Thứ
nhất, tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy để phát huy vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội. Trong đó, MTTQ Việt Nam sớm hoàn thiện Đề án trình Ban Bí thư ban
hành Chỉ thị về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám
sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong
thời gian tới. Đây là văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp
tăng cường hoạt động giám sát nói chung và giám sát công tác tổ chức, cán bộ
nói riêng của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực sự hiệu quả.
Thứ
hai, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội cần chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản của Đảng, quy định của Nhà nước
để từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế giám sát của
MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tình hình mới. Giám sát
công tác tổ chức, cán bộ là việc khó; vì vậy, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải
quy định toàn diện, đầy đủ, cụ thể và rõ ràng các vấn đề liên quan. Yêu cầu này
tạo cơ sở pháp lý không chỉ cho hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội, mà còn là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, nhất là những
đối tượng chịu sự giám sát phải thực hiện nghiêm.
Thứ
ba, tăng cường sự phối hợp giữa MTTQ Việt
Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức khác trong thực hiện giám
sát công tác tổ chức, cán bộ. Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam chỉ có thể
phát huy hiệu quả tốt khi có sự phối hợp và thực hiện một cách đồng bộ với các
hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan, tổ chức khác
trong hệ thống chính trị. Vì vậy, cần tăng cường kết hợp giữa hoạt động giám
sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên với hoạt động thanh tra của các
cơ quan nhà nước, hoạt động kiểm tra của Đảng và hoạt động giám sát của Quốc
hội, HĐND các cấp... Như vậy, sẽ góp phần làm cho hoạt động giám sát của MTTQ
Việt Nam ngày càng hiệu quả, huy động được các cơ quan, tổ chức và nhân dân
tham gia, sẽ tạo sức mạnh trong giám sát.
Thứ
tư, việc giám sát công tác tổ chức, cán bộ
và giám sát đối với cán bộ, đảng viên phải được thực hiện thường xuyên; cần sơ
kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc triển khai các hoạt động giám sát công tác
tổ chức cán bộ trong thời gian qua để lựa chọn những nội dung giám sát sao cho
sát - đúng, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện thực tế của MTTQ
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Thứ
năm, để thực hiện tốt việc giám sát công tác cán bộ, MTTQ Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần thu hút và sử dụng được những người
thực sự có đức, có tài, có bản lĩnh, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm
trong hoạt động giám sát. Tăng cường các biện pháp nâng cao trình độ đội ngũ
lãnh đạo mặt trận các cấp, có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thu
hút cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức để thực hiện giám sát. Tập
hợp, phát huy tối đa tiềm năng to lớn của các tổ chức thành viên và các cá nhân
tiêu biểu, các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học, các hội đồng tư vấn để họ
cùng tham gia các hoạt động giám sát, giúp nâng cao chất lượng giám sát nói
chung và giám sát công tác tổ chức cán bộ nói riêng của MTTQ Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội. Đối với các địa phương, cần quan tâm đẩy mạnh công tác
tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp, cách làm hiệu quả, tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
các cán bộ làm công tác mặt trận ở cơ sở cần được trang bị tốt kiến thức về
chính sách, pháp luật để thực hiện giám sát có hiệu quả.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét