Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Ai không làm, đứng sang một bên

 

“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm” là thông điệp thép nhiều lần được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước truyền đi với quyết tâm mạnh mẽ tuyên chiến với thái độ làm việc bàng quan, vô cảm, né tránh, đùn đẩy, vô trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Cán bộ phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự       

Nói về nguyên nhân dẫn đến sự né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, có luồng ý kiến cho rằng, thời gian gần đây, nhiều sai phạm trong thực thi công vụ bị xử lý đã tác động mạnh đến tư tưởng cán bộ, đảng viên dẫn đến tâm lý sợ sai, không dám làm. Cách hiểu sai lệch bản chất của vấn đề này cũng từ đây mà xuất hiện khi một số người cho rằng, có những sai phạm là do lỗ hổng của cơ chế, chính sách mà ra.

Không thể không thừa nhận rằng, cơ chế, chính sách của chúng ta có chỗ còn chưa hoàn thiện, chưa theo kịp diễn biến thực tiễn. Thế nhưng bản chất của các sai phạm thường không nằm ở cơ chế, chính sách mà hầu hết là do bản thân những người thực thi công vụ đã tìm mọi cách để trục lợi từ những kẽ hở trong cơ chế, chính sách. Không thể đổ lỗi cho cơ chế, chính sách, mà lỗi chủ quan của chính những cán bộ sai phạm do suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, thiếu liêm sỉ và coi rẻ danh dự của bản thân mình. 

Sự ngụy biện đổ lỗi cho cơ chế, chính sách, thiếu hành lang pháp lý chỉ là cái cớ để che đậy sự vô trách nhiệm, co cụm, cầu an, sợ sai đến mức tiêu cực, có việc mà không dám làm ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tình trạng báo động khẩn cấp trước vấn nạn làm việc cầm chừng, bàng quan, vô trách nhiệm, ngay cả khi đất nước ở trong hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng” đang rất cần cán bộ phải làm nhanh, làm thật. Đó là tình cảnh bệnh nhân mòn mỏi, hoang mang vì thiếu trầm trọng thuốc chữa bệnh; là những công trình hàng nghìn tỷ đồng nằm đắp chiếu; là nguồn vốn đầu tư công ứ đọng không thể giải ngân; là những thủ tục hành chính vô cùng rối rắm, ì ạch… đã khiến cho hàng loạt cơ hội của người dân, doanh nghiệp bị bỏ qua; là cảnh bao phụ huynh và học sinh rớt nước mắt vì thiếu trường học...  

Cán bộ làm việc trong cơ quan công quyền được trả lương cùng nhiều chế độ đãi ngộ, mà những thứ ấy là từ tiền thuế của nhân dân, doanh nghiệp đóng góp. Quyền lực của cán bộ cũng thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy thác mà có. Cán bộ là người đầy tớ, là công bộc của nhân dân. Bởi vậy trong bất luận hoàn cảnh nào, người cán bộ cũng phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành mọi công việc, trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó. Đây không chỉ là bổn phận, là trách nhiệm mà còn là thước đo lương tri, đạo đức của người cán bộ biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự khi được hưởng bổng lộc từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng trao quyền. Bởi vậy, người cán bộ đừng ngộ nhận về vị trí, quyền lực của mình, đặt bản thân lên trên quần chúng và cho mình cái quyền được ban phát quyền lợi cho dân. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhiều lần nhấn mạnh rằng cán bộ là cái gốc của mọi công việc; cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người lãnh đạo phải biết trọng danh dự, giữ liêm sỉ, không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Trọng danh dự, giữ liêm sỉ bao gồm nhiều nội hàm, trong đó điều bao trùm là phải có lòng tự trọng cao, luôn giữ gìn nhân cách, thanh danh và hoàn thành công việc một cách chất lượng. 

Như vậy, rõ ràng, người cán bộ biết trọng danh dự, giữ liêm sỉ sẽ không bao giờ trốn tránh, vô trách nhiệm, đùn đẩy công việc, chỉ biết “ăn trên ngồi trốc”, “ăn không ngồi rồi”, hưởng đãi ngộ từ dân nhưng vô cảm trước việc của dân. Người cán bộ trọng danh dự, giữ liêm sỉ cũng sẽ tự giác từ chức, xin thôi, đứng sang một bên để người khác làm nếu thấy bản thân không đủ trình độ, năng lực, uy tín để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Giải pháp đầu tiên, việc cần làm trước để triệt tiêu tình trạng đùn đẩy, né tránh, không dám làm là bản thân mỗi cán bộ phải tự nhận thức được trách nhiệm, tự học, tự tu dưỡng, không ngừng phấn đấu và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. 

Điểm mặt chỉ tên đội ngũ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”

Một bộ phận cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc do năng lực hạn chế, yếu kém, dân ta hay gọi hiện tượng này là “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Thực tế, việc điểm mặt chỉ tên bộ phận này lại không phải là điều phổ biến, bởi con số cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan chức năng đưa ra khá khiêm tốn, trong khi chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ nói chung ở hệ thống cơ quan công quyền còn không ít những hạn chế, yếu kém. 

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta có nhiều văn bản, chỉ đạo kiên quyết xử lý, thay thế, miễn nhiệm cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc. Để thực hiện hiệu quả chủ trương này thì lẽ dĩ nhiên phải đánh giá đúng, chỉ rõ ai né tránh, đùn đẩy, không dám làm. Thế nhưng, công tác đánh giá cán bộ ở nhiều nơi còn chưa thực chất, chưa sát với thực tiễn. Tình trạng cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” tồn tại ở không ít cơ quan, đơn vị trong bộ máy công quyền, thế nhưng báo cáo hằng năm vẫn là hơn 90%, thậm chí có những nơi 100% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tình trạng đánh giá cán bộ thiếu khách quan, nể nang, đánh đồng những người hoàn thành tốt với bộ phận làm việc cầm chừng, kém hiệu quả khiến không ít cán bộ tốt mất động lực phấn đấu, còn những người thực hiện nhiệm vụ kém chất lượng vẫn ung dung tại vị và nuôi tư tưởng “có làm hay không cũng như nhau, làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều”. Vậy nên yếu tố cốt lõi để đội ngũ cán bộ, công chức thay đổi thái độ, trách nhiệm nằm ở chỗ đánh giá thực chất hiệu quả công việc của mỗi người. Đánh giá đúng để sử dụng đúng, để kịp thời chấn chỉnh, đưa ra khỏi bộ máy những cá nhân đi chệch khỏi quỹ đạo của tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung.

Để đánh giá đúng chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, tránh đùn đẩy trách nhiệm thì việc cụ thể, cá thể hóa quyền hạn, trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc là điều tối cần thiết. Việc tăng cường công tác kiểm tra hoạt động công vụ, đặc biệt là kiểm tra đột xuất là điều không thể lơ là trong cuộc chiến loại bỏ cán bộ đùn đẩy, né tránh, vô trách nhiệm gây đình trệ công việc, tắc nghẽn mạch phát triển của nền kinh tế - xã hội, tổn hại đến lợi ích của nhân dân. 

Cùng với các giải pháp đồng bộ, nhất là khơi thông những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; điều cần làm song song để không còn thấy trong bộ máy công quyền những cán bộ né tránh, đùn đẩy, thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc là việc kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ đối với đội ngũ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.

TĂNG CƯỜNG SỨC “ĐỀ KHÁNG” CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRƯỚC ÂM MƯU XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 


Nhận rõ điều đó, những năm qua các cơ quan, đơn vị bằng nhiều biện pháp đồng bộ đã tăng cường giáo dục, nâng cao sức “đề kháng” cho cán bộ, đảng viên trước các âm mưu xấu độc trên không gian mạng và đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan, đơn vị. Cán bộ, đảng viên đã nhận thức rõ được những âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Tổ chức lực lượng, tiến hành đa dạng bằng nhiều nội dung, hình thức đấu tranh đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng của một số cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, còn mang tính thời vụ; ở một số cơ quan, đơn vị cơ sở việc tham gia các hoạt động nhằm phản bác các thông tin xấu độc chưa thường xuyên, còn phải để đôn đốc nhắc nhở, nhất là việc chấp hành thời gian quy định viết bài chưa đảm bảo, hoạt động đấu tranh ở một số đồng chí thiếu tính tự giác. Trong sử dụng mạng Internet, nhất là quá trình truy cập vào các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtube…vẫn có không ít đồng chí còn “vô cảm”, thờ ơ trước các thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, chưa thể hiện được quan điểm, thái độ đấu tranh của mình trước các luận điệu của các thế lực thù địch. Số lượng tham gia hoạt động đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng còn ít so với số lượng người khai thác sử dụng không gian mạng.

Từ thực trạng nêu trên, việc nâng cao chất lượng đấu tranh phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Hoạt động này được xem là tổng thể những biện pháp nhằm đưa chất lượng đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng của cán bộ, đảng viên lên một trình độ mới cao hơn, có chất lượng và hiệu quả tốt hơn, góp phần đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động đối với cách mạng nước ta. Để nâng cao chất lượng đấu tranh phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng của cán bộ, đảng viên, cần tiến hành tổng hợp nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số nội dung biện pháp chủ yếu sau:

Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng; giáo dục, phổ biến cho mọi cán bộ, đảng viên hiểu biết đầy đủ những thủ đoạn hoạt động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch.

Để chất lượng hoạt động đấu tranh ngày càng đi lên, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng, nâng cao trình độ đấu tranh phản bác lại các luận điểm sai trái, thù địch cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị. Thường xuyên quán triệt vị trí, ý nghĩa nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về công tác đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên toàn đơn vị trong cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” nói chung, trên không gian mạng nói riêng. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện và tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác cho mọi cán bộ, đảng viên về các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng; tạo sức đề kháng cho mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình khai thác, sử dụng mạng Internet.

Có thể nói rằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động có đạt được mục đích hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh chính trị, khả năng, hiểu biết và sức đề kháng của mỗi cán bộ, đảng viên, trước ma trận những thông tin thật giả, đúng sai lẫn lộn. Do đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải tạo được sức đề kháng cho mỗi cán bộ, đảng  viên; đồng thời phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, mọi lực lượng trong cơ quan, đơn vị. Để làm được điều này cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tinh thần cảnh giác, ý chí, quyết tâm cho cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục chính trị cần tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cơ sở để cán bộ, đảng viên quán triệt đường lối của Đảng, củng cố vững chắc niềm tin và nâng cao khả năng đấu tranh chống lại các quan điểm, tư tưởng thù địch.

Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, môi trường Internet trong sạch là chính. Để tạo nên sức đề kháng cho mọi cán bộ, đảng viên trước các âm mưu thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Ngoài việc tập trung phản bác, chống lại các quan điểm sai trái, phải vừa xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng viên, đồng thời vừa phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa, môi trường Internet trong cơ quan, đơn vị một cách trong sạch, lành mạnh.

Cùng với đó, phải huy động sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, của mọi cán bộ, đảng viên; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, ý thức tự giác, hành động tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan điểm sai trái. Tổ chức lực lượng trong cơ quan, đơn vị, thực hiện thường xuyên nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng Internet. Kiện toàn và phát huy vai trò của các lực lượng chuyên trách trong đấu tranh với những thông tin xấu độc của các thế lực thù địch.

