Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, bảo đảm quyền dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch chẳng những không thừa nhận, mà còn ra sức chống phá, với những luận điệu xuyên tạc, lố bịch về một Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền, không có tự do ngôn luận và đàn áp mạng xã hội. Đó là vấn đề cần đấu tranh bác bỏ.
Các thế lực thù địch, phản động, chống đối chính trị ra sức rêu
rao, xuyên tạc Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, là
kẻ thù của tự do báo chí trên mạng. Họ chỉ trích chính quyền bắt, truy tố tùy
tiện người chống đối; kiểm duyệt, đóng các trang mạng, ra các luật mang tính
chất hình sự; chính quyền xiết chặt, kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do
lập hội, nhóm ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo, v.v. Họ ngộ nhận về quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí dẫn tới cho rằng các quyền này là tuyệt đối,
nhằm kích động, tẩy chay và trả đũa nhau khốc liệt, kể cả bôi nhọ, chống đối
chế độ xã hội, đặc biệt thông qua livestream “bẩn” trên mạng xã hội, v.v. Từ
đó, thúc đẩy thành lập một số tổ chức nhân danh văn chương, báo chí, như: “Văn
đoàn độc lập”, “Hội nhà báo độc lập”, “Phóng viên không biên giới”, “The 88
Project”1,… để chống đối chế độ, xuyên tạc Nhà nước ta bắt, bỏ tù nhà báo độc
lập, đấu tranh cho cái gọi là tự do ngôn luận. Đưa ra bảng xếp hạng sai lệch về
tự do báo chí ở Việt Nam; gây sức ép đòi thả tự do cho các đối tượng bị cơ quan
chức năng bắt giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam mà họ gọi là bắt, bỏ tù “nhà
báo báo độc lập”, “blogger”, v.v. Đây là những luận điệu xuyên tạc, lố bịch,
bởi: Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Với quan điểm đề cao vai trò của báo chí là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng của mình. Thông qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã
hội, đề xuất những ý kiến tâm huyết đối với Đảng, Nhà nước, định hướng dư luận
trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Thực hiện quan điểm đó, Nhà
nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo
đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp (năm 2013), Luật Báo chí
(năm 2016) và Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016) quy định trách nhiệm của Nhà
nước, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong
việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác,
đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Đặc biệt, báo chí không bị
kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 41.000 nhân sự đang hoạt động trong
lĩnh vực báo chí, với 779 cơ quan báo chí (trong đó có: 142 báo, 612 tạp chí,
25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát
thanh - truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình.
Tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng internet là gần 70 triệu người, tăng
0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng
xã hội là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 01 năm (tương
đương 73,7% dân số). Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lượng người dùng internet
cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ sáu trong tổng số 35 quốc gia/vùng
lãnh thổ khu vực châu Á.
Mặt khác, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin
không phải là quyền tuyệt đối mà là quyền có giới hạn. Tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tự do thông tin được xem là nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ,
thậm chí được ví như là “khí ôxy” trong một xã hội dân chủ và phát triển; nhưng
không được cộng đồng quốc tế thừa nhận là quyền tuyệt đối. Các văn kiện quốc tế
về quyền con người, như: Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948 (Điều
29), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Điều 19) đều
khẳng định: việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải kèm theo những nghĩa vụ
và trách nhiệm đặc biệt, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định được quy
định trong luật và là cần thiết nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người
khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của
xã hội. Pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều giới hạn quyền này, như:
tại Mỹ, Bộ luật Hình sự (Điều 2.385, Chương 115) quy định về sự hạn chế của
quyền tự do ngôn luận; tại Đức, Luật An ninh mạng năm 2015 (sửa đổi năm 2018),
quy định những dịch vụ mạng xã hội có thể bị phạt lên đến 50 triệu Euro nếu để
xảy ra trường hợp người dùng lăng mạ, gây thù oán, hay phát tán các tin tức giả
mạo, v.v.
Để tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, Việt
Nam đã xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm quyền tự do ngôn luận, bảo
đảm nguyên tắc báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được
pháp luật bảo hộ; nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức và công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm
công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người
vô tội, cũng không bỏ lọt tội phạm. Đồng thời, theo dõi, khảo sát, đánh giá và
kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, phù
hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng xã
hội, nhất là trên không gian mạng. Sự thực trên đã vạch trần sự phiến diện,
xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét