Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG


Để bảo vệ hiệu quả nền tảng tư tưởng của Đảng, thì toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh phê phán triệt để hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng xã hội dân chủ, chủ nghĩa thực dụng tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tiếp tục khẳng định chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là con đường duy nhất đúng, bởi nó vừa thể hiện tính cách mạng triệt để, vừa phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, cần có biện pháp thiết thực củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các tổ chức trong hệ thống chính trị, hệ thống chính trị xã hội và nhân dân. Phê phán, bác bỏ các quan điểm, tư tưởng và ý đồ thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Phát hiện, xử lý kịp thời những âm mưu phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng từ các thế lực thù địch, vạch mặt những phần tử cơ hội chính trị, ngăn chặn những hành vi xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, ngăn chặn sự chia rẽ mối đoàn kết gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và lực lượng vũ trang. Phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, cụ thể là của bộ máy chính quyền các cấp; xử lý đúng đắn những mâu thuẫn nội bộ trong các tầng lớp nhân dân, không để tích tụ, tạo tâm lý bất bình và các "điểm nóng" về an ninh trật tự trong xã hội. Đồng thời đẩy mạnh việc đấu tranh, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quyết tâm làm trong sạch từ nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên-đội ngũ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", để tạo cơ sở nền tảng đấu tranh hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.VNĐ.

Bill Gates: "Tin giả lan truyền nhanh hơn tin thật trên mạng xã hội"

Tỷ phú người Mỹ cảnh báo thực trạng tin giả lây lan nhanh trên mạng xã hội, trong khi tin chính thống lại gặp nhiều rào cản do có lượng tương tác thấp hơn.

Tỷ phú giàu thứ 2 thế giới khẳng định những thông tin sai lệch có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật trên các dịch vụ truyền thông xã hội. Đây là một thực trạng đáng báo động, và cũng khiến các nhà chức trách, cơ quan thực thi pháp luật gặp khó.
"Khi bạn để mọi người giao tiếp, bạn phải đối phó với thực tế là một số thông tin không chính xác, sai với chuẩn mực, có thể sẽ lan truyền rất nhanh so với thông tin chính thống", Gates nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.
Ông cũng nhấn mạnh việc các mạng xã hội ưu tiên những tin bài "hot", có nhiều lượt tương tác và chia sẻ chính là mấu chốt xảy ra vấn đề.
Thực tế cho thấy các thông tin đúng sự thật thường có chỉ số tiếp cận thấp hơn so với các thông tin sai lệch, khiến các công ty như Facebook, Twitter gặp rất nhiều khó khăn trong khâu cân bằng thông tin. "Họ đối mặt với lựa chọn loại bỏ chúng hoặc làm chậm chúng, đó đều là những điều rất khó khăn", Bill Gates cho biết.
Bill Gates từng cho rằng một phần nguyên nhân khiến cho dịch bệnh Covid-19 lây lan với tốc độ chóng mặt tại Mỹ là do Facebook, cũng như các mạng xã hội lớn trên thế giới.
Tỷ phú người Mỹ cũng từng trở thành mục tiêu bị nhắm đến nhiều nhất của các thuyết âm mưu và tin tức giả mạo trên mạng xã hội, gồm thông tin cho rằng ông đã tạo ra Covid-19 để kiếm lời nhờ bán vắc-xin trị bệnh.
Báo cáo cho biết các thuyết âm mưu liên quan đến Bill Gates đã được đề cập đến 1,2 triệu lần trên truyền hình và các phương tiện truyền thông xã hội trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, riêng trong tháng 4, Zignal Labs cho biết đã có hơn 18.000 thuyết âm mưu liên quan đến Bill Gates được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Bên cạnh đó, một số thuyết âm mưu và tin tức giả mạo cũng đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, cho rằng mạng 5G chính là nguyên do gây phát tán virus Covid-19 trên toàn cầu, điều này đã khiến một số trạm phát sóng mạng 5G tại Anh và Hà Lan bị người dân đốt phá vì tin theo các thông tin không chính xác này.
“Liệu các công ty truyền thông xã hội có thể trở nên hữu ích trong phòng chống dịch bệnh hay không?”, Bill Gates đặt câu hỏi. “Sự sáng tạo mà chúng ta có là gì? Thật đáng buồn là các công cụ kỹ thuật số thường chỉ tiếp tay cho việc truyền bá những ý tưởng theo tôi là điên rồ”.
Hiện nay tại Việt Nam, trên không gian mạng cũng đã xuất hiện rất nhiều trang mạng, tài khoản đăng tải thông tin giả, hoặc người dân vô tình chia sẻ các tin sai sự thật, không chính xác.
Từ 15/4/2020, việc đăng thông tin sai sự thật lên mạng xã hội sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Theo khuyến cáo của Bộ Công An, người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.
Ngoài ra, cũng cần kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào? Nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.
(Nguồn: Báo điện tử Dân trí).


AI CÓ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG


Hiện nay, có một số người băn khoăn về nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa thuộc về những thành phần nào, hay nói cách khác là nhiệm vụ đó thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Cần phải khẳng định rằng, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên là lực lượng tiên phong. Để đấu tranh, bảo vệ thành công nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết phải bảo vệ vững chắc nội bộ. Nội bộ đoàn kết, không dao động, không "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì thế lực thù địch dù có nhiều âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt đến mấy cũng khó bề làm lung lạc ý chí, niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì thế, việc đầu tiên là cần có biện pháp đấu tranh, khắc phục thực trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ phai nhạt lý tưởng mà còn thiếu niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa. Quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong mỗi cá nhân, tổ chức thường bắt đầu từ mất niềm tin, mất phương hướng, từ bỏ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tiến tới du nhập tư tưởng, lý luận phi mác-xít, sẵn sàng "trở cờ" phản bội, đưa đất nước đi theo hướng khác, con đường khác phi xã hội chủ nghĩa. Thực tế là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại trong cả nhận thức và hành động của một số người. Nhận thức đó có thể bắt nguồn từ những vấn đề còn chưa tỏ tường về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kết hợp với sự xuất hiện những thế mạnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa. Những điều đó đã tác động mạnh tới nhận thức của một số người, trong đó có một số văn nghệ sĩ, trí thức, làm cho nhận thức của họ trở nên mông lung, như người "đứng giữa ngã ba đường". VNĐ.


Đã đến lúc Đông Nam Á cần phải tăng cường sự đoàn kết.


Các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông ngày càng phản đối mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc.
Tại Hội nghị trực tuyến cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra tại Hà Nội hôm 13/6 do Việt Nam chủ trì với tư cách là Chủ tịch ASEAN, các bên đã ra tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh Trung Quốc từ đầu năm liên tiếp có hành động khiêu khích trên Biển Đông khi các nước dồn sức chống dịch bệnh.
Bắc Kinh thành lập cái gọi là các quận hành chính "quản lý" Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, điều tàu khảo sát bám theo tàu thăm dò dầu khí của Malaysia. Chưa dừng lại ở đó, nước này đã tiến hành tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1 đến 5/7.
Phản ứng trước các cuộc tập trận của Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tuyên bố Bắc Kinh sẽ “đối mặt với phản ứng mạnh nhất, về mặt ngoại giao hoặc bất cứ hình thức nào phù hợp” nếu cuộc tập trận xâm lấn sang lãnh thổ nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, cuộc tâp trận của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình. Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai.
Indonesia cũng đã có lập trường cứng rắn hơn. Trước đó, vào tháng 1/2020, Jakarta đã triệu Đại sứ Trung Quốc, cử các đội tuần tra trên không và trên biển sau khi tàu Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này quanh quần đảo Natuna.
Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại, Trung Quốc có thể sử dựng chiêu bài kinh tế để lấn át tiếng nói của các bên liên quan khi nhiều nước Đông Nam Á đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Hơn nữa, trong 10 nước thuộc ASEAN chỉ có 4 quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, điều này gây trở ngại lớn với khả năng đoàn kết trong khu vực để tạo ra một phản ứng thống nhất với Trung Quốc. Ngoài ra, việc tìm ra một tiếng nói chung còn bị cản trở bởi những khác biệt cơ bản về lợi ích của mỗi quốc gia thành viên.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tìm mọi cách để gia tăng lợi ích ở Biển Đông, các nước ASEAN phải tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau hành động nếu muốn tránh viễn cảnh tồi tệ nhất../

Cần xử lý thật nặng những kẻ tổ chức đưa người từ nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mang theo nguy cơ lây nhiễm COVID-19


Trong thời gian qua khi Việt Nam kiểm soát tốt tình hình dịch, đã xuất hiện tình trạng chủ quan, lơ là và chưa thực hiện đầy đủ các khuyến cáo, quy định về phòng, chống dịch của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch và của Bộ Y tế. Bộ Y tế cho biết sau tròn 100 ngày Việt Nam không có ca COVID-19 mới lây nhiễm trong cộng đồng, cuộc sống của chúng ta tưởng chừng đã đi vào quỹ đạo bình thường, không còn phải chịu những đợt cách ly như các nước khác trên thế giới, thì từ ngày 24 đến 6.00 giờ ngày 29/7 đã phát hiện 28 ca COVID-19 mới lây nhiễm trong cộng đồng. Nhưng đáng ngại là đến nay vẫn chưa phát hiện được nguồn gốc lây nhiễm của bệnh nhân này, không biết F0 là ai.

Chiến thuật nước đôi của Trung Quốc ở Biển Đông


Trong khi thế giới đang tập trung đối phó với dịch bệnh Covid-19, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để thúc đẩy yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.
Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng có tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông, nhiều quốc gia đang nỗ lực thành lập các liên minh mới, song song với việc củng cố quan hệ đối tác lâu đời.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng đối với thương mại và vận chuyển quốc tế, với hơn 1/3 lưu lượng vận chuyển hàng hóa toàn cầu đi qua vùng biển này.
Các nhà phân tích đánh giá, trong khi thế giới đang tập trung đối phó với dịch bệnh Covid-19, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội để gia tăng ảnh hưởng, bao gồm cả biên giới trên đất liền ở Nam Á và ở Biển Đông.
Trung Quốc đã theo đuổi cách tiếp cận nước đôi, một mặt tăng cường sự hiện diện và năng lực quân sự qua việc xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai tàu chấp pháp để khẳng định các yêu sách hàng hải phi pháp của nước này. Mặt khác tìm cách thể hiện là một đối tác sẵn sàng hợp tác với các nước ở Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Theo CNA, hơn 3 năm sau khi Tòa trọng tài Quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc năm 2016, Bắc Kinh dường như có lập trường mang tính hòa giải hơn với việc nhất trí tiếp tục đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thậm chí còn bày tỏ hy vọng đàm phán COC sẽ được hoàn thành vào năm 2021.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng đây chỉ là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm che giấu tham vọng thực sự và cải thiện hình ảnh trong khu vực. Peter Jennings, giám đốc điều hành của Viện chính sách chiến lược Australia cho biết: “Trung Quốc đã có màn diễn tập quân sự lớn mà tôi cho là để đe dọa các nước láng giềng khi chúng ta đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng Covid-19. Bắc Kinh đã tiến thêm một bước trong việc thực hiện hành vi gây hấn là phô diễn sức mạnh quân sự và tuyên bố kiểm soát hầu hết khu vực Biển Đông”.

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một đợt tập trận ở Biển Đông hồi năm 2016.

Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội
Chủ nghĩa cơ hội vốn không xa lạ. Nó thường che giấu bộ mặt thật của mình. Bản chất của những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội là khi cách mạng gặp thuận lợi, phát triển thì luôn tỏ ra cấp tiến, nhưng khi đất nước gặp khó khăn thì dao động, ngả nghiêng, sẵn sàng thỏa hiệp với các đối tượng phản động và phần tử xấu để chống phá cách mạng hoặc lợi dụng những kẽ hở của chính sách, pháp luật để làm nhiều điều mờ ám, gây tổn hại đến sự nghiệp chung. Thời gian gần đây, chủ nghĩa cơ hội đã xuất hiện những biểu hiện mới không thể xem thường.
Biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội tuy mỗi loại có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là đều chĩa mũi nhọn trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, thách thức sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực cản con đường đưa nước ta hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Những biểu hiện đó của chủ nghĩa cơ hội cũng là “mảnh đất màu mỡ” để đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến", "tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên sớm thành hiện thực, là chất xúc tác thúc đẩy âm mưu “diễn biến hòa bình” ngày càng trở nên sâu sắc và nguy hiểm hơn.
Vì vậy, nhận diện và đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, “vạch mặt, chỉ tên” những thứ cơ hội đột lốt “yêu nước, thương dân” là trách nhiệm không của riêng ai. Đây là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa một bên là những người yêu nước chân chính, có tâm đức với nhân dân, thủy chung và gắn bó với vận mệnh dân tộc, với một bên là những kẻ có cái nhìn a dua, thiển cận, xu thời, thực dụng, cơ hội, tiền hậu bất nhất, đục nước béo cò, sẵn sàng bán rẻ lương tâm vì tâm địa hẹp hòi.
Chủ động không để chủ nghĩa cơ hội len lỏi vào các tổ chức tổ đảng, bộ máy công quyền các cấp là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của công tác tư tưởng chính trị hiện nay. Muốn vậy, trước hết các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên tìm hiểu, nắm chắc diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên để kịp thời ngăn ngừa, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc phát sinh, chủ động triệt tiêu mầm mống của chủ nghĩa cơ hội ngay từ khi manh nha. Cùng với vạch trần, tẩy chay với các loại chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, xét lại và những biểu hiện mơ hồ, dao động về tư tưởng chính trị, cần chú trọng làm tốt công tác giáo dục, bồi đắp nâng cao niềm tin cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân vào những giá trị tốt đẹp của Đảng và của chế độ xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng các cấp cần chú trọng công tác quản lý nội bộ, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên (nhất là những người làm ở những vị trí nhạy cảm, phức tạp, có quan hệ xã hội sâu rộng) phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, không được tự ý nói năng, phát ngôn, bày tỏ ý kiến, kiến nghị của mình hay tán phát các tài liệu trên mạng xã hội có nội dung trái quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và không có lợi cho việc giữ vững đồng thuận xã hội, ổn định chính trị và an ninh tư tưởng-văn hóa.
Trong bối cảnh xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, các cơ quan, đơn vị cần chủ động định hướng, hướng dẫn, giáo dục cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội; động viên, khuyến khích mọi người tiếp thu có chọn lọc và làm lan tỏa những thông tin tích cực, lành mạnh trên mạng xã hội, góp phần nhân lên những giá trị tiến bộ, nhân văn trong cuộc sống. Cùng với đó phải kịp thời nhận diện, kiên quyết sàng lọc, loại bỏ những thông tin lệch lạc, sai trái, tiêu cực, không để những thông tin này có cơ hội tán phát, lây lan trên không gian mạng dễ làm vẩn đục môi trường thông tin và gây nhiễu dư luận xã hội. Làm tốt việc này cũng là một cách góp phần ngăn ngừa, phòng, chống những tư tưởng cơ hội, lợi dụng mạng xã hội để thông tin sai lệch, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.



Vạch trần, đấu tranh với những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội
Nhận diện, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, “vạch mặt, chỉ tên” những thứ cơ hội đội lốt “yêu nước thương dân” là trách nhiệm không của riêng ai.
Đây cũng là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa một bên là những người yêu nước chân chính, có tâm đức với nhân dân, thủy chung và gắn bó với vận mệnh dân tộc và đất nước với một bên là những kẻ có cái nhìn a dua, thiển cận, xu thời, thực dụng, cơ hội, tiền hậu bất nhất, đục nước béo cò, sẵn sàng bán rẻ lương tâm vì tâm địa hẹp hòi.
Chủ nghĩa cơ hội vốn không xa lạ. Nó thường che giấu bộ mặt thật của mình. Bản chất của những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội là khi cách mạng gặp thuận lợi, phát triển thì luôn tỏ ra cấp tiến, nhưng khi đất nước gặp khó khăn thì dao động, ngả nghiêng, sẵn sàng thỏa hiệp với các đối tượng phản động và phần tử xấu để chống phá cách mạng hoặc lợi dụng những kẽ hở của chính sách, pháp luật để làm nhiều điều mờ ám, gây tổn hại đến sự nghiệp chung. Thời gian gần đây, chủ nghĩa cơ hội đã xuất hiện những biểu hiện mới không thể xem thường.
Một số ít người từng giữ cương vị lãnh đạo, quản lý lâu năm trong hệ thống chính trị các cấp, nhưng ít nhiều có biểu hiện “trở cờ” sau khi về hưu. Một số người lợi dụng các đợt đóng góp ý kiến vào các dự thảo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để đưa ra những quan niệm “mập mờ đánh lận con đen”. Một số người từng là cán bộ, đảng viên lâu năm đã mắc bệnh công thần chủ nghĩa, tuyệt đối hóa vai trò, cống hiến của mình trong quá khứ để phê phán quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đề xuất những ý kiến lệch lạc. Một số ít trí thức, văn nghệ sĩ vốn là đảng viên cộng sản có những đóng góp nhất định trong lịch sử và có những công trình nghiên cứu, tác phẩm văn học nghệ thuật được khá nhiều công chúng biết đến, nhưng nay lại bày tỏ sự sám hối của mình. Trên các mạng xã hội, ngoài việc công khai “hối hận”, “mặc cảm” và cố ý chối bỏ quá khứ cống hiến đáng quý của mình, những người này còn có những ý kiến hết sức chủ quan, thiên lệch về tình hình đất nước, xã hội và đời sống nhân dân. Đáng nói hơn, có người đã liên lạc, kết nối với các phần tử thù địch ở hải ngoại để "tiền hô hậu ủng", tạo thêm bệ đỡ cho các thế lực đó thường xuyên công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Một bộ phận cán bộ, đảng viên cố tình lợi dụng những kẽ hở trong hệ thống chính sách, luật pháp để làm những việc sai pháp luật, trái đạo lý. Có những người triệt để lạm dụng lúc "tranh tối tranh sáng” để thu vén lợi ích cá nhân. Xuất phát từ chủ nghĩa cơ hội mà sinh ra bao thứ phiền toái: Nịnh hót, luồn lọt, tâng bốc nhau một tấc lên trời, lôi bè kéo cánh, cục bộ địa phương, thấy sai trái không dám đấu tranh, thấy cái đúng không biết bảo vệ, bao che khuyết điểm, dung dưỡng cái xấu, thậm chí tiếp tay cho cả cái ác... Cái thứ cơ hội này tuy không dễ “bắt tận tay, day tận mặt”, nhưng cũng là kẻ thù bên trong không kém phần nguy hiểm.
Vì vậy hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta phải nâng cao cảnh giác, vạch trần những thủ đoạn với những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội của các phần tử phản động thù địch. Tuyệt đối trung thành với Đảng, nhà nước, nhân dân và sự nghiệp đổi mới mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Đừng chỉ trích những chiến sỹ quân hàm xanh!


Những ngày vừa qua, cả nước giật mình khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát trở lại ở Đà Nẵng, chỉ trong chưa đến 3 ngày đã có hơn 10 ca được xác định dương tính, nhiều F0 bị mất dấu, cả chục ngàn người được xác định là F1, F2. Đáng lo ngại hơn, sau khi phân tích gen thì cơ quan y tế đã xác định đây là chủng virus mới, khác với các chủng trước từng xuất hiện tại Việt Nam, có tốc độ lây lan nhanh hơn và hiện chưa tìm được nguồn lây, nguyên nhân lây nhiễm.
Lúc này nhìn lại, người ta 'chợt phát hiện': hóa ra trong chuỗi 99 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, có rất nhiều người nước ngoài (đa phần là Trung Quốc) đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, có rất nhiều công dân Việt Nam đã lẻn về nước thông qua các dịch vụ vận chuyển người trái phép để tránh cách ly. Một lỗ hổng và đó có thể là nguyên nhân truyền bệnh vào Việt Nam. Đồng thời với việc lên án những người nhập cảnh trái phép, những kẻ 'dẫn giặc vào nhà' thì nhiều người khác lại tìm cách quy trách nhiệm và đổ lỗi cho các chiến sỹ bộ đội biên phòng - những người lính đứng chốt đầu tiên nơi tiền tiêu chống dịch.
Lý lẽ họ đưa ra thế này: "Bộ đội biên phòng phụ trách canh gác biên giới, ngăn cản người nhập cảnh trái phép, chặn các đường mòn lối mở, thì việc để lọt người vào Việt Nam phải là trách nhiệm của họ, chính họ đã vô trách nhiệm và gây ra hậu quả ngày hôm nay!".
Thật đắng lòng! Khi những chiến sỹ biên phòng đang ngày đêm đứng gác nơi biên giới, vẫn có những kẻ sẵn sàng đâm sau lưng họ và nhiều kẻ khác chỉ trích họ!
Việt Nam có gần 4000km đường biên giới tiếp giáp với 3 quốc gia, địa hình biên giới đa dạng, vừa là sông ngòi, vừa có núi cao vực sâu lại có cả đồng bằng..., cả ba quốc gia hàng xóm cũng đều đang có dịch, chưa nói đến Trung Quốc hiện vẫn là một trong những ổ dịch lớn. Bất kỳ nơi nào trên suốt 4000km biên giới ấy đều có thể trở thành 'đường'. Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng, những kẻ 'dẫn giặc vào nhà' có đủ kinh nghiệm để tìm cách băng rừng, vượt biên, tìm ra những đoạn đường mà bộ đội biên phòng chưa tuần tra đến, lựa chọn thời gian, địa điểm thích hợp đưa người vượt biên, giấu người trong các phương tiện giao thông qua mặt lực lượng chức năng, và những việc ấy tất cả đều được 'giúp đỡ' bởi những người Việt trong nước, họ có đủ kỹ năng, mánh khóe để qua mặt lực lượng chức năng, chính người Việt đang hại người Việt... và nếu việc ngăn chặn vượt biên, ngăn chặn dẫn người vượt biên không xuất phát từ ý thức của chính những người dân quanh vùng biên giới, từ trách nhiệm của chính những đơn vị vận tải qua cửa khẩu thì khó lòng lực lượng biên phòng có thể ngăn chặn được. Chỉ 1 ca lọt, tiếp xúc với một vài người khác cũng đủ khiến dịch bệnh bùng phát.
Ngay bây giờ, khi bạn đang nằm chăn ấm nệm êm, đầy đủ tiện nghi, vẫn có hàng nghìn chiến sỹ biên phòng đang ứng trực, cắm chốt ở biên giới 24/24. Nhiều đồng chí ăn Tết ở đơn vị, có nhiều đồng chí từ Tết đến giờ chưa về nhà. Dịch bệnh bùng phát cũng là lúc họ căng mình, cưới cũng hoãn, cha mẹ mất không về được, nỗi đau nén chặt vào trong mà lập bàn thờ nơi tiền tiêu cho tròn chữ hiếu. Tôi vẫn ám ảnh mãi với hình ảnh người chiến sỹ biên phòng làm khăn tang cha từ vải quân y. Ở Biên giới Tây Nam của Tổ quốc, những ngày tháng 4, một chiếc khăn vẫn còn mới nguyên, gấp làm bốn, nằm gọn gàng trong túi áo xanh bên ngực trái.
Thế đấy, chống dịch là thành quả chung, nỗ lực chung, nhưng khi có biến cố xảy ra, ai đó sẽ cố tìm một nơi để đổ lỗi. Nhưng dù lỗi có đổ đến đâu thì cũng đừng chỉ trích những chiến sỹ quân hàm xanh, bởi họ ở nơi tuyến đầu chống dịch chỉ có một lý do: Bảo vệ Nhân dân - trong đó có cả những người đang chỉ trích họ./.


VIỆT NAM THÀNH VIÊN CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CỦA ASEAN


Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. 25 năm qua, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ASEAN.

Ngay từ những ngày đầu mới gia nhập, Việt Nam cùng các nước ASEAN thúc đẩy kết nạp Căm-pu-chia, Lào và Mi-an-ma vào ASEAN, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (12-1998) được tổ chức tại Hà Nội, Chương trình Hành động Hà Nội đã được thông qua, góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội Thực hiện Tầm nhìn 2020. Với vai trò Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và ARF, Việt Nam đã chủ trì và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM 34), Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 8 (ARF 8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đông Bắc Á (ASEAN +3), các hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các nước Đối thoại (PMC +10) và với từng nước Đối thoại (PMC +1) và Hội nghị sông Hằng - sông Mê kông vào cuối tháng 7-2001.

Hai năm sau khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, năm 2010, Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Việt Nam đã đưa ra những sáng kiến mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á,  tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+). Việt Nam đã thành công trong các nhiệm kỳ điều phối quan hệ đối tác với các đối tác lớn và quan trọng của ASEAN như Trung Quốc, EU, Ấn Độ. Hiện nay, Việt Nam đang điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2018-2021.

Việt Nam cùng với các nước tiếp tục triển khai các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN, ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với Thái Lan và các nước thành viên nhằm đạt được các ưu tiên đề ra cho năm 2019, đồng thời tiếp tục tập trung nguồn lực cho triển khai các kế hoạch xây dựng Cộng đồng trên cả 3 trụ cột (Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội); tham gia tích cực và đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư thông qua hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), xây dựng lộ trình cho cắt hàng rào giảm phi thuế quan và thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Việt Nam tham gia và đóng góp tích cực vào việc xây dựng và thông qua Tài liệu “Quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” giúp hình thành lập trường chung của ASEAN, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở phù hợp với trên cơ sở các giá trị, nguyên tắc cơ bản và vai trò trung tâm của ASEAN. Cùng với các nước ASEAN tham gia tích cực và xây dựng trong quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

Từ ngày 1-1-2020 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vai trò này kể từ khi gia nhập. Năm nay Việt Nam cũng đồng thời là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Đó là cơ hội để Việt Nam đóng góp không chỉ tiếng nói của mình mà còn đại diện cho cả Cộng động ASEAN ở một diễn đàn quốc tế quan trọng là Liên hiệp quốc.

Chủ đề của năm ASEAN 2020 là “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” và 5 ưu tiên: phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN vào công cuộc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững; nâng cao năng lực thích ứng, hiệu quả hoạt động của ASEAN. Năm ưu tiên này trải rộng trên toàn bộ các lĩnh vực trọng tâm của ASEAN.

Năm 2020 là một năm đặc biệt với cả ASEAN và Việt Nam. Với ASEAN, đó là tròn 5 năm thành lập Cộng đồng. Với Việt Nam, 2020 là  năm thứ 25 Việt Nam tham gia ASEAN. Việc đảm nhận thành công Chủ tịch ASEAN chính là cơ hội để Việt Nam thể hiện năng lực và phát huy vai trò dẫn dắt của mình, đáp ứng sự trông đợi, tin tưởng của các nước thành viên và đối tác. Cộng đồng ASEAN đã kịp thời hành động, chủ động thích ứng, gắn kết các quốc gia đối phó với đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Sau sự thành thành công của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN và ASEAN +3 về ứng phó với COVID-19,  Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 cũng được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên. Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao vai trò dẫn dắt và sự năng động của Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Việt Nam phát huy tốt vai trò dẫn dắt của Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã một lần nữa ghi thêm những đóng góp kịp thời, thiết thực của Việt Nam cho ASEAN trong suốt 25 năm qua cũng như khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trong phát triển bền vững và bảo vệ hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Hải Đăng st

BẢO VỆ TỐT BẢN THÂN LÀ GÓP PHẦN VÀO CHIẾN DỊCH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 THÀNH CÔNG



Sau một thời gian dài Việt Nam ta không có thêm bệnh nhân nào mắc Covid-19 và được thế giới đánh giá cao về công tác phòng chống dịch bệnh. Nhưng khi bệnh nhân thứ 416 ở TP Đà Nẵng bị nhiễm Covid-19, tình hình trở lên phức tạp…. Do vậy, để phòng chống có hiệu quả, tránh lây lan, mọi người dân cần phải bảo vệ bản thân và những người xung quanh bằng cách tìm hiểu thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế công cộng tại địa phương. Để ngăn chặn Covid-19 lây lan, hãy:
Thường xuyên rửa tay. Sử dụng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.
Giữ khoảng cách an toàn với những người đang ho hoặc hắt hơi.
Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che mũi và miệng bằng khuỷu tay gập lại hoặc khăn giấy.
Hãy ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
Hãy đến cơ sở y tế nếu bạn bị sốt, ho và khó thở. Nhớ gọi điện trước.
Làm theo chỉ dẫn của cơ quan y tế địa phương.
Tránh đến cơ sở y tế khi không cần thiết để giúp hệ thống y tế hoạt động hiệu quả hơn, nhờ vậy bảo vệ được bạn và những người khác.

Cần nghiêm trị những kẻ “bán rẻ” Tổ quốc


Nhờ nỗ lực của toàn dân, toàn quân và của ngành y tế trong nước, sau gần 100 ngày Việt Nam không có ca nhiễm trong cộng đồng, người dân đang dần quay lại cuộc sống bình thường trước khi có dịch thì thông tin về ca nhiễm số 416 và 418, những ca lây nhiễm trong cộng đồng với chủng vi-rút mới, khiến chúng ta không khỏi băn khoăn về F0 của những ca bệnh này. Và ngay sau đó chúng ta biết được thông tin về cái giá của việc đưa lậu người nước ngoài vào Việt Nam mà tránh được cách ly, các chốt kiểm dịch với cái giá rẻ mạt, từ 250 nghìn đồng đến 12 triệu đồng. Quả thực có những người mang tiếng là “đồng bào” của chúng ta sẵn sàng vì đồng tiền mà sẵn sàng vứt bỏ an nguy của chính bản thân, gia đình mình và của hàng triệu người dân trong nước khác để đưa những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Và còn có những kẻ cũng đã từng được nước Việt Nam nuôi lớn, cũng vì vài đồng bạc của các đối tượng phản động mà quay lại nói xấu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trong thời kỳ dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp, chúng lợi dụng mọi sự kiện để đưa ra những thông tin sai lệch, bịa đặt về những nỗ lực của Đảng, nhà nước Việt nam khiến nhiều người chưa tiếp cận được những tin chính thống hiểu sai về đất nước Việt nam.
Những kẻ “bán rẻ” Tổ quốc như vậy thật là đáng lên án và nghiêm trị để làm gương cho những người khác.

Covid-19 bùng phát mạnh, quốc gia đầu tiên tính phong tỏa toàn quốc lần hai

Đối phó với làn sóng Covid-19 thứ hai, nhiều nước bắt đầu áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế, thậm chí Bỉ cân nhắc phong tỏa toàn quốc lần hai.

HÃY THÔNG THÁI TRONG CÁCH TIẾP NHẬN THÔNG TIN


Có lẽ chúng ta chưa lúc nào được sống trong thời đại mà thông tin trong nước và ngoài nước được cập nhật từng phút từng giây như hiện nay. Đặc biệt, trong thời điểm diễn ra dịch Covid, “cơn bão” thông tin về dịch bệnh xuất hiện liên tục trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, lại có rất nhiều nguồn thông tin xuyên tạc và thông tin nhiễu liên quan đến tình hình dịch Corona. Đơn cử như việc đăng tin sai lệch về số ca tử vong của Việt Nam, trong khi thực tế nước ta vẫn nằm trong số ít các quốc gia chưa có người tử vong vì dịch bệnh. Chính vì lẽ đó, khi tiếp nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, chúng ta luôn phải tỉnh táo để phân biệt tin giả và tin thật; đồng thời phải biết cách lượng giá thông tin và trở thành một người đọc và chia sẻ thông tin thông thái.
Đặc biệt, thời điểm này, khi tiếp cận được một thông tin mới về dịch Corona, chúng ta cần xác minh xem nguồn thông tin đó đến từ đâu và có đáng tin cậy, có nguồn gốc chính thống hay không, sau đó, kiểm tra nội dung thông tin qua các trang web chính thống khác để tránh tạo tâm lý hoang mang lo lắng không cần thiết.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG




Đạo đức được coi là một trong ba chân giá trị "chân-thiện-mỹ" mà chúng ta luôn hướng tới. Kế thừa tinh hoa đạo đức của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, đạo đức vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của nhân dân. Đạo đức cách mạng định hướng cho cán bộ, đảng viên tự giác điều chỉnh hành vi của mình để vượt lên mọi cám dỗ, chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, biết đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu Đảng ta phải xứng đáng "là đạo đức, là văn minh", mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Người đã để lại một hệ thống quan điểm về đạo đức và bản thân Người là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng. Những tiêu chuẩn đạo đức mà Người chỉ ra đã trở thành chuẩn mực đạo đức mà mỗi cán bộ, đảng viên thường xuyên phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng./.

Thành tố đạo đức


Nội hàm của đạo đức cán bộ hiện nay có 3 thước đo quan trọng:
Thứ nhất, đạo đức của cán bộ là gương mẫu, không gương mẫu coi như không có đạo đức. Gương mẫu là tiêu chuẩn khó nhất, cần nhất của cán bộ lãnh đạo. Cán bộ nêu gương là cách tốt nhất để dẫn dắt cả xã hội tiến bộ.
Thứ hai, đạo đức của cán bộ là dân chủ - dân chủ là cách tốt nhất để tập hợp nhân tài. Dân chủ là cách tốt nhất để cán bộ không phạm sai lầm. Dân chủ là cách tốt nhất để đoàn kết và thông thoáng tư tưởng nội bộ.
Thứ ba, đạo đức của cán bộ là có nếp sống văn hóa. Người có đạo đức sẽ tỏa sáng ra bên ngoài bằng văn hóa. Người có văn hóa là người có cốt cách bên trong là đạo đức. Có thể coi văn hóa là tinh hoa của đạo đức.

Đức là sự tín nhiệm, tài là sự kính trọng của dân

          Thời đại nào cán bộ cũng cần có đủ đức và tài. Nhà vua Lê Thánh Tông  (1460-1497) đã xác định 4 tiêu chuẩn (2 tài, 2 đức) để chọn lý trưởng (cấp gần dân nhất) là: “Học lực sinh đồ. Gia tư hảo túc. Đức hạnh ôn hòa. Ngôn ngữ khả tín”. Ngày xưa triều đình rất quan tâm đến cán bộ cơ sở, cấp thay mặt vua hành xử với dân. Cán bộ sai là làm mất uy tín của vua - đúng như Lênin đã nói: “UBND các cấp là cơ quan trung ương đóng tại địa phương”.
         Nhưng nội hàm của hai chữ đức và tài mỗi thời đại có thể có nội dung khác nhau. Thời đại ngày nay, theo tôi đức và tài phải được coi trọng như nhau. Làm người thì phải có đức, làm cán bộ thì phải thêm có tài. Bởi vì người có đức mà không có tài thì dễ trì trệ; người có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Ở đời hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ. 
         Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng rối. Đức là điều kiện cần, tài là điều kiện đủ. Đức là vùng đất tốt, tài là hạt giống tốt. Hạt giống tốt gieo trên vùng đất tốt sẽ cho năng suất cao nhất. Đức là sự tín nhiệm của dân. Tài là sự kính trọng của dân. Cha ông ta đã dạy: “Quan đần dân khổ”. Sẽ rất khó để tìm ra một mô hình quan dốt mà dân sướng

.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VỮNG CHẮC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Hoạt động tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị và xã hội được các thế lực chống cộng và cơ hội chính trị ráo riết tiến hành và ngày càng trở nên nguy hiểm, hậu quả khó lường. Đây là một trong những nhân tố có thể tạo ra nguy cơ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam, nếu không kiên quyết đấu tranh ngăn chặn. Trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động chống phá nhằm vào vai trò lãnh đạo của Đảng để phá hoại an ninh chính trị nội bộ, tác động hướng lái chủ trương, đường lối chính sách và nhân sự của Đảng với mức độ quyết liệt hơn và công khai, trắng trợn hơn. Vì vậy, để bảo vệ vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng cần làm tốt những nội dung sau:
Một là, về quan điểm, cần kiên quyết, kiên trì khẳng định, đồng thời giữ vững và củng cố vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào; không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm tư tưởng chính trị đòi đa nguyên, đa đảng.
Hai là, xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh nhằm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội; bảo đảm cho chủ trương, đường lối của Đảng đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện được bản chất cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân; phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ của cách mạng; phản ánh được ý chí, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân.
Ba là, phát hiện kịp thời những tư tưởng đối lập do các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; xử lý kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật đối với các hoạt động phá hoại, không để các thế lực thù địch tạo dựng ngọn cờ tập hợp được lực lượng. Tăng cường lãnh đạo và quản lý các hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, internet, các cuộc hội thảo, việc hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội về những vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền... Không xảy ra sơ hở để bên ngoài có thể lợi dụng thu thập bí mật, xuyên tạc, truyền bá quan điểm tư tưởng thù địch và kích động phá hoại. Đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh, vô hiệu hóa các trang mạng xã hội có nội dung xấu; tăng cường giáo dục, đối thoại với những người có quan điểm sai trái, ngăn chặn sự tác động của bọn phản động bên ngoài, không đẩy họ vào thế đối địch, đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp đã “diễn biến” từ ta sang địch.
Bốn là, đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm tư tưởng và ý đồ thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; kiên trì và tăng cường đấu tranh phê phán hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng xã hội - dân chủ, chủ nghĩa thực dụng. Kiên quyết bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, đặc biệt là mục tiêu, lý tưởng, con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn; phát triển đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa; có biện pháp thiết thực củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các thành tố trong hệ thống chính trị và Nhân dân.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống những luận điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng để luận chứng bác bỏ có sức thuyết phục từng luận điểm. Trên cơ sở đó, huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa tiến hành phản bác kịp thời, có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, với các luận điệu phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vạch trần thủ đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà nước ta trong công tác xây dựng Đảng, trong quản lý kinh tế - xã hội nhằm kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. 
Điều đúng đắn hiện nay trong bối cảnh chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là: mọi người Việt Nam đều phải chung vai gánh vác cùng với Đảng, Nhà nước và Nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước tiếp tục đi lên.

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật. Mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người. Mỗi người chúng ta, hãy bằng những hành động thiết thực nhất, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường sống của chúng ta, của con cháu chúng ta, bằng những việc làm cụ thể, nhỏ nhất như: sử dụng tiết kiệm điện nước; trồng và chăm sóc cây xanh; bỏ rác thải đúng nơi quy định... góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

NHỮNG BIỂU HIỆN MÔI TRƯỜNG BỊ Ô NHIỄM



Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa bão lũ quét thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng,… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như: cháy rừng, bão, lũ lụt, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…
Với tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức trầm trọng như hiện nay thì muốn bảo vệ môi trường cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của toàn thể mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường xanh và không ô nhiễm.
Description: Con người là nguyên nhân chủ yêu gây ô nhiễm môi trường
Con người là nguyên nhân chủ yêu gây ô nhiễm môi trường

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG



Môi trường đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Chính vì thế, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Theo đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả cộng đồng và nhân loại nói chung.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG BẰNG UNCLOS



Thời gian gần đây, có nhiều hoạt động làm phức tạp tình hình trên Biển Đông, như: có quốc gia tự cho mình cái quyền cấm đánh cá, ngăn cản các nước khác thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên Biển Đông; gia tăng các hoạt động diễn tập quân sự... là những nguy cơ gây mất ổn định trên Biển Đông. Để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng nhau phát triển, các nước cần giải quyết bằng phương pháp hòa bình dựa vào luật pháp quốc tế về biển năm 1982, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi nước xung quanh Biển Đông. Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng văn minh, muốn ổn định, hòa bình và ngày càng văn minh hơn, thì càng phải thượng tôn Luật biển quốc tế. Nếu nước nào tự cho mình có quyền và giải quyết các các tranh chấp theo cách riêng của mình, thì làm gì có điểm chung, làm sao mà giải quyết hòa bình được (nếu quyết tâm giải quyết theo hướng này, thì chỉ là “câu giờ, khẩu hiệu” mà thôi; hay để chờ một thời gian nữa đến khi cá thật lớn sẽ nuốt từng con cá bé nhẹ nhàng hơn), không thuyết phục được các nước khác, tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

INTERNET



Internet giúp cho con người nới rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết về thế giới, con người và mọi việc diễn ra xung quang mình, nhất là các góc khuất trong tư duy, các góc nhìn đa chiều về các sự vật, hiện tượng khách quan, toàn diện hơn; giúp con người hoàn thiện và hành động đúng hơn, hiệu quả hơn (nếu không biết hỏi ông Bugồ); nhưng sử dụng Internet cũng có tính hai mặt, nhìn chung mặt thuận, tích cực là cơ bản, mặt trái của nó là một số người lợi dụng Internet để đả kích, nói sấu nhau, đánh bạc, bán hàng không đúng với chất lượng quảng cáo, đưa tin sai sự thật... thậm chí kích động biểu tình, bạo loạn... Nếu không kiểm soát được nội dung, thì Internet sẽ nhanh chóng trở thành một bãi hổ lốn, với toàn nội dung phản cảm, tục tĩu, kích động hận thù sắc tộc, tôn giáo... Do vậy, nhiều nước ra luật để quản lý, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân, như Hoa Kỳ năm 1996 đã có luật để quản lý Internet và Việt Nam năm 2018 cũng có Luật về An ninh mạng. Đây là hành lang pháp lý để mọi tổ chức và công dân được tự do khai thác sử dụng mạng Internet, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các tổ chức, cá nhân; đồng thời có những chế tài ngăn ngừa các hành vi không đúng khi sử dụng, lợi dụng Internet.


CẢ NƯỚC HƯỚNG VỀ ĐÀ NẴNG



Covid-19 lại xuất hiện ở Đà Nẵng, căn bệnh lan y lây lan nhanh lại xuất hiện chấm dứt 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, mà hiện nay đang mùa du lịch, là trung tâm về giao thông cả đường bộ, đường sắt và đường không. Covid-19 xuất hiện ở Đà Nẵng là điều không may mắn, song các cấp chính quyền, giới chuyên môn đã dự kiến, nước ta đã có kinh nghiệm, vì đã qua các giai đoạn phòng chống dịch rất hiệu quả, được thế giới thừa nhận, nhân dân tự hào... Đây là cuộc chiến mới, trong trạng thái bình thường mới, nên đòi hỏi mọi người dân hãy tự giác khai báo với chính quyền về di chuyển từ vùng dịch hoặc ở gần người mắc bệnh (cùng chuyến tàu, xe...), tự giác cách ly, giãn cách xã hội phù hợp theo các khuyến cáo của các cơ quan chức năng đó là yêu nước, yêu bản thân và gia đình mình, cùng cả nước tiếp tục phòng chống có hiệu quả Covid-19. Đà Nẵng cố gắng nên vì mình, vì cả nước; cả nước chung tay với Đà Nẵng, vì dân tộc mình các bạn ơi.

CẢ NƯỚC TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ



Hàng năm cứ đến ngày này, nhân dân cả nước ta đều hướng đến ghi nhận công lao vì nước vì dân của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự bình yên của nhân dân. Mỗi người dân đất Việt kính cẩn, nghiêng mình trước Anh linh của các anh hùng liệt sĩ, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: làm những việc tốt hơn cho mình, cho gia đình, cho xã hội, góp phần xây dựng xã hội phồn thịnh, văn minh, tươi đẹp hơn. Trước mắt cùng nhau vượt qua những khó khăn mà Đại dịch Covid19 gây ra; tự giác hơn, trách nhiệm hơn trong thực hiện tốt giãn cách xã hội, phòng chống có hiệu quả Dịch Covid 19 tại gia đình mình, cộng đồng mình, như vậy là yêu nước, như vậy chính là đền ơn, đáp nghĩa những người đã hy sinh vì cuộc sống tốt đẹp của ngày hôm nay./.

Phong tỏa “bài toán khó” đặt ra cho các nước, trước làn sóng bùng phát COVID-19 mới

Khác với lần đầu phong tỏa, hầu hết các nền kinh tế hiện đều đã kiệt quệ. Trong bối cảnh các kỷ lục liên quan bệnh COVID-19 liên tục bị phá vỡ, cuộc tranh luận về việc có nên cho học sinh trở lại trường, hoặc có nên đóng cửa nền kinh tế lần nữa không, đang nổ ra dữ dội ở Mỹ.

HÃY Ở YÊN KHI ĐẤT NƯỚC CẦN BẠN Ở YÊN 1 CHỖ, ĐỪNG CHỐNG ĐỐI, ĐỪNG BỎ TRỐN LÀM PHỨC TẠP TÌNH HÌNH.


Chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng dịch

Cần nhớ Chỉ thị 16 và chỉ thị 19 qui định như thế nào?


1/ Chỉ thị 16
-        Chỉ ra ngoài trường hợp thật cần thiết
-        Giữ khoảng cách 2m
-       Đeo khẩu trang
-        Không tập trung quá 2 người
-        Đóng cửa cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu


2/ Chỉ thị 19 qui định
-         Không tập trung đông người
-         Đeo khẩu trang
-         Khu tập luyện thể thao di tích, danh lam thắng cảnh… được hoạt động







Những triệu chứng COVID-19 nào báo trước bệnh nặng hay nhẹ?


COVID-19 là căn bệnh kỳ lạ với dải triệu chứng rất rộng, từ nhẹ như một cơn cảm lạnh thoáng qua cho đến nặng đến mức suy hô hấp. Các biểu hiện chính của COVID-19 thường được mô tả là ho, sốt, và mất cảm giác mùi.

Đến sáng 28/7, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua

Tính đến 6 giờ ngày 28/7, Việt Nam có tổng cộng 431 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca  nhập cảnh được cách ly ngay.

CẦN NHỮNG CÁI ĐẦU TỈNH TÁO

Phải thừa nhận rằng, “tù nhân lương tâm” thực sự là một cái mác dễ khơi gợi lòng trắc ẩn trong công chúng. Có lẽ đó cũng là lý do ngày càng có nhiều đối tượng sau khi vi phạm và bị xử lý theo luật pháp Việt Nam, bỗng nhiên được dựng lên như những “tù nhân lương tâm”, tiếp tục trở thành công cụ để các thế lực thù địch vu cáo và bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Để biết thực, giả cái gọi là vấn đề “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam ra sao, trước hết phải đặt ra vài câu hỏi: Có hay không thứ gọi là “lương tâm” trong Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội? Có lương tâm hay không khi hết lần này đến lần khác đăng tải các bài viết trên mạng xã hội, đả kích, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam như đối tượng Nguyễn Quốc Đức Vượng (sinh năm 1991, ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng); hoặc chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng việc tổ chức lập “nhà nước Mông” tại huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam như đối tượng Sùng A Sính, Lầu A Lềnh...? Với những người am hiểu luật pháp, mưu cầu cuộc sống ổn định và có ý thức thượng tôn pháp luật, câu trả lời dĩ nhiên là “không”! Chắc chắn là “không”!

Đáng nói hơn, khi âm mưu của những Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Lê Công Định, Nguyễn Thị Công Nhân bị lật tẩy kèm theo những bản án thích đáng, người ta cũng dễ dàng nhận thấy một mưu đồ khác phía sau, đó là biến các đối tượng này “từ kẻ đáng tội thành kẻ đáng thương” bằng nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”, dù tội danh của họ đã rõ rành rành. Mục đích cuối cùng là cổ súy, bảo vệ cho những hành vi xem thường luật pháp, gây rối xã hội, chống phá chế độ, xâm phạm an ninh quốc gia, từ đó tạo thêm vây cánh và nhân rộng “chân rết” phục vụ cho những hành động chống phá Việt Nam thông qua các vấn đề về tự do, tôn giáo và nhân quyền. Nói cách khác, “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là một món hàng để đem ra trao đổi và mua chuộc, một thứ công cụ đen để đánh lừa dư luận.

Tiếc rằng, trong chúng ta vẫn còn không ít người nhận thức đơn giản, dễ dàng bị mê hoặc trước những luận điệu và thông tin sai sự thật mà những kẻ đáng bị coi là “lái buôn lương tâm” ấy dựng lên.

Sứ mệnh đấu tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựa trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam chắc chắn còn dài. Để tạo thêm niềm tin của nhân dân vào sứ mệnh ấy, rất cần những cái đầu tỉnh táo để nhận diện và vạch trần sự thật về thứ đang được các trang web, diễn đàn phản động phát ra rả mỗi ngày: “tù nhân lương tâm”.


CHIÊU TRÒ MẬP MỜ

Lâu nay, các đối tượng thù địch thường dựa vào khái niệm “tù nhân lương tâm” để thổi phồng vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu dai dẳng là bôi nhọ, vu cáo và chống phá Nhà nước Việt Nam, làm suy giảm lòng tin của nhân dân Việt Nam vào hệ thống chính trị của nước ta. Ví dụ cụ thể có nhiều, mà gần đây nhất là bản thông cáo báo chí đầy ý đồ do Tổ chức “Bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” (Defend the Defenders-DTD) tung ra vào đầu tháng 7 vừa qua.

Thông cáo báo chí của DTD chắc hẳn sẽ khiến những kẻ thường xuyên lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất hả hê. Theo bản thông cáo này, tính đến ngày 30-6-2020, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 276 “tù nhân lương tâm” trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ khác, trong đó có 213 người đã bị kết án, chủ yếu là các tội phạm chính trị và 63 "nhà hoạt động" đang bị giam giữ trong thời gian điều tra hoặc chờ xét xử. Thông cáo cũng khẳng định chắc mẩm rằng, đó là những blogger, luật sư, nhà hoạt động về quyền đất đai, nhà bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và tín đồ của các tôn giáo thiểu số không đăng ký bị bắt giữ và kết án “chỉ vì thực hiện một cách ôn hòa” các quyền được bảo vệ bởi các công ước nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam, như: Quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do của tôn giáo hoặc niềm tin... Và như để nhân lên niềm tin của người đọc về tính chân thực, công tâm của văn bản này, DTD “bồi” thêm: Danh sách 276 “tù nhân lương tâm” nói trên không bao gồm các cá nhân đã tham gia hoặc ủng hộ bạo lực.

Càng nực cười hơn khi DTD cho rằng, sau khi bắt giữ hơn 40 "nhà hoạt động" và blogger, kết án khoảng 40 người bất đồng chính kiến vào năm 2019, Việt Nam tiếp tục trấn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội để bảo đảm “sự ổn định xã hội” trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; và rằng, trong khi các nước khác đang tập trung giải quyết những vấn đề do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam dường như lại sử dụng cơ hội này để tăng cường đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến-những người không bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

Người viết bài này hoàn toàn đồng tình với quan điểm được nêu ra trong bài viết ở Việt Nam không có cái gọi là "tù nhân lương tâm, mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật, bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Một trong những dẫn chính điển hình là Cù Huy Hà Vũ, từ một trí thức biến thành đối tượng có tư tưởng và hành động chống đối Nhà nước Việt Nam, tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, kêu gọi nước ngoài can thiệp...

Chẳng riêng gì ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới, rất nhiều cá nhân đã bị bắt giữ, thậm chí bị đem ra xét xử và phạt tù vì những tội danh như làm tổn hại tới an ninh quốc gia, tung tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây nguy hiểm cho người dân... Điểm chung của các vụ việc này là đều được xử lý dựa trên luật pháp hiện hành, trên tinh thần thượng tôn pháp luật mà bất cứ quốc gia nào cũng đã và đang nỗ lực hướng tới.

Vậy nên, “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là một khái niệm hết sức mập mờ được tạo ra nhằm đánh lạc hướng, thậm chí đầu độc dư luận, khiến họ khó có thể phân biệt đâu là những người hoạt động vì nhân quyền đích thực, đâu là những đối tượng sử dụng con bài nhân quyền nhằm mục đích gây rối, phá hoại.