Ba là, thường xuyên đổi mới phương thức, đa dạng hóa hình thức đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng.

Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” rất đa dạng, tinh vi và thường xuyên thay đổi, để hoạt động đấu tranh trên không gian mạng thực sự đem lại chất lượng, hiệu quả đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp phải thường xuyên có sự đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, biện pháp đấu tranh. Trong tình hình hiện nay, cần chủ động viết và đăng tải các bài viết đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái trên mạng Internet. Quá trình tham gia mạng Internet, truy cập các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, Youtube, Instagram… mỗi cán bộ, đảng viên cần thể hiện quan điểm, thái độ đúng đắn, có những bình luận, chia sẻ, phân tích, tuyên truyền những thông tin chính thống, phản bác những thông tin, hình ảnh, video sai lệch, phản động. Tiến hành truy cập, tìm kiếm các trang thông tin chính thống, các trang, blog cá nhân có nội dung bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chống “diễn biến hòa bình” v.v… từ đó tiến hành các nội dung bình luận thể hiện quan điểm đúng đắn của bản thân và chia sẽ rộng rãi trên không gian mạng, tạo thành diễn đàn cho nhiều người cùng cơ quan, đơn vị tham gia chống các quan điểm sai trái thù địch… Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tham gia vào mạng Internet, khi phát hiện các trang web, blog mang tính chất phản động, cần kêu gọi mọi người tẩy chay, cảnh giác, tuyệt đối không truy cập, không chia sẽ, không bình luận, không tải về máy tính, smartphone, đồng thời báo cáo chỉ huy đơn vị, các cơ quan chức năng có biện pháp tháo gỡ, vô hiệu hóa các trang mạng này.

Bốn là, đảm bảo tốt các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trong quá trình đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng.

Đây được xem là giải pháp nâng cao tính bảo mật và an toàn thông tin khi truy cập Internet. Cần trang bị đầy đủ các phần mềm, chương trình chống mã độc, quản lý việc truy cập sử dụng Internet trong nội bộ đơn vị, sử dụng phần mềm chuyên dụng, tự động cập nhật, phát hiện và ngăn chặn những trang mạng độc hại không để các chương trình, trang mạng độc hại xâm nhập vào các hệ thống máy tính trong cơ quan, đơn vị, quản lý nghiêm ngặt không để các máy tính quân sự kết nối mạng Internet.

Quản lý, theo dõi chặt chẽ cán bộ, đảng viên sử dụng các trang thiết bị lưu trữ thông tin như USB, ổ cứng di động, smartphone... trong quá trình khai thác, sử dụng mạng Internet. Nâng cao chất lượng quản lí, khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình khai thác sử dụng, bảo quản máy tính và hệ thống mạng Internet. Đồng thời, tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ, đảng viên về kỹ năng sử dụng mạng Internet trong đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng, trong đó tập trung bồi dưỡng khả năng sử dụng và bảo mật trên mạng Internet, cách phát hiện và xử lý khi phát hiện những trang web, blog độc hại, cách dùng các chương trình, phần mềm chuyên dụng trong quản lý sử dụng Internet, các phần mềm diệt virút, chống gián điệp trên hệ thống máy tính.

Nâng cao chất lượng đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng trong cán bộ, đảng viên nói chung và LLVT tỉnh Nghệ An nói riêng là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng cho mọi cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

 


Nền tảng tư tưởng của Đảng là gì?

Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; là hệ thống lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng Đảng, về nguyên tắc hoạt động của Đảng, về định hướng phát triển của Đảng, về mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng, các vấn đề chiến lược của đất nước (về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về đường lối phát triển kinh tế - xã hội; về quốc phòng-an ninh và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, …).

Tại sao phải bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng?

Nền tảng tư tưởng của Đảng luôn luôn là đối tượng và mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Chúng luôn tìm mọi cách nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc, chống đối nền tảng tư tưởng của Đảng ta, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động, chệch hướng.

Trong thời gian gần đây, các thế lực phản động chống đối trong và ngoài nước không ngừng gia tăng hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, thông tin sai sự thật; các tổ chức và cá nhân được các thế lực thù địch tài trợ về mặt tài chính, phương tiện kỹ thuật, được tư vấn về thủ đoạn thường lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng những sơ hở của ta để mua chuộc, lôi kéo, kích động, tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo,… điển hình vụ người Chăm Bàni thôn Phước Nhơn, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận tổ chức biểu tình chống người Chăm Islam đã ảnh hưởng đến vấn đề đoàn kết tôn giáo của dân tộc.

Các thế lực thù địch sử dụng mạng xã hội để tác động tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân gây tâm lý hoang mang, làm giảm sút lòng tin đối với Đảng, chế độ và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Trong tình hình hiện nay, Đảng và nhân dân ta đang tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bản thân các cán bộ, đảng viên càng cần phải nhận thức rõ hơn về nền tảng tư tưởng, nhận thức công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng là việc làm thường xuyên, có thái độ tích cực, kiên quyết hơn.

Các giải pháp để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tuyên truyền nền tảng tư tưởng của Đảng trong nhân dân

Một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng là tuyên truyền rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân để nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí của Đảng. Trong thời đại và phát triển công nghệ thông tin 4.0 như hiện nay thì việc tuyên truyền đến người dân sẽ dễ dàng hơn. Sử dụng có hiệu quả mạng xã hội và các phương tiện truyền thông trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta. Các sản phẩm truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện như trong các lớp học, các hội nghị, hội thảo hoặc qua sách, báo điện tử. Đảm bảo cho người dân có được kiến thức đầy đủ và chính xác về tư tưởng của Đảng sẽ giúp ngăn chặn những hoạt động xâm phạm đến nền tảng tư tưởng, ngăn chặn những âm mưu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Đảng và Nhà nước ta. Để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng thì Đảng và Nhà nước ta cần vận động những nhà hoạt động xã hội, các nhân sĩ trí thức uy tín trên thế giới, các chính khách nước ngoài tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông, vận động ủng hộ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ nòng cốt

Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt có trình độ hiểu biết, có năng lực chuyên môn phù hợp, có sự nhạy bén chính trị cao và bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt tình và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đội ngũ phải là những người có kiến thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, hiểu biết sâu sắc và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Có trình độ, hiểu biết đối với khoa học công nghệ áp dụng trong lĩnh vực truyền thông như công nghệ thông tin, công nghệ số để tuyên truyền cũng như ngăn chặn, vô hiệu hóa kịp thời các trang mạng có nội dung xấu độc, đồi trụy, xuyên tạc, bôi nhọ nói xấu Đảng và Nhà nước ta.

 Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và Nước tacần xây dựng lực lượng đội ngũ rộng khắp mọi nơi. Từ đồng bằng đến miền núi, trung du, hải đảo. Đặc biệt, phải xây dựng lực lượng có tính toàn dân rộng rãi bởi vì chỉ khi toàn dân tham gia và được lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, được tổ chức chặt chẽ thì sẽ trở thành sức mạnh vô địch sẽ không có một thế lực đen tối nào chen vào chống phá được nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta được. Cần có chính sách tạo động lực để đội ngũ cán bộ nòng cốt nhiệt tình, tận tâm công tác, xây dựng quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Đặc biệt, đối với cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu các cấp, các ngành, cần xây dựng quy định kiểm tra, giám sát thường xuyên của cấp trên để kịp thời phát hiện, phê bình, uốn nắn sai phạm, khuyết điểm. Tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình trong việc thực hiện hoàn thành xuất sắc trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng cũng như phê bình, kiểm điểm các cá nhân thực hiện không tốt.

 Trong tình hình hiện nay, Đảng ta, nhân dân ta đang tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thế và lực của chúng ta đã lớn mạnh hơn lúc nào hết, nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng đang diễn ra với những khó khăn, thử thách mới, bởi vì các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá quyết liệt. Tuy nhiên, với sự đồng thuận của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị, nhất định Đảng ta, nhân dân ta sẽ vượt qua mọi thách thức và thu được thắng lợi to lớn.

 Tóm lại, để bảo vệ tốt nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta thì mỗi cán bộ, đảng viên cần phải kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, của các tổ chức phản động trong nước và ngoài nước chống phá Đảng và Nhà nước ta.

 Mỗi cán bộ, đảng viên luôn thể hiện tinh thần “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, gương mẫu, xây dựng ý thức tự tôn dân tôc, tôn trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thường xuyên tu dưỡng, nêu cao ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, phẩm chất và bản lĩnh người cán bộ, đảng viên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực hiện trách nhiệm nêu gương, nói đi đôi với làm; xây dựng tác phong làm việc tận tụy, khoa học, sáng tạo, đổi mới; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kiên định xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

 

Cơ hội khơi thông phát triển nhà ở xã hội

 

TP Hồ Chí Minh với quy mô dân số lớn nên nhu cầu nhà ở xã hội cao nhất cả nước. Tuy nhiên, thị trường nhà ở mức giá cao khiến nhiều người có mức thu nhập thấp, trung bình, nhất là nhân viên văn phòng, công nhân viên chức rất khó tiếp cận.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU LẠC LÕNG, XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

 


Những ngày qua, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) tiến hành thảo luận, bàn bạc, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, có liên quan đến những vấn đề hệ trọng của đất nước, như: phát triển kinh tế - xã hội, cải cách tiền lương, chính sách đại đoàn kết dân tộc, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xem xét quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIV),…. Trong đó, việc xem xét quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIV) là công việc hoàn toàn bình thường, diễn ra theo kế hoạch, lịch trình trong các hội nghị, kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương đã được xây dựng trong cả nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, với bản chất, âm mưu, dã tâm xấu các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram,… để tung tin xuyên tạc, kích động, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nội bộ trong Đảng nhằm thu hút sự chú ý, gây hoang mang dư luận xã hội, tạo sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân. Chiêu trò, thủ đoạn chủ yếu của chúng là lợi dụng việc Đảng ta đang đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đã phát hiện, xử lý kỷ luật một số ủy viên Trung ương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực,… từ đó, suy diễn, quy chụp rằng: đây là sự tranh giành, đấu đá, hạ bệ nhau giữa các phe cánh trong Đảng. Và lần này cũng vậy, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) khai mạc sáng ngày 02/10 thì ngày 03/10, trang facebook Việt Tân đăng status: “Nội bộ của Đảng đang bắt đầu tranh giành quyền lực. Họ sẽ tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau”. Vẫn sử dụng lại “bình cũ” đó, nhưng thay “rượu mới”; chúng rêu rao rằng, “Đảng đã làm thay Nhà nước, làm thay Quốc hội”. Với mục đích không thay đổi là chống phá, xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng, câu view, câu like, thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội.

Trước hết, cần khẳng định rằng, những luận điệu của các thế lực phản động đăng tải trên mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt, vu khống; dù chúng có những chiêu trò, âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đến đâu thì cũng không thể xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, không thể bôi nhọ thân thế, sự nghiệp của các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước; hơn nữa “Trò cũ diễn mãi cũng nhàm” nên mọi chiêu trò xuyên tạc của Việt Tân chỉ tốn công, vô ích.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội như là một công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tiến hành các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta; trong đó chúng tập trung lan truyền, phát tán các thông tin xấu, độc hại, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nội dung những thông tin bịa đặt này thường nặc danh với mục đích chửi bới, nhục mạ, thậm chí là kích động người khác với những ý đồ xấu.

Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ LLVT và quần chúng nhân dân cần phải hết sức tỉnh táo và cảnh giác, không nên nhẹ dạ cả tin, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi ý đồ xuyên tạc, vu khống của các đối tượng xấu. Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Thông qua sinh hoạt đảng cần chủ động cung cấp đầy đủ những thông tin, giải tỏa dư luận xã hội trước những luồng thông tin trái chiều bịa đặt trên mạng xã hội. Tăng cường hoạt động của lực lượng đấu tranh chuyên sâu, phản bác lại các quan điểm sai trái, phản động; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có biện pháp tăng cường công tác quản lý việc đăng tải các thông tin trên các blog, facebook cá nhân; kịp thời ngăn chặn những hành vi tán phát các thông tin, hình ảnh có nội dung tiêu cực, phản cảm; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng mạng để tung tin thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đó, tiếp tục giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức cống hiến để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          Để xây dựng và phát huy nguồn lực con người thực sự chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là triển khai thật tốt nhiệm vụ “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ...; phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”, cần thực hiện một số giải pháp sau:

          Một là, đối với vấn đề giáo dục.

          Việc chuyển đổi nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại không phải dễ dàng, nhưng không thể không làm, mà phải làm thực sự quyết liệt ngay từ bây giờ; đổi mới từ cấp tiểu học trở lên để hình thành nhân cách con người Việt Nam có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Giáo dục phải giúp cho sự định hướng xã hội, sử dụng truyền thống như là tiền đề, sức mạnh có khả năng thích ứng với sự thay đổi của tiến bộ thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

          Bên cạnh đó, Chính phủ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho việc hình thành hệ thống giáo dục theo mô hình doanh nghiệp, liên kết đào tạo những lĩnh vực mà xã hội, doanh nghiệp cần, nhất là lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, đồng thời khích lệ hoạt động sáng tạo của người lao động để thích ứng với mọi điều kiện; rèn luyện tính tự lực, tự cường, tìm tòi sáng tạo cùng với việc chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ các nhà khoa học, nhà sáng chế, các chuyên gia nước ngoài để giảng dạy, truyền đạt và tương tác trong lao động, trong giáo dục ở nước ta.

          Hai là, cần có chủ trương khuyến khích các nhà khoa học, học giả trong và ngoài nước cùng tham gia đóng góp vào xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển quốc gia. Để làm tốt vấn đề này, cần có những chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài thống nhất từ Trung ương xuống các địa phương.

          Ba là,phải thực sự lựa chọn được những cán bộ có đức, có tài để phục vụ nhân dân, phát triển đất nước. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển chọn, bổ nhiệm phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, trong đó coi trọng công tác thẩm định, thực hiện quy trình từ dưới lên và lấy ý kiến tham khảo rộng rãi trong nhân dân nơi cư trú; tổ chức mở rộng các hình thức thi tuyển, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo, quản lý với quy trình chặt chẽ và theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu đề ra, từ đó lựa chọn được những cán bộ thực sự có năng lực, nhiệt huyết với công việc. Làm tốt công tác thi tuyển sẽ tránh được tình trạng “gửi gắm” hoặc “thân quen” khi tuyển dụng, bổ nhiệm. Mặt khác, trong quy trình bổ nhiệm, xét duyệt các hồ sơ dự tuyển chúng ta không nên quá coi trọng vấn đề bằng cấp, loại hình đào tạo, điều quan trọng là phải chú trọng đến yếu tố cần thiết như: năng lực thực sự, tố chất quản lý, đạo đức cách mạng, lòng nhiệt huyết, say mê với công việc, vị trí khi đảm đương v.v.. Bên cạnh đó, trong chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương phải được triển khai quyết liệt và rộng khắp trong cả nước./.

Quyết liệt chống “chạy quy hoạch”

 Khi thảo luận, quyết định các vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ mới, BCH Trung ương Đảng nhấn mạnh: Phải xác định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng; trong mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng thì chất lượng là quan trọng. Phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược, có cả đức và tài. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương mà của cả hệ thống chính trị và cần sự tham gia, ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quy hoạch cán bộ gần như vẫn chỉ là câu chuyện nội bộ của cấp ủy các cấp mà chưa được công khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Cần được hiểu việc công khai ở đây là nhằm thông tin về những vấn đề cơ bản của cán bộ, nhất là lý lịch chính trị, nhân thân chính trị và một số nội dung quan trọng để cán bộ quy hoạch được kiểm tra, giám sát, thẩm định; đồng thời được đồng chí, quần chúng ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ để không ngừng tiến bộ, trưởng thành. Đây là phần việc mà cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu để có những chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp về tính chất, mức độ, phương pháp, cách thức công khai công tác quy hoạch cán bộ ở mỗi cấp. PGS, TS Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương bày tỏ mong muốn: Danh sách dự kiến quy hoạch BCH Trung ương trước hết nên xin ý kiến của hơn 5,3 triệu đảng viên. Làm được điều này giúp cấp ủy, tổ chức đảng lựa chọn được những cán bộ có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực tham gia vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Tuy vậy, việc công khai quy hoạch cần phải gắn chặt với việc làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, đảng viên của Đảng.

Với sự quan tâm đặc biệt và trách nhiệm cao đối với công tác nhân sự của Đảng trong nhiệm kỳ mới, dư luận mong muốn, kiến nghị với BCH Trung ương Đảng và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần quyết tâm, quyết liệt đẩy mạnh triển khai các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi triệt để hiện tượng “chạy quy hoạch” của cán bộ. Bàn về vấn đề này, GS, TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: Bất kỳ cá nhân nào có ý định chạy chức, chạy quyền, muốn “chạy” vào cấp ủy thì trước hết đều phải “chạy” vào quy hoạch. Bởi đây là bước đầu tiên trước khi chạy chức.

Ở thời điểm hiện tại, 100% đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành công tác phát hiện, giới thiệu cán bộ quy hoạch vào BCH Trung ương khóa XIV. BCH Trung ương cũng đã có những thảo luận, xem xét bước đầu. Tuy vậy, phần việc này không phải làm một lần là xong, mà cần vận hành đồng bộ, nhịp nhàng nhiều phần việc tiếp theo; nhất là tăng cường công tác kiểm tra, sàng lọc cán bộ quy hoạch; tiếp tục theo dõi, làm tốt việc đánh giá cán bộ để có được những “đáp án” hoàn mỹ nhất; tuyệt đối không để những đối tượng cơ hội chính trị, kém đức, thiếu tài lọt vào danh sách quy hoạch đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ mới.

Giúp nhân dân vùng lũ Sơn La

 

Những ngày mưa lũ vừa qua, bộ đội, dân quân ở huyện Mường La và TP Sơn La (tỉnh Sơn La) đã tích cực xông pha hỗ trợ nhân dân khu vực lũ lụt ứng phó và khắc phục hậu quả. Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh.

Vẹn tình tri ân

 

Thời gian qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Cơ quan Tổng cục Chính trị (TCCT) thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2024), hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm truyền thống TCCT QĐND Việt Nam.

Làm sao để có cán bộ “anh hoa phát tiết”?

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định: Chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng là chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành (BCH) Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đặc biệt là người đứng đầu; nếu chọn đúng người thì đất nước phát triển, nhân dân được nhờ. Trong thời điểm Đảng ta đang tiến hành công tác chuẩn bị nhân sự khóa XIV thì việc quán triệt, thực hiện triệt để quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư vừa mang tính thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.

Phải “có con mắt tinh đời”

Trong công tác đánh giá, sử dụng cán bộ của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng cảnh tỉnh, nhắc nhở: Đừng “nhìn gà hóa cuốc”, đừng “thấy đỏ tưởng là chín”, đừng chỉ thấy “cái mã bên ngoài nó che đậy cái sơ sài bên trong”. Do vậy, người làm công tác nhân sự phải “có con mắt tinh đời”. Có nghĩa là phải biết cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, thực chất về đội ngũ cán bộ và từng cán bộ cụ thể.

Với tinh thần đó, để có căn cứ cho công tác đánh giá cán bộ, ngày 2-1-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 214-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Quy định xác định rõ tiêu chuẩn Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị... Đây là căn cứ quan trọng để công tác đánh giá cán bộ được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong toàn Đảng thông qua việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí vị trí công tác của cán bộ ở các cấp, các ngành.

Như vậy, những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đã khá rõ ràng, cụ thể. Thế nhưng vấn đề cốt tử là lựa chọn ai, con người nào cho từng vị trí quan trọng trong bộ máy cầm quyền của Đảng. Để làm được điều này, PGS, TS Nguyễn Viết Thông, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, cho rằng: Vấn đề cốt tử vẫn nằm ở các khâu, bước trong tổ chức, vận hành công tác đánh giá cán bộ trên thực tế. Đây là khâu khó nhất và quan trọng nhất của công tác cán bộ. Theo đó, việc đánh giá cán bộ phải được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển.

Đánh giá khách quan là đánh giá cán bộ một cách công bằng, công minh, không áp đặt chính kiến cá nhân, không yêu nên tốt, ghét nên xấu. Cần bám sát các tiêu chí, tiêu chuẩn được các cấp xác định để đánh giá cán bộ. Chú trọng các tiêu chí quan trọng về mặt chính trị, đạo đức, nhưng không được xem nhẹ bất cứ tiêu chí nào. Đánh giá bảo đảm tính lịch sử là phải xem xét, đo lường, thẩm định cán bộ trong suốt quá trình công tác; không chỉ đánh giá cán bộ ở thời điểm được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm mà phải nhìn nhận, đánh giá một cách hệ thống suốt quá trình công tác, cống hiến của cán bộ. Khi phát hiện những biểu hiện, những vấn đề nảy sinh của cán bộ thì tập trung rà soát, kiểm tra, giám sát, xác minh...

Đánh giá toàn diện là coi trọng cả đức và tài, tâm và tầm của cán bộ. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần lưu ý không để lọt vào BCH Trung ương và đội ngũ cán bộ các cấp những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng... Như vậy, tiêu chuẩn đầu tiên mà Tổng Bí thư nhắc tới là yếu tố phẩm chất chính trị. Do vậy, cần đánh giá kỹ về nhân thân chính trị, lý lịch chính trị; bám sát các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị để đánh giá cán bộ. Trong nhiều trường hợp, cần đánh giá cả những mối quan hệ giữa cán bộ được quy hoạch, bổ nhiệm với đồng chí, đồng nghiệp-cấp trên, cấp dưới và quần chúng; nhất là đánh giá đúng về mối quan hệ giữa cán bộ được quy hoạch với người tiến cử, đề cử. Đối với cán bộ được quy hoạch vào BCH Trung ương khóa mới, việc đánh giá không dừng lại ở cấp giới thiệu, mà phải có sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng Trung ương, cần sự thẩm tra, kiểm tra kỹ lưỡng trong việc thẩm định, sàng lọc đối với từng cán bộ.

Trong điều kiện mới, một phần việc quan trọng gắn liền với công tác đánh giá cán bộ là phải chú trọng rà soát kỹ việc kê khai tài sản của cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm. Thực tế cho thấy, chỉ tính trong năm 2023, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; trong đó có 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. Do vậy, cơ quan chức năng cần làm thật kỹ lưỡng, thực chất phần việc này. Cần chú trọng gắn chặt việc kê khai với công tác xác minh kê khai; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với những tài sản có dấu hiệu bất minh. Hơn thế, theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11-7-2023 của Bộ Chính trị, cán bộ không những kê khai tài sản của bản thân người đưa vào quy hoạch mà phải xác minh kê khai tài sản của những người thân của người đó để làm sao minh bạch hóa, công khai hóa mọi tiêu chuẩn, mọi quy định của Đảng về công tác cán bộ.

Đặc biệt, việc đánh giá cán bộ không chỉ được tiến hành thông qua quá trình sinh hoạt của cấp ủy, ban thường vụ; không chỉ tiến hành theo định kỳ (hằng quý, hằng năm) qua sơ kết, tổng kết mà phải được tổng hợp thường xuyên thông qua nhiều kênh, hình thức, phương pháp; phải chú trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân, của báo chí. Khi có những phản ánh thì phải kiểm tra ngay để bảo vệ cán bộ và sớm định hướng dư luận... Khi đánh giá cán bộ, điều cốt tử nhất là xem xét kỹ động cơ, mục đích trong từng việc làm của cán bộ.

Làm thế nào để giải tỏa căng thẳng, lấy lại cân bằng?

 

Trong công việc cũng như cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc muộn phiền và áp lực vì nhiều lý do khác nhau. Làm thế nào để giải tỏa căng thẳng trong những lúc này để sớm lấy lại sự cân bằng cùng niềm vui, động lực làm việc? Trang “Ý kiến chiến sĩ” chia sẻ một số ý kiến xung quanh vấn đề này.

Cần nhận diện được dấu hiệu sai phạm của cán bộ quy hoạch

Trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung, quân sư Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài trong nhìn người. Có nhiều cách nhìn người được ông sử dụng từ cách đây hàng nghìn năm nhưng vẫn còn giá trị, đó là: Dùng đúng sai để xét lập trường, chí hướng; dùng lợi để xét lòng liêm chính; dùng rượu để xét tính cách; dùng nguy khốn để xét dũng khí; dùng thời hạn để xét chữ tín...

 Với bản ngã con người, khi dễ bị cám dỗ và bộc lộ nhất là trước của cải, tiền bạc, lợi ích, chức tước và sắc đẹp. Bề ngoài có những dấu hiệu để nhận diện được các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, được thể hiện ngay trong công việc, trong ứng xử, sinh hoạt hằng ngày. Qua nhiều vụ việc, những cán bộ có sai phạm thì trước đó dư luận đều xì xào về họ. Không nghi ngờ về sự bổ nhiệm “thần tốc”, “con ông cháu cha”, “phe cánh”, “nâng đỡ không trong sáng” thì cũng là những xì xào về phẩm chất, lối sống, về tài sản bất minh... Ở nhiều địa phương, có những nơi đã hình thành khu nhà ở của một số quan chức hoặc vợ con họ với lối sống xa xỉ, xa cách với nhân dân lao động. Những điều này cho phép chúng ta có cơ sở để nhận biết các dấu hiệu không minh bạch của người cán bộ.

Tổ chức chịu trách nhiệm giới thiệu không thể vô can
Các quy định, quy trình về công tác cán bộ của Đảng ngày càng chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ. Đảng đã có nhiều văn bản quy định việc phân cấp, phân quyền, hay cụ thể hơn là trao quyền chủ động cho từng cấp. Cùng với đó cũng đòi hỏi các cấp phải gắn trách nhiệm, chịu trách nhiệm khi được phân cấp, phân quyền. Ngày 18-8-2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; theo đó: Cá nhân, tập thể đề xuất phải chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập... và ý kiến đề xuất của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Để bổ nhiệm được một cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì đều phải qua các bước chặt chẽ. Quy trình nhân sự phải trải qua 5 bước đối với nguồn nhân sự tại chỗ và 3 bước đối với nguồn nhân sự điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ nơi khác đến. Quá trình thực hiện thì cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. Tuy nhiên, qua những trường hợp cán bộ có sai phạm thời gian qua cho thấy, việc thực hiện quy trách nhiệm đối với tập thể có liên quan đến công tác cán bộ chưa được thực hiện tốt.

Đối với tập thể cấp ủy đảng, vì sao không phát hiện ra cán bộ có sai phạm hay yếu kém để rồi vẫn biểu quyết thông qua? Rõ ràng là tổ chức chưa làm hết trách nhiệm, thậm chí mất sức chiến đấu, hoặc có tiêu cực. Dư luận rất bức xúc với tình trạng lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ ở một số địa phương, một số đảng bộ. Theo quy định, một cán bộ được quy hoạch thì phải đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn. Tổ chức đảng nơi đó phản xác minh, tiến hành thảo luận, phân tích kỹ lưỡng từ lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển, kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự... Nếu làm kỹ, chặt chẽ từng khâu, từng bước này thì cán bộ không đủ phẩm chất chắc chắn sẽ bị loại bỏ. Đơn cử như khâu xác minh kê khai tài sản cán bộ. Theo Quy định số 114-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ thì bản thân người đưa vào quy hoạch phải kê khai tài sản và phải xác minh kê khai tài sản của cả những người thân của người đó nhằm tránh tình trạng che giấu tài sản. Tuy vậy, trên thực tế, việc này nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị làm chưa tốt. Bởi thế mới xảy ra tình trạng cán bộ quy hoạch thì kê khai không nhiều tài sản, nhưng vợ con, người thân của họ lại có nhiều tài sản một cách thiếu minh bạch. 6 tháng đầu năm 2024, qua kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 4 cán bộ có vi phạm.

Để bịt được lỗ hổng này, cần thực hiện xử lý nghiêm đối với tổ chức đảng giới thiệu, quy hoạch, đề bạt cán bộ có sai phạm, yếu kém trước quy hoạch. Việc này nếu không làm nghiêm thì không rõ được trách nhiệm của tổ chức, không ngăn chặn được tình trạng giới thiệu cán bộ một cách thiếu trách nhiệm, lợi ích nhóm. Đồng thời, coi trọng nhận diện, đẩy lùi các biểu hiện lựa chọn cán bộ quy hoạch, sử dụng cán bộ thuần nhất chỉ dựa vào tiêu chí bằng cấp mà chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ trên thực tế. Một số cán bộ có hồ sơ, lý lịch “rất đẹp” nhưng trình độ, kiến thức chưa đáp ứng được nhiệm vụ khi được xem xét bổ nhiệm, trọng dụng. Thực trạng đó dẫn đến tình trạng chạy bằng cấp, học hàm, học vị...

Cần xem xét trách nhiệm người tiến cử, giới thiệu

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” nêu rõ: “Người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình; bí thư cấp ủy giới thiệu để bầu ủy viên ban thường vụ theo một quy trình nhất định, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của mình”.

Trên thực tế, mỗi khi kiểm điểm cán bộ lãnh đạo, chủ trì của tổ chức có sai phạm trong công tác cán bộ, có một số người lại đổ lỗi cho tập thể. Họ ngụy biện rằng, mọi quyết định là của tập thể, do tập thể, thế nên không thể quy trách nhiệm vào cá nhân họ. Trên thực tế, nhiều tập thể bị biến thành bình phong cho những sai phạm của người lãnh đạo, chủ trì. Sự tha hóa quyền lực trong một bộ phận cán bộ, trong đó có người đứng đầu, thường diễn ra bằng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi. Sự lũng đoạn này thường diễn ra trong một thời gian dài, vì thế, khi người đứng đầu đưa ra những quyết định, nhất là quyết định về mặt nhân sự thì hầu hết cá nhân trong tập thể đó buộc phải nghe theo, tuân theo.

Trong thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” thì cá nhân phụ trách (hay người đứng đầu) phải chịu trách nhiệm rất cao. Đối chiếu các sai phạm đã xảy ra trên thực tế trong công tác cán bộ, vẫn không nhiều cá nhân bị xử lý trách nhiệm đúng mức khi đã tiến cử, giới thiệu để quy hoạch cán bộ không đúng. Những quy định về trách nhiệm của người tiến cử, giới thiệu, quy hoạch cán bộ dường như chủ yếu nằm trong văn bản mà chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Siết chặt quy trình bằng các quy định

Công tác cán bộ là “có vào có ra, có lên có xuống”, đưa vào quy hoạch nhưng cũng phải quyết liệt đưa ra khỏi quy hoạch chứ không thể theo lệ cứ vào quy hoạch là phát triển. Trên thực tế, nhiều người khi vào quy hoạch là “nín thở qua sông” trong khi không có sản phẩm, không đột phá gì trong công việc. Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “... Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi chưa bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, cá biệt có nơi bố trí người nhà, người thân chưa đủ uy tín”. Trước đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, đánh giá: “Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; còn dàn trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm "động" và "mở". 

Vấn đề đặt ra là lấy tiêu chí gì để đánh giá, xem xét đưa vào hay đưa ra khỏi quy hoạch trong công tác cán bộ?

Trước hết phải thống nhất quan điểm, quy hoạch cán bộ là bước chuẩn bị quan trọng nên phải được làm đúng nguyên tắc, bảo đảm công tâm, khách quan. Cán bộ được quy hoạch thì phải sàng lọc qua thực tiễn; lấy hiệu quả công việc là thước đo. Theo đó, ở mỗi vị trí lãnh đạo đều phải thể hiện bằng sản phẩm cụ thể khi xem xét bổ nhiệm vào vị trí chức vụ cao hơn. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng xác định rất rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo hướng “phát hiện, lựa chọn từ nguồn quy hoạch những cán bộ tiêu biểu, xuất sắc đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện theo chức danh, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có "sản phẩm" cụ thể, có triển vọng phát triển”. Mới đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Quy định số 114-QĐ/TW đã lượng hóa cụ thể các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ đối với từng nhóm hành vi, như: Nhóm “Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn”; nhóm hành vi “chạy chức, chạy quyền”; nhóm các hành vi sai phạm khác. Quy định này đã soi chiếu được các hành vi sai phạm của cán bộ ngay từ sớm, giúp cho quá trình quy hoạch cán bộ có chất lượng hơn. 

Bữa cơm cùng Bà mẹ Việt Nam anh hùng

 

Không chỉ vào Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7 hằng năm, mà cả những dịp lễ, Tết Nguyên đán ở nhiều nơi trên đất nước ta trong mấy năm gần đây đã tổ chức bữa cơm cùng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày càng có nhiều cán bộ, chiến sĩ Quân đội, các bạn đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp khác trong xã hội đến thăm, tặng quà, giúp dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm, ăn cùng các mẹ bữa cơm ấm áp, thân tình. Đó là một trong những hoạt động bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng.