Trả lời ý kiến cử tri
ngày 23-11 về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Võ Văn Thưởng cho biết đang
hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn
tham nhũng.
Ngày 23-11, tại buổi
tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng với Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV khu vực Đà Nẵng,
nhiều cử tri đề nghị thông tin công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng sau
Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Cử tri Nguyễn Trí Tổng, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, nói tình hình chống tham nhũng hiện nay là lửa vẫn cháy, lò vẫn nóng nhưng củi ướt, khói nhiều, sức nóng không đủ để củi cháy hết. Luật phòng chống tham nhũng không đủ chế tài, sức răn đe nên hạn chế kết quả.
"Từ đầu năm đến
nay đã phát sinh nhiều vụ án lớn như vụ hơn một tiểu đội tướng lĩnh ở Bộ Tư
lệnh Cảnh sát biển Việt Nam hay vụ việc tại Bộ Y tế, bản thân là một người lính
về hưu, tôi thấy đau lòng và xấu hổ. Tham nhũng tiêu cực toàn ở người có chức
có quyền, cử tri thiết tha đề nghị xem xét không bỏ án tử hình tội tham
nhũng" - cử tri Nguyễn Trí Tổng kiến nghị.
Trả lời cử tri, ông Võ
Văn Thưởng - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội
thuộc Đoàn đại biểu khu vực TP Đà Nẵng - cho biết công tác phòng chống tiêu
cực, tham nhũng sau Đại hội XIII là vấn đề Đảng rất quan tâm, có tính sống còn
với vận mệnh của Đảng, Nhà nước và chế độ.
Vừa qua, nhiều cán bộ
vừa bầu vào Trung ương Đảng khóa XIII nhưng phát hiện sai phạm đã kiên quyết xử
lý. Những tướng lĩnh cấp cao mới đây cũng được xử lý rất nghiêm túc.
Theo ông Thưởng, việc
xử lý mới chỉ ở bước đầu, tinh thần làm rõ đến đâu xử lý đến đó. Trong đó, xác
định vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước thì trước hết là xử lý hành chính.
Còn sau đó sẽ làm tiếp các bước để xử lý theo pháp luật, đặc biệt là luật pháp
hình sự.
Theo ông Thưởng, những
quy định của Đảng sau Đại hội XIII theo hướng đổi mới rất chặt chẽ, rõ ràng, có
tính khả thi và phòng ngừa rất cao. Nếu cán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín
giảm sút thì trước hết là khuyến khích từ chức. Nhưng đồng thời cũng phải tạo
ra áp lực chính trị của tổ chức Đảng và cơ quan để cán bộ từ chức khi uy tín
giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ.
Hướng tới xây dựng cơ
chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng. Trong đó,
tập trung hướng vào chuyện không dám tham nhũng bằng hình phạt đúng mức, chính
sách chặt chẽ, công khai minh bạch và sự giám sát của người dân.
"Có đồng chí bảo
tăng lương để cán bộ không tham nhũng. Thực ra không phải như vậy, những nước có
thu nhập rất cao cũng vẫn tham nhũng. Trong thực tế khi xử lý cán bộ và giải
quyết các vụ án liên quan đến tham nhũng thì những cán bộ tham nhũng không phải
do nghèo khó, thậm chí là có điều kiện sống tốt hơn nhiều cán bộ khác nhưng vẫn
tham nhũng" - ông Thưởng nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét