Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

Khẳng định vai trò của đơn vị tác chiến điện tử chuyên trách

 

Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử (TCĐT) có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định đến việc giành thắng lợi trên chiến trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 84, Cục TCĐT (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Lữ đoàn 84, tiền thân là Tiểu đoàn TCĐT 884, trực thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không (nay là Quân chủng Phòng không-Không quân), được thành lập ngày 19-9-1984. Việc thành lập một đơn vị TCĐT chuyên trách ngay từ những năm đầu thập niên 1980 đã khẳng định tầm nhìn chiến lược của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về vai trò, tầm quan trọng của chiến tranh thông tin và TCĐT trong chiến tranh hiện đại; đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. 

Với chức năng của một đơn vị TCĐT chuyên trách, ngay từ những năm đầu thập niên 1980, mặc dù lực lượng, phương tiện còn nhiều mặt khó khăn, thiếu thốn nhưng đơn vị được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ SSCĐ. Trong 40 năm qua, Lữ đoàn đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh; trình độ, khả năng SSCĐ không ngừng nâng lên, bước đầu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Khẳng định vai trò của đơn vị tác chiến điện tử chuyên trách

Lãnh đạo, chỉ huy Lữ đoàn 84 kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu trên xe khí tài tác chiến điện tử. Ảnh: ĐÌNH HÀO 

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ được giao, Lữ đoàn thường xuyên duy trì nghiêm nền nếp, chế độ SSCĐ; tổ chức trinh sát nắm chắc tình hình điện tử trên các địa bàn trọng điểm. Đơn vị đã cơ động hàng chục nghìn ki-lô-mét đến nhiều địa bàn trong cả nước bảo đảm an toàn, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Lữ đoàn thực hiện thu và phân tích nắm tình hình điện tử cả trên không, trên biển và mặt đất, quản lý tốt các mục tiêu, đối tượng TCĐT, nhất là dải siêu cao tần; tổ chức trinh sát, phân tích tham số các mục tiêu và xây dựng cơ sở dữ liệu... Đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước, Quân đội; các mục tiêu trọng yếu; các đối tượng cảnh vệ và các hội nghị quốc tế diễn ra ở Việt Nam. Tham gia xử trí những tình huống phức tạp ở các địa bàn trọng điểm; tham gia hoàn thành tốt nhiều cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng, diễn tập đối kháng.

Trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, Lữ đoàn thường xuyên bám sát phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng đồng bộ, chuyên sâu. Cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung huấn luyện chuyên ngành TCĐT và nâng cao khả năng cơ động của các phân đội, luyện tập các phương án SSCĐ theo tình huống; tăng cường huấn luyện thực hành sát với thực tế chiến đấu; tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện, cơ động làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo với Vùng 3 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 1, hoàn thành tốt nhiệm vụ, an toàn tuyệt đối; hằng năm, kiểm tra huấn luyện 100% khoa mục đạt yêu cầu, có hơn 85% khá giỏi. 

TCĐT là lực lượng chiến đấu bằng binh khí kỹ thuật hiện đại, do đó, trong quá trình xây dựng lực lượng, Lữ đoàn luôn coi trọng đầu tư vào yếu tố con người. Trong đó tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực tư duy sáng tạo, trình độ tổ chức chỉ huy, chuyên môn, nghiệp vụ tinh thông, khai thác làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật TCĐT là khâu then chốt. Trình độ quản lý, chỉ huy bộ đội và khả năng khai thác khí tài của cán bộ, đài trưởng, trắc thủ từng bước được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Phát huy truyền thống 40 năm qua, để hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ của một đơn vị chuyên trách TCĐT, nhất là trong giai đoạn hiện nay có nhiều yếu tố tác động đến nhiệm vụ của đơn vị, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 84 xác định rõ tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ. Trong đó tập trung nghiên cứu nắm chắc đối tượng TCĐT, nhất là hoạt động TCĐT thông qua các cuộc xung đột quân sự gần đây. Nâng cao năng lực đánh giá, dự báo xu hướng phát triển TCĐT trong thời gian tới, có phương án sử dụng lực lượng phù hợp, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch TCĐT trong các tình huống; luyện tập thành thục những phương án chiến đấu, nâng cao chất lượng và khả năng SSCĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Duy trì nghiêm chế độ trực ban chiến đấu; tổ chức trinh sát nắm chắc tình hình điện tử các khu vực, địa bàn trọng điểm; đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn hoạt động TCĐT của địch; phối hợp bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng yếu, các sự kiện chính trị, các đối tượng cảnh vệ; sẵn sàng tham gia xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ. 

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện sát thực tế chiến đấu, đối tượng tác chiến và điều kiện chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao. Tập trung huấn luyện cho các đối tượng thuần thục chiến thuật các cấp, biết vận dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật vào từng hình thức chiến thuật, loại hình chiến dịch, nhất là chiến thuật đặc thù, các biện pháp ngụy trang, nghi binh đánh lừa điện tử kết hợp với cơ động phòng tránh, đánh trả. Tăng cường tổ chức diễn tập, hợp luyện các nội dung hiệp đồng tác chiến; diễn tập đối kháng, phòng, chống thiết bị bay không người lái, diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp; huấn luyện dã ngoại, huấn luyện đêm, huấn luyện trong điều kiện phức tạp, địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, chế áp điện tử mạnh...

Rèn bản lĩnh, nâng trình độ, xứng truyền thống đơn vị anh hùng

 

Chỉ sau hơn nửa tháng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 19-9-1945, Chi đội Giải phóng quân đầu tiên tại Quảng Trị - Chi đội Thiện Thuật (tiền thân của Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, Quân đoàn 12 ngày nay) được thành lập để bảo vệ chính quyền non trẻ.

Từ đó đến nay, Trung đoàn 95-Đoàn Thiện Thuật không ngừng phấn đấu, hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Đến Trung đoàn 95 vào những ngày mưa lớn kéo dài, nhưng tinh thần học tập, rèn luyện của cán bộ, chiến sĩ vẫn khẩn trương, bảo đảm chất lượng cao nhất. Gặp Trung tá Đặng Văn Mạnh, Phó chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 95 tại hội trường, anh cho biết: "Hôm nay, bộ đội học tập chính trị tại hội trường và ôn luyện, truy trao các nội dung đã huấn luyện. Rút kinh nghiệm từ đợt huấn luyện đội ngũ tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024), hiện nay, Trung đoàn đang huấn luyện đội hình diễu duyệt tham gia Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024), phấn đấu đạt kết quả cao nhất. Tham gia đội hình diễu duyệt lần này là chiến sĩ năm thứ nhất, nên ngoài việc huấn luyện quân sự, Trung đoàn còn tập trung giáo dục truyền thống, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tạo động lực để bộ đội phấn đấu tốt nhất".

Rèn bản lĩnh, nâng trình độ, xứng truyền thống đơn vị anh hùng
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95 điểm nghiệm trang bị trước khi cơ động.

Đúng dịp kỷ niệm Ngày truyền thống của Trung đoàn, đơn vị đón Trung tá Nguyễn Văn Phi, nguyên Phó trung đoàn trưởng về chính trị Trung đoàn 95, cán bộ tham gia chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, đến nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ. Tại chiến trường Quảng Trị, Trung đoàn 95 đã đánh gần 500 trận, lập nhiều chiến công xuất sắc, gắn với những địa danh: Đồi Không Tên, Tà Cơn, Khe Sanh, Thành cổ Quảng trị, Tích Tường... Mùa xuân năm 1975, Trung đoàn 95 tham gia chiến đấu giải phóng các thành phố, thị xã: Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Nẵng, mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc để các đơn vị Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

"Những chiến lệ trong chiến đấu, truyền thống “Đoàn kết, kiên cường, thần tốc, táo bạo, quyết thắng” luôn được Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy trong điều kiện thực tế hiện nay. Cụ thể là quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 1659-NQ/QUTW ngày 20-12-2022 của Quân ủy Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo. Trung đoàn thực hiện nghiêm túc phương châm huấn luyện "cơ bản, thiết thực, vững chắc", chú trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, kết hợp tốt giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật. Huấn luyện cán bộ, chiến sĩ sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị trong biên chế và vũ khí, trang bị mới; tăng cường diễn tập từ cấp tiểu đội đến cấp trung đoàn, tham gia các cuộc diễn tập chiến thuật, chiến dịch do Bộ Quốc phòng và Quân đoàn chỉ đạo; nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức cơ động của Trung đoàn, khi có lệnh là cơ động chiến đấu được ngay", Trung tá Tống Xuân Hưng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 95 cho biết.

Chứng minh cho sự nỗ lực phấn đấu, tạo nên truyền thống với bề dày thành tích của Trung đoàn, đó là: Trung đoàn 95, Tiểu đoàn 5 và đồng chí Đinh Huy Phan (tức Hùng Việt) được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 100 tập thể, 487 cá nhân được tặng thưởng huân chương, huy chương các loại; 850 cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Trung đoàn 95 được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Quân công hạng Nhì (1950, 1979); 2 Huân chương Chiến công (hạng Nhất, 1988; hạng Nhì, 1975); Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (2010). Trong các hội thi, hội thao cấp Bộ Quốc phòng và Quân đoàn, Sư đoàn, Trung đoàn 95 đều giành giải cao, đứng trong tốp đầu khối các trung đoàn đủ quân toàn quân. Chỉ tính trong năm 2024, Trung đoàn 95 là một trong những đơn vị dẫn đầu Sư đoàn 325 và Quân đoàn 12 trong hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện, huấn luyện chiến sĩ mới và thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ...

"Những kết quả đạt được trên đây là do Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn quán triệt sâu sắc nghị quyết lãnh đạo, sự chỉ đạo của cấp trên, cụ thể hóa vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ đơn vị. Trung đoàn coi trọng huấn luyện, bồi dưỡng và sắp xếp cán bộ hợp lý, phát huy năng lực, sở trường, bảo đảm huấn luyện cán bộ theo phân cấp, cấp trên huấn luyện cấp dưới; tăng cường kiểm tra, đối thoại, phát huy dân chủ và xây dựng điểm, nhân rộng điển hình tiên tiến. Cơ quan, đơn vị chú trọng đẩy mạnh Phong trào Thi đua Quyết thắng gắn với các cuộc vận động, phát huy mô hình hay, cách làm hiệu quả, sơ kết, tổng kết, động viên, khen thưởng kịp thời, qua đó góp phần tạo động lực để cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao"... Trung tá Hồ Quyết Tiến, Chính ủy Trung đoàn 95 nêu kinh nghiệm. 

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang

 

Sáng 18-9, thừa ủy quyền của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang
Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt.

Tại buổi gặp mặt, trực tiếp trao quà của Bộ Quốc phòng tặng 50 đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang, Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa thông tin đến các đại biểu một số nội dung về hoạt động của toàn quân.

Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa nhấn mạnh, trong bất cứ thời kỳ, giai đoạn cách mạng nào; đặc biệt là những năm gần đây, Quân đội luôn quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, nắm vững và dự báo đúng, chính xác tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng và chủ động phối hợp với các lực lượng xử lý hiệu quả các tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang

Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa trao quà của Bộ Quốc phòng tặng các đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang. 

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành và kịp thời bổ sung nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với các gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng; chính sách hậu phương gia đình quân đội.

Những việc làm trên của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, đồng thời giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” tốt đẹp của dân tộc ta.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang
Đồng chí Nguyễn Hoàng Minh Thư, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang phát biểu tại buổi gặp mặt.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Hoàng Minh Thư, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang thông tin, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh An Giang đã đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống yêu nước, cùng với quân, dân cả nước đồng lòng, chung sức, đóng góp to lớn sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang
Các đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang tại buổi gặp mặt của Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, tỉnh An Giang có hơn 40.000 đối tượng chính sách và người có công với cách mạng. Năm 2023, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên toàn tỉnh, vận động hơn 6 tỷ đồng, đạt 150% chỉ tiêu; phối hợp với UBND cấp huyện và các đơn vị hỗ trợ cất mới 47 nhà tình nghĩa cho người có công (kinh phí gần 2,83 tỷ đồng). Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 2750/QĐ-UBND về kế hoạch hỗ trợ xóa nghèo, giảm nghèo đối với hộ có công với cách mạng thuộc diện nghèo, cận nghèo giai đoạn 2022-2025.

Bộ đội Biên phòng và công an hai nước Việt Nam-Campuchia tăng cường phối hợp chống ma túy

 

Ngày 18-9, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và Cục Chống ma túy, Tổng cục Công an Quốc gia, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia tổ chức Hội nghị giao ban ba bên lần thứ IV.

Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Đại tướng Khing Sarat, Cục trưởng Cục Chống ma túy, Tổng cục Công an Quốc gia, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia và Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) đồng chủ trì hội nghị.

Bộ đội Biên phòng và công an hai nước Việt Nam-Campuchia tăng cường phối hợp chống ma túy
Các đại biểu đồng chủ trì hội nghị.
Bộ đội Biên phòng và công an hai nước Việt Nam-Campuchia tăng cường phối hợp chống ma túy
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh phát biểu tại hội nghị.
Bộ đội Biên phòng và công an hai nước Việt Nam-Campuchia tăng cường phối hợp chống ma túy
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Công an Việt Nam và Công an Campuchia đã phối hợp hiệu quả trong các hoạt động điều tra, xác minh các thông tin về đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động của tội phạm ma túy. Đặc biệt, tại các địa bàn trọng điểm tiếp giáp, lực lượng ba bên đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau trong các nội dung: Thu thập tài liệu, xác minh các đường dây, tổ chức hoạt động nghi vấn mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới; truy bắt đối tượng, tội phạm ma túy trong các vụ án.

Nhiều nội dung thông tin, trao đổi về hoạt động tội phạm được các bên phối hợp kiểm tra, xác minh, thống nhất đánh giá, làm cơ sở xác lập, tổ chức đấu tranh hiệu quả. Từ năm 2023 đến nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng và công an hai nước đã phối hợp đấu tranh thành công 14 chuyên án, bắt 109 vụ với 201 đối tượng; thu giữ hơn 315 bánh heroin, hơn 300kg ma túy tổng hợp, 8 khẩu súng tự chế cùng nhiều tang vật, tài liệu có liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy.

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh đề nghị cơ quan chức năng ba bên tăng cường phối hợp triển khai công tác nghiệp vụ cơ bản tại các tuyến, địa bàn trọng điểm trong thời gian tới. Lực lượng phòng, chống ma túy Bộ đội Biên phòng phối hợp với lực lượng Công an Việt Nam và Công an Campuchia xác lập, đấu tranh chuyên án chung, tập trung vào các đường dây ma túy xuyên quốc gia, các tụ điểm tập kết, trung chuyển ma túy ở hai bên biên giới. Cơ quan chức năng ba bên thường xuyên giao ban, phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động nghiệp vụ, qua đó bổ sung kinh nghiệm về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy; nâng cao năng lực trong điều tra, truy quét tội phạm xuyên quốc gia. 

 ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CỨU TRỢ

Bão số 3 đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.

Tại nhiều địa phương, người dân tập trung tự chế biến hàng nghìn bánh chưng, giò chả, thịt kho, cá khô, bánh mì và nhiều loại thực phẩm khác rồi hút chân không để bảo quản trong quá trình vận chuyển, phân phát đến cho bà con vùng lũ, lụt.

Tuy nhiên, việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và phân phối hàng hóa, thực phẩm cho người dân vùng lũ lụt không hề đơn giản. Do phải mất thời gian di chuyển, cung đường khó khăn cộng với thời tiết mưa gió kéo dài rất dễ dẫn đến thực phẩm bị ôi thiu, ẩm mốc, gây mất an toàn sức khỏe cho người được cứu trợ.

Theo BS Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thực phẩm được đóng gói hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường thiếu không khí), sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, nên ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày của các cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định. Ủng hộ vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người già trong vùng bão, lũ.

Trong trường hợp tự chế biến thực phẩm, bao gói hút chân không để hỗ trợ cho người dân vùng bão, lũ cần lưu ý lựa chọn các thực phẩm phù hợp với đóng gói hút chân không như thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo, các loại bánh có lá bọc được chế biến đun kỹ (nhiều giờ) như bánh chưng, sau khi vớt bánh cần để nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không…

Ngoài ra, đối với người dân tại vùng lũ, trước khi sử dụng thực phẩm cứu trợ cần kiểm tra bao gói thực phẩm được cấp phát, cứu trợ trước khi ăn; tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Đối với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như bánh chưng, bánh dày, bánh tét... được sản xuất thủ công, tự đóng gói, đóng kín bằng màng bọc hút chân không thì trước khi sử dụng cần quan sát kỹ, nếu phía trong màng bọc có các bóng khí, màng bọc căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng. Các loại thực phẩm này có hạn sử dụng ngắn, chỉ trong vòng vài ngày, nên cần được biết ngày sản xuất, đóng gói./. 

Báo Đại Đoàn kết

Chương trình nghệ thuật "Việt Nam kiên cường" quyên góp ủng hộ đồng bào bão lũ

 Tối 17/9, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội), đã diễn ra chương trình nghệ thuật chung tay vì đồng bào vùng bão lũ với chủ đề “Việt Nam kiên cường” do Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Công ty Cổ phần Quảng cáo truyền thông Oscar (Oscar Media) và Báo Hànộimới tổ chức.

  • Chương trình "Việt Nam kiên cường" được tổ chức với mong muốn thông qua nghệ thuật khơi dậy những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp từ các nhà đồng hành, các mạnh thường quân, các nghệ sĩ và đặc biệt là những tấm lòng hảo tâm của khán giả để qua đó, góp phần cùng Đảng, Nhà nước nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục đời sống của Nhân dân.
Chương trình nghệ thuật "Việt Nam kiên cường" quyên góp 2,85 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ - Ảnh 1.

Chương trình nghệ thuật "Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ" với chủ đề "Việt Nam kiên cường" bắt đầu với chương 1 mang tên "Thương lắm Việt Nam". Mở màn chương 1 là ca khúc "Quê mẹ", sáng tác Trần Mạnh Hùng, biểu diễn Anh Thơ; tiếp theo là ca khúc "Lào Cai mến thương", sáng tác Hà Mười, biểu diễn Việt Hoàn.

Bồi hồi khi nghe những câu hát về Lào Cai mến thương, tất cả khán giả càng thêm đau xót khi xem lại những hình ảnh đau thương của thôn Làng Nủ (Lào Cai) bị lũ quét vùi lấp, những khuôn mặt lo âu chạy lũ, những chia sẻ về mất mát của người dân sau khi bị bão Yagi tàn phá thông qua phóng sự "Những ngày dông bão".

Tiếp theo, chương trình trở lại với tiết mục nghệ thuật "Khoảng trời của bé", sáng tác Nguyễn Duy Hùng; biên đạo Uyên Chi, Trần Linh; biểu diễn Thu Thủy, Minh Quân; vũ đoàn Lavender, Câu lạc bộ Sao Tuổi thơ. Bài thơ "Lớp học vắng một nửa rồi" của tác giả Dương Hà; biên đạo Uyên Chi, qua sự thể hiện của vũ đoàn Lavender và Câu lạc bộ Sao Tuổi thơ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả khi xem lại thước phim tư liệu về các cô giáo ở Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh, Làng Nủ, huyện Bảo Yên, Lào Cai.

Chương 2 mang tên "Việt Nam đồng lòng" tiếp tục đem đến cho khán giả nhiều cảm xúc khi cập nhật những thông tin, hình ảnh cho thấy truyền thống "tương thân, tương ái", tinh thần "nhường cơm sẻ áo" của đồng bào, người dân cả nước hướng về các địa phương ở miền Bắc.

Chương 3: "Việt Nam - Kiên cường vững bước" diễn ra với các tiết mục: "Việt Nam trong tôi là"; "Hòa nhịp con tim"… nhằm khẳng định niềm tự hào của người Việt Nam với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.

Chương trình nghệ thuật "Việt Nam kiên cường" quyên góp 2,85 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ - Ảnh 2.

Đạo diễn Mai Thanh Tùng - Tổng đạo diễn chương trình xúc động chia sẻ: "Chứng kiến những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 để lại, tôi và các cộng sự ngay lập tức nảy ra ý tưởng về một chương trình nghệ thuật, không chỉ để đồng cảm cùng khán giả mà còn nhằm kêu gọi sự chung tay của những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn. Điều may mắn là chúng tôi nhận được sự ủng hộ vô cùng nhiệt tình. Toàn bộ ê kíp và các nghệ sĩ tham gia đều không nhận thù lao, với mong muốn gửi gắm qua nghệ thuật thông điệp yêu thương, sẻ chia với đồng bào vùng lũ, cùng nhau vượt qua những mất mát, tiếp thêm sức mạnh cho mọi người trong giai đoạn khó khăn này".

Chương trình nghệ thuật "Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ" với chủ đề "Việt Nam kiên cường" đã góp phần nhân lên những nghĩa cử cao đẹp từ các nhà đồng hành, các nghệ sĩ và đặc biệt là những tấm lòng hảo tâm.

Khép lại chương trình, Ban tổ chức đã nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm với tổng giá trị 2,85 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền được ủng hộ qua chương trình sẽ được chuyển tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ thông qua Ủy ban TW MTTQ Việt Nam../.

Ý nghĩa của giáo dục Phật giáo trong giáo dục đạo đức sinh viên

 Giáo dục Phật giáo với những nội dung cụ thể, gần gũi có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam. Giáo dục Phật giáo ảnh hưởng tích cực tới tình cảm, lý tưởng đạo đức của sinh viên Việt Nam

Đặc biệt là trong bối cảnh bối cảnh hiện tại, khi mà ảnh hưởng của những luồng văn hóa ngoại lai đang làm cho đạo đức sinh viên có nhiều biểu hiện tiêu cực, không ít sinh viên xuất hiện sự suy thoái đạo đức, lối sống; đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống và văn hóa phương Tây thì giáo dục Phật giáo là một công cụ hữu hiệu trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Giáo dục Phật giáo không chỉ giúp sinh viên phát triển toàn diện về nhân cách và đạo đức mà còn góp phần chuẩn bị cho họ một cuộc sống hạnh phúc, thành công và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Để góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam thì bên cạnh công tác giáo dục của của nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các tổ chức chính trị xã hội khác, thì vai trò của giáo dục Phật giáo, đặc biệt vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Trung ương cho đến địa phương và các chức sắc Phật giáo tại các chùa trên khắp cả nước là rất quan trọng.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang

 

Sáng 18-9, thừa ủy quyền của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang
Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt.

Tại buổi gặp mặt, trực tiếp trao quà của Bộ Quốc phòng tặng 50 đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang, Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa thông tin đến các đại biểu một số nội dung về hoạt động của toàn quân.

Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa nhấn mạnh, trong bất cứ thời kỳ, giai đoạn cách mạng nào; đặc biệt là những năm gần đây, Quân đội luôn quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, nắm vững và dự báo đúng, chính xác tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng và chủ động phối hợp với các lực lượng xử lý hiệu quả các tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang

Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa trao quà của Bộ Quốc phòng tặng các đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang. 

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành và kịp thời bổ sung nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với các gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng; chính sách hậu phương gia đình quân đội.

Những việc làm trên của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, đồng thời giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” tốt đẹp của dân tộc ta.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang
Đồng chí Nguyễn Hoàng Minh Thư, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang phát biểu tại buổi gặp mặt.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Hoàng Minh Thư, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang thông tin, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh An Giang đã đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống yêu nước, cùng với quân, dân cả nước đồng lòng, chung sức, đóng góp to lớn sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bộ Quốc phòng gặp mặt 50 đại biểu người có công tỉnh An Giang
Các đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang tại buổi gặp mặt của Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, tỉnh An Giang có hơn 40.000 đối tượng chính sách và người có công với cách mạng. Năm 2023, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên toàn tỉnh, vận động hơn 6 tỷ đồng, đạt 150% chỉ tiêu; phối hợp với UBND cấp huyện và các đơn vị hỗ trợ cất mới 47 nhà tình nghĩa cho người có công (kinh phí gần 2,83 tỷ đồng). Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 2750/QĐ-UBND về kế hoạch hỗ trợ xóa nghèo, giảm nghèo đối với hộ có công với cách mạng thuộc diện nghèo, cận nghèo giai đoạn 2022-2025.

Tạm ngừng thanh tra, kiểm tra để tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

 

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ cấp bách để khắc phục hậu quả mưa bão, khôi phục sản xuất kinh doanh

Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành tạm ngừng các hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.

Đó là chỉ đạo của Chính phủ được nêu tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, ổn định đời sống nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh. 

Nghị quyết của Chính phủ đã nêu 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính để các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai.

Tạm ngừng thanh tra, kiểm tra để tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ- Ảnh 1.

Công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất, lũ quét đang được các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tích cực triển khai

Trong đó, có nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng, các bộ, ngành và địa phương rà soát, nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chính trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Đồng thời, cho phép các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, doanh nghiệp áp dụng quy định tại Luật Xây dựng hiện hành để sửa chữa, xây dựng lại công trình, nhà xưởng bị ảnh hưởng bởi hậu quả thiên tai để doanh nghiệp sớm quay lại hoạt động.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan thực hiện công tác điều tiết giữa các tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng của mưa, lũ với các tỉnh, thành phố khác khi có đề nghị của địa phương nhằm bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các cháu học sinh, bệnh nhân các địa phương chịu tác động của mưa, lũ.

Đối với các địa phương, Chính phủ giao theo chức năng, nhiệm vụ để xem xét, quyết định theo chức năng, thẩm quyền việc chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra.