Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Là cán bộ phải luôn coi trọng chữ “tâm”, phải “có tâm, có tầm” không làm tổn hại đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân

Trong Truyện Kiều của Đại văn hào Nguyễn Du có đề cập “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chữ tâm có nhiều nghĩa, nhưng chung quy lại có thể thấy ý nghĩa chủ đạo của nó phản ánh đạo đức, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của con người (lương tâm, tâm trí, tâm hồn, tâm trạng, tâm can, tâm địa,…). Trong Phật giáo cũng luôn coi chữ “tâm” là phạm trù quan trọng, cơ bản, chủ đạo của con người “tâm dẫn đầu các pháp”. Một người vừa có đức, vừa có tài thì được gọi là “có tâm, có tầm”. Trong quá trình tập trung sức người, sức của để phòng, chống đại dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đội ngũ bác sĩ, y sĩ ngành Y tế và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã không quản ngại hy sinh, khó khăn, gian khổ có mặt nơi tuyến đầu “chống giặc” Covid-19. Nhiều doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm, hàng chục tỷ đồng; nhiều người dân ủng hộ tiền; có cụ bà chống gậy mang theo mớ rau, chục trứng đến các chốt ủng hộ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm soát dịch, v.v. Người ta gọi những người đó là có “tâm”. Trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cánh nhà báo chúng tôi nhận được nhiều lời chúc “tâm sáng, bút sắc”, hàm ý chúc những người làm báo khi tác nghiệp phải có tâm, có đức, công tâm, khách quan và viết cho hay, cho sắc sảo, v.v. Bàn về chữ “tâm”. Vừa qua, khi nói về lựa chọn nhân sự cho đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp, các chủ trương, chỉ tiêu, phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,… được thảo luận kỹ, thống nhất cao. Nhắc lại trong công tác chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành khóa tới, chuyện cái "tâm" không được sáng cần phải bàn luận, đánh giá, xem xét lại. Vẫn có việc tranh thủ bổ nhiệm cấp tốc con, cháu vào các vị trí cao hơn để kịp tính chuyện tham gia nhân sự Ban Chấp hành khóa tới. Bởi tham quá, cái “tâm” không sáng dẫn đến mọi tính toán đã bị đổ bể, bị trượt. Thiết nghĩ, “tâm, đức” của con người không phải là có sẵn, bất biến, mà phần lớn do tu dưỡng, rèn luyện mà nên. Như Bác Hồ từng nói: cán bộ phải rèn luyện đạo đức cũng như “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở khi đánh giá cán bộ phải thực tâm, “có con mắt tinh tường”: “đừng nhìn gà hoá cuốc”, “đừng thấy đỏ tưởng là chín”, đừng chỉ thấy “cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong”. Khi mà cái “tâm” không sáng thì hành động ắt sẽ không thiện, thậm chí là “tối”. Thực tế có không ít trường hợp đầu nhiệm kỳ, khi mới nhận chức là người có tinh thần trách nhiệm cao, công tâm, gương mẫu, tâm huyết, tận tụy với công việc,... nhưng cuối nhiệm kỳ, nhất là khi chuẩn bị “hạ cánh”, lại “tự chuyển hóa”, nảy sinh những tính toán lợi dụng chức quyền để trục lợi, vun vén bổng lộc cho gia đình, làm giảm uy tín của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, mà còn làm tổn hại đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân.

Chính sách dân tộc trên lĩnh vực kinh tế ở Việt nam hiện nay

 


       Đây là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt trong chính sách dân tộc trong hoàn cảnh và điều kiện mới với mục tiêu tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo và đời sống đồng bào DTTS

Nội dung chính sách kinh tế

    - Trú trọng ưu tư đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Tập trung phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào DTTS, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào DTTS cùng cả nước tiến hành CNH-HĐH đất nước.

    - Áp dụng chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, chuyển giao kỹ thuật, sử dụng đát đai, khuyến khích, hình thành những vùng kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, mở mang dịch vụ. Có chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút đầu tư vào vùng sâu, vùng xa.

    -Áp dụng cách quản lý đặc thù về đầu tư đối với miền núi trong từng khu vực cụ thể

Chính sách về kinh tế được thể hiện qua các văn bản:

+Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngỳa 27/12/2008 Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 Huyện nghèo

+ Chương trình xây dựng nông thôn mới

+ Chương trình giảm nghèo bền vững

+ Nghị quyết số 12/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Triển khai thực hiện nghị quyết số 88/2019/QH14 ngỳa 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và Miền núi, giai đoạn 2021-2030.

Chính sách dân tộc trên lĩnh vực chính trị ở Việt nam hiện nay

 


     - Đối tượng cán bộ, người có uy tín. Tập trung vào các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức người DTTS và cán bộ công tác trong hệ thống chính trị tại các địa phương vùng DTTS và miền núi; Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng DTTS để phát huy vai trò trách nhiệm của họ trong sự nghiệp phát triển KT-XH;

     - Tính tích cực trong thực hiện chủ trương, đường lối. Giữ gìn an ninh trật tự của địa phương;Tích cực vận động các gia đình và cộng đồng thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

     - Xây dựng hẹ thống chính trị vững mạnh. Tăng cường củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Phát huy vai trò của các tổ chức đảng cơ sở, chi bộ đảng trong vùng đồng bào DTTS và đảng viên là người DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Chống thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của tư tưởng “dân tộc hẹp hòi”.

Chính sách về chính trị đối với các DTTS được thể hiện ở các văn bản sau:

+ Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg, ngày 8/2/2006 Phê duyệt đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phường, thị trấn người DTTS giai đoạn 2006-2010

+ Quyết định số 106/2007/QĐ-TTg, ngày 13/2/2007 Phê duyệt đề án Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở Tây Bắc giai đoạn 2007-2010.

Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt nam

 


Bình đẳng giữa các dân tộc: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, đều có tư cách chính trị - xã hội - pháp lý như nhau trong các quan hệ tộc nguời, trong quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất nước. Như vậy, nội dung của bình đằng dân tộc, với tư cách là quyền, phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Ví dụ: Quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao. Trong nhiệm kỳ 2016-2021, người DTTS giữ các cương vị Đảng, Nhà nước ngày càng tăng (TBT, Chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bí thư, chủ tịch tỉnh; Ủy viên BCT v.v…)

Đoàn kết giữa các dân tộc: là sự đoàn kết trong nội bộ cùa từng dân tộc thiểu số; giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số; giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc trên thế giới vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Đoàn kết dân tộc là chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, cần hạn chế những tác động làm tổn hại đến sự đoàn kết như: các biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti mặc cảm dân tộc, cục bộ bản vị, vị kỷ dân tộc, dân tộc cực đoan...

Những vấn đề cơ bản thực hiện chính sách dân tộc

 


Thực hiện chính sách dân tộc là việc đưa quyết sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, trên cơ s cụ thể hóa các quyết sách thông qua việc: Thông tin, hướng dẫn, phân công trách nhiệm, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết bảo đảm thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu, yêu cầu quy định của chính sách

Thực hiện chính sách dân tộc thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất của chế độ XHCN; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghieẹp cách mạng giành và giữ nền độc lập dân tộc. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đặc điểm tự nhiên và dân cư, tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc, miền núi có nhiều điểm khác biệt với khu vực nông thôn đồng bằng; những yếu tố về thời gian, môi trường sống và phong tục, tập quán cũng không giống nhau nên cách thức thông tin chính sách, nguồn lực cần được chú ý. Các khu vực dân cư khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau, cần được cụ th hóa trong những kế hoạch đầy đủ, phù hợp.

Trong thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng nhằm xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của chính sách, so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đặt ra, là cơ sở để xem xét chính sách có phù hợp hay không, cần điều chỉnh hay bãi bỏ. Đánh giá chính sách đòi hỏi phải thực hiện ở tất cả các khâu, giai đoạn, theo sát tiến trình vận động của chính sách. Đây là một quá trình liên tục, tương thích với sự vận động của chu trình chính sách. Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ là hai hoạt động có tính bắt buộc nhằm tăng hiệu quả giám sát hoạt động chính sách cũng như dế chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quốc gia, không thể tách rời với sự phát triển chung của đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia cả về khía cạnh chính trị, kinh tê và hội. Thực hiện chính sách dân tộc còn thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghiệp cách mạng giành và giữ nền độc lập dân tộc, xây đựng và bảo vệ Tồ quốcxã hội chủ nghĩa, đồng thời phải bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính phù hợp. Do vậy, việc xây dựng chính sách dân tộc phải bảo đảm trên cơ sở các định hướng:

Dựa tren nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng * Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc, từ khi ra đời đén nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, vấn đề dấn lộc có vị trí chiến lược. Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn để dãn tộc được nhận thức và giải quyết theo các quan điểm cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lén chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng đân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc[1].

Qua các kỳ đại hội, Đảng luôn nhất quán chủ trương, nguvên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn điện về kinh tế - chính trị - xã hội, đảm bảo các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào đân tộc.

 



 

Thực hiện nguyên tắc các dân tộc giúp đỡ lẫn nhau ở Việt nam hiện nay


Tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển là sự trân trọng lẫn nhau giữa các dân tộc; ghi nhận và đảm bảo lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, trên cơ sở tôn trọng, các dân tộc giúp nhau cùng phát triển. Đây là quan điểm phát triển biện chứng của việc gắn chính sách dân tộc với xu thế tiến bộ chung của đất nước tiến lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với đường lối đồi mới cùa Đảng và Nhà nước. Theo quan điểm này, cùng với các chỉnh sach của Đảng, Nhà nước, các dân tộc anh em cùng chung trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, bằng nhiều hoạt động cụ thề góp phần đẩy nhanh sự phát triền ở từng vùng, ừong từng dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, môi trường một cách bền vững. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, mọi ngành, mọi cấp và cả hệ thống chính trị.

Có thể thấy rõ rằng, trong giai đoạn đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, nguyên tăc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kêt, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyen của đong bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tê, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Nắm vững khái niệm chính sách dân tộc để thực hiện tôt chính sách dân tộc ở Việt Nam

 


Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam là những quyết sách của Đảng, Nhà nước tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh ở vùng DTTS nhằm nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, hướng tới mục tiêu bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển giữa các vùng và các dân tộc ở Việt Nam.

Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam là một bộ phận quan hệ hữu cơ với công tác dân tộc, được quy định bởi quan điểm về vấn đề dân tộc, xử lý vấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc

Dưới góc độ chính trị - xã hội,  chính sách dân tộc là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đ ra tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc và mang bản chất giai cấp ca Nhà nước trong phạm vi đối nội và đi ngoại.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, chính sách dân tộc là hệ thống nhng quyết sách của Đng. Nhà nước được thực thi thông qua bộ máy hành pháp để quản lý và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với các dân tộc và vùng đồng bào dân tộc nhm thiết lập sự bình đẳng và hòa nhập phát triển, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chính sách dân tộc cũng là chính sách phát triển nhm mục đích: thiết lập nên những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc và vùng dân tộc, hướng tới mục tiêu cao nhất là sự bình đẳng về mọi mặt, đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các vùng và các dân tộc ờ Việt Nam.

Nga tuyên bố trực thăng sơ tán chỉ huy Ukraine bị bắn rơi

Quân đội Nga cho biết lực lượng ly khai Ukraine đã bắn rơi trực thăng chở các chỉ huy Tiểu đoàn Azov rời khỏi thành phố Mariupol ở miền nam.

"Kiev triển khai hai trực thăng Mi-8 để sơ tán ban chỉ huy Tiểu đoàn Azov khỏi Mariupol sáng 31/3. Dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk dùng tên lửa vác vai Stinger thu được từ lực lượng Ukraine bắn hạ một chiếc và nó rơi gần làng Rybatskoye", phát ngôn viên quân đội Nga Igor Konashenkov cho biết hôm nay.

Tướng Konashenkov thêm rằng trực thăng còn lại cũng bị hư hại do tên lửa vác vai trong lúc bay về phía biển Azov, sau đó rơi cách bờ biển khoảng 20 km.

Bộ Quốc phòng Ukraine chưa bình luận về thông tin này.

Trực thăng Mi-8 Ukraine làm nhiệm vụ hồi năm 2017 Ảnh: Jetphotos.

Trực thăng Mi-8 Ukraine làm nhiệm vụ hồi năm 2017 Ảnh: Jetphotos.

Tiểu đoàn Azov là lực lượng bán quân sự có nguồn gốc từ các nhóm cực hữu và tân phát xít Ukraine. Dù tiểu đoàn Azov chỉ là một phần nhỏ thuộc Vệ binh Quốc gia Ukraine, Nga tuyên bố các tay súng của lực lượng phải chịu trách nhiệm cho các vụ giết hại dân thường và tấn công phá hoại ở Mariupol.

Mariupol là thành phố chiến lược trên bờ biển Azov, án ngữ hành lang trên bộ nối bán đảo Crimea với khu vực ly khai ở miền đông Ukraine. Nếu kiểm soát được địa điểm này, Nga sẽ nối thông được hành lang chiến lược và phong tỏa hoàn toàn cửa ngõ tiếp cận biển Azov của Ukraine.

Thành phố bị lực lượng Nga bao vây từ đầu tháng 3 và chính quyền Ukraine đang chạy đua để tổ chức sơ tán hơn 100.000 người mắc kẹt. Theo giới chức Ukraine, khoảng 90% các tòa nhà dân cư trong thành phố bị hư hại hoặc phá hủy, nguồn cung cấp điện và thông tin liên lạc bị cắt.

Bộ Quốc phòng Nga hôm qua công bố lệnh ngừng bắn và sẽ mở hành lang nhân đạo trong hôm nay để sơ tán dân thường Mariupol. Chính phủ Ukraine sau đó thông báo điều 45 xe buýt đến thành phố này để sơ tán dân.

Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Denis Pushilin hôm 31/3 ra lệnh thành lập chính quyền ở Mariupol, chỉ thị lãnh đạo địa phương đảm bảo việc xây dựng và phê duyệt quy định liên quan quản lý, cơ cấu và nhân sự của thành phố, thành lập các cơ quan hành chính cấp quận ở Mariupol.

Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine". Đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul ngày 29/3 được coi là bước quan trọng để hai bên đạt được thỏa thuận sau hơn một tháng chiến sự. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Mario Draghi ngày 30/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay các điều kiện hiện nay chưa chín muồi để đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine.

Khoảng cách quyền lực

 Tôi bị trật khớp vai ba tháng trước. Vết thương đang liền, nhưng cánh tay vẫn đau nhức chưa khỏi hẳn.

Tôi phải gặp nhiều bác sĩ để hỏi cách giảm đau. Họ, dù trong cùng một khoa, gợi ý nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Một số người chia sẻ với tôi, họ có quan điểm hơi khác với cấp trên, nhưng ngại bày tỏ ý kiến công khai khi hội chẩn. Vì tôi hỏi, nên họ trao đổi riêng để tôi tùy ý tham khảo.

Chuyện cấp dưới không dám có ý kiến khác với cấp trên khá phổ biến ở một quốc gia bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo Khổng như Việt Nam. Tôi không ít lần vấp phải điều này khi làm việc với các cơ quan nhà nước ở đây. Khi tôi có một đề xuất hợp tác hay sáng kiến với phía Việt Nam, tôi thường trao đổi với một số nhân viên cấp dưới trong các bộ ngành trước, để đánh giá tính khả thi, và đề nghị họ đề đạt lên cấp trên. Nhiều người đánh giá cao, ủng hộ hoàn toàn và gợi ý chỉnh sửa sáng kiến của tôi để phù hợp hơn với thực tiễn. Nhưng họ hầu hết yêu cầu tôi phải viết công văn chính thức để họ đệ trình lên cấp cao. Họ không dám tự khẳng định rằng đây là sáng kiến mà họ cũng ủng hộ. Họ không dám quả quyết với lãnh đạo rằng đây là đề xuất nên được thực thi. Quả bóng "trách nhiệm" được đẩy lên cấp trên.

Tôi quan sát thấy trong các cơ quan nhà nước, cấp dưới thậm chí còn sợ trình bày vì ngại bị sếp thấy mình có nhiều sáng kiến quá, sợ bị nghĩ là vượt quyền. Một số người sợ bị coi là "thể hiện", có thể đe dọa vị trí của sếp. Nhiều nỗi sợ như vậy ngăn cản khả năng làm việc giản đơn và linh hoạt.

Vấn đề này liên quan tới khái niệm "khoảng cách quyền lực". Trong nhiều xã hội Đông Á, tôn ti trên dưới được đề cao. Người dưới có xu hướng tôn trọng, tôn kính người trên. Điều này có nhiều mặt tốt, nhưng cũng khiến nhân viên không dám "bất đồng" với những người quản lý của mình.

Khoảng cách quyền lực gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn mọi người nghĩ. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ tai nạn máy bay từng cao hơn tỷ lệ chung của thế giới. Khi nghiên cứu các đoạn thoại trong khoang lái ở những thời điểm máy bay nguy cấp, các nhà điều tra phát hiện ra sự dè dặt của cơ phó trong việc phản biện cơ trưởng. Trong khi cơ trưởng bị cuống và đang sai lầm, nếu cơ phó mạnh mẽ hơn, máy bay có thể đã được cứu. Nhưng khoảng cách quyền lực quá lớn ngăn cản điều này xảy ra.

Hàn Quốc sau đó yêu cầu chuyển đổi ngôn ngữ trong khoang lái. Phi công phải dùng tiếng Anh thay vì tiếng Hàn như cũ. Tiếng Anh chỉ có hai ngôi rõ ràng, tôi (I) và bạn (you), cũng như không có nhiều kính ngữ, để giảm bớt khoảng cách quyền lực giữa cơ phó và cơ trưởng. Sự thay đổi nhỏ này góp phần khiến cho Hàn Quốc hiện là quốc gia có mức độ an toàn bay cao nhất.

Tiếng Việt là ngôn ngữ thể hiện rõ trật tự quyền lực. Khi mới sang Việt Nam học tiếng Việt vào năm 1980, một buổi tối, tôi thường đi ra nhà ga, địa điểm duy nhất mở cửa 24/24h tại Hà Nội khi đó. Để thực tập tiếng Việt, tôi gặp nhiều người và hỏi cùng một câu: "Đây có phải là nhà ga không?". Người đứng tuổi đáp: "Ờ, nhà ga". Người cùng tuổi trả lời: "Phải, nhà ga". Người ít tuổi hơn nói: "Vâng, nhà ga". Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy tiếng Việt luôn có những cách thức để người cao hơn thể hiện mình là bề trên và người thấp hơn thể hiện sự nhún nhường.

Tôi, ở góc độ nào đó, rất thích văn hoá "có trên, có dưới" của Việt Nam, nơi người già được nhường nhịn và tôn trọng. Nhưng giữa công việc và chuyện tình cảm phải phân minh. Không phải cứ sếp là đúng và không phải cứ lớn tuổi hơn là đúng. Nhân viên luôn sợ bày tỏ quan điểm sẽ không tốt cho công việc chung.

Ở các công ty hay tổ chức nước ngoài, luôn có bộ phận riêng biệt về đạo đức và đường dây nóng để nhân viên báo cáo những sai lầm của cấp trên mà không sợ bị ai biết và trù dập. Việt Nam có thể cũng sẽ tiến tới có những bộ phận độc lập như vậy để kiểm soát những sai lầm do "khoảng cách quyền lực" tạo nên.

Nhân viên cũng phải được đào tạo hàng năm về văn hoá tranh luận, dám có ý kiến xây dựng, dám nêu ý tưởng. Nhiều lãnh đạo cấp trên rất cởi mở và không muốn áp đặt quyền lực, nhưng cấp dưới tự mình e ngại trước.

Đây cũng là nguyên nhân hạn chế rất nhiều sáng kiến từ cấp dưới. Khoảng cách quyền lực cũng là lý do khiến nhiều cơ quan đang làm việc máy móc.

Phương pháp chữa trị cánh tay bị đau của tôi chỉ là chuyện nhỏ. Khoảng cách quyền lực có thể gây những hậu quả lớn hơn. Thu hẹp khoảng cách trong tâm lý này là điều mỗi cá nhân và toàn bộ hệ thống có thể cùng nhau ý thức và thực hiện.

Nhìn lên? Nhìn... xuống?

 Tôi đã tận thấy một con đường “cong... mềm mại” (nhại cách nói của một vị chức sắc ở Thủ đô Hà Nội) đến quyến rũ càng như tôn lên cái dáng vẻ oai phong nhưng thật la đà của một cây cổ thụ ở Thái Lan, vào năm 2005! Tôi chưa thể hiểu được điều “kỳ quặc” ấy, nếu đem cái nhẽ thông thường ở xứ mình ra mà suy.

Tôi cũng tận thấy một con đường sắt còn “mềm mại... cong cong” hơn nhiều lần con đường bộ của xứ Thái Chùa Vàng, như quyết tâm phải... tránh một ngôi làng cổ (nhưng về tuổi có lẽ chửa đáng hạng chút chít làng Đường Lâm xứ Đoài mây trắng cả ngàn năm của ta) ở tít tận xứ sở khai sinh giải Nô-ben lừng lẫy thế giới, lại mới cách nay vừa 17 năm. Kỳ thực, tôi lại càng không hiểu được điều “trên Giời” của dân xứ Bắc Âu xa xôi ấy, nếu theo cái nhẽ của xứ mình, lại nom bằng “con mắt hạt đậu” của riêng tôi!

Thì ra, các xứ dù ở rất gần ta hay rất xa ta, họ đều có chung một kiểu nghĩ nhưng lại rất khác xứ ta. Hay là ta “độc đáo”, ta “bản sắc”? “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”? Hay là “Ta là một, là riêng, là thứ nhất”? “Duy ngã độc tôn”? V.v.. Có lẽ cái nhẽ của xứ ta hay chăng thường thế và... chỉ có thế?

Chả thế mà bỗng dưng hàng ngàn cây xanh đã bảy, tám chục mùa Xuân đùng đùng ban ngày, lặng lẽ ban đêm bị... đốn hạ! Nắn một cái vỉa hè, lề đường thôi, mà tận một cái huyện vùng bán sơn địa xa lắc lơ kia, cũng triệt hạ cả một hàng cây xanh sừng sững suốt cả bốn, năm chục tiết Đông, cốt cho thẳng thớm chỉ mỗi cái... vỉa hè!

Chả thế mà bỗng dưng bao ngôi đình chùa bị phá, làng cổ bị gặm nhấm bởi mấy cái “dự án treo ngược... chân mây”; mồ mả tổ tông bao gia đình bị di dời mà chả một ai ký lệnh mảy may rơi... nước mắt!

Nhưng, nom sang xứ người, tôi đồ rằng, xứ ta chả phải thứ bỗng dưng! Nếu bỗng dưng, thì họa chăng chỉ có người rỗi hơi hay những kẻ loạn trí, mới bỗng dưng thế! Họ tự tô trát, đánh bóng mình? Họ ra oai với hàng tổng. Họ muốn tâng công với cấp trên? Chỉ là một nhẽ bé! To hơn, là họ hóng để thậm thụt cái “chân giò”? Họ đợi chấm mút cái “nậm rượu”? Họ thỉn thò cái thứ “của đồng chia ba, của nhà chia đôi”, đục đẽo, chia chác từ các dự án “nửa đực nửa cái”? Họ ngó, họ hóng... kiếm “màu” lúc xã tát ao? Dân ta vốn hiền như hòn đất vẫn râm ran thế! Và, tôi cũng nom và nghĩ thế! Chả có thứ... bỗng dưng nào cả!

Chả thế, thảo nào dân ta chả chịu nổi mấy thứ... bỗng dưng ấy. Đơn kêu cứu chạy khắp nơi. Thư tố cáo tá lả ngược xuôi, đôn đáo ở mọi cấp. Có vụ, việc lê thê tới cả vài mươi năm. Thậm chí cả thôn làng, cả xã chả ai thèm hề hấn mà tiếc cái thân mình, nhất tề nhào ra cản bánh những xe ủi những toan đè nát rau màu... Để làm gì? Rồi thì bà già, con trẻ lăn xả với những người “thực thi công vụ” nai nịt trăm thứ đầy mình, xăm xăm dỡ đình chùa đã trăm năm của làng... Phỏng lợi lộc gì? Đâm ra lắm nơi tình hình cứ rối beng lên như canh hẹ! Đâm ra lắm cấp kỷ luật cán bộ dễ đến cả... xâu, thậm chí nhắm mắt mà khua cũng không oan những sự “chả bỗng dưng”!

Tôi đem những sự đường bộ tránh cây, đường sắt tránh làng ở xứ Chùa Vàng, ở xứ Nô-ben (tất cả họ làm mà cứ “nhẹ tựa lông hồng”) hầu chuyện một cụ già ngót cả chín chục tuổi Giời ở làng! Cụ hỏi lại tôi: Chắc chính phủ họ hỏi ý dân? Tôi thưa, vâng!

Cụ im lặng rất lâu, và thủng thẳng kể: Vào độ dững năm năm mươi, năm mốt, đây vẫn là làng tề. Pháp càn vào làng, đốt cháy vài chục nóc nhà. Trong cái hỏa hoạn, súng nổ tứ bề, thì một cán bộ Việt Minh bị thương ở chân gặp cụ. Anh ấy quỳ xuống, xin cụ giấu! Cụ bảo: Chú đứng dậy, và xốc nách anh ấy, giấu sau bờ đìa, thì giặc Pháp ập tới! Thoát chết! Sau này, anh ấy làm tới tận Chủ tịch tỉnh. To lắm. Nhưng, vẫn thường về thăm và vẫn giữ lễ quỳ xuống nhìn lên cụ, y hệt cái đận ấy. Cụ bảo: Nay, thì cán bộ xã này có tí chức tí quyền dân bầu cho, mà chỉ biết “vác mặt” lên, đứng trên bục cao, trên đủ thứ... cứ nhầm tưởng là “mục hạ vô nhân”(!). Rồi, nhìn xuống... mà phán bảo, mà ra lệnh(!). Chả thèm đoái hoài bụng dân nghĩ gì. Hay vì ngại “dân thì vốn gian”, lại không “sáng suốt”? Đâm ra cái làng này mới sinh “loạn” to, từ cái độ giải tỏa mặt bằng cho mấy ông doanh nghiệp, dễ cả năm giời, tới tận hôm rồi, chửa dứt! Không có ai nghe phán, thì mấy ông xã làm “quan” với ai? Chả nhẽ với... các em “quan” bé: tỉ như trưởng thôn, trưởng xóm? Hay vì chưa thấy “quan... tài”, quyết chưa... rỏ lệ?

Tôi thưa với cụ: Nhìn lên thì lễ nghĩa, đáng phục; nhìn xuống thì vô sỉ, đáng khinh! Cụ thì bảo, cụ chả thiết kiểu nhìn lên, muốn quẳng đi lối nhìn xuống!

Cụ duy chỉ cần mỗi điều to bằng... hạt gạo. Rằng, cán bộ xã này, huyện này cố mà nhìn... ngang, nom thẳng vào cái bụng dân, rồi biết nghĩ bụng, mà biết điều biết nẻo, bụng ta bụng người...

Được thế, thì mọi sự dù rối rắm, thậm chí là vỡ đê, “cháy nhà chết người”, giặc giã hung hãn, đạo chích quấy nhiễu đến mấy như xưa kia, dân làng chỉ khua tay nhẹ, đã tan. Làng này xưa vốn thế, nay vẫn thế!

Tỷ như tháng trước, cái ông chủ tịch xã bị bọn côn đồ lùa khắp xóm, vì tội cầm tiền rồi quỵt việc bao che cho chúng làm càn làm rỡ. Tưởng chết. Dân làng thương tình, lại vì thể diện xã, mới chỉ dùng đến mấy ngón tay thôi, lũ côn đồ nhung nhúc kia, bỗng như bèo... gặp bão. Việc “nhất sinh vạn tử” ấy, dân làng nhón tay làm phúc, lại hóa bé tẻo teo. Giỏi lắm, may ra cũng chỉ nhỉnh hơn nửa cái... móng tay này. Và, cụ giơ choạc ngón tay cái, móng đã mòn vẹt, vì công việc cấy cày đồng áng.

Cụ bảo: Khó không làm nổi, thì chịu khó mà... hỏi dân. Hay nghĩ vì mình sáng suốt, không cần hỏi? Hay nghĩ vì sợ mình “hạ cố”(!), mà mất mặt với dân? Khi dân còn vì “máu chảy ruột mềm”, mà thiết tha mở miệng, là còn thương đấy. Để dân ngoảnh đi, coi như người dưng nước lã, chả ai buồn nhếch mép, chả ai thèm động thủ, kệ thây, thì đến cái ngày, chỉ còn mỗi một nước, là... hết!

Chuyện cũ rích rác, đã đôi mươi năm trước. Giờ, vắn tắt xin biên lại vài nhời. Ngõ hầu may ra động nhĩ, cốt để mong sao lắm người chỉ những quen... nhìn xuống, thử nghĩ và thử tự hỏi mình!./.

Lộc giời?

 Từ hơn ba năm trước, Thông chỉ là một nông dân trồng ổi. Giống ổi cao sản du nhập vào địa phương cũng giúp vợ chồng Thông có thu nhập ổn định. Những năm ổi được giá, thu nhập cao hơn tý chút thì gia đình vui lắm. Ấy nhưng, những năm giá ổi xuống thấp, tiền chi mua phân bón và công chăm sóc tăng, vợ chồng buồn chẳng muốn hái ổi, thậm chí cả buổi chẳng thèm nói với nhau câu nào.

Bây giờ thì Thông không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, xới, chăm bón, lo tỉa hoa cắt cành cho từng gốc ổi như trước đây nữa. Nói chính xác, Thông đã tạm biệt hơn một nghìn mét vuông đất trồng ổi chỉ để rong ruổi, hưởng “lộc giời”.

Người đời truyền nhau câu nghèo lâu, giàu mấy quả không sai. Thông là trường hợp điển hình. Đang phát ngán vì giá ổi xuống thấp thì ông anh họ bên nhà vợ đến ép vợ chồng Thông phải làm ông chủ bãi tha ma. Thoạt nghe tưởng chuyện lạ xưa nay, nhưng là có thật. Từ ấy, lộc giời rơi vào đầu Thông như là một lẽ đương nhiên của cuộc sống. Này nhé, mỗi gia đình ở địa phương cần cải táng hoặc hỏa táng đem hài cốt, tro cốt về chôn cất là Thông có tiền triệu trong tay. Nào là tiền đất, tiền xây, tiền hoàn thiện công trình, đến chăm sóc phần mộ... Đấy là chưa tính những dự án xây dựng trên diện tích đất thuộc những nghĩa địa khác có nhu cầu chuyển đến. Mỗi năm, ước ra Thông thu lời mấy trăm triệu. Trồng ổi mười năm chắc cũng chẳng được như thế. Mỗi khi vi vu trên xe hơi hiệu Forcus bóng lộn, êm du mới sắm, Thông lại mỉm cười một mình. Thông nhớ lại chuyện gần 3 năm trước.

Độ ấy, vào đúng dịp tháng bảy, mùa thu hoạch ổi thời tiết nóng như đổ lửa thì ông anh họ đằng vợ bất ngờ xuất hiện như ông bụt trong chuyện cổ tích. Ông anh chui ngay vào cái lều trồng ổi chật chội ẩm mốc và bảo vợ chồng Thông ký vào một loạt các giấy tờ gì đó đã làm sẵn để có thu nhập hơn trồng ổi, có của ăn của để và nhanh giàu. Làm sao mà Thông dám từ chối, dám hỏi han nguyên nhân, lý do cho được cơ chứ khi ông anh làm việc ở cơ quan tài chính của quận nhiều năm, thông thạo pháp luật lại có tiếng nói, uy tín cao trong gia đình, dòng họ. Hơn nữa, Thông trộm nghĩ, anh em trong nhà, chắc chẳng bắt nhau đi tù vì chữ ký.

Thời gian ngắn sau, ông anh đằng vợ gọi Thông sang nhà. Ông anh ngọt nhạt, tỷ tê, rỉ tai với Thông kế hoạch tuyệt mật. Số là, miếng đất mà người dân gọi là “đuôi lươn” của phường vốn bị bỏ hoang hóa từ lâu chẳng ai ngó ngàng tới nay được xếp vào quy hoạch, trở thành khu công viên vĩnh hằng. Nói thế cho oai chứ thực chất là nơi an táng, an nghỉ của những người quá cố. Theo lệ xưa thì, đất công của làng nào, phố nào do người dân ở đấy được quyền sử dụng và quyết định. Nay đã thành đô thị, đất thuộc quyền quản lý, định đoạt của quận, của thành phố. Để thực hiện dự án thì phải tổ chức đấu thầu mới đúng quy định địa phương và đúng pháp luật hiện hành. Vấn đề làm thế nào để trúng thầu mới là câu hỏi hóc búa. Một nông dân thứ thiệt học chưa hết cấp 3 như Thông thì quả là khó. Nhưng được cái bố mẹ đặt tên là Thông cũng không thừa. Thông cho rằng, từ khi sinh ra và lớn lên, cái tên Thông với hy vọng là thông thái, thông tuệ, hiểu người, hiểu đời hôm ấy mới được phát huy tác dụng. Thông ngọt nhạt với ông anh rằng, em nông dân chân chất, ít học, ít va chạm, biết gì, bác thuộc tuýp người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người. Việc lo, việc nghĩ đâu đến phần em. Em cứ thực hiện theo lệnh của bác. Bác bảo em chặt to, em chặt to, bác bảo em bổ nhỏ thì em bổ nhỏ. Đấy, bác nói thế nào em làm đúng như vậy.

- Được. Nhưng cấm chú tiết lộ thông tin đấy nhé.

- Vâng. Thời nay, thông tin là vàng là bạc. Đấy, như cái món trồng ổi của em đấy thôi. Chỉ cần lộ thông tin phun thuốc sâu sát thời điểm hái quả thì ổi có ngọt và ngon cỡ mấy cũng chẳng có khách tới mua. Thậm chí cho người ta cũng không lấy chứ nói gì đến bán rẻ.

- Chú nghĩ thế là phải. Giờ thì nghe này. Hôm tổ chức đấu thầu thì cậu cứ đến, cứ ngồi im, bảo gì làm lấy. Tôi nhắn vào điện thoại số bao nhiêu thì ghi đúng số đấy. Bây giờ tập nhé.

Ông anh lấy tờ lịch cũ và đưa cho Thông chiếc bút bi.

- Xong chưa, nhìn vào máy điện thoại và đợi tin nhắn.

- Vâng.

Sau tiếng báo tin nhắn kêu bít, Thông mở máy và đọc to: Ba trăm sáu mươi triệu.

- Chết, ngu ơi là ngu!

- Sao vậy anh, cái này em học từ bé, đơn giản mà. Em đọc đúng hàng triệu, trăm, nghìn và đơn vị đấy thây.

- Mày ngu lắm em ạ. Khi đấu thầu, mỗi người đều có một con số để ghi vào. Ai bỏ thầu giá cao sẽ trúng. Chú đọc to thế, nhỡ người ta nghe được, cho thêm số 1 vào thì chú có trúng thầu được không?

- À ra vậy. Em hiểu rồi.

- Ừ, chú nhẩm ở trong đầu thôi, sau đó ghi ra giấy nhé.

- Vâng.

- Nào, ta làm lại.

Ngay hôm sau, buổi đấu thầu diễn ra như kế hoạch và Thông cũng làm đúng như những gì mà ông anh bên nhà vợ đã tập huấn. Mãi sau này Thông mới biết, người ngoài khó mà có thể chen chân được miếng ngon như vậy. Bởi như sau này ông anh chia sẻ, nếu người địa phương trúng thầu sẽ dễ quản lý hơn, tránh được sự va chạm với người khác khi sử dụng dịch vụ. Thế nên, Thông là nhân vật số 1 mà ông anh chọn. Trong buổi đấu thầu ấy, ngoài Thông thì chẳng có ma nào ở phường biết được thông tin này. Bởi như Thông suy đoán, ai mà rỗi hơi tìm hiểu mấy cái thông tin kia. Với lại, đặc nông dân, biết gì mà làm giấy tờ, biết gì mà làm hồ sơ dự thầu cơ chứ? Đời người có số. Và Thông là một minh chứng. Chỉ một con số chẳng có nghĩa gì Thông đã đổi đời. Từ nông dân xịn trở thành ông chủ công viên vĩnh hằng. Tuy nhỏ, nhưng ý nghĩa lắm. Cũng may nhờ ông anh quan hệ rộng, nhiều quyền uy hơn người, chỉ đạo quân xanh bỏ thầu thấp nên Thông mới được như ngày hôm nay. Thời buổi đất chật người đông, của ít nên cái gì cũng phải mưu mẹo, khôn ranh và lanh lợi. Thông đang dự định bàn với ông anh đằng vợ, xây thêm nhà để tro cốt người quá cố. Mục đích là tạo ra các ô ngăn như ở Đài Loan hoặc Hồng Công, vừa đẹp vừa lịch sự lại tiện lợi, văn minh. Sau này, các chung cư mọc lên, người đến ở đông hơn, nhu cầu lắm chắc chắn sẽ hốt bạc.

Đấy, số đỏ là đấy chứ đâu. Ấy nhưng, để việc này được thông đồng bén giọt, Thông cũng phải chi ra tấm ra món. Buôn có bạn, bán có phường. Lộc giời mà hưởng tất đâu được. Từ ngày lên ông chủ, Thông hiểu ra, có tiền, có quan hệ, được các quan bao bọc và bật đèn xanh, nắm chắc thông tin, xử lý chính xác thì chẳng sợ nghèo./.

Trăm năm, chuyện... tưởng cũ càng!

 

Lần đọc cổ thư...

Năm 1928, bàn về bệnh “Bệnh giả dối quá nặng”, Cụ Phan Bội Châu viết: “Tục ngữ có câu nói rằng “Trăm voi không được một bát xáo”; lại có câu rằng “mười thóc không được một gạo”.

Xem đó mới biết tính chất người nước ta chứng bệnh giả dối là một chứng rất nặng.

 (từ đây trở xuống, điểm qua sĩ nông công thương là bốn loại người trong xã hội) hay giả dối thì tìm tòi đạo lý không cậy óc mà cậy tai (ý nói chỉ nghe hóng mà không chịu suy nghĩ);

Nông hay giả dối thì cày cấy ruộng trưa (mãi trưa mới ra ruộng), không cậy người mà cậy đất (dựa vào đất đai màu mỡ chứ không dựa vào lao động chăm chỉ);

Công hay giả dối thì phấn sức lừa đời mà không cầu thực dụng;

Thương hay giả dối thì đua nhau bòn vặt mà mất cả lợi to, thậm chí mướn đạo đức làm lối cầu danh mà trát vàng ở ngoài mặt, mướn nhân nghĩa làm mồi cầu lợi mà xức mật ở đầu môi.

Chẳng những ngoài đối với xã hội trên đối với quốc gia, gốc cây trăm năm đủ bị con mọt giả dối kia đục đổ, bức thành muôn dặm đã bị con mối giả dối kia xoi (làm cho thủng) tan; mà lại trong đối với một nhà, dưới đối với một mình cũng mắc con ma bệnh giả dối đo đục thấu cao hoang (chỗ trọng yếu trong con người), khoét vào cốt tủy; tay dối lòng, miệng dối dạ; ăn bánh vẽ mà toan đầy bụng, mặc áo giấy mà đi với ma, kết quả không việc gì là việc thật...”.

Ngược lên 20 năm trước Cụ Phan, vào năm 1908, cách nay cả 109 năm, Cụ Trần Chánh Chiếu, khi luận về chữ Tín, viết trên Lục tỉnh tân văn, rằng: “Không giữ chữ tín thì anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm chuyện sẽ nát, tinh thần xã hội tan rã (...).

Bất tín lớn nhất: một là dối trá. Nhiều người nước ta vụng trong đường mưu sinh (kiếm sống) nhưng lại giỏi dối trá giả mạo.

Hai là bội ước các quy chế, chương trình, mà lại làm ra vẻ tuân hành. Nói mười không giữ được hai, ba. Ngay khi ký quy ước đã không có ý thực hiện, cứ ký bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên quy ước chưa ráo mực mà như đã bỏ đi.

Còn như ước miệng (thỏa thuận miệng) thì chỉ là “nói láo mà chơi nghe láo chơi” (câu thơ cổ Trung Hoa, được dẫn trong lời mở đầu truyện Liêu trai). Những thói xấu ấy đầy rẫy mà cứ điềm nhiên không cho là quái gở”.

Năm 1914, chung quanh chuyện kiêu ngạo, hợm hĩnh, theo đuổi những cái hão huyền, dưới nhan đề: “Gõ đầu trẻ”, Cụ Nguyễn Đỗ Mục viết trên tờ Đông dương tạp chí: “Kiêu ngạo lộ ra ngoài mặt là những kẻ làm bộ làm tịch, ta đây kẻ giờ (một thứ “anh hùng thời đại”), khinh người bằng nửa con mắt. Lại có thứ kiêu ngạo kín ở trong bụng, nghe điều trái tai không cãi, thấy điều chướng mắt không chê, chỉ nói mát một câu hay cười nhạt một tiếng.

Có kẻ bụng dạ nhỏ nhen thì sinh ra kiêu ngạo, hơi một tí đã có tính hợm. Vậy nên đấng nghiêng trời lệch đất không kiêu ngạo bằng những kẻ đội lốt sư tử, tiền rừng bạc bể không kiêu ngạo bằng những kẻ mầu mỡ riêu cua.

Có kẻ tư tưởng sai lầm thì sinh ra kiêu ngạo. Ăn tàn phá hại lại tự cho là sang trọng vào nhòng, lừa dưới dối trên lại tự cho là khôn ngoan chẻ vỏ (Vào nhòng chẻ vỏ là gì, chúng tôi chưa chú giải được).

Kiêu ngạo lại thường là một người ngu, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung, vịt lội dưới ao chê sấm là nhỏ.

Kiêu ngạo không chỉ là cái cớ riêng của đám người không có giáo dục mà còn tại tập tục và trình độ cả đám đông xã hội”.

Dưới nhan đề “Tiếng gọi đàn”, để nhận diện thói đảo lộn các giá trị, năm 1925, Cụ Dương Bá Trạc viết: “Danh dự là có tài có đức có công nghiệp (cũng tức là sự nghiệp) có khí tiết thật, còn kẻ chạy theo hư vinh chỉ lo đâm đầu đâm đuôi chạy xuôi chạy ngược để cầu cạnh chen chúc, làm sao cho có được cái mã ngoài ấy thì tất là lộn sòng với cái chân giá trị.

Nào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh cái chân giá trị của người ta, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực!

Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai; hỏi quý ai, tất là ông cả bà lớn; hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc; hỏi cái gì là sướng, tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền.

Rồi xu phụ khéo luồn lọt bợm để cầu vinh, ấy là người giỏi; giết người tợn tâng công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài; lắm quan thày tốt, thần thế lo gì cũng xong xin gì cũng được, ấy là anh hùng; nạt con em ức hiếp hàng xóm, anh làm ông nọ, em làm ông kia, ấy là nhà có phúc; khao phẩm hàm, vọng ngôi thứ (nộp tiền hay lễ vật cho làng để có ngôi thứ), ấy là vẻ vang; cổ kim khánh, ngực mề đay ấy là danh giá.

Một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế mà đời sau cũng như thế nốt!”.

V.v...

Xin được lạm bàn: Từ rất lâu rồi, khảo tầm, đọc đi đọc lại cổ thư, cứ lần lữa mãi, chửa dám chép ra. Vì, lòng vẫn ái ngại, sợ kiến văn chưa đủ rộng, e bỏ sót; ngại sở học chưa đủ sâu, khơi lại cái nọc xấu xí của... thời xưa, người xưa cả hàng trăm năm trước, e thất lễ với cổ nhân. Nhưng, càng nghĩ càng buồn và xót xa thay! Vì, chính những thói ấy, một nguyên do căn bản, đã làm cho người nước Nam ta tự cùm trói mình, tự làm mình yếu hèn đi, tự mình làm nô lệ cho... chính mình, khó ngóc đầu lên đặng. Cộng thêm với họa lúc bấy giờ, nhân quần bị đọa đầy trong vòng vong quốc nô, dân tộc rên xiết dưới gót sắt thực dân, bị trói buộc bởi vòng vây phong kiến, nên nhân sinh, dân tộc lại càng thêm thê thảm, đằng đẵng ngót cả trăm năm giời, mù mờ đi giữa đêm đen. May mà Ất Dậu 45 tới, dưới ngọn cờ của Đảng, phải mất 15 năm toàn dân tranh đấu, mới thoát ra được vòng nô lệ, để dân tộc tới bờ độc lập, nhân dân cập bến tự do! Thói ấy trong nhân sinh, tưởng những theo đó mà... tan!

Nhưng sau ngoài 70 năm, giờ trông lên, rồi nhìn sang, khi xem lại cổ thư, dẫu là những chuyện đã rêu phong, lại vẫn buộc phải tự vấn: Thời nay, ai người dám quả quyết rằng, những thói ấy chỉ của thời xưa, của người xưa, mà ở thời nay, người nay đã tẩy sạch? Nếu xem và đối sánh với 27 biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... trong Đảng hiện thời, vẫn thấy những thói xưa cũ ấy đang... thập thò ở đảng viên này hoặc ẩn hiện trong tổ chức đảng kia: háo danh, phô trương, đánh bóng tên tuổi, “chạy” thành tích, giả dối, hư vinh... Và, nhãn tiền có thể, nếu không tỉnh táo tẩy trừ, âu sẽ lại mỗi người tự mình làm mình bạc nhược, yếu hèn, tự mình cùm trói mình, tha hóa, thoái hóa! Thì thật đắc tội với sự cảnh báo của các bậc tiền nhân lắm thay! Nhưng, mối nguy to nhất, nếu các chứng cũ ấy lây lan rộng khắp, lại ăn vào tận cốt tủy người đứng đầu tổ chức, mà không quyết sửa chữa, sẽ lâm cảnh “vạ trong tường vách”, thậm chí là chuốc lấy cả họa “sát thân”, khôn mà lượng trước! Con mối ấy đục ruỗng ngôi nhà, tổ kiến hổng ấy xoi tan đê vỡ... sẽ làm cho Đảng yếu đi, khó lòng “là đạo đức, là văn minh”, khó lòng tiếp tục xứng đáng là “đứa con nòi” của dân tộc, và càng khó là và làm “người đày tớ thật trung thành của nhân dân”! Lúc ấy, hối thì đã muộn!

Bởi chưng nhẽ đó, xin chép nguyên lại và cẩn tắc chú giải ở đây, chỉ mong để cùng nhau nhớ, nghĩ, rồi nghiêm nhặt tự xét soi mình. Và nếu mắc, cần kíp tự chỉnh đốn mình, khi còn chửa muộn! ./.

Quyền thật và quyền ảo

Mới đây, trong một lần đến thăm ông bác họ là cán bộ cao cấp trong quân đội đã nghỉ hưu, tôi được chứng kiến nỗi lòng của những “người đồng chí già” về sự lạm quyền của một số cán bộ biến chất, mang nặng chủ nghĩa cá nhân thời nay thông qua câu chuyện giữa bác tôi và ông bí thư chi bộ tổ dân phố nơi gia đình cư trú. Có lẽ, những băn khoăn ấy của hai ông cũng là tiếng lòng chung của nhiều đảng viên với Đảng.

Mở đầu câu chuyện, ông bí thư chi bộ đã hơn 70 tuổi thở dài đánh thượt, thổ lộ rằng, rất buồn vì nhiều cán bộ trẻ làm lãnh đạo thời nay bản lĩnh thì chỉ ở cấp “tiểu học”.

- Bác nói hàn lâm thế thì sao hiểu được. Đã là cán bộ dù to, dù nhỏ cũng có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị tương xứng. Bởi, trước khi đề bạt, bổ nhiệm, tổ chức cân nhắc, đánh giá, thẩm định và thử thách chán. Làm gì có chuyện bản lĩnh chỉ ở cấp “tiểu học” mà được làm lãnh đạo đâu? Bác tôi phản pháo.

- Anh đúng là “ếch ngồi đáy giếng”. Vụ “ông bí thư trẻ” ở Thành ủy Đà Nẵng vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương lôi ra ánh sáng là thế nào? Hay như vụ nguyên Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Công thương chẳng hạn. Đặc biệt, vụ việc ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nữa. Có phải do bản lĩnh kém nên mới bị ăn “đạn bọc đường” và “ngã ngựa” không? Theo tôi, đấy là những trường hợp “say mồi”, bị đồng tiền làm mờ mắt nên thiếu bản lĩnh, lạm quyền, trở thành có hại cho Đảng, cho dân.

- Vâng, bác nói đúng rồi!

- Chuyện, tôi làm công tác tổ chức cán bộ bao nhiêu năm, kinh nghiệm không ít. Này, tôi trách họ là chính, nhưng cũng phải trách tổ chức Đảng của mình còn kém trong vấn đề kiểm soát quyền lực.

- Vậy yếu ở chỗ nào trong vấn đề kiểm soát quyền lực hả bác?

Ngẫm nghĩ một hồi, ông bí thư chi bộ tổ dân phố lý giải: Đảng ta lấy nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức lãnh đạo cao nhất. Nếu soi vào nguyên tắc này thì ông bí thư dù ở cấp nào đi chăng nữa thì cũng chỉ có cái quyền về tập hợp tổ chức, định hướng vấn đề để cấp ủy, chi bộ quyết định phương án giải quyết. Có nghĩa là, mọi việc dù to, dù nhỏ trong tổ chức đều phải đưa ra tập thể cấp ủy bàn bạc, thống nhất và quyết định. Các cấp ủy viên cần phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình để kiểm soát quyền lực, các tổ chức cơ sở đảng được thành lập ủy ban kiểm tra.

Dừng lời, ông ví dụ, trong công tác cán bộ chẳng hạn, khi trên có chủ trương cho phép luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thì tổ chức đảng cấp dưới phải làm theo quy trình. Để bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo nào đó, đúng ra, họ thường đưa ra 2 đến 3 nhân sự có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh như nhau để cấp ủy so sánh, đối chiếu, cân nhắc, lựa chọn. Thế nhưng, thường các tổ chức đảng đưa ra những cán bộ có chất lượng không ngang bằng nhau để so sánh, lựa chọn nên mới có hiện tượng con quan trẻ tuổi đã lọt vào các vị trí lãnh đạo mà vẫn đúng quy trình, nhưng chất lượng thì thấp, đặc biệt là bản lĩnh chính trị chỉ ở bậc “tiểu học”.

- Bác phân tích cũng phải, nhưng theo em, cũng vì cái uy giả, cái quyền ảo ấy mà nhiều cấp ủy viên của ta chỉ biết lẳng lặng giơ tay biểu quyết, bằng mặt mà không bằng lòng. Họ sợ gió, sợ mưa, sợ mất miếng cơm manh áo, sợ mất ghế, mất quyền nên không dám đấu tranh thẳng thắn, không dám phân tích điều hơn lẽ thiệt. Tóm lại, họ không làm tròn cái chức ủy viên đã được các đảng viên tin tưởng bỏ phiếu tín nhiệm trong đại hội.

- Chà, trí não của cán bộ cao cấp về hưu đã được huy động rồi đấy. Tôi vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhưng chỉ mong Đảng ta có cách thức để kiểm soát quyền lực của cán bộ các cấp sao cho kịp thời ngăn chặn những vi phạm, nhất là những hiện tượng lạm quyền trong tổ chức mà thôi. Nói rồi, ông bí thư chi bộ chào ra về để kịp giờ đón cháu. Ông bảo, “nghị quyết” của gia đình đã thông qua, tôi phải đón cháu còn việc tắm, cơm nước là của bà ấy. Dân chủ thế mà vẫn có lúc hai ông bà mất đoàn kết đấy. Tôi sợ bị bà ấy phê bình lắm.

Khi ông bí thư chi bộ đã ra về, ông bác tôi mới phân trần: Làm cán bộ thời nay quả khó hơn ngày xưa nhiều. Khó vì bản lĩnh luôn bị nhiều đối tượng tấn công từ các phía bằng lợi ích vật chất. Nếu không tỉnh táo, không cương quyết sẽ gục ngã. Ông bác tôi kết luận, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng có lẽ cũng từ ấy mà ra./.

Bôi mỡ để kiến đốt

Trên chuyến xe buýt từ thị trấn Xuân Mai về Hà Đông (Hà Nội) cùng với anh bạn, chúng tôi nghe được hai nữ phụ huynh ngồi cạnh nhau ở hàng ghế trên trò chuyện rôm rả về giáo dục. Họ tâm đắc với những phân tích và phản ứng về hiện tượng lạm thu các khoản xã hội hóa đầu năm học mới. Cái lý của họ khiến tôi và anh bạn đi cùng, nguyên là một hiệu trưởng một trường THCS đã chuyển ngành, lặng người.

Phụ huynh thứ nhất ước chừng chưa đến 40 tuổi mở đầu câu chuyện bằng câu nói hết sức băn khoăn. Chị mệt mỏi với các chi phí cho việc học tập của các con. Đầu năm học mới đã phải chi tới gần 15 triệu đồng để mua sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục và đóng học phí rồi các khoản thu cho hai cháu. Chị than thở, sự học ngày nay tốn kém quá mà chưa biết các con có làm lên cơm cháo gì trong tương lai không?

Phụ huynh thứ hai già hơn một chút cũng chia sẻ: “Dư luận phản ánh, lạm thu trong giáo dục chẳng khác nào việc đi mua chữ. Nếu được nói, được đề xuất, tôi sẽ đề xuất bỏ đào tạo ngành tài chính, ngân hàng ở bậc đại học và lấy giáo viên các cấp về làm thay thì có lẽ lại đỡ tốn kém, có lợi hơn”.

Chắc vì hai vị “hàng xóm” bất đắc dĩ động đến tự trọng nghề nghiệp, nên anh bạn tôi vội rướn cổ lên phía trước góp chuyện bằng cách phản đối:

- Các bà này hay thật, sư phạm là nghề cao quý, là nghề dạy học làm người sao lại chuyển họ đi làm ngành tài chính, ngân hàng?

Chị phụ huynh vừa nói quay xuống rỉ rả, trông bác ăn vận đẹp đẽ, khuôn mặt sáng sủa chắc phải là trí thức. Vậy, em phân tích mà có gì không phải thì mong bác bỏ quá cho nhé. Bác thấy đấy, giáo dục của ta thừa giáo viên. Sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục của ta không có việc làm, phải đi làm công nhân có khổ không?

Nói xong, chị ta lôi ra một chiếc điện thoại. Sau khi khởi động máy, chị lại quay xuống, mặt hướng về phía anh bạn tôi tiếp tục giải trình.

- Bác xem này, Quyết định số 732/QĐ- TTg ngày 29-04-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, nêu rõ, từ năm 2016 đến năm 2020, chỉ tiêu đào tạo toàn ngành giáo dục là 190.000 giáo viên. Trong khi đó, từ năm 2014 đến 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đào tạo 267.000 người, vượt so với đề án tới 77.000 người. Vậy từ năm 2019 đến 2025, ngành giáo dục có đào tạo thêm giáo viên nữa không? Nếu đào tạo thì số thừa sẽ chuyển đi đâu, làm việc gì? Xin thưa với bác, nguồn tin trên là chính thống đấy chứ không phải tin từ báo lá cải đâu.

- Thế thì có liên quan gì đến việc chuyển giáo viên sang ngành tài chính, kế toán.

Chị phụ huynh thứ hai cười đắc ý và nói với chị kia: “Chắc bác này không có con cháu đi học nên không hiểu”. Dừng một lúc chị ta quay xuống ông bạn tôi tiếp lời:

- Bác không thấy đấy à, học sinh đi học phải cõng đủ các loại phí được bóc tách từ nhiều việc khác nhau. Nào là quỹ đội, nào là quỹ xây dựng, tiền nước, vệ sinh, tiền mô hình học 2 buổi trên ngày, tiền chăm sóc bán trú... Chỉ đơn cử như tiền phí dịch vụ sổ liên lạc điện tử thôi đã nhiều giá khác nhau. Trường thì thu 135.000 đồng/năm học, trường thì thu 180.000 đồng/năm học. Chị dẫn chứng, với giá 180.000 đồng, riêng một trường tiểu học ở phường của chị có hơn 1.000 học sinh thì số tiền ấy đã hơn 180 triệu đồng. Tính ra, nếu giáo viên gửi trung bình 2 tin nhắn/tuần thì mỗi tin ước tốn khoảng 3.000 đồng. Đấy, bác xem, dịch vụ ấy đắt gấp 6 lần tin nhắn dịch vụ điện thoại mà các nhà mạng cung cấp trên thị trường trong khi bản chất của 2 cái này có khác nhau đâu? Thử hỏi, giá trị của sổ liên lạc điện tử có tương xứng với tiền phụ huynh bỏ ra không? Vậy, giáo viên đào tạo thừa không xin được việc làm sẽ chuyển đi đâu cho hợp lý? Nên chị bạn tôi nói cho họ đi làm tài chính, kế toán là lợi nhất. Đó là ý tưởng tuyệt vời đấy bác ạ!

Thấy khuôn mặt anh bạn tôi ngơ ngác, chị phụ huynh lại bồi thêm.

- Bác chưa tin à? Em ví dụ thêm cho bác thấy nhé. Đơn cử như cái việc ăn bán trú của các con ở trường cũng là một vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Chị dẫn chứng, cả 5 năm con chị theo học ở trường tiểu học và qua tới 5 cô giáo chủ nhiệm, nhưng chẳng bao giờ chị được nghe các giáo viên phổ biến chi tiết về cách tổ chức ăn bán trú thế nào, nhà cung cấp dịch vụ ở đâu, chất lượng ra sao, có bảo đảm an toàn thực phẩm hay không? Chị phân trần, giá kể điều kiện công việc, gia đình cho phép, chị sẽ đưa đón con cả buổi trưa để cho con được ăn cơm ở nhà mới yên tâm.

Câu chuyện của hai phụ huynh trên chuyến xe buýt này khiến tôi không thể không phân vân về ngành giáo dục hiện nay, nhất là cách làm việc tại các trường học bậc tiểu học, THCS và THPT. Thiết nghĩ, hằng năm các trường đều được cấp kinh phí hoạt động, trong đó có cả kinh phí sửa chữa công trình xây dựng, kinh phí xây mới và mua sắm thiết bị đồ dùng học tập cũng như nhiều loại kinh phí khác. Nếu các trường cứ bóc tách, tự vẽ và tự đẻ ra các loại kinh phí khác nhau thì người khổ nhất chính là các phụ huynh. Rõ ràng là, nền giáo dục công lập với những ưu việt từ sự đầu tư của nhà nước đang bị bóp méo, bị lợi dụng để trở thành nơi thu tiền. Quả thật, nếu nói như hai chị phụ huynh kia thì cũng có lý, cho con đi học chẳng khác nào đi mua chữ.

Trên đường trở về nhà, anh bạn tôi ngao ngán, giá kể bây giờ mà còn làm hiệu trưởng thì cũng xin nghỉ hưu sớm vì không chịu được sức ép dư luận. Bạn tôi bảo, cách làm ở các trường hiện nay là dân chủ nửa vời, dân chủ chưa tới nơi và cần phải xem xét lại. Anh phân tích, dân chủ ở các trường không phải chỉ là việc thông báo đến phụ huynh nội dung về khoản thu nào đó để ký vào biên bản rồi nộp tiền là xong. Nếu xét dưới khía cạnh cung cấp dịch vụ thì rõ ràng sự phân tích của hai phụ huynh nói ở trên là hoàn toàn có lý.

Thiết nghĩ, cha mẹ vốn là người đại diện hợp pháp cho học sinh trước pháp luật. Họ có nghĩa vụ, trách nhiệm lo cho con cái được hưởng những gì tốt nhất trong điều kiện và khả năng có thể. Trong những năm qua, rất hoan nghênh các trường học đã có nhiều cải tiến, chăm lo cho học sinh để có các điều kiện học tập, rèn luyện, phát triển trí tuệ, nhân cách tốt hơn, trở thành công dân có ích trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, nhất là trong các khoản thu xã hội hóa, các trường cũng cần triệt để thực hiện dân chủ, đưa ra nhiều thông tin trung thực để định hướng, thuyết phục phụ huynh, tạo điều kiện để phụ huynh được kiểm tra, giám sát cho thỏa đáng. Xin đừng giấu phụ huynh thông tin, bởi đó chính là việc làm tự bôi mỡ vào người cho kiến đốt./.