Ngay
sau khi Chương trình phối hợp số 30/CTPH-MTTW-TCTV, ngày 30-10-2018 được ký
kết, Ban Thường trực đã cùng các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực
hiện, trong đó tập trung vào thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư về giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã
hội và nhân dân tham gia xây dựng, giám sát đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ.
Năm
2019, Ban Thường trực đã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội
chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai và thực hiện giám sát tại một số địa
phương, như thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hà Giang... Qua giám sát, Ban Thường trực
đã có những kiến nghị cụ thể tới các cơ quan hữu quan về những nội dung liên
quan đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ phát sinh trong thực tế.
Đến
năm 2021, dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng hoạt động
giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn được thực hiện
đồng bộ tới tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở báo
cáo việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác
cán bộ của các tỉnh ủy, thành ủy và báo cáo của ban thường trực Ủy ban MTTQ
Việt Nam của 58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả giám sát
đối với cấp ủy cấp huyện, cấp xã, có thể thấy công tác này đã đạt được nhiều
kết quả quan trọng.
Thứ
nhất, về giám sát việc triển khai, hướng
dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng về công tác cán bộ: Nhìn chung,
cấp ủy các cấp đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác cán bộ để
lãnh đạo, quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc tại địa phương, cơ sở. Tính
riêng trong năm 2020, cấp ủy các cấp đã ban hành 6.250 văn bản nhằm chỉ đạo,
phối hợp thực hiện các quy định liên quan đến công tác cán bộ, đảng viên. Hệ
thống văn bản hướng dẫn khá chặt chẽ, đồng bộ; có những cách làm mới, phù hợp
thực tiễn gắn với quy trình cán bộ được thực hiện dân chủ, công khai, minh
bạch. Cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhận
được sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Cùng với việc triển
khai thực hiện các quy định của Trung ương về công tác tổ chức, cán bộ, các địa
phương đã xây dựng đề án về xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng đầy đủ các điều
kiện, tiêu chuẩn, có phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đến năm
2030 và những năm tiếp theo. Đối với việc triển khai các quy định của Trung
ương về cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ có liên quan đến vai trò của MTTQ
Việt Nam, cấp ủy các cấp cũng đã ban hành các chỉ thị, quy định và kế hoạch
hằng năm để chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Thứ
hai, qua giám sát việc thực hiện các quy định về tuyển dụng công
chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho thấy,
việc tuyển dụng cơ bản đúng quy trình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức
năm 2008, Luật Viên chức năm 2010; các nghị định của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; về chính sách thu hút, tạo
nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ... Việc thực
hiện quy trình tuyển dụng công chức, viên chức thông qua hình thức thi tuyển và
xét tuyển, cơ bản đúng tiêu chuẩn, quy trình. Việc xét tuyển viên chức được
thực hiện nghiêm túc, bảo đảm quy trình, tiêu chuẩn, có sự quan tâm đến các đối
tượng ưu tiên, như gia đình chính sách, hộ nghèo, cán bộ nữ, cán bộ trẻ có
thành tích học tập xuất sắc...; tuyển dụng theo đúng vị trí việc làm và phù hợp
với bằng cấp chuyên môn được đào tạo cũng như yêu cầu công tác, hướng đến mục
tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trẻ, ngày càng có trình độ, năng
lực, đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Một số địa phương căn cứ yêu cầu
của vị trí việc làm cần tuyển để xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với
các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Việc ký hợp đồng lao động cũng
cơ bản bảo đảm đúng chỉ tiêu, trình độ, phù hợp với nhiệm vụ. Trong quá trình
tuyển dụng công chức, viên chức và hợp đồng lao động không phát sinh đơn khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dự tuyển. Tuy nhiên, trong năm 2020,
do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên một số địa phương không
thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức.
Thứ
ba, về giám sát quy định về bổ nhiệm cán bộ:
Kết quả giám sát năm 2020 cho thấy, các cơ quan cấp tỉnh bổ nhiệm các chức danh
quản lý cho 4.581 người, trong đó bổ nhiệm là 3.086 người, bổ nhiệm lại là
1.495 người. Các cơ quan cấp huyện thực hiện bổ nhiệm và bổ nhiệm lại các chức
danh quản lý là 13.381 người. Các cơ quan cấp xã bổ nhiệm 6.797 người. Công tác
bổ nhiệm cán bộ của các địa phương cơ bản được thực hiện đúng quy trình, quy
định, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ, thận trọng, hạn chế tối
đa tình trạng chạy chức, chạy quyền, tạo môi trường cho cán bộ rèn luyện, cống
hiến, trưởng thành. Quy trình bổ nhiệm cán bộ được áp dụng theo quy định của Bộ
Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ, bảo đảm
đúng tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh
giá cán bộ; đội ngũ cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử cơ bản đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ. Điều quan trọng là, các quy trình bảo đảm yêu cầu phân
cấp, phân quyền, được thực hiện nghiêm túc, rà soát kỹ từng trường hợp.
Trong
quá trình giám sát, khi phát hiện những vấn đề thiếu sót, chưa rõ, bộ phận
chuyên môn của cơ quan MTTQ Việt Nam các cấp đã kịp thời trao đổi với cấp ủy,
chính quyền một số địa phương để nắm bắt thêm thông tin(3), đề nghị
giải trình từng trường hợp và rút kinh nghiệm trong thời gian tới. Đối với
trường hợp cán bộ có dấu hiệu vi phạm về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình bổ
nhiệm, ban thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp kịp thời ban hành công văn
đề nghị cấp ủy địa phương rà soát để xử lý theo đúng quy định(4).
Thứ
tư, về chuyển đổi vị trí công tác: Kết quả
giám sát cho thấy, cấp tỉnh đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với
4.942 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức. Cấp huyện chuyển đổi 3.362/3.956
trường hợp trong diện chuyển đổi vị trí công tác (đạt 84,9%), còn 594 trường
hợp chưa chuyển đổi (chiếm 15,1%).
Nhìn
chung, công tác chuyển đổi vị trí việc làm được cấp ủy các cấp quan tâm, chỉ
đạo kịp thời, thường xuyên, bảo đảm đúng theo quy trình, thủ tục, góp phần thực
hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng. Mặt tích cực của chuyển đổi vị trí việc
làm là giúp nhiều
công chức, viên chức có điều kiện rèn luyện bản lĩnh, nâng cao tinh thần trách
nhiệm, nâng cao năng lực, khả năng thích nghi, nắm bắt địa bàn, đối tượng quản
lý; từ đó, tham mưu các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn bảo đảm hiệu quả tốt. Nhiều công chức bày tỏ sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới,
phục tùng tuyệt đối sự phân công của tổ chức. Việc chuyển đổi vị trí việc làm
góp phần hạn chế tình trạng khép kín, cục bộ, tiêu cực trong thực thi công vụ.
Thứ
năm, kết quả giám sát về kê khai và công khai tài sản đối với cán
bộ, công chức, viên chức của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và chính quyền, cơ
quan hành chính nhà nước các cấp cho thấy, qua thống kê chưa đầy đủ của các địa
phương trong năm 2020, ở cấp tỉnh, số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu
nhập lần đầu là 447.910 người, trong đó số người đã kê khai tài sản lần đầu là
447.579 người (đạt 99,9%). Ở cấp huyện, số người có nghĩa vụ kê khai tài sản,
thu nhập lần đầu là 182.795 người, số người đã kê khai tài sản lần đầu là
181.478 người (đạt 99,3%).
Việc
thực hiện công khai bản kê khai tài sản bằng hình thức niêm yết tại nơi làm
việc của cán bộ hoặc công khai bản kê khai tại cuộc họp được tiến hành theo
đúng quy định. Hồ sơ lưu trữ được thiết lập theo quy định; danh sách người có
nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, các bản kê khai tài sản của
người kê khai được lập đầy đủ; việc giao nhận bản kê khai được thực hiện nghiêm
túc; biên bản niêm yết bản kê khai tài sản, thu nhập của từng cơ quan, đơn vị
được thực hiện chặt chẽ. Kết quả triển khai thực hiện công tác kiểm soát tài
sản, thu nhập được báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Thứ
sáu, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, một trong những tiêu chuẩn luôn được
nhấn mạnh và thảo luận, xem xét kỹ lưỡng là: Người ứng cử phải gương mẫu chấp
hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, tham nhũng và các vi phạm pháp luật. Quy trình hiệp thương lựa chọn,
giới thiệu người ứng cử được ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tuân thủ triệt để. Tổ
chức Mặt trận đã lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử bảo đảm đúng cơ cấu,
thành phần, số lượng, không đưa vào danh sách những ứng cử viên có dấu hiệu
tham nhũng, không trung thực trong kê khai tài sản hoặc vi phạm pháp luật về
bầu cử. Đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND sau khi
MTTQ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú mà có số phiếu tín nhiệm
thấp thì đều không được các cấp hiệp thương của tổ chức mặt trận đưa vào danh
sách hiệp thương chính thức (loại khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội,
đại biểu HĐND)(5). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện nghiêm
nhiệm vụ giám sát bầu cử, góp phần bảo đảm các cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, lựa
chọn được những ứng cử viên xứng đáng để giữ những chức vụ quan trọng trong các
cơ quan nhà nước.
Thứ
bảy, việc giám sát công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm
sát viên cũng được quan tâm thực hiện thường xuyên. Hằng năm, đại diện Ban
Thường trực là thành viên Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao đều thực hiện việc đánh giá, thẩm định, cho ý kiến đối với các hồ
sơ của người được đề nghị bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao(6); là thành viên Hội đồng thi tuyển kiểm sát viên cao cấp,
trung cấp và sơ cấp, thực hiện việc cho ý kiến vào danh sách đề nghị thi tuyển
kiểm sát viên và danh sách đề nghị được bổ nhiệm kiểm sát viên các cấp theo quy
định.
Sự
tham gia của MTTQ Việt Nam trong công tác tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên
đã góp phần giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước bổ nhiệm được đội
ngũ thẩm phán, kiểm sát viên có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu,
chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn mới(7).
Hoạt
động giám sát công tác tổ chức, cán bộ của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội trong thời gian qua, nhất là từ khi có Quy chế giám sát và phản
biện xã hội của Bộ Chính trị, đã thu được những kết quả có ý nghĩa trên nhiều
phương diện. Điều này góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với
vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam. Các hoạt động giám sát công tác tổ chức,
cán bộ được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm theo dõi và đồng tình ủng
hộ, các cơ quan thông tin đại chúng cũng hưởng ứng và tích cực tuyên
truyền cho các hoạt động này.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ,
Ban Thường trực nhận thấy vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhận thức của một số
cấp ủy và tổ chức đảng về công tác giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán
bộ có mặt chưa đầy đủ. Sau giám sát, xử lý vi phạm ở một số nơi còn thiếu kiểm
tra việc khắc phục, sửa chữa những sai phạm, thiếu sót của cán bộ, đảng viên.
Tâm lý ngại va chạm, nể nang, né tránh, thiếu bản lĩnh khi thực hiện nhiệm vụ
giám sát công tác tổ chức, cán bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của
hoạt động giám sát.
Vai
trò chủ động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong
tham mưu, đề xuất với cấp ủy, phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ
giám sát công tác tổ chức, cán bộ có nơi còn hạn chế hoặc khi có dư luận thì mới
tiến hành giám sát; hoạt động giám sát thiếu tính thường xuyên.
Khi
tiến hành quy trình giám sát liên quan đến công tác cán bộ còn nhiều lúng túng,
khó khăn nhất định. Hạn chế này mang nhiều yếu tố chủ quan; bởi lẽ yêu cầu đặt
ra đối với cán bộ làm công tác giám sát là phải nắm chắc các quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, trong khi hầu hết cán bộ làm công
tác giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lại chưa được
đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, chủ yếu mới chỉ được tập huấn ngắn hạn do MTTQ
Việt Nam triển khai trong hệ thống.
Trong
khi đó, sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong thực
hiện giám sát công tác cán bộ còn chưa nhịp nhàng; việc xác định nội dung,
phương pháp, hình thức giám sát còn nhiều lúng túng; chất lượng giám sát có lúc
chưa cao; việc giải quyết kiến nghị của một số ngành, chính quyền địa phương
còn chậm.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét