Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Những vấn đề cơ bản thực hiện chính sách dân tộc

 


Thực hiện chính sách dân tộc là việc đưa quyết sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, trên cơ s cụ thể hóa các quyết sách thông qua việc: Thông tin, hướng dẫn, phân công trách nhiệm, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết bảo đảm thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu, yêu cầu quy định của chính sách

Thực hiện chính sách dân tộc thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất của chế độ XHCN; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghieẹp cách mạng giành và giữ nền độc lập dân tộc. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đặc điểm tự nhiên và dân cư, tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc, miền núi có nhiều điểm khác biệt với khu vực nông thôn đồng bằng; những yếu tố về thời gian, môi trường sống và phong tục, tập quán cũng không giống nhau nên cách thức thông tin chính sách, nguồn lực cần được chú ý. Các khu vực dân cư khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau, cần được cụ th hóa trong những kế hoạch đầy đủ, phù hợp.

Trong thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng nhằm xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của chính sách, so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đặt ra, là cơ sở để xem xét chính sách có phù hợp hay không, cần điều chỉnh hay bãi bỏ. Đánh giá chính sách đòi hỏi phải thực hiện ở tất cả các khâu, giai đoạn, theo sát tiến trình vận động của chính sách. Đây là một quá trình liên tục, tương thích với sự vận động của chu trình chính sách. Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ là hai hoạt động có tính bắt buộc nhằm tăng hiệu quả giám sát hoạt động chính sách cũng như dế chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quốc gia, không thể tách rời với sự phát triển chung của đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia cả về khía cạnh chính trị, kinh tê và hội. Thực hiện chính sách dân tộc còn thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghiệp cách mạng giành và giữ nền độc lập dân tộc, xây đựng và bảo vệ Tồ quốcxã hội chủ nghĩa, đồng thời phải bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính phù hợp. Do vậy, việc xây dựng chính sách dân tộc phải bảo đảm trên cơ sở các định hướng:

Dựa tren nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng * Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc, từ khi ra đời đén nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, vấn đề dấn lộc có vị trí chiến lược. Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn để dãn tộc được nhận thức và giải quyết theo các quan điểm cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lén chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng đân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc[1].

Qua các kỳ đại hội, Đảng luôn nhất quán chủ trương, nguvên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn điện về kinh tế - chính trị - xã hội, đảm bảo các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào đân tộc.

 



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét