Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Nắm vững khái niệm chính sách dân tộc để thực hiện tôt chính sách dân tộc ở Việt Nam

 


Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam là những quyết sách của Đảng, Nhà nước tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh ở vùng DTTS nhằm nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, hướng tới mục tiêu bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển giữa các vùng và các dân tộc ở Việt Nam.

Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam là một bộ phận quan hệ hữu cơ với công tác dân tộc, được quy định bởi quan điểm về vấn đề dân tộc, xử lý vấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc

Dưới góc độ chính trị - xã hội,  chính sách dân tộc là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đ ra tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc và mang bản chất giai cấp ca Nhà nước trong phạm vi đối nội và đi ngoại.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, chính sách dân tộc là hệ thống nhng quyết sách của Đng. Nhà nước được thực thi thông qua bộ máy hành pháp để quản lý và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với các dân tộc và vùng đồng bào dân tộc nhm thiết lập sự bình đẳng và hòa nhập phát triển, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chính sách dân tộc cũng là chính sách phát triển nhm mục đích: thiết lập nên những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc và vùng dân tộc, hướng tới mục tiêu cao nhất là sự bình đẳng về mọi mặt, đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các vùng và các dân tộc ờ Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét