Thứ
nhất, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế bầu cử phù hợp với sự phát
triển của thực tiễn.
Hoàn
thiện quy định và lộ trình, bảo đảm tốt nhất điều kiện về nắm bắt thông
tin, nâng cao ý thức trách nhiệm về quyền làm chủ của nhân dân; lấy ý
kiến cử tri về các ứng viên tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp trong quá trình bầu cử.
Kết
hợp chặt chẽ giữa định hướng chính trị, cơ cấu về tỷ lệ đại biểu với
quyền tự ứng cử, quyền đề cử của công dân; nâng cao số lượng cử tri tự ứng cử
để phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân.
Tiếp
tục nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình tổ chức hiệp
thương lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên và giám sát hoạt động bầu cử, bảo
đảm dân chủ và đúng luật định; khắc phục mọi biểu hiện hình thức, xem xét
tiêu chuẩn, lai lịch chính trị, uy tín của ứng viên chưa chặt chẽ; bảo đảm
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lựa chọn, giới thiệu được những
đại biểu thật sự ưu tú tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
Tạo
điều kiện thuận lợi nhất để các ứng viên tham gia vận động, tiếp xúc cử
tri, trình bày kế hoạch hành động sau khi trúng cử; phát huy vai trò
của phương tiện thông tin, truyền thông về nhiệm vụ bầu cử, qua đó, cử tri
ở từng địa bàn sẽ trực tiếp nắm được thông tin về năng lực, trình độ, phẩm
chất, uy tín của các ứng viên, từ đó lựa chọn được những đại biểu ưu
tú.
Thứ
hai, hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền bất tín nhiệm đại biểu của nhân dân.
Vấn
đề bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân được quy định ở Điều
7 của Hiến pháp năm 2013, Điều 40 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Điều 41 của
Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/2015/QH13,
ngày 24-11-2015, theo đó, việc bảo đảm quyền bãi miễn của nhân dân đã được
thực thi gián tiếp thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, trong
thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện cơ chế để nhân dân tham gia có hiệu quả hơn
vào việc bãi miễn đại biểu không xứng đáng.
Thứ
ba, bổ sung các chế định pháp lý để phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
Quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
quản lý Nhà nước và xã hội là cách thức kiểm soát quyền lực nhà nước hoàn
toàn phù hợp với tình hình hiện nay. Thông qua việc góp ý, phê bình, thực
hiện quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ ngăn ngừa được tình trạng
lạm dụng quyền lực mưu lợi cá nhân của một bộ phận cán bộ, công chức. Các
quyền này đã được chế định ở quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công
dân, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã
hội... Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Phát huy tính tích cực
chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên,
cán bộ, công chức; động viên nhân dân tham gia phát triển kinh tế; góp
phần quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, các hoạt động tự quản cộng đồng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét