"Pháp luân công” là gì? Vì sao “Pháp luân công” bị cấm tại Trung Quốc? “Pháp luân công” truyền bá vào Việt Nam như thế nào?)
Trong vụ trọng án rùng rợn với 2 thi thể vùi trong khối bê tông
ở tỉnh Bình Dương năm 2019, theo lời khai của các nghi phạm nguyên nhân dẫn tới
tội ác là do mâu thuẫn khi tu luyện “PHÁP LUÂN CÔNG” và giết người nhằm thanh
trừ “tà ác”. Lời thú tội gây sốc của nhóm nữ tu luyện theo “Pháp luân công”
khiến nhiều người không khỏi tò mò về bản chất thực sự của bộ môn này.
Thời gian qua, ở nước ta, với những nội dung truyền bá đánh vào
đức tin của con người, không ít người đã tham gia tập luyện “Pháp luân công” và
hy vọng có thể cải thiện được sức khỏe, chữa khỏi bệnh tật. Tuy nhiên, thực tế
lại cho thấy, hoạt động “Pháp luân công” diễn ra tại một số địa phương trên cả
nước hiện không đồng nhất với mục đích tuyên truyền ban đầu của nó. Thậm chí,
đã có những hệ lụy không nhỏ xảy ra từ chính hoạt động “Pháp luân công”, gây
bức xúc lớn trong dư luận và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự và đời
sống người dân. Vụ trọng án 2 thi thể vùi trong khối bê tông ở Bình Dương với
nguyên nhân bắt nguồn từ mâu thuẫn khi tu luyện “Pháp luân công” là một minh
chứng rõ ràng và xác đáng cho điều ấy. Tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là TP Đà
Lạt, thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều nhóm tu luyện “Pháp luân công” công
khai tại các quảng trường, công viên có nhiều hoạt động phức tạp về an ninh
trật tự, gây bức xúc với người dân ở địa phương.
VẬY THỰC CHẤT “PHÁP LUÂN CÔNG” LÀ GÌ?
“Pháp luân công” là tốt hay xấu? “Pháp luân công” có gây nguy
hại gì cho người tập hay không? Từ trước đến nay, các bài viết đề cập đến bản
chất “Pháp luân công” phần lớn còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa đi đến “gốc rễ”
của vấn đề. Để giúp độc giả có cái nhìn khách quan, toàn diện, dễ hiểu nhất về
“Pháp luân công”. Tại loạt bài viết này sẽ hé lộ sự thật về pháp luân công.
1. “PHÁP LUÂN CÔNG” LÀ GÌ?
“Pháp luân công” hay còn gọi “Pháp luân đại pháp” là một “giáo
phái” do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc; từng tham gia
Quân đội; sau đó giải ngũ, lấy vợ, sinh con; làm nhân viên bảo vệ và thổi kèn
Trumpet phục vụ nhà hàng tại Trung Quốc) sáng lập năm 1992 dưới hình thức tập
luyện khí công dưỡng sinh (thực chất Lý Hồng Chí đã kết hợp hai loại khí công
cổ truyền của Trung Quốc mà Chí đã học được năm 1988 và vũ đạo của người Thái
Lan và "pha chế" ra Pháp Luân Công). Tài liệu tuyên truyền chính là
các sách "Chuyển pháp luân", "Đại viên mãn pháp",
"Tinh tấn yếu chỉ"… Theo Lý Hồng Chí tự nhận, đây là một môn thực
hành tâm linh kết hợp các bài tập tọa thiền và khí công dựa trên một triết lý
đạo đức tập trung vào các nguyên lý "Chân, Thiện, Nhẫn"; việc thực
hành nhấn mạnh vào đạo đức và tâm tính.
Sau khi ra đời, “Pháp luân công” đã phát triển và thu hút một số
lượng lớn người tham gia tại Trung Quốc (ước tính đến năm 1999, số lượng người
tập luyện Pháp luân công tại nước này khoảng 70 triệu người). “Pháp luân công”
phát triển do xuất hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ "bùng nổ khí
công" ở Trung Quốc - thời kỳ này đã chứng kiến sự tăng nhanh của những môn
tập tương tự nhau với các đặc điểm là thiền định, các bài tập cử động chậm rãi
và điều hòa hơi thở. Đáng chú ý, theo nghiên cứu của các học giả phương Tây vào
thời điểm đó phát hiện “Pháp luân công” khác với các trường phái khí công thông
thường vì nó không chỉ đơn thuần là các bài tập dưỡng sinh mà chú trọng vào BẢN
CHẤT THẦN HỌC MANG YẾU TỐ TÔN GIÁO trong các bài giảng.
Từ tháng 7/1999, “Pháp luân công” đã bị chính quyền Trung Quốc
cấm hoạt động, các thành viên cốt cán của “Pháp luân công” (trong đó có Lý Hồng
Chí) bị TRUY NÃ, phải trốn sang New York, Mỹ.
2. VÌ SAO “PHÁP LUÂN CÔNG” BỊ CẤM TẠI TRUNG QUỐC?
Thời gian qua, “Pháp luân công” luôn tuyên truyền rằng do “lãnh
đạo Trung Quốc ghen tỵ với Lý Hồng Chí và vì “Pháp luân công” có nhiều tín đồ
hơn đảng viên nên chính quyền Trung Quốc đã phát động các chiến dịch đàn áp,
ngăn cấm “Pháp luân công”. Tuy nhiên theo các tư liệu nghiên cứu quốc tế cho
thấy, lý do chính “Pháp luân công” bị cấm tại Trung Quốc vì “giáo phái” này đã
CÓ NHIỀU HOẠT ĐỘNG PHỨC TẠP ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN NINH CHÍNH TRỊ, nghiêm trọng nhất
là tổ chức biểu tình, bạo loạn chính trị gây bất ổn xã hội ở nước này.
Cụ thể, thời gian đầu sau khi thành lập, “Pháp luân công” nhận
được sự hỗ trợ đáng kể từ chính quyền Trung Quốc, nhưng từ giữa đến cuối thập
niên 1990, “Pháp luân công” bị coi là một mối đe dọa tiềm tàng bởi phương pháp
KHỐNG CHẾ TINH THẦN NGƯỜI TẬP MỘT CÁCH CỰC ĐOAN thông qua những thuyết pháp
lệch lạc, đồng thời “Pháp luân công” còn tiến hành hàng loạt những hoạt động
phạm pháp gây hại tại nhiều nơi ở Trung Quốc.
Nhiều báo chí nước này nhận định tác hại chính của Pháp luân
công “biến tướng” là: xâm phạm nhân quyền, gây hại tới tính mạng. Cũng bởi
phương pháp tu luyện quá khống chế tinh thần, mà hơn 1.000 NGƯỜI LUYỆN TẬP ĐÃ
CHẾT do tin tưởng vào việc “có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện
tập là khỏi”. HÀNG TRĂM NGƯỜI LUYỆN TẬP CUỒNG TÍN TỚI MỨC TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN,
thậm chí dẫn đến tự sát. Hơn ba mươi người vô tội không tham gia tập “Pháp luân
công” cũng bị những kẻ luyện tập cuồng tín sát hại.
Theo thống kê của báo chí Hoa ngữ, nhóm cuồng tín tu tập “Pháp
luân công” đã thực hiện những hành vi phá hoại xã hội, xâm phạm quyền lợi chính
đáng của dân chúng như phá hoại các thiết bị phát thanh truyền hình công cộng,
vệ tinh thông tin, thực hiện các hoạt động gọi điện thoại phá rối, hù dọa với
tần suất nhiều, số lượng lớn, thông qua mạng Internet để gửi thư rác… Báo chí
nước này cũng chỉ trích các nhóm cực đoan của “Pháp luân công” tấn công ác ý
vào những cá nhân hoặc tập thể có ý kiến khác không thống nhất với lý tưởng của
“Pháp luân công”, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Đặc biệt “Pháp
luân công” đã dùng phương thức giảng dạy tà giáo tiến hành các hoạt động chống
phá chính quyền, với những thuyết pháp được gieo rắc như “người luyện Pháp luân
công bị mổ cướp tạng”…
Bên cạnh đó, từ năm 1992 – 1999, sau một thời gian phát triển và
thu hút được đông người theo, LÝ HỒNG CHÍ CÓ BIỂU HIỆN HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ,
muốn trở thành đại biểu Quốc hội nhưng bị Chính phủ Trung Quốc ngăn cản (một
trong những nguyên nhân ngăn cản vì từ năm 1996, “Pháp luân công” đã bị cộng
đồng Phật giáo - tôn giáo lớn nhất tại Trung Quốc - phản đối kịch liệt; bởi bản
chất “Pháp luân công” sau khi tuyên truyền đã bài xích, hạ thấp tất cả nền văn
minh, tín ngưỡng lâu đời của Trung Quốc, đặc biệt là Phật giáo (sẽ phân tích rõ
ở phần sau) và chỉ đề cao, ca ngợi một mình Lý Hồng Chí). Trong thời gian
truyền bá "Pháp luân công" ở Trung Quốc, bản thân Lý Hồng Chí đã lợi
dụng các học viên để tích lũy số tiền rất lớn; với số tiền này ông ta mua nhà ở
sang trọng và xe hơi đắt tiền ở Trung Quốc và nước ngoài dưới tên người thân.
Sau khi có ý đồ tham gia chính trị nhưng thất bại, ngày
25/4/1999, khi đang xuất cảnh đi nước ngoài, chỉ trong một đêm LÝ HỒNG CHÍ ĐÃ
HUY ĐỘNG GẦN 100 NGHÌN ĐỆ TỬ VÂY KÍN QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN và TRUNG NAM HẢI
(nơi tập trung các trụ sở Nhà nước đầu não ở Bắc Kinh) để biểu tình dưới danh
nghĩa "luyện công tập thể", thậm chí còn hàng trăm nghìn đệ tử khác
tràn về Bắc Kinh nhưng do đường xa chưa về kịp và bị chặn ở ngoài. Trong khi
đó, trước sự việc trên, Lý Hồng Chí khi phát biểu trả lời các phương tiện
truyền thông quốc tế đã dối trá rằng: "Tôi không biết trước về biến cố
này". Chính quyền Trung Quốc lúc đầu cho rằng “Pháp luân công” cũng chỉ là
một môn tập luyện khí công thông thường, cùng lắm là một tà giáo “vớ vẩn”;
không ngờ sau sự việc này mới giật mình vì hệ thống an ninh dày đặc như vậy mà
Lý Hồng Chí có thể huy động đệ tử quá dễ dàng và đệ tử quá cuồng tín, xem Lý
Hồng Chí là “Phật sống”, hoàn toàn nghe theo Lý Hồng Chí.
Có thể thấy, việc chính quyền Trung Quốc ngăn chặn “Pháp luân
công” là CÂU CHUYỆN THỂ CHẾ CỦA RIÊNG TRUNG QUỐC trên cơ sở logic để phòng vệ,
dẹp trừ một thế lực phản loạn mưu đồ lật đổ chế độ, nhằm giữ ổn định xã hội.
Nhiều nghiên cứu cho biết, nếu chính quyền Trung Quốc không ngăn chặn kịp thời
sự phát triển của “Pháp luân công”, rất có thể Lý Hồng Chí đã lật đổ chế độ
chính trị và lên ngôi “HOÀNG ĐẾ” hay “GIÁO CHỦ” ở Trung Quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét