Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

HẬN DIỆN ÂM MƯU CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI TA CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY



NHẬN DIỆN ÂM MƯU CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI TA CỦA CÁC
THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
          Hiện nay, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam một cách toàn diện, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại…trong đó quân đội ta là một mũi nhọn chúng tập trung chống phá, nhất là trên mạng internet, mạng xã hội. 
   Thứ nhất, tập trung phá hoại trận địa tư tưởng của Đảng trong QĐ
        Các thế lực thù địch tập trung công kích, xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo: tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐ; đường lối, quan điểm quân sự, quốc phòng của Đảng. Cổ xúy “phi chính trị hóa” QĐ, như: “QĐ phi giai cấp”, QĐ chỉ là công cụ của NN, QĐ không phải của một đáng phái chính trị nào, tách khỏi chính trị. Thực chất là tách QĐ ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, biến QĐ thành lực lượng trung lập, phi chính trị, phi giai cấp... Bản chất của chúng làm cho QĐ ta từng bước biến chất về chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" dẫn tới mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu.
Thứ hai, tập trung phá hoại bản chất, truyền thống tốt đẹp, chức năng và nhiệm vụ của Quân đội
Bằng nhiều cách thức, biện pháp, chúng đưa những thông tin bịa đặt, bình luận xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp, chức năng và nhiệm vụ của QĐ. Lợi dụng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hiện nay để gây mâu thuẫn, phá hoại khối đoàn kết thống nhất nội bộ QĐ. Phủ nhận bản chất cách mạng Bộ đội Cụ Hồ”
Tán phát nhiều quan đim, tư tương phản động, đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng, như: Đòi xét lại vai trò, chức năng và nhiệm vụ của QĐ trong giai đoạn cách mạng mới; QĐ chỉ chiến đấu bảo vệ đất nước; QĐ không tham gia lao động sản xuất và xây dựng kinh tế. Chúng chủ trương nhân danh “không đảng phái"” để xóa bỏ toàn bộ hệ thống tổ chức đảng trong QĐ...
 Lợi dụng chiêu bài “mở rộng dân chủ”: trả QĐ về cho Nhà nước, thực hiện QĐ là của toàn dân, tách QĐ khỏi sự lãnh đạo của Đảng... Mục đích “phi chính trị hóa” QĐ.
    Thứ ba, tập trung tuyên truyền chống phá các nguyên tắc tổ chức cơ bản trong xây dựng quân đội, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội
Nội dung: Chúng đòi xóa bỏ nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐND và CAND; tuyên truyền, xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo, làm mất uy tín của Đảng đối với QĐ.
    Biện pháp thực hiện là:
    Chúng chĩa mũi nhọn vào xuyên tạc chống phá, đòi loại bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Chúng cho rằng: trong tổ chức xây dựng Đảng, việc duy trì “chế độ tập trung dân chủ” là quá lạc hậu vì hầu hết các đảng cộng sản trên thế giới đã từ bỏ nó. Một số phần tử thoái hóa biến chất, cơ hội cũng phụ họa theo dưới dạng gửi “kiến nghị”, “thư ngỏ” đòi Đảng ta thay đổi nguyên tắc này.
    Tập trung phá hoại nguyên tắc hoạt động CTĐ, CTCT trong QĐ nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết trong QĐ. Chúng cho rằng, trong thời buổi KT thị trường, lấy lợi nhuận làm mục đích, lấy vật chất làm đòn bẩy tinh thần, CTĐ, CTCT không có tác dụng và cán bộ chính trị chỉ là những người ăn theo...
            Phương thức tiến hành: “Mềm - ngầm - sâu”, mang tính tổng hợp và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả các hoạt động ngầm; tập trung thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống đối ngay từ bên trong nội địa, nội bộ, tại chỗ và từ bên trên.
    Những luận điệu trên là nhằm thúc đẩy chuyến hóa trong nội bộ QĐ, làm cho QĐ ta xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của QĐ trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ.

SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI CỤ HỒ



SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Danh hiệu cao quý "Bộ đội Cụ Hồ" là tài sản văn hóa tinh thần vô giá do nhân dân yêu mến, trao tặng, gửi gắm niềm tin yêu, sự ngưỡng mộ dành riêng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam; được bạn bè quốc tế và nhân dân luôn đánh giá cao; ghi nhận những cống hiến xuất sắc và tinh thần tận tuỵ, đức tính hy sinh của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng, bảo vệ hòa bình, vì hạnh phúc của nhân dân. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, đã và đang làm tất cả những việc gì có thể làm để cùng toàn quân nâng cao danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ" trong tình hình mới; coi "Bộ đội Cụ Hồ" là chuẩn mực đạo đức, nhân cách người quân nhân cách mạng, là “tấm gương sáng” cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trẻ và thanh niên cả nước Việt Nam hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ", làm cho “tấm gương sáng” ấy tiếp tục toả sáng, luôn là niềm tin yêu, kiêu hãnh, niềm vinh dự, tự hào; sự ngưỡng mộ của nhân dân và bạn bè quốc tế là danh dự, trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”, nâng cao nhân tố chính trị - tinh thần; tạo động lực mới, động viên, cổ vũ thôi thúc cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phấn đấu vươn lên hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng và cũng là điều kiện, tiền đề cần thiết để quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó./.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng sẽ được cụ thể hóa trong Luật Quốc phòng sửa đổi.

Việt nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển mạnh nhất thế giới về việc sử dụng mạng công cộng Internet. Theo thống kê, có đến trên 50 triệu người sử dụng Internet (chiếm khoảng 54% dân số). Tuy nhiên vấn đề an ninh, an toàn mạng đứng ở vị trí rất thấp 101/193 quốc gia được thống kê. Ngoài ra, Việt nam còn biết đến là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại qua không gian mạng. Do đó, Việt nam đã trở thành mục tiêu tấn công, xâm nhập, lấy cắp thông tin, làm bàn đạp tấn công hàng đầu của các nhóm tin tặc trên không gian mạng, và nhất là các nhóm tin tặc có liên quan đến các vấn đề nóng bỏng về biên giới, hải đảo. Nhận thức những mối nguy hiểm này đến vấn đề trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là về quốc phòng an ninh, luật An ninh mạng được ra đời đã được quốc hội thông qua nhằm tạo ra hành lang pháp lý để ngăn chặn, răn đe, phòng chống các âm mưu thủ đoạn của các thế lực chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cùng với đó, luật Quốc phòng sửa đổi cũng được Quốc hội thảo luật thông qua nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng của Đảng và nhà nước ta. Cụ thể: Trong mục 7 phần “giải thích từ ngữ”, có nêu: “Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của Nhà nước đối với không gian mạng theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế”. Khoản g, điều 8 đã coi chủ quyền quốc gia không gian mạng là nhiệm vụ quốc phòng toàn dân. Vì vậy, khoản g, điều 9 cũng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng hệ thống phòng thủ quân khu. Sự ra đời của Luật An toàn thông tin mạng, hoàn thiện của Luật Quốc phòng cho thấy tầm quan trọng và bước đi mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm kiểm soát tình hình an ninh, lãnh thổ quốc gia ở lĩnh vực này. Mối nguy hại càng lớn, khẳng định tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ càng cao. Đó là hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn mạng cho hệ thống quản lý điều hành của nhà nước và cơ quan chính phủ, hệ thống thông tin bí mật quốc gia, an ninh, quốc phòng…và hệ thống sản xuất phục vụ đời sống, xã hội và đặc biệt là quốc phòng an ninh. Việc hoàn thiện pháp luật là hành lang pháp lý quan trọng nhằm giúp chính phủ bảo vệ người dân trong lãnh thổ của mình, trong không gian mạng quốc gia và là một tất yếu của các nước trong xã hội phát triển mạnh mẽ hiện nay. Nguồn: Việt Nam today

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ SOI SÁNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CHIẾN LƯỢC TRONG XÂY DỰNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ
SOI SÁNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CHIẾN LƯỢC TRONG XÂY DỰNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY
DTM 016/2019
Trong những di sản tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, những luân điểm của người về Đảng cộng sản, về xây dựng Đảng, đặc biệt vấn đề cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền, là một phần cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng. Đây thực sự là vấn đề then chốt bảo đảm cho của công cuốc đổi mới đang được triển khai rộng khắp trên cả nước ta hiện nay.
V.I.Lênin nói: hãy cho tôi một tổ chức của những người cách mạng, tôi sẽ đảo lộn nước Nga, và Người từng nói về cán bộ trong cách mạng vô sản Nga: không có nhà cách mạng chuyên nghiệp, công việc khó thực hiện được. Thấm nhuần lý luận chủ nghĩa  Mác - Lênin, Hồ Chí Minh coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việt”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “vấn đề cán bộ là vấn đề rất trọng yếu và rất cần kíp” chính là những quan điểm chung có thể vận dụng vào bất kỳ thời kỳ giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng nước ta, kể cả trước khi giành chính quyền và thời kỳ Đảng cầm quyền, trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của cán bộ. Người cho rằng, cán bộ là dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, toàn bộ máy cũng bị tê liệt. “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ kém thì chính sách hay mấy cũng không thể thực hiện được”. Trong phong trào cách mạng, các khâu liên hoàn để làm nên thắng lợi, chúng ta thấy những điểm sau đây:
Đường lối, chủ trương, chính sách đúng của một tổ chức cách mạng.
Quần chúng nhân dân được giác ngộ; tích cực hưởng ứng tham gia.
Cán bộ lãnh đạo giỏi.
Có thể nói rằng, ba điểm ấy liên quan mật thiết với nhau. Riêng khâu cán bộ có một tác động lớn, trực tiếp cho phong trào. Bởi vì cán bộ tốt thì cũng có thẻ góp phần tạo ra đường lối, chủ trương, chính sách cho Đảng; cán bộ tốt cũng góp phàn giáo dục, động viên, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào phong trào cách mạng.
Yêu cầu của người cán bộ cần có:(tiêu chuẩn đối với cán bộ) Hồ Chí Minh không chỉ đánh giá rất cao ai trò của cán bộ mà còn yêu cầu một cán bộ của Đảng phải đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi sau đây:
+ Đạo đức cách mạng ; Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng, đây là yêu cầu cầu đầu tiên cần phải có đối với cán bộ, bởi vì đạo đức cách mạng là gốc, là nền. Người cán bộ của Đảng mà không có đạo đức làm gốc, làm nền thì có tài giỏi đến mấy cũng chẳng làm gì
+ Tuyệt đối trung thành; người cán bộ phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Cách mạng la một sự nghiệp lâu dài, gian khổ, trải qua bao nhiêu thử thách và bước ngoặt. Sự trung thành với Đảng là một yêu càu cao đối với người cán bộ. Sự trung thành hoàn toàn xa lạ với sự hoang mang dao động và sự phản bội. Trong cả đường dài hoạt động, đã có những người phản bội lại Đảng phản bội tổ quốc, mặc dù trước đó họ có bè dầy chiến công cách mạng. Vì thế sự thủy chung son sắt với Đảng, với cách mạng được coi là những “điểm chốt”cơ bản khi nhìn nhận đánh giá cán bộ.
+ Năng lực lãnh đạo tổ chức Người cán bộ phải có năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, có trí tuệ, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi.
+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Bằng hành động của mình yêu mến nhân; làm cho dân tin, dân phục; tôn trọng và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; khiêm tốn học hỏi nhân dân; chí công vô tư, có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. yêu cầu này đặc biệt quan trọng khi ở thời kỳ Đảng cầm quyền, cán bộ đã trở thành người có chức, có quyền. đối tượng lãnh đạo của Đảng ở thời kỳ này là quần chúng nhân dân lao động. Do đó nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì rõ ràng toàn bộ sự nghiệp sự cách mạng của Đảng sẽ bị thất bại.

+ Luôn phải học hỏi; cán bộ phải luôn luôn học hỏi, học lý luận Mác - Lênin, dùng lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mà vận dụng vào thực tiễn, tổng kết kinh nghiêm của Đảng ta. đồng thời cán bộ phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn bởi vì ngày nay người cán bộ “không thể lãnh đạo chung chung được nữa”, “chỉ có nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, còn phải có tri thức nữa”
+ Phải có phong cách công tác tốt , không được mắc bệnh chủ quan, không có tác phong quan liêu, đại khái, không ham chuộng hình thức, phô trương cho oai, làm việc theo kiêu bàn giấy, chỉ tay năm ngón, theo kiểu “tỉnh gửi giấy về huyện, huyện gửi giấy về xã; giấy không thể che rét cho trâu bò được”
Đồng thời với ( tiêu chuẩn của người cán bộ) yêu cầu của người cán bộ, Hồ Chí Minh đề cập vấn đề công tác cản bộ của Đảng, một vấn đề người coi là “luôn luôn cần kíp và trong yếu” có thể nêu khái quát về công tác cán bộ theo những quan điểm của Hồ Chí Minh:
Một là: Phải “hiểu và đánh giá đúng cán bộ”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những điểm cụ thể của yêu cầu “hiểu và đánh giá đúng cán bộ” là:
Người hoặc bộ phận xem xét đánh giá cán bộ phải trong sạch để đảm bảo tính công minh, khách quan. Đây là điều tối cần thiết, bởi người đi đánh giá người khác mà bản thân người dó mắc nhiều khuyết điểm thì không thể làm tốt chức trách của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, người ta hay mắc những chứng bệnh như tự cao tự đại; “ưa người ta nịnh mình”; định kiến đối với người khác; đem một cái khuôn nhất định mà, chật hẹp mà mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như “mắt đang mang kính có mầu, không bao giờ thấy rõ cái mặt thật của nhưng cái mình trông”. Vì vậy, muốn hiểu và đánh giá đúng cán bộ, phải luôn luôn sửa chữa khuyết điểm của mình.
Hồ Chí Minh nêu lên những quan điểm về nhận xét cán bộ. Người cho rằng trong thế giới cái gì cũng biến hóa, nên xem xét cán bộ cũng phải biến hóa. Thí dụ như: “có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay tham gia cách mạng. Thậm chí có người đang theo cách mạng sau này có thể phản cách mạng. Một số cán bộ trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm. Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau”. Vì vậy, mà phải xem xét cán bộ một cách “phải biến hóa”, nghĩa là phải xem một cách toàn diện, Bởi vì, quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người cán bộ không phải luôn giống nhau, phải xem xét cả quá trình của họ , không nên chỉ xem xét ngoài mặt, xem xét một lúc, một việc mà xem xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ.
Xem xét đánh giá cán bộ phải được tiến hành một cách thường xuyên. kinh nghiệm cho ta thấy, mỗi lần xem xét lại cán bộ thì một mặt sẽ Đảng sẽ tìm thấy những cán bộ mới cho cách mạng, mặt khác thì “những người hủ hóa cũng lòi ra”
Hai là “phải khéo dùng cán bộ”
 Về dùng cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra: phải biết rõ cán bộ, cất nhắc cán bộ cho đúng, khéo dùng cán bộ, phân phối cán bộ hợp lý, giúp cán bộ cho đúng, giữ gìn cán bộ. Đây là yêu cầu đặt người đúng việc. người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay và giúp sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. “Thường chúng ta không biết tùy tài mà dùng người. Thí dụ như thợ ren thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn rao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người thì hai người đều thành công”.
Muốn dùng cán bộ trước hết phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ. Đây là một yêu cầu có tính chất như là một quan điểm xuất phát để Đảng tiến hành các công việc khác của công tác cán bộ. Muốn hiểu đánh giá đúng cán bộ, trước hết phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực phải tự biết mình, phải biết đúng sự phải trái của mình thì mới biết đúng sự phải trái của người ta. Nếu không biết sự phải trái của mình thì chắc không nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu.  Hồ Chí Minh phê phán những chứng bệnh mà người lãnh đạo hay mắc phải là: tự cao, tự đại; ưa người ta nịnh mình; đem lòng yêu nghét mà đối với người; đem một cái khuôn khổ chật hẹp nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Người lãnh đạo phạm vào một trong bốn bệnh đó thì cũng như đã mang kính màu, không bao giờ thấy cái mặt thật của những cái mình trông.
Ba là Chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ
Hồ Chí Minh phên phán những bệnh thường mắc phải trong công việc dùng cán bộ như: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài, để rồi từ đó nảy sinh ra nhiều quan niệm lệch lạc trong công tác cán bộ; Ham dùng những kẻ khéo nịnh mình mà chán ghét những người chính trực. Kẻ xu nịnhbao giờ cũng là kẻ cơ hội, có những kẻ cơ hội chính trị nhưngcũng có những kẻ cơ hội chỉ vì quyền lợi tầm thường (một số người là cơ hội kiếm chác). Nếu không tỉnh táo đề phòng thì rất rễ đưa những kẻ này vào những chức vụ Đảng, chính quyền đoàn thể và tác hại thật khôn lường; Ham dùng những người hợp tính tình với mình, mà tránh những người không hợp với mình, bất kể người đó năng lực ra sao, nên sa vào hiện tượng cánh hẩu, biệt phái chia rẽ, phe nhóm.
Những căn bệnh trên đây đã tác hại đến công tác cán bộ của Đảng. Vì những bệnh đó, kết quả là họ làm bậy mà mình vẫn cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho họ ngày càng hư hỏng. Còn đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo.
Bốn là ra sức“huấn luyện cán bộ”.
Trong tác phẩm“ sửa lối làm việc” người đưa ra những nội dung rất sâu sắc về đào tào cán bộ , Hồ Chí Minh nói về huấn luyện cán bộ: Là cần phải huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lí luận cho cán bộ. Người đưa ra một nhận định đặc sắc về vị trí vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ. Đó là, Người cho rằng cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là nòng cốt của mọi tổ chức, là lực lượng chính trong xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, công việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém, bởi vì Người coi cách mạng là một nghề, nghề gì cũng phải học, phải được đào tạo và bồi dưỡng, mà những người có chức năng tuyên truyền, vận động giáo dục, tổ chức quần chúng làm cách mạng, phát huy vai trò của quần chúng chính là cán bộ “những người đem chính sách của Đảng và chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” (1). Vì vậy huấn luyện cán bộ cũng là cái gốc của Đảng. Đây chính là con đường cơ bản để có được đội ngũ cán bộ của Đảng, của nhà nước đủ đức, đủ tài. Ngay cả sau này, Người còn tiếp tục khảng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần những con người xã hội chủ nghĩa” (2), “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì  lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (3), Càng khảng định thêm đó là tư tưởng chiến lược nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người còn chỉ rõ những khuyết điểm của công tác huấn luyện cán bộ lúc đó, ví dụ như: huấn luyện cán bộ hành chính mà không đụng đến công việc hành chính; còn dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, học rồi không dùng được, cán bộ phần đông là công nhân và nông dân, văn hóa rất kém. Đảng chưa tìm đủ cách để nâng cao trình độ văn hóa của họ; huấn luyện lý luận cho cán bộ cao cấp, đến nay hoặc chưa làm, hoặc làm không đúng, lí luận và thực tiễn không ăn khớp với nhau, dậy theo cách học thuộc lòng. Hồ Chí Minh coi đây là điều Đảng nên sửa chữa ngay và đề ra cách sửa chữa.
Huấn luyện cán bộ về nghề nghiệp, tức là cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy. Các cơ quan lãnh đạo của mỗi môn phải gom góp tài liệu, sắp xếp cách dậy và học, kiểm tra kết quả, sao cho cán bộ trong mình dần dần đi đến thạo công việc.
Huấn luyện cán bộ về chính trị, thì tập trung huấn luyện cả về mặt chính trị, thời sự, đường lối quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Huấn luyện chính trị môn nào cũng phải học. Nhưng phải tùy theo mỗi môn mà nhiều hay ít. Thí dụ cán bộ chuyên môn về y tế thì học ít hơn, còn cán bộ tuyên truyền thì học nhiều hơn.
Huấn luyện văn hóa, Hồ Chí Minh cho đây là việc rất quan trọng đối với những cán bộ còn kém văn hóa. Cán bộ có thể thay phiên nhau đi học. Lớp học văn hóa phải theo trình độ văn hóa cao hay thấp mà đặt lớp, chứ không theo cán bộ cao hay thấp.
 Huấn luyện lí luận cho cán bộ, Đây là công việc Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng, Người chỉ rõ sự cần thiết của việc học tập lí luận đối với cán bộ, theo Người không chỉ lựa chọn đúng cán bộ mà còn cần phải dạy bảo lí luận cho cán bộ. Chỉ thực hành mà không có lí luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mù. Người cho rằng Đảng ta hy sinh tranh đấu, đoàn kết lãnh đạo nhân dân, tranh lại thống nhất và độc lập. Công việc đã có kết quả vẻ vang, nhưng bước vào thời kỳ mới, cán bộ còn mắc nhiều khuyết điểm, mà nguyên nhân quan trọng là do sự yếu kém hạn chế về lí luận của cán bộ. Không có lí luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng, người cách mạng không thể làm tròn nhiệm vụ của người chiến sĩ tiên phong. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, không có lý luận thì không có kim chỉ nam, không có phương hướng cho hành động của cán bộ, không có nguồn sáng cho đôi mắt của họ, nên họ mò mẫm lúng túng như nhắm mắt mà đi, những người không biết lý luận, kém lý luận thì không biết xem cho rõ, cân nhắc cho đúng sử lí cho khéo mọi công việc, do đó kết quả thường thất bại. Huấn luyện lý luận, nhưng hết sức tránh lí luận suông, nếu chỉ đem lí luận khô khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Còn đối với việc thực tế, tuyên truyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa thôi. Đối với những cán bộ cao cấp, trung cấp có sức nguyên cứu lí luận, ngoài việc học tập chính trị và nghiệp vụ, cần phải học thêm lí luận. Cán bộ được đào tạo tốt, được trang bị lí luận thiết thực gắn với việc nguyên cứu công tác thực tiễn, kinh nhiệm thực tế, lúc học rồi, có thể tự mình làm ra phương hướng chính trị, có thể làm công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lí luận thiết thực, có ích.
Huấn luyện cán bộ mà Hồ Chí Minh đề cập cho ta thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của nó lúc bấy giờ. Về nội dung và cách huấn luyện rất phù hợp với hoàn cảnh mà nhân dân ta đang tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ. Ngày nay, trình độ mọi mặt của cán bộ đã phát triển rất nhiều so với lúc đó, công tác huấn luyện cán bộ cũng vậy và có những yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Tuy vậy một số cách thức huấn luyện mà Hồ Chí Minh đề ra trong huấn luyện nghiệp vụ, huấn luyện chính trị và huấn luyện lí luận vẫn còn có ý nghĩa thực tiễn đối với chúng ta.
 Năm là Lựa chọn cán bộ
 Chọn những người rất trung thành và hăng hái trong công việc, luôn quan hệ mật thiết với dân chúng, có thể phụ trách giải quyết những vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn, luôn giữ đúng kỷ luật. Hồ Chí Minh nêu lên bốn tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ:
- Những người đã tỏ ra trung thành, hăng hái trong công việc và trong đấu tranh;
- Những người liên hệ mật thiết với dân, hiểu biết dân luôn chú đến lợi ích của dân. như thế dân mới tin cậy và nhận những cán bộ đó là những người lãng đạo họ.
- Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn trong những điều kiện kiện hoàn cảnh khó khăn. Ai sợ phụ trách, và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo. Người lãnh đạo đúng cần phải: khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết, gan góc không sợ khó khăn;
- Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.
Người cho rằng công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy Đảng phải nuôi dậy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối  quý báu. Phải trọng dụng nhân tài, trọng dụng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc trung của chúng ta. Đảng ta là một đoàn thể đấu tranh, trong cuộc tranh đấu thường hao tổn một số cán bộ quý báu. Vì vậy, chúng ta càng phải quý cán bộ, phải bổ xung xán bộ, phải giữ gìn cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới.
Trên cơ sở những tiêu chuẩn  đó mà lựa chọn cán bộ, và phải biết cách dùng cán bộ cho đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ người lãnh đạo: phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị rơi; phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa; phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp họ tiến bộ; phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà xa cách cán bộ tốt; phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình.
 Sáu là Cất nhắc cán bộ
Muốn cho cán bộ yên tâm làm việc, theo người phải có gan cất nhắc cán bộ. Cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế công việc nhất định chạy. Nếu vì lòng yêu nghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây lên mối lôi thôi trong Đảng, như thế là có tội với Đảng với đồng bào.
Phải khiến cho cán bộ có gan nói, có gan đề ra ý kiến phê bình ưu khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thực sự trong Đảng; phải khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc. Có nhiều việc hay việc dở một phần do cán bộ có đủ năng lực hay không, nhưng một phần cũng do cách lãnh đạo có đúng hay không. Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có , mà phần lớn là do công tác, do tập luyện mà thành. Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo , tài to cũng hóa ra tài nhỏ.
Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi giao công tác cho cán bộ, phải bàn kỹ với họ. Nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡng giao việc đó cho họ. Khi đã chao cho họ thì cần phải chỉ đạo rõ ràng, sắp xếp đầy đủ, vạch rõ những điểm chính và những khó khăn có thể xẩy ra. Một khi đã quyết định rồi thì thả cho họ làm, khuyên họ cứ cả gan mà làm và phải hoàn toàn tin họ. Nếu không tin cán bộ sợ họ làm không được, rồi thì việc gì mình cũng nhúng vào, kết quả thành chứng bao biện mà công việc vẫn không xong. Cán bộ thì vớ vẩn cả ngày, sinh ra buồn rầu nản chí.
Bảy là thương yêu cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích một cách sâu sắc, giầu lòng nhân ái, theo Người đào tạo bồi dưỡng để có được cán bộ tốt là một quá trình lâu dài, không phải vài ba tháng, hoặc vài ba năm đã đào tạo được người cán bộ tốt, mà cần phải trải qua công tác, được tôi luyện trong thực tiễn tranh đấu, huấn luyện lâu năm mới được. Trái lại, trong quá trình hoạt động thực tiễn, cán bộ khó tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm, nếu không được phát hiện, sửa chữa kịp thời sẽ dẫn đến thoái hóa biến chất, dễ mất cán bộ. Vì vậy Đảng phải thương yêu cán bộ, thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc, mà là giúp đỡ cán bộ để họ tiến bộ; giúp họ giải quyết những vấn dề khó khăn trong sinh hoạt, khi họ đau ốm được chăm nom để gia đình họ khỏi túng quẫn…. Người luôn căn dặn: “Đảng phải thương yêu cán bộ. Nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm, là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm nom, gia đình họ khỏi khốn quẫn” (4). vv... Thương yêu là luôn luôn chú ý đến công tác của họ. Thấy họ có khuyết điểm thì giúp họ sửa ngay, để vun trồng cái thói cả gan phụ trách, cả gan làm việc của họ. Đồng thời cũng nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ, nhưng không làm cho họ kiêu căng, mà làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức, vun đắp chí khí của họ để đi đến chỗ bại không nản, thắng không kiêu. Vì kiêu ngạo là bước đầu của thất bại.
Đối với cán bộ mắc sai lầm, theo quan điểm của Hồ Chí Minh ta không sợ sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không cố gắng sửa chữa, và chỉ sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm. Cách đúng, theo Người là người lãnh đạo phải giúp đỡ họ một cách chí tình, làm cho họ tự giác thấy được nguyên nhân của sai lầm và tác hại của nó, để có biện pháp sửa chữa một cách tích cực và hiệu quả. Không phải một sai lầm to lớn mà đã vội cho họ là cơ hội chủ nghĩa, đã cảnh cáo, đã tạm khai trừ. Những cách quá đáng như thế đều không đúng. Sửa chữa sai lầm một phần trách nhiệm của cán bộ mắc sai lầm, một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo. Sửa chữa sai lầm bằng giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dậy bảo là điều nên làm, nhưng không phải tuyệt nhiên là không dùng xử phạt. Vấn đề là phải phân tích rõ ràng mức độ sai lầm nặng hay nhẹ một cách thấu tình, đạt lý mà hình thức sử phạt cho đúng. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh kết luận: Cách đối sử với cán bộ là một điểm trọng yếu trong tổ chức công việc. Cách đối sử khéo, có đúng thì mới thực hiện được nguyên tắc “vấn đề cán bộ quyết định mọi việc”. Phê bình sử phạt cho đúng chẳng những không làm mất thể diện và uy tín của cán bộ, của Đảng, trái lại còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ, thiết thực, do đó mà uy tín thể hiện ngày càng tăng thêm.
Tám là trọng dụng người tài
  “chiêu hiền đãi sĩ”, “cầu người hiền tài” biểu hiện rất rõ ngay khi nước nhà mới giành được độc lập với tư cách là chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị cho các địa phương phải tìm người hiền tài ra gánh vác công việc cho nước, cho dân, qua những lời nói, việc làm đầy thiện chí chúng ta có thể cảm nhận được chính sách chiêu hiền đãi sĩ của Người.
Trong xây dựng quân đội ở thời kỳ nào, giai đoạn nào, bác cũng luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cả về chính trị tư tưởng, quan điểm, lề lối tác phong công tác. bởi lẽ theo quan điểm của Bác “cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và thi hành. đồng thời đêm tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính ách cho đúng, vì vây cán bọ là cái gốc của mọi công việc.
Vì vậy , huấn luyện cán bộ là cái gốc công việc gốc của Đảng”. đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt xây dựng quân đội, đưa chủ trương đường lối chính sách nghị quyết  của Đảng vào quán triệt chỉ đạo tổ chức thực hiện trong các hoạt động của quân đội: xây dựng, huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, công tác lao động sản xuất, đạt chất lượng hiệu quả cao, biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng nhà nước, chỉ thị mệnh của cấp trên thành hiệu quả thiết thực trong đời sống chiến đấu, công tác, lao động sản xuất của quân đội. Cho nên bất cứ chính sách gì, cán bộ tốt thì thành công. Người coi huấn luyện bồi dưỡng cán bộ là công việc gốc của Đảng, bao giờ Bác cũng giành cho đội ngũ cán bộ quân đội sự quan tâm đặc biệt, những tình cảm đặc biệt hết sức sâu sắc và rộng lớn . người luôn gắn việc bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện bồi dưỡng cán bộ, với đường lối chính trị đường lối quan sự, nhiệm vu cách mạng của Đảng, của quân đội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, đề ra những yêu cầu cụ thể về phẩm chất năng lực của cán bộ tương ứng với đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị đặt ra.
Trong đó quan điểm bao trùm nhất là: Bác nhắc nhở cán bộ phải ra sức học tập, tu dưỡng nắm vững bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa  Mác - Lênin để củng cố giữ vững lập trường, bản chất chính trị, có phương pháp sử lí đúng đối với công việc và đối với con người. Bác thường căn dặn “cán bộ phải thường thương yêu đội viên. Đối với anh em ốm yếu, thương tật, cán bộ phải trông nom, thăm hỏi. Người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị người bạn của đội viên. chưa làm được như vậy thì chưa hết nhiệm vụ”, rằng từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem xết đội viên năn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vộng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, xán bộ không được kêu mình đói. Bộ Đội không có áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới là dân chủ, là đoàn kết, là tất thắng”. Đối với nhân dân, Bác thường căn dặn cán bộ chiến sĩ, phải kính trọng dân , giúp đỡ dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân không được công thần kiêu ngạo. Mình đánh giặc là vì nhân dân. nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân, mà mình có trách nhiệm phục sự nhân dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục dân yêu. phải làm thế nào khi mình chưa đến thì dân thông mong, khi mình đến thì dân giúp dỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân. mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của mình.
Từ ngày thành lập đến nay, dù trong gian khổ chiến dấu hy sinh, gải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, hay trong huấn luyện sãn sàng chiến. Học tập công tác, lao động sáng tạo của thời bình, quân đội ta luôn luôn phấn đấu thực hiện lời dậy của bác hồ kính yêu “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy ainh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng”. chính vì vậy, mà đồng bào ta ở mọi miền dất nước đã tặng cho quân đội ta danh hiêu cao quý “bộ đội cụ Hồ”
                                                                           
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.2693
2. Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.310
3.  Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.9, tr.222
4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H 2000, tr 273.



MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


MỘT SỐ VẤN ĐỀ  VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN  VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
ĐTM 015/2019
Nội dung cơ bản  của tư tưởng nhà nước pháp quyền là: nhà nước mà trong đó mọi chủ thể ( kể cả các cơ quan nhà nước ) đều phải nghiêm chỉnh phục tùng pháp luật, một pháp luật có tính pháp lý cao, phù hợp với lý trí, thể hiện đầy đủ những  giá trị cao cả nhất  của xã hội,  của con người. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền, đã có từ lâu đời trong lịch sử phát triển  của xã hội loài người. Tuy nhiên, nhà nước và pháp luật đều là công cụ thống trị  của một giai cấp đối với toàn xã hội, do vậy tư tưởng nhà nước pháp quyền trong các chế độ xã hội không thể giống nhau. Do vậy, tìm hiểu tư tưởng nhà nước pháp quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, giúp chúng ta quán triệt tư tưởng  của Đảng, góp sức mình biến tư tưởng  của Đảng thành hiện thực. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà  tệ tham nhũng, quan liêu đang trở thành quốc nạn, thì tư tưởng nhà nước pháp quyền  của Đảng là cơ sở lý luận để xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, xứng đáng là nhà nước  của dân, do dân, vì dân.
 Cùng với những  thành tựu  to lớn về nhiều mặt của công cuộc đổi mới, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước ngày càng sáng rõ, cho phép Đảng ta khẳng định quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền  của dân, do dân, vì dân. Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo  của Đảng. Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ  của nhân dân, là nhà nước pháp quyền  của dân, do dân, vì dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật.
 Những  luận điểm nêu trên thể hiện những  nội dung cơ bản nhất về: bản chất, đặc điểm, tổ chức  của nhà nước pháp quyền ở nước ta. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, vừa là tiếp thu có chọn lọc tư tưỏng và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền đã có trong lịch sử, phù hợp với đặc điểm và quá trình xây dựng nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ mới.
Xây dựng nhà nước thực sự  của dân, do vì dân là quan điểm nhất quán  của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong toàn bộ tiến trình cách mạng. Vì vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay  thực chất là xây dựng nhà nước thực sự  của dân, do dân, vì dân. Nhà nước pháp quyền mà chúng ta xây dựng là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bản chất giai cấp  của nhà nước pháp quyền ở nước ta vẫn là bản chất giai cấp công nhân, khác hẳn với bản chất  của nhà nước pháp quyền tư sản .
Trong nhà nước pháp quyền ở nước ta, nhân dân thực sự là chủ thể  của quyền lực nhà nước, là người tổ chức ra nhà nước, kiểm tra giám sát hoạt động  của nhà nước; nhà nước là hình thức quyền lực  của nhân dân, thông qua nhà nước mà quyền lực  của nhân dân mang tính quyền lực nhà nước và có hiệu lực trên thực tế ở phạm vi cả nước. Sức mạnh và quyền lực  của nhà nước đều bắt nguốn từ nhân dân, chứ không phải nhà nước là người ban quyền lực cho nhân dân. Nhân dân là người uỷ quyền cho nhà nước, nhà nước và cán bộ công chức  của nhà nước phải thực thi đúng quyền lực mà nhân dân giao  cho.
Hồ Chí Minh đã căn dặn: các cơ quan  của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc  của dân, nghĩa là ngánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như thời kỳ dưới quyền thống trị  của Nhật, Pháp. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Thấu suốt tư tưởng  của Hồ Chí Minh,  Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ  của nhân dân. “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.”[1]

Khi bàn về chế độ dân chủ Các Mác cho rằng: chế độ dân chủ thực chất là chế độ do dân tự quy định nhà nước. Vì vậy, với tư cách là công cụ thực hiện quyền làm chủ  của nhân dân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải chủ động tạo môi trường, cơ chế và điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, thực hiện quyền làm chủ  của mình trong tất cả các phương diện  của đời sống xã hội.
Trước hết, nhà nước phải tổ chức tốt quá trình dân chủ hoá trên các phương diện: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Về hoạt động lập pháp: cần tổ chức lấy ý kiến  của nhân dân vào các dự án luật, tổ chức trưng cầu ý kiến nhân dân về các vấn đề quan trọng  của đất nước; tổ chức quá trình làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, các quy ước, hương ước tại cơ sở phù hợp với luật pháp. Về hoạt động hành pháp: tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển  kinh tế xã hội, vào các quá trình qủan lý; thu hút nhân dân tham gia thực hiện quản lý theo ngành, theo lãnh thổ; tổ chức cho nhân tham gia giải quyết những  tranh chấp, khiếu nại, tố cáo  của công dân trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước.
Về hoạt động tư pháp: thu hút, huy động tối đa khả năng  của nhân dân,  của các tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp tham gia rộng rãi các hoạt động tư pháp, thông qua đó năng cao năng lực làm chủ nhà nước và trách nhiệm chính trị  của nhân dân đối với nhà nước; tạo điều kiện để nhân dân làm quen với công việc quản lý nhà nước.
Nhà nước pháp quyền  của dân, do dân, vì dân ở nước ta, tất cả quyền lực mà nhân dân uỷ thác cho nhà nước  phải được tổ chức phù hợp để phát huy sức mạnh  của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực sự làm chủ trong kiểm tra, giám sát hoạt động  của các cơ quan nhà nước, tránh sự lạm dụng quyền lực từ phía nhà nước. Do đó, quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất, không phân chia quyền lực cho các cơ quan nhà nước theo kiểu chế ước lẫn nhau như  nhà nước pháp quyền tư sản. Mặt khác tập trung quyền lực luôn gắn chặt với sự phân công quyền lực cho các cơ quan nhà nước, phối hợp thực thi các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Để tạo khuôn khổ cho quá trình thực hiện quyền làm chủ  của nhân dân, nhà nước phải thường xuyên quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ nghiêm kỹ cương xã hội. Nhà nước thể chế hoá đướng lối, chủ trương lãnh đạo  của Đảng, thể chế hoá quyền, nghĩa vụ, lợi ích chính đáng  của nhân dân trong hệ thống pháp luật để khi ban hành nó có hiệu lực pháp lý cao, buộc mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và mọi công dân phải có nghĩa vụ chấp hành.
 Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh đó là nguyên tắc  của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hồ Chí Minh đã dạy: giải quyết mọi công việc phải thấu lý  trọn tình, phải có lòng khoan dung độ lượng, nhưng pháp luật phải thẳng tay trừng trị những  kẻ bất liêm, bất kể kẻ đó ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, mặt trái  của cơ chế thị trường cũng đang thường xuyên tác động đến mọi mặt  của đời sống xã hội, đặc biệt là tệ quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Không ít cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức quyền để thực hiện hành vi tham nhũng, móc ngoặc tạo thành vây cánh để che chắn cho nhau trước pháp luật. 
Tệ tham nhũng đã trở thành một quốc nạn, là một trong bốn nguy cơ de doạ đến sự tồn vong  của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Để đấu tranh chống tệ quan liêu và tham nhũng thì một giải pháp có tính chất chiến lược là phải xây dựng được một nhà nước pháp quyền thực sự  của dân, do dân, vì dân.
 Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự  của dân, do dân, vì dân thì vấn đề quan trọng hàng đầu là yếu tố con người. Phải lựa chọn, đào tạo những  con người có đủ phẩm chất và năng lực đứng vững trước những cám dỗ, cạm bẫy  của cơ chế thị trường. Mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, đòi hỏi phải có tiêu chuẩn khác nhau đối với những  cán bộ  của bộ máy nhà nước. Hơn bao giờ hết, hiện nay chúng ta càng thấm thía lời dạy  của Lê-nin: “ Trong vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước, những  yêu cầu đối với con người không hoàn toàn giống như những  yêu cầu đối với thời chiến tranh” [2]. Muốn xây dựng bộ máy nhà nước thật sự có chất lượng, xứng đáng với với danh hiêụ nhà nước xã hội chủ nghĩa, yêu cầu đầu tiên đối với con người  là phải có trình độ văn hoá cần thiết.
 Muốn có đủ trình dộ văn hoá cần thiết, cần phải học tập và chỉ có học tập, cứ không thể chỉ sử dụng bất cứ một trong những  đức tính tốt đẹp nhất  của con người; không thể thay thế kiến thức, học thức bằng sự sốt sắng, hấp tấp, vội vàng. Đồng thời việc học tập không phải nhằm mục đích tự thân; những  kiến thức đã học phải thực sự gắn với cuộc sống, phải trở thành một bộ phận khăng khít  của cuộc sống phục vụ đắc lực cho cuộc sống. Để phát huy hiệu quả  của đào tạo, phải bố trí sử dụng hợp lý, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực  của từng người.
Thực tế hiện nay ở nước ta còn có khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và sử dụng trong toàn xã hội nói chung cũng như trong bộ máy nhà nước; nơi thừa, nơi thiếu, làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo, làm lãng phí thời gian và tiền bạc  của từng cá nhân cũng như toàn xã hội, hiệu quả công tác thấp. Để khắc phục được thực trạng nêu trên cân phải thực hiện nguyên tắc: xuất phát từ việc để bố trí người chứ không phải từ người mà bố trí việc.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự  của dân, do dân ,vì dân thì một nội dung không kém phần quan  trọng là: đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải được đãi ngộ một cách xứng đáng với lao động  của họ. Thu nhập  của cán bộ công chức nhà nước bảo đảm để họ có sống cao hơn mặt bằng chung  của xã hội. Tất nhiên, các khoản thu nhập phải được công khai hoá, tiền tệ hoá, chống các thu nhập có tính chất đặc quyền, đặc lợi. Với mức thu nhập như vậy, không cần tham nhũng cán bộ công chức  vẫn sống đàng hoàng.
Đi cùng với chế độ đãi ngộ xứng đáng thì cũng cần phải có những chế định về pháp luật và kinh tế, để cán bộ công chức nhà nước không dám tham nhũng. Trước hết về pháp luật cần quy định khung hình phạt nặng hơn đối với cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật; cùng một hành vi vi phạm, nhưng cán bộ giữ cương vị càng cao thì hình phạt càng nặng. Về kinh tế, nếu cán bộ công chức nhà nước tham nhũng gây thiệt hại về kinh tế thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế; để tránh tẩu tán tài sản cho con, cháu, họ hàng, pháp luật cũng cần có quy định: con, cháu, họ hàng  của người tham nhũng phải chứng minh được tính hợp pháp tài sản  của mình, nếu không tài sản  của con, cháu, họ hàng sẽ bị tịch thu để bồi thường thiệt hại kinh tế  mà người tham nhũng đã gây ra.
Để chống tham nhũng có hiệu quả cần phải  tạo ra cơ chế để những  người muốn tham nhũng cũng không thể tham nhũng được. Muốn vậy phải thực hiện công khai, minh bạch mọi hoạt động  của bộ máy nhà nước: công khai công tác cán bộ; công khai thu nhập, quyền lợi và nghĩa vụ  của cán bộ, công chức nhà nước; công khai thu chi tài chính… Đồng thời với công khai phải phát huy được vai trò  của tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng trong việc giám sát mọi hoạt động  của cán  bộ và công chức nhà nước.
Đặc biệt là phải phải phát huy được vai trò giám sát  của nhân dân, vì  không có một hành vi nào có thể qua được tai mắt  của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, để nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cần phải có những  hình thức và biện pháp có hiệu quả để bảo vệ những  người  dũng cảm đứng ra tố cáo những  hành vi tham nhũng. Tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm, vì vậy những  người dũng cảm chống tham nhũng phải được khen thưởng xướng đáng kể cả vật chất và tinh thần, phải được tặng thưởng những  danh hiệu cao quý  của nhà nước. Thực hiện những nội dung trên đây chính là tạo ra một cơ chế để cán bộ, công chức nhà nước không cần, không dám, không thể tham nhũng.
Sự nghiệp đổi mới  của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động  của bộ máy nhà nước theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống tệ quan liêu tham nhũng. Quá trính đó đòi hỏi Đảng ta phải trung thành với học thuyết Mác- Lênin về nhà nước pháp luật; trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước  của dân, do dân, vì dân; tiếp thu có phê phán tư tưởng, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng  của các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, phải không ngừng đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo, định ra phương hướng chủ trương giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam  thực sự là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đủ sức mạnh hoàn thành sứ mạnh vẻ vang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T4, Tr.56,57
2. Lênin toàn tập, t45 Nxb tiến bộ M, tr  444