Bình đẳng
giữa các dân tộc: Tất cả các dân
tộc, dù đông người hay ít người, đều có tư cách chính trị - xã hội - pháp lý
như nhau trong các quan hệ tộc nguời, trong quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất
nước. Như vậy, nội dung của bình đằng dân tộc, với tư cách là quyền, phải được
thực hiện trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội.
Ví dụ: Quyền bình đẳng
về chính trị của các dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao. Trong nhiệm kỳ 2016-2021,
người DTTS giữ các cương vị Đảng, Nhà nước ngày càng tăng (TBT, Chủ tịch Quốc
Hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bí thư, chủ tịch tỉnh; Ủy viên BCT v.v…)
Đoàn kết
giữa các dân tộc: là sự đoàn kết
trong nội bộ cùa từng dân tộc thiểu số; giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số;
giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc trên thế giới vì hòa bình và tiến
bộ xã hội. Đoàn kết dân tộc là chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, cần
hạn chế những tác động làm tổn hại đến sự đoàn kết như: các biểu hiện của tư tưởng
dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti mặc cảm dân tộc, cục bộ bản vị, vị
kỷ dân tộc, dân tộc cực đoan...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét