Mối quan tâm đặc biệt và thường xuyên trong đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật không chỉ trong các tác phẩm lý luận
mà
còn trong hoạt động thực tiễn phong phú của Người gần 6 thập kỷ, từ ngày tìm
đường cứu nước đến khi trở về với thế giới
người Hiền (1911-1969). Người không chỉ là nhà tư tưởng kiệt xuất, nhà tổ chức thiên tài của cách mạng Việt Nam mà còn là nhà hoạt động thực tiễn sôi nổi, suốt đời gần gũi, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc mình, với nhân dân các dân tộc trên thế giới. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người gắn liền với sự nghiệp đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc và chủ nghĩa
thực dân,
giương cao ngọn cờ giải phóng,
thực hiện nguyện vọng Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc
cho đồng bào mình và cho toàn thế giới nhân loại. Người là hiện thân mẫu
mực của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc
Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay - Thời đại của độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã
hội. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là biểu tượng cao quý của sự hy sinh, dấn thân và dâng hiến cho lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa, đấu tranh quên mình vì độc lập của Tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh
phúc
của nhân dân. Vào cuối đời, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo
Cuba, nữ đồng chí
Mácta Rôhát, ngày 14/7/1969, Người đã nói:
“Tôi hiến cả đời tôi cho
dân tộc tôi”[1]. Người còn nói “... Tôi vô cùng yêu mến nhân dân Cuba. Tôi xin gửi lời chào đến
toàn
thể nhân dân Cuba, từ các đồng chí lãnh
đạo đến các cháu thiếu nhi... Đồng thời, tôi cũng chúc nhân dân các nước khác ở
Mỹ Latinh tự giải phóng khỏi
ách
thống trị của chủ nghĩa đế quốc Yăngki.
Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục
đấu tranh và quyết chiến
thắng”2. Quả thật là, tư tưởng
và
tình cảm của Người đã từ dân tộc đến với
nhân
loại. Thế giới ngợi ca Người không chỉ ở tầm vóc tư tưởng mà còn ở đạo đức trong sáng, tiêu biểu cho lòng nhân ái, vị tha và sự
khoan dung của một lãnh tụ
cộng sản, đồng thời là một nhà văn
hóa kiệt xuất. Tên tuổi và sự
nghiệp Hồ Chí Minh sáng mãi trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Lãnh tụ Cuba - đồng chí Phiđen Catxtơrô Rugiơ đã nói
lời vô cùng cảm động và sâu sắc: “Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái
chết là mầm mống của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt”[2]. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm nên sự bất diệt đó.
Suốt đời Hồ
Chí
Minh quan tâm đến đạo đức cách mạng và tự
mình
nêu gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Đó là điểm phát sáng, chói sáng trong tư tưởng và hành động của Người. Xét trên các văn phẩm lý luận
thì
hầu như tác phẩm nào của
Người cũng đề cập tới vấn đề đạo đức, nhất là các tác phẩm về xây dựng
Đảng cách
mạng chân chính. Nói tới cán bộ,
đảng viên,
bao giờ Người cũng nhấn mạnh đức là gốc. Đức và tài không tách rời nhau nhưng đức là gốc, phải có đủ 4 đức cần, kiệm, liêm, chính mới là người toàn vẹn.
Thiếu một đức thì không thành người. Muốn có đạo đức cách mạng thì phải
kiên
quyết chống chủ nghĩa cá
nhân. Đó là cuộc đấu tranh suốt đời, phải
tự vượt lên những thiếu
xót,
yếu kém, thậm chí những
tầm thường, xấu xa, hư hỏng của chính mình, nó xa lạ với phẩm chất đạo đức cách mạng. Đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân
là cuộc đấu tranh với chính
mình, phải có dũng
khí tự phê phán và sẽ có không ít sự đau đớn ở trong lòng.
Chỉ dẫn đó của người thật thấm thía, sáng suốt về lý trí và sâu sắc về mặt tình cảm. Không có chủ đề nào như chủ đề đạo đức và đạo đức cách mạng lại chiếm vị trí nổi bật và nhất
quán
trong tư duy, tư tưởng, trong hành động, việc làm, phép ứng xử và lối
sống của Hồ Chí Minh đến như vậy.
Vì vậy, xét trên bình diện thực tiễn và hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh thực sự là nhà đạo đức học mácxít. Người thực hành đạo đức cũng như thực hành phép biện chứng một cách xuất sắc, nhuần nhuyễn, tự nhiên, trở thành một nhu cầu văn hóa, một mẫu mực điển hình về đạo đức, nhân cách, có sức ảnh hưởng rộng lớn và thúc đẩy mạnh mẽ mọi người vươn tới cái tốt đẹp, sự hoàn thiện, làm cho cái xấu, cái ác, cái dở mất dần đi và cái hay, cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân như Người hằng mong, hằng tin như vậy.
Nhà tư tưởng, nhà đạo
đức Hồ Chí Minh ở tầm vóc
lãnh tụ sáng lập Đảng và rèn luyện Đảng ta, ở tầm vóc lãnh tụ dẫn đường của cách mạng Việt Nam và trở thành ngọn cờ dẫn đường cho các dân tộc trong sự nghiệp cách mạng giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh thực sự là người thức tỉnh lương tâm và lương tri nhân loại, Người truyền cảm hứng vĩ đại của dân tộc; truyền lửa cho thế hệ trẻ, thắp sáng
lên niềm tin và hy vọng vào sự
chiến thắng của chân lý và đạo lý - ở
đời và
làm người, chính
tâm và thân dân trên lập trường Cộng sản. Một
lý
tưởng và một sự nghiệp vĩ đại, cao thượng như thế đòi hỏi nghị lực phi thường với lực đẩy mãnh liệt của trí tuệ
khoa học và đạo đức cách mạng. Sâu xa, đó là văn hóa với hệ giá trị
chân
- thiện - mỹ. Đạo đức cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được đề cập ngay ở phần đầu, trong mở đầu của tác phẩm Đường cách mệnh năm 1927, khi Đảng còn chưa ra đời. Tác phẩm lý luận
truyền bá
chủ nghĩa Mác vào
Việt Nam, Người nhấn mạnh trước hết đến
“Tư cách
một người cách mệnh”, trong đó nổi bật 23 tiêu chí chuẩn mực về đạo đức, nổi bật hai điều hệ trọng, “giữ chủ
nghĩa cho vững” và “ít lòng tham muốn về vật chất”[3]. Muốn làm cách mệnh đến nơi, tức là triệt để, phải có chí, kiên quyết và đức
hy sinh, phải toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp chung.
Hai mươi năm sau, vào năm
1947, khi Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đã thành công, Đảng đã là Đảng cầm quyền, đang nhận trọng trách
lãnh đạo toàn dân giữ vững nền độc lập tự do của Tổ quốc, “... thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[4], ra sức chống thực dân Pháp xâm lược trở lại bằng cách “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, giữ vững đức tin “kháng
chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”,
tại an toàn khu Việt Bắc, Người đã viết hai văn kiện chính trị quan trọng mà cũng là hai tác phẩm lý luận
xuất sắc: Đời sống mới (Tân Sinh, tháng 3/1947) và Sửa đổi lối làm việc (X.Y.Z, tháng 10/1947). Cả hai tác phẩm này đều
đặt vấn đề đổi mới, trong điều kiện Đảng cầm quyền mà nổi bật là xây đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, xây đi liền với chống.
Người nêu cao
tính Đảng, “phê bình và sửa chữ”, nhấn mạnh dũng khí tự phê bình và phê bình, không ít lần Người đòi hỏi phải “tẩy sạch”, phải chữa cho “tiệt nọc” chủ nghĩa cá
nhân, thói quan liêu, xa rời thực tế,
xa dân,
khinh dân, bệnh chủ quan, “coi khinh lý luận”, bệnh hẹp hòi, nhất là trong dùng người, thói ba hoa, nói nhiều làm ít, lời nói không đi đôi với việc làm, và bao nhiêu chứng bệnh, thói hư tật xấu khác. Tất cả đều là phát sinh từ một bệnh gốc, bệnh mẹ, đó là chủ nghĩa cá nhân - một thứ “giặc nội xâm”, giặc ở trong lòng. Người đã từng
cảnh báo,
mọi sự suy đồi, tha hóa đều bắt đầu từ tha hóa về đạo đức, nhất là khi đã có chức, có quyền. Người đòi hỏi, phải nghiêm túc học hành lý luận và ra sức rèn luyện đạo đức. Thái độ và hành vi của cán bộ,
đảng viên,
nhất là người lãnh đạo phải có ảnh
hưởng tới quần chúng, tới
phong trào,
hoặc tốt hoặc xấu, hoặc thành
hay bại... đều do đạo đức cách mạng có chiến thắng chủ nghĩa cá nhân hay không? Đề cập tới vấn đề cán bộ và công tác cán bộ là công việc
gốc của Đảng, về cách dùng người, cách lãnh đạo bao giờ Người cũng nêu cao vai trò của đạo đức, của trách nhiệm và sự
nêu
gương. Phải giáo dục, uốn nắn cán bộ, nghiêm khắc mà khoan dung, thường xuyên kiểm tra cán bộ
để bảo vệ cán bộ, không để mất cán bộ
vì
hư hỏng. Do đó phải ráo riết phê bình và tự phê bình, từ đảng viên đến
toàn
Đảng. Phải thực hành đời sống mới, giải quyết thấu đáo
quan hệ giữa cũ và mới. Cách mạng không có gì khác, chính là “phá cái cũ đổi ra cái mới”,
“phá
cái xấu đổi ra cái tốt”[5]. Mọi việc lớn, nhỏ, trước mắt cũng như lâu
dài, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng hỏng, không làm nên trò chống gì, xa dân thì không làm nổi việc gì như sau này Người nhấn mạnh.
Năm 1948, Hồ Chí Minh
ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, năm 1949 Người viết bài báo nổi tiếng “Dân vận”, chỉ ra bản chất, vai trò của công tác vận động quần chúng, coi dân chủ là nền tảng lý luận của dân vận,
là
cơ sở khoa học và đạo đức của “Dân vận khéo”, phê phán gay gắt căn bệnh nguy hiểm của không ít
người là “xem khinh việc dân vận”[6].
Đặc biệt là vào tháng 12/1958, Người tập trung viết tác phẩm lý luận
có
dung lượng lớn với tựa đề nổi bật
Đạo đức cách mạng. Người
phân
tích thấu đáo về những biểu hiện của đạo đức cách mạng, đặt nó đối lập với chủ nghĩa cá nhân, nhấn mạnh phải đấu tranh đánh bại, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân. Không như vậy không thể đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi, không thể xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm này chứa đựng nhiều tư tưởng lớn về đạo đức cách mạng, có thể
coi đó
là một tác phẩm kinh điển về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực.
Hai năm sau, năm
1960, vào
dịp Đảng ta tròn 30
năm lịch sử, Người khẳng định “Lịch sử Đảng
ta là
một pho lịch sử bằng vàng”,
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”.
Gần một thập kỷ sau, vào năm 1969, năm cuối cùng trong cuộc đời hữu hạn của mình, cũng vào dịp sinh nhật Đảng lần thứ 39 (03/02/1930 - 03/02/1969), Người đã công bố tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đó là một tổng kết lớn về đạo đức cách mạng, từ lý luận đến thực tiễn, trình bày một hệ thống các vấn đề về xây dựng đạo đức cách mạng và kiên quyết đánh bại chủ nghĩa cá nhân, phân biệt một cách chính xác và vô cùng tinh tế, chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là coi thường cá nhân, không phải là giày xéo lên những gì chính đáng và hợp lý của cá nhân con người. Khi viết tác phẩm quan trọng này, Người cũng đã soạn thảo, sửa chữa, bổ sung “Tài liệu tuyệt đối bí mật”, đó là Di chúc được Người chuẩn bị và khởi thảo từ tháng 5/1965. Người khiêm nhường gọi là “thư cho đồng bào, đồng chí”, là “mấy lời để lại”. Đây là nơi quy tụ, hội tụ, chắt lọc những gì tinh túy nhất về đạo đức cách mạng, về chống chủ nghĩa cá nhân. Đủ thấy Hồ Chí Minh là hiện thân sinh động, là biểu tượng cao quý biết nhường nào về đạo đức cách mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét