Khi “con rối” vỡ
mộng “miền đất hứa”
Sau một thời gian sống trên đất Mỹ, Trần Thị Nga đã lên mạng xã hội phát
đi thông điệp “Mỹ là thiên đường của người này và là địa ngục của người kia”.
Sự thật cay đắng của Nga đã cho thấy sự ảo tưởng và thân phận của những “con
tốt”, “con rối” dưới bàn tay của những kẻ mượn danh nhân quyền chống phá Việt
Nam.
Trần Thị Nga
sinh năm 1977, lớn lên tại tỉnh Hà Nam. Năm 2003, Nga đi xuất khẩu lao động tại
Đài Loan và đã gặp gỡ, tiếp xúc với Nguyễn Văn Hùng, một kẻ từng sống lưu vong
ở Úc, Đài Loan và là thành viên của tổ chức phản động Việt Tân. Khi còn ở trong
nước, Nguyễn Văn Hùng đã có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính
quyền. Sang Đài Loan, với danh nghĩa là Trưởng Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho
công nhân và cô dâu Việt ở Đài Loan, Hùng đã lôi kéo người lao động Việt Nam bỏ
trốn hợp đồng, tham gia các hoạt động chống phá đất nước, trong đó có Trần Thị
Nga.
Đi theo sự cổ
suý của đối tượng phản động, từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2017, Trần Thị Nga đã
lập các tài khoản Blog, Facebook “Thuy Nga, Tran Thi Nga” và tài khoản mạng xã
hội Youtube “Trần Thúy Nga” để làm, tàng trữ và phát tán hàng chục video clip
có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên
truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, tung tin giả, xuyên tạc chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, đối tượng còn
xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang;
kêu gọi tẩy chay bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021 ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, đối
tượng còn đưa ra những thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc làm, hoạt động
của cơ quan, cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong quá trình trả lời
phỏng vấn của các đài, báo nước ngoài (những đài, báo có các hoạt động chống
phá Việt Nam như Chân trời mới, RFA, SBTN…).
Ngày 21/1/2017,
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam thi hành lệnh bắt tạm giam và khám
xét nơi ở đối với Trần Thị Nga về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88, BLHS năm 1999. Ngày 25/7/2017, TAND tỉnh
Hà Nam xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Thị Nga 9 năm tù giam theo
khoản 1, Điều 88, BLHS và phạt quản chế 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình
phạt tù. TAND cấp cao tuyên y án sơ thẩm.
Trong thời gian
chấp hành án tù, Trần Thị Nga thường xuyên không tuân thủ quy định của trại
giam, khi được gọi điện cho người thân thì vu khống bị cán bộ trại giam “đàn
áp, tra tấn”… Tuy nhiên, với chính sách nhân đạo, Trần Thị Nga đã được ra tù
trước thời hạn và ngày 10/1/2020 bị trục xuất, sang định cư tại Mỹ cùng 3 người
thân trong gia đình.
Như thường lệ,
khi Trần Thị Nga bị bắt, xét xử và thi hành án, một số tổ chức, cá nhân thù
địch ở nước ngoài lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền đã tiến hành nhiều hoạt
động chống phá Việt Nam. Các đối tượng tung hô Trần Thị Nga là “người đấu tranh
cho những thân phận bị dồn vào đường cùng”; “người đã hết mình cho cuộc chiến
bất bạo động, vì những quyền tự do căn bản, bất chấp những truy bức, hành hạ,
ngược đãi”; “tù nhân lương tâm”; “một blogger hoạt động bảo vệ cho những công
nhân nhập cư”; “nhà hoạt động nhân quyền”… Đồng thời, các đối tượng phát tán
nhiều tài liệu xuyên tạc, bóp méo vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Kèm theo đó,
hàng loạt hoạt động vu cáo, xuyên tạc, tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam và hà hơi, tiếp sức cho đối tượng Trần Thị Nga thông qua cái gọi
là “Giải thưởng về nhân quyền”. Ngày 20/8/2018 và ngày 25/10/2018, Tổ chức Ân
xá quốc tế (Al) ra “Thông cáo” và “Thư ngỏ khẩn cấp” kêu gọi cộng đồng quốc tế
có hành động khẩn cấp cho Trần Thị Nga, xuyên tạc Việt Nam “vi phạm Công ước
chống tra tấn” của Liên hiệp quốc và yêu cầu Việt Nam “trả tự do ngay lập tức,
vô điều kiện” cho đối tượng này.
Cũng trong năm
2018, Tổ chức Công giáo hành động chống tra tấn (ACAT) đã viết thư yêu cầu Tổng
thống Pháp có các hoạt động can thiệp, gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho 3
đối tượng, trong đó có Trần Thị Nga. Ngày 7/3/2019, Tổ chức Phóng viên Không
biên giới (RSF) ra “Thông cáo báo chí” về tình trạng của những nữ tù nhân trên
khắp thế giới, tung tin xuyên tạc đối tượng Trần Thị Nga đang bị giam giữ trong
những điều kiện “vô nhân đạo” và kêu gọi Việt Nam “trả tự do ngay lập tức, vô
điều kiện” cho đối tượng này.
Tháng 5/2019,
bên lề sự kiện “Đối thoại nhân quyền” giữa Việt Nam và Mỹ, Scott Busby - Phó
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ đã
gặp gỡ Trần Thị Nga trong trại giam. Ngày 1/2/2020, Tổ chức Chống tra tấn và án
tử hình của Pháp Fondation (ACAT - France) đã cổ suý cho Nga khi trao cho đối
tượng này cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Engel-du Terte năm 2019” với lý do
“để khen thưởng và ủng hộ cuộc đấu tranh vì quyền con người ở một đất nước, nơi
mà những người bảo vệ nhân quyền - tiếng nói độc lập cuối cùng - bị cầm tù”.
Trước đó, tháng 12/2018, Tổ chức khủng bố Việt Tân cũng đã trao cho đối tượng
này cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”…
Những việc làm trên thực chất là những
hoạt động của một số tổ chức, cá nhân có tư tưởng thù địch với Việt Nam, tìm
mọi cách để hà hơi, tiếp sức cho những đối tượng vi phạm pháp luật, là những
thủ đoạn cụ thể trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam.
Kể từ 10/1/2020,
Trần Thị Nga bị trục xuất, đến Mỹ để định cư cùng 2 con nhỏ và một người già, ở
một nơi mà nhiều người vẫn gọi là “thiên đường tự do”. Tuy nhiên, sau gần hai
năm sống trên đất Mỹ, Trần Thị Nga đã vỡ mộng về “miền đất hứa” và quá bức xúc
khi phải lên mạng xã hội để than thở.
Nga viết rằng,
Mỹ là thiên đường của người này nhưng là địa ngục của người kia khi: “Thuê nhà
không được vì chủ nhà đòi phải có Social; có nhà rồi thì không được sử dụng
điện, gas, nước, Internet. Vì các công ty đó chỉ bán hàng cho những người có
Social. Không được mua bảo hiểm y tế vì không có Social. Bị bệnh thì tự mà làm
bác sĩ cho mình chứ không được đi làm tiền đâu mà trả viện phí. Được sống nhưng
không được phép kiếm sống vì không có Social. Đi làm giấy tờ gì cũng không được
vì không có Social. Mà Social lại đòi phải có giấy tờ, sống thì phải ăn, ăn mà
không được đi làm kiếm ăn thì lấy gì để sống. Sống mà không có ăn, phải đi xin
trợ cấp thì không được trợ cấp vì trợ cấp chỉ dành cho người có Social.
Được đến Mỹ, đất
nước tự do như bao người nói là có “phúc”, phải biết ơn người này, biết ơn kẻ
kia. Kết quả là đến Mỹ 2 năm rồi cả gia đình già trẻ lớn bé sống cảnh không
giấy tờ, sống chờ đợi trong vô vọng. Được quyền sống nhưng không được quyền
kiếm sống. Không trợ cấp cũng chẳng có cái quyền gì ngoài quyền hít không khí
để tồn tại”…
Thực tiễn vỡ
mộng đó đã khiến cho Trần Thị Nga thốt lên chua xót: “Vậy là tôi đã có thêm một
bài học một kinh nghiệm có giá trị”!
Vậy mà, khi còn
trong tù, Nga không hối lỗi cải tạo để sớm được trở về với xã hội, trở về với
cộng đồng hưởng cuộc sống thanh bình, tự do, mà còn nuôi hy vọng “vớ được cọc
rơm của kẻ sắp chết đuối”, tìm kiếm mộng ảo nơi “thiên đường đất Mỹ”, giờ đây
mới đớn đau tỉnh ngộ thì chuyện đã muộn rồi. Lời than thở chua cay của Nga cũng
như một số đối tượng khác có tư tưởng, hành vi phản bội lại quê hương, đất nước
hãy biết dừng lại trước khi quá muộn.
Có thể thấy
rằng, các đối tượng chống phá Việt Nam được sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực
thù địch, nhất là với cái bánh vẽ về việc được định cư ở những nơi gọi là
“thiên đường, miền đất hứa” chẳng qua cũng chỉ là những công cụ, những “con
tốt” để kẻ địch điều khiển. Không sớm thì muộn, các đối tượng lạc bước sai
đường nếu không tỉnh ngộ, hối cải thì sẽ có chung một kết quả giống nhau, dù có
sang “xứ thiên đường” thì cũng trở nên lạc lõng và đáng nói hơn, bị chính những
kẻ từng hứa hão đường mật “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” gạt bỏ.
Những năm qua,
các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách để hiện thực hóa âm mưu chống
phá nhằm thay đổi thế chế chính trị ở Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
theo từng thời điểm cụ thể. Trong đó, hoạt động câu móc, tuyển lựa, đào tạo các
đối tượng chống đối ở trong nước và tung hô, cổ súy, hà hơi tiếp sức cho các
đối tượng này luôn là chiêu bài quen thuộc. Những cá nhân ảo tưởng, ngộ nhận,
mơ mộng hão huyền khi được dụ dỗ, trao cho ít tiền bạc, vật chất sẽ rơi vào
“vòng xoáy” đó.
Thực tiễn cuộc
sống của Trần Thị Nga trên đất Mỹ hiện nay là một minh chứng, bài học cảnh tỉnh
cho những kẻ lầm đường, lạc lối, nếu lỡ tin và đi theo cái gọi là “vì dân chủ,
nhân quyền” thì hãy dừng lại trước khi quá muộn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét