Slobodan Milošević, Saddam Hussein và Muammar al-Gaddafi là 3 nhà lãnh đạo và họ có 1 điểm chung duy nhất là đều có chung số phận là bị “dân chủ phương Tây” hạ sát và bị gán cho những tội danh mà họ không gây ra, và đất nước mà họ lãnh đạo cũng tan vỡ sau cái chết của họ. Những hung thủ (nguyên thủ các nước phương Tây) thì không phải chịu hậu quả nào, thậm chí cũng không cần xin lỗi, bởi vì thế giới không có một tòa án nào có thể xét xử họ cả. Những vị lãnh đạo của các nước này bị phương Tây gán cho là "độc tài, phạm tội ác chống nhân loại", rồi sau đó phương Tây đem quân tấn công lật đổ họ, lật đổ xong thì các chính khách phương Tây sẽ hứa hẹn với người dân nước đó về "tự do, dân chủ, nhân quyền", nhưng rồi sau đó là những ngày tháng hỗn loạn và cuối cùng là cả đất nước sẽ tan vỡ ra thành nhiều mảnh (Nam Tư đã tan vỡ thành 6 mảnh, Iraq đã tan vỡ thành 3 mảnh và vẫn đang còn chìm trong hỗn loạn, Libya thì đang tan vỡ thành 4 mảnh mà vẫn chưa dừng lại).
Slobodan Milošević là Tổng thống Serbia từ năm 1989 - 1997 sau là Tổng thống CHLB Nam Tư từ năm 1997 - 2000. Sau Chiến tranh Kosovo năm 1999, ông bị khối quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu lật đổ và là quốc trưởng đầu tiên mà đang còn nắm quyền bị buộc tội diệt chủng tại tòa án xử các tội phạm chiến tranh (Cáo trạng sau này thêm vào các tội phạm trong chiến tranh Nam Tư 1991–1995). Sau khi Milošević phải từ chức tổng thống Nam Tư vào ngày 5 tháng 10/2000 vì các cuộc biểu tình tập thể, ông bị thủ tướng Serbia Zoran Đinđić ra lệnh bắt vào năm 2001 và giao cho tòa án xử tội phạm chiến tranh Liên Hiệp quốc ở Den Haag. Vụ án bắt đầu năm 2002, tuy nhiên Milošević đã chết đột ngột trong nhà giam vào năm 2006. Tòa án tuyên bố ông Milošević, người bị bệnh tim và tăng huyết áp, đã chết vì đau tim. Tòa án cũng phủ nhận bất kỳ trách nhiệm nào về cái chết của Milošević và tuyên bố rằng ông đã từ chối không dùng thuốc theo quy định và tự mình dùng thuốc.
Phải tới năm 2015, tức 15 năm sau phiên tòa, tòa án quốc tế mới kết luận là không có chứng cứ để buộc tội ông, nhưng khi đó ông đã chết được 10 năm. Những lời buộc tội của phương Tây đối với ông là hoàn toàn bịa đặt, giống như cái cớ "Iraq tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt" mà Mỹ dùng để lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Nói cách khác, Milosevic đã bị giam và chết oan uổng trong một nhà tù của Liên Hiệp Quốc.
Saddam Hussein là Tổng thống Iraq từ năm 1979-2003, khi Mỹ tấn công Iraq với lý do là Saddam đã "tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt". Ông đã bị bắt và phải ở tù.
Năm 2003, chế độ của Saddam sụp đổ khi Hoa Kỳ và các đồng minh của họ tấn công Iraq. Nét nổi bật của cuộc chiến này là việc Mỹ tạo cớ tấn công vào Iraq: Khi ấy Mỹ tuyên bố rằng Iraq vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Tất nhiên Mỹ đã không thể tìm thấy bằng chứng cho các cáo buộc này nên không thể thuyết phục Liên Hợp Quốc, nhưng Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động Chiến tranh xâm lược Iraq dựa trên các cáo buộc mà chính phủ Mỹ đưa ra.
Các cáo buộc mà Mỹ đưa ra sau này được chứng minh là bịa đặt, vì những vũ khí này đã không bao giờ được Mỹ tìm thấy tại Iraq sau nhiều năm tìm kiếm ngoài những thùng hóa chất cũ kỹ có từ trước năm 1991. Nhưng khi đó thì mọi việc đã ngã ngũ: Saddam Hussein đã bị tử hình, còn Iraq thì chìm trong chiến tranh.
Năm 2011, Mỹ rút quân khỏi Iraq, để lại "một vũng lầy" đúng như những gì Saddam Hussein đã dự đoán. Dưới thời Saddam Hussein, ở Iraq hoàn toàn không có khủng bố quốc tế, còn sau khi ông chết, đất nước Iraq đã trở thành "Đại học Harvard của chủ nghĩa khủng bố". Mỹ tấn công Iraq với tuyên bố "tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố", nhưng rốt cục họ đã tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho khủng bố quốc tế xây dựng lực lượng. Đến năm 2014, đất nước Iraq trên thực tế đã không còn là một quốc gia thống nhất mà đã bị xé nát thành nhiều mảnh bởi nhiều phe phái như chính phủ Iraq thân Mỹ, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, quân người Kurd...
Muammar al-Gaddafi là nhà lãnh đạo của Lybia từ năm 1969-2011. Gaddafi bị lật đổ sau cuộc can thiệp quân sự của các nước NATO nhằm hỗ trợ phe nổi dậy, ông ta đã bị quân nổi dậy bắt giữ và giết hại vào ngày 20 tháng 10 năm 2011.
Gaddafi bị chính thức lật đổ vào cuối tháng 8 năm 2011, sau 42 năm cầm quyền ở Libya. Đến giữa tháng 9, khoảng một nửa quốc gia trên thế giới, chính thức công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) là chính quyền hợp pháp của nước này. Ngày 6 tháng 10, đại tá Gaddafi lại ra mặt sau một thời gian mất tích để kêu gọi "toàn dân xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền lâm thời Libya", nhưng chẳng có ai hưởng ứng và không có cuộc biểu tình chống NTC nào diễn ra.
Năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: "Tôi cho rằng, cái chết thê thảm của nhà độc tài Gaddafi là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những nhà độc tài khác trên thế giới, rằng nhân dân cần được tự do, họ cần được tôn trọng quyền sống cũng như nguyện vọng cơ bản của mình". Tuy nhiên, thực tế Libya sau khi Gaddafi bị lật đổ lại rất khác so với những gì các chính phủ phương Tây tuyên bố.
Theo BBC ngày 6/12/2011, trước khi Gaddafi bị lật đổ, ông ta đã chính thức cảnh báo Liên minh châu Âu rằng, nếu chế độ của ông ta sụp đổ, sẽ có nhiều người di cư đến châu Âu, tạo nên sự hỗn loạn trong cộng đồng dân cư và bất ổn cho xã hội. Ông đã đúng trong lời cảnh báo đó. Sau 4 năm kể từ ngày chế độ của Tổng thống Muammar Gaddafi bị lật đổ, đất nước và người dân Libya vẫn chưa thể định hình được một chế độ chính trị - xã hội. Không còn một lãnh đạo chung, một nhà nước thống nhất, Libya đã bị xâu xé bởi các phe phái bộ tộc, xã hội bất ổn và đầy bạo lực, người dân không có việc làm, cuộc sống thiếu thốn và phải dời bỏ quê hương để vượt biển bỏ chạy sang châu Âu. Mỹ tấn công Libya với tuyên bố "Gaddafi tài trợ khủng bố", nhưng rốt cục họ đã tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho khủng bố quốc tế xây dựng lực lượng. Đến năm 2016, đất nước Libya trên thực tế đã không còn là một quốc gia thống nhất mà đã bị xé nát thành nhiều mảnh bởi nhiều phe phái như chính phủ Libya thân Mỹ, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, quân đội các bộ tộc...
Cũng theo báo Sputnik Việt Nam, dù Gaddafi tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Pháp Sarkozy trong năm 2007, Pháp đã rất tích cực chống lại Gaddafi vì muốn chiếm quyền kiểm soát các mỏ dầu của Libya thay cho hãng Eni và Total của Ý. Các phương tiện truyền thông phương Tây đã giữ im lặng về tình hình Libya và các mục tiêu cuối cùng của họ, và đáng lẽ cộng đồng quốc tế phải bắt các chính khách phương Tây (gồm Pháp, Anh và Hoa Kỳ) chịu trách nhiệm về thảm hoạ xã hội và nhân đạo ở Libya.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét