mảnh giữa các hệ thống phòng, ban, dựa trên một tập dữ liệu duy nhất.; 2- Chuyển đổi tất cả dịch vụ công sang hình thức điện tử với hệ thống xác thực sinh trắc học từ xa, cũng như chuyển đổi hoạt động kiểm soát và cấp phép sang định dạng số; 3- Xác lập “bản sao y” cho công dân, tổ chức, đối tượng và triển khai dịch vụ công tự động dựa trên việc phát triển “bản sao y”.

Một trong những nguyên tắc chính trong việc phát triển chính phủ số là chính sách tích hợp dữ liệu, thông tin và dịch vụ trên một cổng thông tin số. Hầu hết chiến lược xây dựng chính phủ số đều đề xuất việc tạo lập một cổng thông tin duy nhất cho các dịch vụ công, giúp người dùng thực hiện giao dịch mà không cần phải chuyển đến các trang web khác. Đồng thời, việc triển khai mô hình tương tác hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong định dạng số dựa trên cổng thông tin chung được coi là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao sự cạnh tranh của quốc gia. Đơn cử như, cổng thông tin “ecitizen.gov.sg” của Chính phủ Singapore là một cổng thông tin tích hợp cung cấp khả năng tìm kiếm các dịch vụ giao dịch tương tác, bao gồm việc thanh toán một loạt dịch vụ và một số chức năng quan trọng về xác thực, như đăng ký cấp hộ chiếu và thẻ căn cước. Ở những quốc gia có cấu trúc liên bang, các cơ sở dữ liệu như vậy không chỉ được cung cấp cho chính quyền quốc gia, mà còn cho các cấp khu vực và thành phố(5). Tại Nga, trong vài năm gần đây, các nền tảng kỹ thuật số đã được phát triển ở cấp liên bang và khu vực. Ví dụ, từ năm 2009, cổng thông tin dịch vụ công quốc gia và địa phương (EPGU) đã đi vào hoạt động, là địa chỉ lưu trữ thông tin, biểu mẫu đăng ký và được sử dụng để thanh toán. Năm 2015, EPGU được tích hợp với Hệ thống xác thực và nhận dạng thống nhất (ESIA) của Nga.

Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng của khung kiến trúc chính phủ điện tử và phát triển chính phủ số là hệ thống thông tin thống nhất về mua sắm công - cổng thông tin liên bang được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các tiểu bang và thành phố, cung cấp thông tin công khai về các giai đoạn khác nhau của quá trình mua sắm công, như mua sắm của các cơ quan nhà nước và thành phố, các doanh nghiệp nhà nước, về việc thực hiện các hợp đồng công và các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Năm 2017, Hệ thống thông tin thống nhất về mua sắm công của Nga (cổng thông tin thống nhất chính thức zakupki.gov.ru) đã có hơn 3 triệu thông báo mua hàng với tổng giá trị trên 7 nghìn tỷ rúp. Hệ thống này tích hợp các hệ thống con và modul khác nhau, bao gồm danh sách khách hàng và nhà cung cấp, hệ thống thương mại điện tử toàn quốc dưới dạng modul mua sắm công.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), phát triển chính phủ số sẽ dựa trên nguyên tắc quản lý nhà nước trên dữ liệu số(6). Các nguồn dữ liệu cơ bản được coi là dữ liệu pháp lý có giá trị, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, cũng như các giao dịch và thông báo điện tử có giá trị pháp lý. Về vấn đề này, việc sở hữu tài liệu giấy sẽ không còn hiệu lực pháp lý và việc ủy ​​quyền giao dịch sẽ dựa trên hồ sơ điện tử. Một hệ thống như vậy sẽ cung cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia không chỉ cho các cơ quan và tổ chức nhà nước, mà còn cho tất cả tổ chức công cộng và tư nhân có quyền quan tâm.

Nhìn chung, quá trình hình thành chính phủ số đòi hỏi sự tích hợp và tương tác giữa các cơ quan nhà nước ở các cấp quản lý khác nhau. Bản chất của việc hình thành chính phủ số là tạo ra điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, bao gồm cả vấn đề lập kế hoạch chiến lược, dựa trên cơ sở các nền tảng thông tin số thống nhất. Điều này đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ số và các giải pháp nền tảng trong hệ thống quản lý nhà nước đi kèm với những rủi ro cao đối với an ninh quốc gia (đặc biệt là kinh tế), bao gồm cả việc thực hiện chương trình “Nền kinh tế số của Liên bang Nga”. Để giảm thiểu rủi ro, cần hạn chế việc mua sắm phần mềm từ nước ngoài cho các cơ quan và tổ chức nhà nước. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong nước, đồng thời áp dụng công nghệ mới để gia tăng sự độc lập về công nghệ. Như Chủ tịch Công ty InfoWatch, N. Kaspersky nhận xét: “Chúng ta đã phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ nước ngoài..., chúng ta cần phát triển công nghệ của chính mình, điều này có lợi vì chúng ta gần như đã có các nghiên cứu về hầu hết công nghệ được quảng cáo”(7).

Quy trình quản lý số hóa và khoa học

Sự phát triển của lĩnh vực khoa học cùng với sự phát triển của nền kinh tế số đang được xem là một trong 12 dự án quốc gia được triển khai theo Sắc lệnh của Tổng thống Nga V. Putin ban hành ngày 7-5-2018, nhằm bảo đảm sự phát triển đột phá về công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước. Sự liên kết giữa các dự án ưu tiên này, một mặt, tạo ra các công nghệ số toàn diện (chủ yếu dựa trên các sản phẩm phát triển trong nước); mặt khác, bảo đảm sự hấp dẫn đối với nhà khoa học và nhà nghiên cứu trẻ, có tiềm năng ở Nga và nước ngoài.

Dự án chương trình quốc gia “Phát triển khoa học và công nghệ của Liên bang Nga” bao gồm tiểu chương trình “Xây dựng hệ thống kỹ thuật số công khai cho tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới”. Dự kiến ​​đầu tư vào việc thực hiện mục tiêu con này sẽ kéo dài từ năm 2018 đến năm 2025, với khoảng 62 tỷ rúp được cấp theo các hướng: 1- Hỗ trợ chuyên gia dự báo và phân tích để phát triển khoa học - công nghệ, điều chỉnh và chi tiết hóa ưu tiên phát triển, đưa ra và thiết lập các chỉ thị công nghệ; 2- Xây dựng nền tảng số hóa để hỗ trợ các thành viên tham gia quá trình phát triển khoa học - công nghệ; 3- Hỗ trợ hoạt động triển lãm và trưng bày; 4- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật số cho việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ và giao dịch; 5- Hỗ trợ bảo vệ pháp lý và bảo vệ trên thị trường quốc tế; 6- Giám sát và cải tiến hệ thống quản lý phát triển khoa học - công nghệ; 7- Hỗ trợ hình thức tài trợ mới, bao gồm cả việc gọi vốn từ cộng đồng cho các dự án khoa học - công nghệ; 8- Tạo lập và phát triển hệ thống thông tin cho phép theo dõi sự phát triển trong nghiên cứu, tính chuyên nghiệp của các nhà khoa học và kỹ sư, đồng thời tạo điều kiện cho tiếp cận và hỗ trợ.

Ngoài ra, dự án chương trình quốc gia “Phát triển khoa học - công nghệ của Liên bang Nga” còn nhằm cải thiện chất lượng quản lý nhà nước bằng cách tăng cường vốn vô hình và thúc đẩy những thay đổi về chất lượng trong nền kinh tế thông qua việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra bởi những người tham gia vào hoạt động khoa học - công nghệ. Với vai trò thực hiện chức năng quản lý, chính phủ phải chịu trách nhiệm phát triển kết cấu hạ tầng và cơ chế hỗ trợ sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học, đồng thời tạo điều kiện để tăng cường hiệu suất kinh tế nhằm thúc đẩy động lực phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nền kinh tế quốc gia, từ đó giúp Nga có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế số. Tuy nhiên, hiện nay, vị trí này của Nga vẫn còn khá khiêm tốn.

Nói tóm lại, việc triển khai chương trình “Nền kinh tế số của Liên bang Nga” về nguyên tắc là khó thành công nếu không có sự nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học - công nghệ quốc gia. Việc hình thành năng lực nghiên cứu và nền tảng kỹ thuật là một trong những hướng cơ bản của chương trình này, mục tiêu là tạo ra một hệ thống hỗ trợ cho nghiên cứu ứng dụng, khám phá trong lĩnh vực kinh tế số bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng nghiên cứu cho nền tảng kỹ thuật số, bảo đảm sự độc lập của các công nghệ kỹ thuật số hàng đầu có khả năng cạnh tranh toàn cầu và bảo đảm an ninh quốc gia.

Theo lộ trình phát triển của nền kinh tế số, vào năm 2024, Nga cần có ít nhất 10 nền tảng số hoạt động cho nghiên cứu và phát triển, thể hiện sự tăng trưởng ổn định về số lượng người tham gia được kết nối, đồng thời giảm chi phí kết nối. Ngoài ra, cần thành lập những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu thông qua việc ứng dụng thành công những kết quả từ nghiên cứu và phát triển. Đó là những công nghệ đầy hứa hẹn giúp cải thiện các thị trường hiện tại, góp phần hình thành các thị trường mới. Những công nghệ như vậy có tầm quan trọng then chốt đối với sự phát triển đồng thời cũng mở ra cơ hội cho nhiều thị trường tiềm năng. Nhìn chung, nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển đổi số toàn cầu đang diễn ra, điều này đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống quản lý nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực kinh tế số, bảo đảm sự phối hợp giữa các bên liên quan - đại diện từ các cơ quan hành pháp liên bang, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học và tổ chức nghiên cứu.

Như vậy, trong quản trị nhà nước, chuyển đổi số là một hướng đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả và sự minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đối với Việt Nam, việc áp dụng chuyển đổi số trong quản trị nhà nước có thể tham khảo một số phương thức sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thông tin điện tử quốc gia thống nhất. Việc xây dựng một hệ thống thông tin điện tử cho phép các cơ quan nhà nước chia sẻ thông tin và tương tác với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hệ thống này có thể bao gồm việc phát triển các ứng dụng trang mạng và di động để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

Thứ hai, thúc đẩy việc sử dụng chữ ký điện tử và tài liệu điện tử. Chữ ký điện tử và tài liệu điện tử có thể giúp rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, từ đó giảm bớt tài liệu giấy và tiết kiệm chi phí. Việc áp dụng chữ ký điện tử và tài liệu điện tử cần được hỗ trợ bởi một hệ thống an toàn và đáng tin cậy để bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin.

Thứ ba, phát triển dịch vụ công trực tuyến. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ nhà nước một cách thuận tiện, như việc đăng ký kinh doanh, nộp thuế, đăng ký xe, đăng ký kết hôn,… Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho người dân, mà còn giảm bớt tiếp xúc trực tiếp và tiết kiệm chi phí vận hành cho cơ quan nhà nước.

Thứ tư, tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu. Chuyển đổi số trong quản trị nhà nước đòi hỏi sự chú trọng đến an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu. Các cơ quan nhà nước cần đầu tư vào hệ thống bảo mật mạng, đào tạo nhân viên về an ninh mạng và thiết lập chính sách bảo mật để bảo đảm sự an toàn của thông tin quan trọng liên quan đến quản trị nhà nước.

Thứ năm, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin. Để thúc đẩy chuyển đổi số, cần đầu tư vào việc xây dựng và phát triển một nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, bao gồm việc nâng cao khả năng kỹ thuật của cơ quan nhà nước, nâng cấp hạ tầng mạng, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo, blockchain và điện toán đám mây.

Thứ sáu, gia tăng hợp tác giữa các cơ quan nhà nước cũng như giữa các cơ quan nhà nước với khu vực tư nhân để tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia đã thành công trong việc thực hiện chuyển đổi số./.

 

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: NHỚ VỀ ĐỘI SBC HUYỀN THOẠI SÀI GÒN SAU 1975!

     Họ đã xả thân, ôm những em nhỏ và hứng chịu mảnh lựu đạn của bọn cướp để em bé được an toàn. Giải quyết xong bọn cướp trên đường, họ biến mất. Người dân TP vui mừng, tự tin, trầm trồ: “Những trinh sát SBC đấy!”…

Sau khi thống nhất đất nước, TP.HCM phải thừa hưởng một “di sản” nặng nề là những băng nhóm giang hồ, trộm cướp tồn tại từ lâu trên đất Sài Gòn.

Nguy hiểm hơn là nhiều tên khét tiếng bị tù ở Côn Đảo, các nhà lao của cảnh sát chế độ cũ cũng được “giải phóng” ra ngoài.

Một lực lượng hùng hậu nữa gia nhập thế giới tội phạm là một số sĩ quan, binh lính chế độ cũ trốn tránh, ẩn nấp chuyển thành tội phạm, gây nên những vụ án chấn động cả nước như sát hại gia đình nghệ sĩ Thanh Nga, bắt cóc tống tiền con trai nghệ sĩ Kim Cương…

Sau thời gian nằm im nghe ngóng, dò xét, từ năm 1977, bọn chúng lại tung hoành ngang dọc, gây ra nhiều vụ trộm cướp. Chúng lộng hành tới mức, vụ dùng súng bắn lại lực lượng công an, tấn công cả bộ đội!

Ở các quận nội thành, công an phải có mặt 24/24 khắp các tuyến đường, khu dân cư. Song bọn tội phạm vẫn lộng hành. Máu của người dân và các chiến sĩ công an phải đổ xuống trên nhiều nẻo đường. Nhân dân hoang mang, lo sợ…

40 phút xảy một vụ cướp!

Chỉ trong thời gian 3 năm, từ 1975 đến 1978, đã xảy ra 45.000 vụ phạm pháp hình sự! Trong đó, 1.400 vụ cướp lớn.

Gần 170 người vô tội bị bắn chết, 200 người bị thương. Tài sản bị cướp theo ghi nhận của công an, gồm 1.200 lượng vàng, 70 viên kim cương, 15 xe ô tô, 370 xe máy, 460 đồng hồ.

Tính bình quân trên địa bàn thành phố, cứ 40 phút lại xảy ra một vụ cướp! Một con số kỷ lục về tội phạm trong lịch sử nước ta, kể cả thế giới!

Khét tiếng trong thời điểm này là băng cướp do tên Võ Tùng Hội cầm đầu. Chúng có 33 tên được trang bị 14 khẩu súng, 3 ô tô, 20 xe máy. Chúng đã gây ra 100 vụ cướp, bắn chết 2 người, bắn bị thương 3 người.

Một băng khác do tên Lê Nghĩa cầm đầu còn tàn ác hơn. Chúng dùng súng bắn như vãi đạn giết sạch cả một gia đình nạn nhân.

Trong vòng một tháng chúng giết hại 13 người dân. Băng cướp này dùng tiền, vàng và tài sản cướp được tiêu xài và đầu tư mở…lò bánh mì, y như “mô hình” của maphia ở Ý và Mỹ. Dùng tiền của ăn cướp đầu tư và sản xuất kinh doanh để vừa rửa tiền, vừa có “hậu phương” vững chắc nuôi quân, phòng ngừa bất trắc…

Những chiến sĩ SBC thưở ấy còn nhớ: “Hàng nóng” của bọn cướp còn “xịn” hơn cả công an. Chúng dùng col 45, ru lô nòng ngắn nhỏ gọn nhưng uy lực sát thương cao. Đi gây án chúng vác theo cả bao đạn, lựu đạn. Khi cần chống trả, chúng bắn như vãi đạn, không xót của…”.

Trung tá Phạm Thế Thịnh, nay là lãnh đạo phòng cảnh sát giao thông TP, nguyên chiến sĩ công an trong lực lượng SBC thưở ấy bồi hồi nhớ lại: “Việc bắn nhau với bọn cướp xảy ra như cơm bữa. Anh em chúng tôi phải nằm rạp xuống đất để tránh lựu đạn của bọn chúng là chuyện thường ngày… Nói chung, công tác ở đội SBC lúc ấy phải chấp nhận luôn cận kề với cái chết”…

Ra đời lực lượng trinh sát săn bắt cướp - SBC!
“Cần phải có một lực lượng tinh nhuệ chống cướp giật”, đó là mục tiêu được thống nhất cao trong các cuộc họp của lãnh đạo Công an TP.HCM.

Tháng 3-1978, 5 đội SBC ra đời thuộc phòng cảnh sát hình sự Công an TP và Công an quận 1 gồm 72 chiến sĩ được tuyển chọn trong toàn bộ lực lượng Công an.

Trước đó, Công an quận 5 do trung tá Trịnh Thanh Thiệp (sau này là thiếu tướng) làm trưởng phòng đã thành lập đội “săn bắt cướp” hoạt động mạnh mẽ để đối phó với những diễn biến tội phạm nguy hiểm trên địa bàn quận.

Lực lượng này được “nhập” vào “binh chủng” SBC của thành phố. Và người đi tiên phong, thiếu tá Trịnh Thanh Thiệp, lúc này là trưởng phòng cảnh sát hình sự thành phố, phụ trách “binh chủng” SBC mới tinh này.

Đội trưởng SBC là đại úy Phan Thanh, tức Ba Tung, một trinh sát biệt động nội thành nổi tiếng.

“Luật” của “binh chủng” SBC ngay từ khi ra đời được lãnh đạo công an TP.HCM thông qua, quy định như sau: “Trinh sát SBC không quá 30 tuổi, được phép chạy hết tốc độ (thời kỳ ấy là xe S.67 xoáy nòng. Khi thi hành công vụ, trinh sát SBC được đi vào đường cấm; vượt đèn đỏ, đi ngược chiều. Gặp đối tượng bị truy nã không đầu hàng, sau hai phát súng cảnh cáo, trinh sát SBC được phép bắn đối tượng.

Nếu đối tượng có vũ khí hung hãn đối đầu, trinh sát SBC được phép bắn chết mà không cần cảnh cáo. Các trinh sát SBC phải thực hiện nhiệm vụ theo điều động của chỉ huy 24-24. Trinh sát SBC phải tuyệt đối giữ bí mật nội dung công tác, dù đó là vợ, con, cha mẹ hay người yêu. Trinh sát SBC có thẻ riêng để chứng minh thân phận khi cần thiết”.

Một cuộc thi tuyển “có một không hai” diễn ra tại xa lộ Đại Hàn với các môn chạy xe, bắn súng, võ thuật. Đặc biệt môn thi “thông thuộc tên đường phố Sài Gòn” giống như “đố vui để học” nhưng được đánh giá vô cùng quan trọng.

Trung tá Thiệp khẳng định: “Nhiệm vụ của đội SBC là chủ động trấn áp, truy bắn nóng và phòng ngừa đối tượng phạm tội. Muốn vậy, trinh sát SBC phải thuộc mọi đường ngang ngõ dọc trong thành phố như đường chỉ tay của mình để “đi tắt, đón đầu” bọn chúng”.

Sau cuộc thi “có một không hai” này, các thí sinh công an được chọn chính thức trở thành chiến sĩ của lực lượng SBC huyền thoại với những chiến tích cũng thuộc loại “có một không hai”. Những chiến công xuất sắc của lực lượng này đã cho ra đời nhiều tên tuổi lẫy lừng.

Nhân dân thành phố vẫn mãi mãi ghi nhớ về những chiến sĩ SBC ẩn mặt nhưng luôn kịp thời xuất hiện nơi có bọn cướp.

Họ thoắt ẩn, thoắt hiện trên phố. Người dân chỉ kịp nhìn thấy những tên cướp hung hãn bỗng dưng bị những chàng trai bình thường đánh hạ; những tên cầm súng xả liên hồi, ném lựu đạn để chạy trốn bị bắn ngã quỵ, tiền vàng rơi vãi khắp nơi…

Họ đã xả thân, che chắn đạn, ôm những em nhỏ và hứng chịu mảnh lựu đạn của bọn cướp để em bé được an toàn. Giải quyết xong bọn cướp trên đường, họ biến mất.

Người dân thành phố vui mừng, tự tin, trầm trồ: “Những trinh sát SBC đấy!”… Những câu chuyện xúc động lòng người còn vang vọng mãi cho tới hôm nay, sau gần 50 năm lực lượng SBC đã hoàn thành nhiệm vụ…
Ảnh: Hình ảnh thường thấy ở tp Hồ Chí Minh những năm sau giải phóng.
Yêu nước ST.

Quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào - Tình đoàn kết, gắn bó đặc biệt trong sứ mệnh và con đường phát triển chung

 Quan hệ Việt Nam - Lào là quan hệ hữu nghị vĩ đại được xây dựng, vun đắp và phát triển bởi các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước, là tài sản quý giá của hai dân tộc. Trong giai đoạn mới với bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và lợi ích đan xen, dựa trên những nét tương đồng về tư tưởng, mục tiêu và lợi ích, quan hệ Việt Nam - Lào vẫn luôn được đề cao, duy trì và phát triển bền vững trong cả hiện tại và tương lai.

Sự tương đồng về hệ tư tưởng

Phát huy và kế thừa truyền thống của Liên minh Việt Nam - Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, được kế tục trong thời kỳ cả hai nước thực hiện nhiệm vụ khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào từ sau năm 1986 tiếp tục được xây dựng, phát triển trên nền tảng cùng ý thức hệ, cùng có chung mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng, phát triển đất nước cả ở Lào và Việt Nam đều đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-xít - Lê-nin-nít, có chung cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương. Hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào vẫn luôn duy trì mối quan hệ gắn bó mật thiết, luôn hết lòng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước dù tình hình mỗi nước hay bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như các mối quan hệ quốc tế của mỗi bên có nhiều thay đổi.

Lịch sử đã chứng minh, hai nước Việt Nam và Lào có chung hoàn cảnh, gần gũi về địa lý và điều kiện tự nhiên, có chung mục tiêu phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự nhất trí về quan điểm, tư tưởng, đường lối chiến lược là cơ sở xây dựng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào và Việt Nam.

Mối quan hệ giữa hai nước được các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và Lào dày công vun đắp. Nhận thức rõ tầm quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp cách mạng của Lào, Người cho rằng “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”(1). Do đó, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã thống nhất thành lập Liên quân Lào - Việt vào ngày 30-10-1945, do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm Tổng chỉ huy, tổ chức xây dựng lực lượng, kháng chiến chống thực dân Pháp. Đầu năm 1946, khi cách mạng Việt Nam còn đang rất khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đoàn cố vấn sang giúp Lào, phân công ông Lê Thiệu Huy(2) làm bí thư riêng, phụ tá cho Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Tổng Tư lệnh Pa-thét Lào.

Năm 1952, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Vì mọi quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự, chính trị, v.v., mà ta với Miên, Lào cũng như môi với răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn hoàn toàn. Cho nên nhiệm vụ của ta lại phải ra sức giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực hơn. Đó là nhiệm vụ quốc tế của chúng ta”(3). Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giúp đỡ, xây dựng và phát triển lực lượng, phát huy tinh thần tự chủ của cách mạng Lào, coi đây là một nội dung quan trọng nhất của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt - Lào(4). Ngày 13-3-1963, trong buổi chiêu đãi vua Sa-vang Vat-tha-na và đoàn đại biểu Hoàng gia Lào nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như anh em… Ngày nay, chúng ta lại đang giúp đỡ nhau để xây dựng một cuộc sống mới. Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”(5).

Về phía Lào, cả Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản đều luôn dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam tình cảm trân quý và coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Theo Chủ tịch Xu-pha-nu-vông, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mình, nhân dân Lào “luôn luôn có nhân dân Việt Nam anh em ở bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ”(6). Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5-1971, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông khẳng định: “Quan hệ hữu nghị anh em giữa nhân dân Lào và Việt Nam thật là vĩ đại... Tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, thơm hơn bông hoa nào thơm nhất. Tình hữu nghị tốt đẹp đó được vun đắp bằng tinh thần trong sáng, không có kẻ thù nào có thể phá vỡ nổi”(7). Tại Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 15-12-1976), Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã phát biểu về quan hệ giữa hai nước: “Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh, chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như vậy, hơn 30 năm đã qua mà vẫn trong sáng như xưa - một sự đoàn kết liên minh bền vững...” và “Mối quan hệ Lào - Việt Nam đã trở thành mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thủy chung mẫu mực, hiếm có và ngày càng được củng cố và phát triển tươi đẹp”. Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản thay mặt cho lãnh đạo và nhân dân Lào cam kết: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và nhân dân các dân tộc Lào rất tự hào về mối quan hệ thủy chung, son sắt Lào - Việt, “nguyện ra sức củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt đó, bảo vệ tình đoàn kết Lào - Việt như bảo vệ con ngươi của mắt mình”(8). Các thế hệ lãnh đạo mới ở Lào cũng tiếp tục coi trọng mối quan hệ của Lào với Việt Nam và khẳng định quyết tâm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện của Lào với Việt Nam. Như vậy, có thể nhận định từ khi được đặt nền móng trong quan hệ ngoại giao, quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào đã cùng chung hệ tư tưởng trong xây dựng và phát triển đất nước, không ngừng được các thế hệ lãnh đạo hai nước đề cao, củng cố, xây dựng và vun đắp.

Sự chia sẻ mục tiêu quốc gia

Từ năm 1986, khi hai nước bước vào thời kỳ đổi mới, với mục tiêu chung là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế. Hai nước cùng xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân” dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất.

Sự tương đồng giữa hai Đảng, hai bộ máy nhà nước và lý tưởng chung xã hội chủ nghĩa, về quan điểm tư tưởng, đường lối, chiến lược phát triển đã giúp hai nước xây dựng được Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, là điều kiện quan trọng tạo nên mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới. Chiến lược phối hợp hiệp đồng, không vụ lợi như thế chỉ có thể sinh ra từ một đường lối chính trị có sự nhất trí cao độ về quan điểm và lợi ích chân chính. “Về mặt đường lối, mối quan hệ cùng chung một dòng máu chính trị, là tài sản quý báu nhất của hai Đảng, hai nhà nước và hai dân tộc, là một yếu tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cách mạng hai nước trong quá trình chiến đấu trường kỳ gian nan vất vả”(9). Như vậy, sự tương đồng về ý thức hệ cũng như mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước của mỗi bên đang là nhân tố cơ bản tác động đến mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.

Để có được điều đó là nhờ: 1- Cả hai nước Việt Nam và Lào đang xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có cùng ý thức hệ. Những kinh nghiệm và sự hỗ trợ của Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn là vô cùng cần thiết và quý giá đối với Lào, ngay trong công cuộc đổi mới đất nước, trong từng bước đi đều có sự trao đổi, bàn bạc nhằm tranh thủ sự giúp đỡ và kinh nghiệm của Việt Nam; Việt Nam đã cử nhiều cán bộ cấp cao sang giới thiệu kinh nghiệm lãnh đạo công cuộc đổi mới tại các hội nghị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào(10). Việc xây dựng lực lượng cán bộ cốt cán về Đảng, chính quyền, quốc phòng - an ninh... của Lào đều có sự hỗ trợ và giúp đỡ của Việt Nam, hầu hết các thế hệ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị của Lào đều được gửi qua đào tạo ở Việt Nam. Vì vậy, Lào và Việt Nam dễ tìm kiếm quan điểm chung trong các chính sách, chiến lược phát triển; 2- Kể từ khi hai nước tiến hành công cuộc đổi mới, lãnh đạo hai nước đều chủ trương xây dựng mối quan hợp tác trên nguyên tắc “bình đẳng cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất quan hệ đặc biệt với thông lệ quốc tế, ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau”. Điều này có nghĩa là, lãnh đạo hai nước đều quán triệt nguyên tắc giúp đỡ nhau trên tinh thần đồng chí, chí công vô tư, tương trợ tối đa; 3- Công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam và Lào đều được tiến hành trên cơ sở những chủ trương và bằng những phương thức về cơ bản tương đồng với nhau. Đó cũng là thuận lợi cơ bản để hai nước củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt trong bối cảnh mới. Nhờ sự tương đồng về thể chế chính trị - xã hội, có cùng định hướng và mục tiêu phát triển chiến lược, sự kiên định của mỗi bên trong việc gắn bó chặt chẽ với nhau về chính trị; sự tin cậy lẫn nhau, mà quan hệ giữa hai nước được triển khai đều khắp, sâu rộng trên cả ba kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân, từ Trung ương đến các địa phương; 4- Việt Nam và Lào đều coi nhau là đối tác đặc biệt, ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của mỗi nước; khẳng định “Lào coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt truyền thống và sự hợp tác có hiệu quả với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(11) và “Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào”(12). Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng, cơ bản nhất và mang tính chi phối nhất trong quan hệ Việt Nam - Lào, là cơ sở để kết hợp các nhân tố, thúc đẩy quan hệ hữu nghị gắn bó, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước trong hiện tại và tương lai.

Trên phương diện lợi ích quốc gia - dân tộc

Về mặt địa - chính trị, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Việt Nam và Lào đều đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nuớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu không chỉ tạo ra những khó khăn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và Lào, mà còn gây ra những tác động nhất định về mặt an ninh chính trị, tư tưởng của mỗi nước. Các thế lực thù địch lợi dụng tình hình, tăng cường chống phá, chia rẽ khối đoàn kết Việt Nam - Lào, không ngừng sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để tấn công vào sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Nhận thức rõ an ninh của mỗi nước không tồn tại độc lập, nên cả hai nước đều chú trọng, tăng cường hợp tác chặt chẽ về quốc phòng - an ninh, bởi sự hợp tác này được xây dựng trên cơ sở truyền thống chống ngoại xâm của hai dân tộc từ ngàn xưa và sự tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Lịch sử đã chứng minh, hai dân tộc Việt Nam và Lào gắn kết với nhau như là quy luật tự nhiên và sự gắn kết đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định về chính trị và sự phát triển của mỗi nước. Yếu tố quốc phòng - an ninh ngày càng trở nên quan trọng và có tác động qua lại lẫn nhau rất rõ rệt. Hợp tác hiệu quả về quốc phòng - an ninh giữa hai nước sẽ giúp an ninh và ổn định chính trị của hai nước được bảo đảm.

Về mặt địa - kinh tế, Lào là nước nằm sâu trong nội địa, không có biển, do đó rất cần các cửa ngõ thông thương ra thế giới. Trong thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, Lào chỉ có thể chính thức giao thương với các nước xã hội chủ nghĩa thông qua cảng Đà Nẵng của Việt Nam, đó cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam trở nên vô cùng quan trọng đối với Lào. Sang thời kỳ đổi mới, con đường thông thương của Lào được mở rộng hơn qua các cảng biển khác của Việt Nam, như: Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng... do khoảng cách từ Viêng Chăn đến các cảng của Việt Nam tương đối gần, tạo điều kiện cho hàng hóa của Lào thông thương ra thế giới được dễ dàng hơn. Có thể nói, với hệ thống “đường xương cá” và hệ thống cảng biển thuận lợi, Việt Nam là cầu nối quan trọng để Lào mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư, lưu thông hàng hóa... với các nước trong khu vực và thế giới.

Với chính sách mở cửa thị trường, con đường thông thương của Lào qua Thái Lan đã được mở ra. Tuy nhiên, với vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam ở Biển Đông, các cảng biển của Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của Lào. Trước hết, không chỉ bởi khoảng cách di chuyển ngắn hơn nhiều so với qua Thái Lan mà còn do những thuận lợi phía Việt Nam dành cho Lào. Miền Trung Việt Nam có thể nói là cửa ngõ ra biển của Lào và Bắc Thái Lan. Vì vậy, sự hiện diện của Thái Lan trong cửa ngõ thông thương ra biển đối với Lào cũng không làm giảm mạnh tầm quan trọng của các cảng biển Việt Nam. So sánh khoảng cách từ cảng Cửa Lò tới Viêng Chăn là 397km, trong khi từ cảng Băng Cốc tới Viêng Chăn là 642km; từ cảng Vũng Áng tới Viêng Chăn tương đương với khoảng cách từ cảng Băng Cốc tới Viêng Chăn; từ cảng Đà Nẵng tới Sa-vẳn-na-khệt khoảng 485km; từ cửa khẩu Đen-sa-vẳn - Lao Bảo tới Đà Nẵng 249km. Đồng thời, với việc hai Chính phủ Việt Nam - Lào đầu tư và khai thác cảng Vũng Áng (Việt Nam góp 80% vốn đầu tư, Lào góp 20%) đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các cảng biển Việt Nam so với Thái Lan. Đây cũng là lý do khiến nhu cầu khai thác vị trí địa chiến lược của Việt Nam đối với Lào ngày càng trở nên cần thiết. Với Việt Nam, trong bối cảnh đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Lào như là cầu nối đi sang các nước ASEAN khác, tiêu biểu như Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam qua Lào, Thái Lan sang Myanmar.   

Đối với Việt Nam, vị trí địa - chính trị của Lào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ biên giới, ngăn chặn những tác động xấu trực tiếp từ phía Tây vào Việt Nam. Thực tế, trong những thập niên cuối thế kỷ XX, một số hoạt động chống phá của các thế lực bên ngoài đã lợi dụng địa hình rừng núi làm căn cứ hoạt động và bàn đạp nhằm thâm nhập chống phá Việt Nam. Lào cũng là một nước nằm ở hạ lưu sông Mê Công và việc xây các đập nước của các nước trên dòng Mê Công đã và đang đặt Việt Nam vào tình thế phải gánh chịu những tác động nặng nề về môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tác động trực tiếp đến sinh kế của hàng chục triệu người dân sống tại đồng bằng sông Cửu Long, làm mất dần sản lượng cá, canh tác lúa và mất đất ra biển(13). Vì vậy, vị trí địa - chính trị của Lào trên dòng sông Mê Công đã và đang khiến nhu cầu mong muốn hợp tác chặt chẽ Việt Nam - Lào ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Như vậy, sự ổn định trong hòa bình và phát triển của Lào và việc củng cố mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên các lĩnh vực trở thành một trong những yếu tố cấu thành lợi ích quan trọng, chính đáng của Việt Nam. An ninh và ổn định của Lào có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, ổn định và phát triển của Việt Nam do vị trí địa - chính trị của Lào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ biên giới, ngăn chặn những tác động xấu trực tiếp từ phía tây vào Việt Nam. Sự ổn định an ninh của Lào là điều kiện quan trọng bảo đảm an ninh của Việt Nam và ngược lại. Do vậy, việc tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh luôn là vấn đề sống còn của cả hai quốc gia Việt Nam - Lào.

Có thể thấy, việc tăng cường phát triển quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia giúp Việt Nam và Lào bảo vệ được những lợi ích quốc gia của mình. Những sự tương đồng và lợi ích quốc gia của mỗi nước rõ ràng có tác động tích cực đến quan hệ Việt Nam - Lào, vừa xuất phát từ ý muốn chủ quan (hệ tư tưởng và đường lối của đảng cầm quyền), vừa từ thực tế khách quan do sự phát triển của mỗi nước đòi hỏi./.