Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị

 

Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị

 Ngày 28-6, tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã trình bày Tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về Dự thảo Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, 132 nhiệm vụ, đề án trọng tâm đã được xác định để ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết.

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Dự thảo Chương trình có kết cấu gồm 4 phần kèm theo 4 phụ lục, nội dung bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị và được cụ thể hóa bằng các chương trình, nhiệm vụ, đề án để triển khai thực hiện.

Dự thảo Chương trình xác định 4 nội dung mục đích, yêu cầu, trong đó nêu rõ tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô Hà Nội, quyết tâm đưa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ đi vào cuộc sống.

Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 và đến năm 2045 cơ bản bám sát các chỉ tiêu cụ thể được nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ; đồng thời, có bổ sung các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đã được nêu trong Báo cáo của Thành ủy tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ.

Đối với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, dự thảo Chương trình cơ bản bám sát 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ; đồng thời, cụ thể hóa, bổ sung, làm rõ nội hàm từng nhiệm vụ, giải pháp thông qua chắt lọc các nội dung nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong Báo cáo của Thành ủy tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ, 10 Chương trình công tác của Thành ủy (khóa XVII) và một số nghị quyết, chủ trương mới của Thành ủy thời gian qua.

Đáng chú ý, theo 4 phụ lục kèm theo dự thảo Chương trình, có 132 nhiệm vụ, đề án trọng tâm đã được xác định cụ thể để ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Hà Nội cũng kiến nghị các cơ quan Trung ương triển khai 74 nội dung nhằm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể

Chương trình hành động của Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị có ý nghĩa đặc biệt, là cơ sở quan trọng số một để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Chính vì vậy, Dự thảo Chương trình hành động đã rất chú trọng phần nội dung về tổ chức thực hiện. Từng nhiệm vụ được phân công cho các cơ quan, đơn vị đã được rà soát rất kỹ, bảo đảm chất lượng cao trước khi trình ra Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Có thể thấy, tinh thần chung là các nhiệm vụ đều có “địa chỉ” cụ thể, gắn với trách nhiệm cụ thể.

Trong đó, ngoài việc chỉ đạo nghiên cứu, phổ biến, quán triệt Chương trình hành động, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội có nhiệm vụ tham mưu Bộ Chính trị chỉ đạo, đôn đốc, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa thành phố Hà Nội, các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các vấn đề phát sinh...

Đảng đoàn HĐND thành phố được giao chỉ đạo thể chế hóa, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được nêu trong Chương trình hành động vào các nghị quyết của HĐND thành phố và nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đồng thời, quyết định các định hướng, mục tiêu, biện pháp cân đối ngân sách để thực hiện các đề án, dự án, chuyên đề công tác cụ thể hóa nội dung Chương trình hành động. HĐND thành phố còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tăng cường giám sát hoạt động của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị của thành phố trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố có trách nhiệm thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, trong đó, căn cứ Chương trình hành động của Thành ủy, chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể triển khai thực hiện bảo đảm các mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết; cụ thể hóa nội dung Chương trình thành nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, giao các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; trước mắt, sớm nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi Luật Thủ đô; hoàn thành Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; khẩn trương rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới...

Ban Cán sự đảng UBND thành phố còn có nhiệm vụ đẩy mạnh phân công, phân cấp, rõ người, rõ việc, rõ đầu mối, rõ tiến độ, hiệu quả thực hiện; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án…; đồng thời, chủ động tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các vấn đề phát sinh.

Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, căn cứ nội dung Chương trình, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và phát động phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Thành ủy; tăng cường giám sát hoạt động của các cấp chính quyền, của cán bộ, đảng viên của các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Cán sự đảng UBND thành phố, các cấp ủy Đảng trực thuộc và các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố được giao tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu nội dung Chương trình, gắn việc thực hiện Chương trình với thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, 10 chương trình công tác của Thành ủy (khóa XVII), 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá của thành phố và nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng cấp, từng ngành trong từng năm, từng thời gian cụ thể; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện ở đơn vị mình.

Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện Chương trình hành động bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ, thường xuyên báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định.

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

 


Vào dịp tháng 7 hằng năm, từ trong tâm khảm, chúng ta lại tri ân và tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đây cũng là một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

PHẨM CHẤT NÀO CỦA NGƯỜI VIỆT KHIẾN NGƯỜI PHƯƠNG TÂY NGƯỠNG MỘ?

 Tác giả: Marko Nikolic, người Serbia, sống ở Việt Nam từ 2014. Ông là nhà giáo và nhà văn, tác giả của “Phố Nhà Thờ”, tiểu thuyết đầu tiên do người nước ngoài viết bằng tiếng Việt.

Bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ chân lý và đạo lý


 Thế giới hiểu Việt Nam, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, yêu mến, tin cậy và tự hào về Việt Nam là nhờ có Hồ Chí Minh - vĩ nhân và danh nhân ở tầm vóc tư tưởng và văn hóa, sứ giả của hòa bình và hữu nghị, một biểu tượng kiệt xuất của văn hóa hòa bình, văn hóa khoan dung.

Xử lý nghiêm minh, “không có vùng cấm”

 


Xử lý nghiêm minh, “không có vùng cấm”

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Sáng 28/6, ông Nguyễn Thái Học, phó Trưởng Ban Nội chính T.Ư cho biết, ngày 30/6 tới đây, Bộ Chính trị sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ dự và chủ trì Hội nghị.

Xử lý nghiêm minh, “không có vùng cấm”

Kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương (tháng 2/2013) đến nay, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt. Tham nhũng đang “từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm”, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng.

Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã khởi tố, điều tra gần 4.200 vụ/7.572 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế (trong đó, các tội về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 455 vụ/1.054 bị can).

Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 03 cấp độ; trong đó Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 180 vụ án, 133 vụ việc; các cơ quan chức năng đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 120 vụ án/1083 bị cáo, có 37 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Đặc biệt thời gian gần đây, đã tập trung điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Một số vụ liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao ở Trung ương

Về công tác thu hồi tài sản tham nhũng, Ban Nội chính cho biết đã có chuyển biến tích cực; cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 41,3%.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Số địa phương không phát hiện, khởi tố vụ án tham nhũng mới hàng năm có xu hướng giảm dần; riêng năm 2021, 100% các địa phương đã khởi tố các vụ án mới về tham nhũng. Một số địa phương phát hiện, khởi tố vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Thái Nguyên...

Vừa qua, Đảng, Nhà nước đã xử lý nghiêm minh nhiều vụ án, vụ việc, cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nhưng vẫn xảy ra một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao ở Trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, theo Ban Nội chính T.Ư, công tác PCTN, tiêu cực thời gian qua vẫn còn những hạn chế. Tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, có sự cấu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với các doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Do đó, thời gian tới cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy đảng, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong PCTN, tiêu cực.

Ngoài ra, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật; đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước để không thể tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

NHỮNG KẺ BÁN MÌNH CHO QUỶ


 Việc Quốc hội phải dừng họp để Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bất thường là việc làm ít tiền lệ đang được nhân dân đặc biệt quan tâm - theo dõi.

THẤT PHU HỮU TRÁCH...!

Đúng nghĩa của nó, quần chúng không phải và không bao giờ là một đám đông ô hợp nếu như tất thẩy họ luôn được hướng đến một cuộc sống mang giá trị chuẩn mực của những con người. Bởi chính họ khi đã tồn tại như một thực thể trong xã hội thì họ luôn luôn có lòng tin về những gì mình trao gửi.

Sự gương mẫu của Tổng Bí thư là chỗ dựa vững chắc trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực

 

Sự gương mẫu của Tổng Bí thư là chỗ dựa vững chắc trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Thu Hằng
Nhà báo
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh vai trò quan trọng của người đứng đầu và lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, của nhân dân và báo chí...trong phòng, chống tham nhũng.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 dự kiến tổ chức vào ngày 30/6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực sẽ chủ trì hội nghị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã có trao đổi với báo chí trước thềm hội nghị.

Biến hàng triệu con mắt, lỗ tai của dân thành 'ngọn đèn soi'

Công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua được đánh giá là có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, “công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế”, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết để đạt được kết quả này có 5 nguyên nhân cơ bản.

Đó là có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, mà trực tiếp, thường xuyên là sự chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước. 

Sự gương mẫu, “nói đi đôi với làm” của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu, lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sự nỗ lực, cố gắng, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà trước hết là kiểm tra Đảng, nội chính, thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và địa phương. 

Sự kế thừa, tiếp nối của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiên trì, bền bỉ của nhiều nhiệm kỳ trước đây. 

Cuối cùng là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, báo chí và toàn xã hội, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương bày tỏ: "Tôi xin nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của người đứng đầu và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, của nhân dân và báo chí, sự gương mẫu, quyết liệt “nói đi đôi với làm” và “làm đi đôi với nói” của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt".

Ông Trạc cho rằng, đây là chỗ dựa vững chắc, là đảm bảo về mặt chính trị và tạo động lực to lớn và do đó, đây là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, với vai trò to lớn của nhân dân, không có sức mạnh nào to lớn bằng sức mạnh của nhân dân, không có gì mà nhân dân không biết và do đó, không có gì qua mắt được nhân dân. Cho nên, theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương "sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân là thước đo niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực".

Do đó, ông nhấn mạnh: "Chúng ta phải biến hàng vạn, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành “những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, làm cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu không có chỗ ẩn nấp như bác Hồ đã từng dạy chúng ta".

Phối hợp, điều hòa các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 

Với vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Nội chính Trung ương đã thực hiện nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo như thế nào, để góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong hoạt động của Ban Chỉ đạo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Phan Đình Trạc cho biết, Ban Nội chính đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để làm các việc chính đó là, chủ động tham mưu đề xuất và đôn đốc, giám sát việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo và đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo chọn những việc khó, những lĩnh vực nhạy cảm có nhiều vướng mắc và những việc trọng tâm đột phá để tập trung chỉ đạo.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc.

Ban Nội chính đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo tổ chức nhiều đoàn kiểm tra đi kiểm tra ở các lĩnh vực trọng điểm.

Tham mưu nhiều cơ chế để nâng cao hiệu quả chỉ đạo công tác phối hợp của Ban Chỉ đạo, ví dụ như cơ chế đưa vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; cơ chế chỉ đạo 5 bước của Ban Chỉ đạo đối với các vụ án, vụ việc tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc và cơ chế phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. 

Nói thêm về vai trò của Ban Nội chính Trung ương với tư cách là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho hay: " Chúng tôi đã chú trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo. Với vai trò là cơ quan thường trực, chúng tôi phối hợp, điều hòa các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để nâng cao hiệu quả hơn nữa cho hoạt động của Ban Chỉ đạo".

VỊ CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI “LÂU NHẤT, ĐƯỢC DÂN YÊU QUÝ”


Trong tâm khảm của những người Hà Nội ngày giải phóng Thủ đô và có lẽ cả lớp hậu sinh hôm nay, bác sỹ Trần Duy Hưng được biết đến không chỉ bởi Ông là vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội, một người đảm nhận cương vị này lâu nhất trong lịch sử, mà còn bởi tài năng và đức độ của một người lãnh đạo gần dân, yêu dân và đúng nghĩa là công bộc của dân như lời Bác Hồ từng dạy.

Phải chống tham ô lãng phí. Phải làm sao cho trong quân đội ta không có tham ô lãng phí. Phải nâng cao ý thức và kỷ luật lao động. Phải nâng cao ý thức tiết kiệm”.

 


Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện với các đơn vị quân đội tại Quân khu 4, ngày 15-6-1957.

Toàn quân đẩy mạnh phong trào Thi đua quyết thắng

 

Toàn quân đẩy mạnh phong trào Thi đua quyết thắng 

Sáng 28/6, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì phiên họp 6 tháng đầu năm 2022 của Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Quốc phòng.

Trong 6 tháng đầu năm, công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp lãnh đạo chỉ đạo, triển khai toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, sát với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, quyết thắng”. Công tác thi đua khen thưởng và phong trào Thi đua quyết thắng trong toàn quân diễn ra liên tục, rộng khắp, có chiều sâu, gắn kết chặt chẽ với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới và các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của các cấp, các ngành, các tổ chức.

Phong trào Thi đua quyết thắng đã góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân phát huy tinh thần đoàn kết gương mẫu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tạo động lực quan trọng, trực tiếp góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, lực lượng và toàn quân vững mạnh về mọi mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm.

Phát biểu kết luận phiên họp, Đại tướng Lương Cường yêu cầu, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tiếp tục đẩy mạnh phong trào Thi đua quyết thắng trong 6 tháng cuối năm, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ. Trong đó, tập trung đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, kịp thời thông tin định hướng tư tưởng cho bộ đội; đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết 847 của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” và đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị với chủ đề “Tự soi, tự sửa”. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đẩy mạnh thi đua thực hiện tốt 3 đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Toàn quân tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục đào tạo, thực hiện quyết liệt các giải pháp, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, tạo chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng chính quy, chấp hành pháp luật, kỷ luật.

 

“Hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”.

 Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi làm việc với đội ngũ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương vào ngày 17-6-1968 về việc xuất bản cuốn sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền, nêu gương những nhân tố tích cực, những cách ứng xử đúng đắn.

Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

 

Đây là những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại buổi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương vào ngày 18-6-1968, để bàn về cách thực hiện điều mà Bác đã đề nghị với Ban Bí thư Trung ương Đảng là làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt”.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHỈ ĐẠO XỬ VỤ ÁN THAM NHŨNG NỔI TIẾNG 72 NĂM TRƯỚC


Mùa Thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên - Thủ Đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt.

TUYÊN BỐ NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM!

“Nhân Quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau. Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới này về vấn đề Nhân quyền".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu trong cuộc gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam sống tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào tháng 11/2021.

Lời nói đầy sức mạnh như một khẳng định dành cho các nhà dân chủ cuội và các thế lực thù địch phản động luôn kêu gào Việt Nam không có nhân quyền 

 

 

  

 

 

“PHÁP LUÂN CÔNG” LÀ GÌ VÀ LÝ DO TẠI SAO “PHÁP LUÂN CÔNG” BỊ CẤM TẠI TRUNG QUỐC?


"Pháp luân công” là gì? Vì sao “Pháp luân công” bị cấm tại Trung Quốc? “Pháp luân công” truyền bá vào Việt Nam như thế nào?)

Việt Nam không có tự do ngôn luận và đàn áp mạng xã hội - Luận điệu xuyên tạc, lố bịch


Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, bảo đảm quyền dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch

Sự xuyên tạc, lố bịch về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam


Cách nhìn xuyên tạc, lố bịch đến mức chính trị hóa mọi vấn đề là điều dễ nhận thấy trong các chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Họ lắp ghép khiên cưỡng yếu tố đạo đức vào thuật ngữ pháp lý, điển hình là

Phương tiện tuyên truyền của Nga trong cuộc xung đột Ucraina

Trong cuộc chiến tuyên truyền về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình, Nga không có đồng minh. Do vậy, các phương thức phối hợp sẽ bị hạn chế về quy mô. Các phương tiện tuyên truyền của Nga chủ yếu hoạt động qua các phương thức sau: Thứ nhất, phương thức phối hợp theo chiều dọc. Từ người đứng đầu Chính phủ Nga, các bộ trưởng, các lãnh đạo ngành liên quan cho tới người phát ngôn của Tổng thống Nga, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga đều có những thông điệp rõ ràng, nhất quán thể hiện sự thống nhất từ trên xuống dưới. Điều đó làm cho nội dung tư tưởng có chiều sâu và tác động mạnh đến công chúng, thúc đẩy hình thành niềm tin và sự ủng hộ. Theo một báo cáo ngày 27-2-2022, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tăng từ 64% lên 71%, ba ngày sau khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Sự ủng hộ của người dân trong nước chính là một nền tảng quan trọng trong việc triển khai các hành động tiếp theo của Chính phủ Nga trong cuộc chiến Ukraine. Và điều quan trọng là những thông điệp đó được thực thi và triển khai trên chiến trường. Những bằng chứng về việc quân đội Nga không tấn công dân thường, không giết hại binh lính Ukraine khi họ đầu hàng… Tất cả đã tạo nên những tác động chính trị, tư tưởng phù hợp với mong muốn của Chính phủ Nga. Thứ hai, phương thức phối hợp theo chiều ngang. Ở Nga, đó là sự vào cuộc của các bộ, ngành cùng nhằm truyền đi những thông điệp mà Chính phủ Nga đã đưa ra. Trong đó, hoạt động của các cơ quan truyền thông, hãng thông tấn giữ vai trò chủ đạo. Mặc dù gặp phải sự ngăn chặn quyết liệt từ các quốc gia EU và NATO, các cơ quan truyền thông của Nga đã linh hoạt lựa chọn các nền tảng truyền thông xã hội phù hợp để hoạt động, như Telegram và TikTok. Bên cạnh đó, Nga cũng sở hữu mạng xã hội sử dụng tiếng Nga Vkontakte (VK) do chính người dân Nga phát triển. Theo số liệu thống kê của Hãng nghiên cứu thị trường Statista, tính đến tháng 1-2020, VK có khoảng 100 triệu người dân Nga sử dụng, chiếm khoảng 54% số lượng người sử dụng mạng xã hội thường xuyên tại quốc gia này. Tương tự như các hãng truyền thông phương Tây, các hãng truyền thông và thông tấn của Nga cũng có các kênh bằng ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha để phục vụ công chúng toàn cầu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Thứ ba, phương thức phối hợp phức hợp. Khi các phương tiện truyền thông bị hạn chế, các thiết chế văn hóa, như bóng đá, thế vận hội bị tấn công, Nga cũng sử dụng chuỗi phối hợp phức hợp. Các công cụ hành chính cũng được sử dụng. Nga hạn chế và cấm hoạt động đối với Youtube, Facebook và Twitter. Tổng thống Nga V. Putin đã ký ban hành Đạo luật chống tin giả đối với hoạt động của quân đội Nga. Các chính sách kinh tế cũng được đưa ra để đối phó với các lệnh cấm vận của phương Tây. Tất cả nhanh chóng được các hãng truyền thông và thông tấn đưa tin trên các nền tảng mạng xã hội. Như vậy có thể thấy, trong phương thức phối hợp phức hợp, năng lực ngăn chặn được thể hiện khá rõ ràng. Thứ tư, phương thức phối hợp bên trong với bên ngoài. Nga không chủ động sử dụng phương thức phối hợp này mà để phương thức này được hình thành một cách tự nhiên. Có thể kể tới sự phản ứng của Đại sứ quán Trung Quốc ở Nga đối với những nội dung mà phương tiện tuyên truyền của phương Tây đưa ra. Tiếp đó là những phát ngôn của Bộ trưởng và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ và NATO. Ngày 5-3-2022, QYI - đơn vị sở hữu bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh - tuyên bố ngừng phát sóng giải đấu này vào ngày 6 và 7-3-2022, vì đã có những động thái đưa chính trị vào thể thao.

Tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của đất nước

Trong gần 10 năm qua sau khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập, hàng loạt vụ án, đại án tham nhũng đã được đưa ra xét xử với số lượng cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ cấp cao, bị xử lý nhiều hơn bất cứ một giai đoạn nào trước đó. Phòng, chống tham nhũng giờ đây được thực hiện ở diện rộng hơn, đi vào chiều sâu và thực chất; từ bị động, đang dần chuyển sang trạng thái chủ động tấn công, nhất là vào những nguyên nhân căn cơ, gốc rễ, qua đó, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng, cũng như vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Với quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng trong 10 năm qua đã được đẩy mạnh chưa từng có, mang lại những kết quả mang tính bước ngoặt. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng bài bản, hiệu quả, rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm quý, tính răn đe ngày càng mạnh mẽ hơn. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố: Nói đi đôi với làm. Việc xử lý nhanh chóng, quyết liệt, dứt khoát với nguyên tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có điểm dừng, bất kỳ ai dù giữ chức vụ cao đến đâu nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật là minh chứng, là sự khẳng định mạnh mẽ quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Từ năm 2013 đến 2020, cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật 131.000 đảng viên, trong đó có nhiều trường hợp liên quan đến tham nhũng. Cùng thời gian, đã có 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý (trong đó có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang). Cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra truy tố xem xét hơn 1.900 vụ án tham nhũng với 4.400 bị cáo trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự, trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị; 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; 4 Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang. Từ đầu năm 2022 đến nay, các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.264 vụ với 2.038 bị can; truy tố 742 vụ với 1.594 bị can; xét xử sơ thẩm 737 vụ với 1.567 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Đáng chú ý là những “đại án” mà dư luận và nhân cả nước nước bức xúc, bất bình như như: Vụ án công ty Việt Á, vụ án đưa và nhận hối lộ trong các chuyến bay “giải cứu” xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh… trong đó khởi tố 10 cán bộ diện Trung ương quản lý (1 cựu bộ trưởng, 1 cựu chủ tịch UBND thành phố, 1 cựu thứ trưởng; 1 cựu chủ tịch UBND tỉnh; 5 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Có thể khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đã thu được những kết quả rất quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân với Đảng và chế độ. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện đã thành phong trào, xu thế tất yếu. Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dự kiến diễn ra trong tuần này đang được cán bộ, đảng viên và nhân dân kỳ vọng sự kiện quan trọng này sẽ mở ra những phương hướng mới, đột phá hơn, tiếp tục trở thành một dấu mốc mới trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, để làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân và tạo môi trường lành mạnh, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. (Trích báo CAND).

Bước đột phá trong phòng, chống tham nhũng

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI diễn ra tháng 1-2011, Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận, tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, là thách thức lớn đối với Đảng và Nhà nước; mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng vẫn chưa đạt được. Quyết tâm mạnh mẽ ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Ban chấp hành Trung ương - cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội Đảng - tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 diễn ra tháng 5-2012 đã thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Triển khai thực hiện chủ trương của Ban chấp hành Trung ương, ngày 1-2-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên cả nước. Chỉ 3 ngày sau khi Bộ Chính trị ký ban hành Quyết định, ngày 4-2-2013, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm 16 thành viên do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban đã ra mắt và họp phiên thứ nhất. Phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ. Chính vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là công việc cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền. Việc phòng, chống tham nhũng sẽ phải thực hiện lâu dài, liên tục, quyết liệt. Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ta đã nhấn mạnh tới yêu cầu tất cả những người tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải “liêm, dũng, chính, trực”, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Làm được như vậy sẽ tạo niềm tin cho nhân dân và thực hiện được nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ra đời không phải là cây đũa thần, ra đời là xoay chuyển được ngay tình hình. Nhìn nhận một cách thẳng thắn, tham nhũng tiêu cực là giặc nội xâm và cuộc chiến đấu này không thể một sớm một chiều mà đòi hỏi kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, song với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự sát sao, gương mẫu của người đứng đầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng như sự phối hợp bài bản giữa các cơ quan, nhiều đột phá đã được tạo ra, làm nên những biến chuyển hết sức to lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua. Đây chính là câu trả lời của thực tiễn về sự đúng đắn của chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng với nhà lãnh đao cao nhất của Đảng ta là Trưởng ban.