Đây là một trong những vấn đề có vị trí
đặc biệt trong chính sách dân tộc trong hoàn cảnh và điều kiện mới với mục tiêu
tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo và đời sống đồng bào DTTS
Nội dung chính sách kinh tế
- Trú trọng ưu tư đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với
bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Tập trung phát huy tiềm năng thế mạnh của
vùng đồng bào DTTS, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng
đồng bào DTTS cùng cả nước tiến hành CNH-HĐH đất nước.
- Áp dụng chính sách ưu đãi về thuế, tín
dụng, chuyển giao kỹ thuật, sử dụng đát đai, khuyến khích, hình thành những
vùng kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh
giao lưu hàng hóa, mở mang dịch vụ. Có chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút đầu
tư vào vùng sâu, vùng xa.
-Áp dụng cách quản lý đặc thù về đầu tư đối
với miền núi trong từng khu vực cụ thể
Chính sách về kinh tế được thể hiện qua các
văn bản:
+Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP ngỳa 27/12/2008 Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững đối với 61 Huyện nghèo
+
Chương trình xây dựng nông thôn mới
+
Chương trình giảm nghèo bền vững
+
Nghị quyết số 12/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Triển khai thực hiện nghị quyết
số 88/2019/QH14 ngỳa 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và Miền núi, giai đoạn 2021-2030.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét