Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

NGÀY XƯA GỌI CÁC KHÁI NIỆM "CHA - BỐ - THẦY", "TỔ - SƯ - THẦY" LÀ CÙNG MỘT NGHĨA. NGÀY NAY TÔI CŨNG GỌI CHA BỐ THẦY, TỔ SƯ THẦY! ĐƯỢC CHƯA?

      GS.TS rởm là có thật, không phải là chuyện đùa của đám trẻ trâu hay mấy bà ve chai đồng nát vẫn trêu ghẹo nhau những khi nhàn rỗi, buồn mồm, hết trò để tán phét nên bàn chuyện quốc gia đại sự, quốc tế thời sự hay chuyện thiên văn vũ trụ.

Sau khi bị cộng đồng mạng xã hội bóc mẽ vì cái trí tuệ thuộc loại cố đỉn, nhưng GS.TS rởm không những không biết nhục, không biết liêm sỉ là gì, trái lại còn cứ già mồm cãi cố theo kiểu vòng vo, lươn khươn, loanh quanh để cố gắng bảo vệ cho cái tôi ngạo mạn, không chịu thua ai, đã trót mang tấm thân công phượng nhưng lại tư duy kiểu trâu bò, ngu lâu, dốt bền, khó tiếp thu, khó đào tạo.

Ông Trần Ngọc Thêm vừa qua đã lên Báo Lao động để biện hộ, để lý giải, lý sự cho cái phát kiến tối tăm, phi khoa học, phản văn hóa, thiếu trí tuệ mà ông ta đã phát biểu tại Hội thảo giáo dục 2021 vào ngày 21 tháng 11 vừa qua.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Lao động, ông GS.TS Trần Ngọc Thêm vẫn ngoan cố bảo lưu quan điểm của mình khi đưa ra những sự giải thích, giải bày theo kiểu vòng vo, lươn khươn, loanh quanh nhưng rốt cục là ông ta vẫn chẳng hiểu gì, vẫn chẳng nhận ra mình đã sai ở đâu. 

Tóm lại, cái sai cơ bản, cái sai lớn nhất của ông GS.TS Trần Ngọc Thêm là ông không phân biệt được hai phạm trù khác biệt nhau đó là MỤC ĐÍCH (cái đích) và PHƯƠNG PHÁP (con đường) khi ông cho rằng quan điểm, khái niệm "trồng người" và "tiên học lễ, hậu học văn" là phương pháp giáo dục, lạc hậu, lỗi thời, "âm tính", thụ động và kiềm chế con người sáng tạo.

Vì vậy nên bây giờ tôi lại phải nhắc lại thêm lần nữa để cho kịp thời với hy vọng ông Trần Ngọc Thêm hãy banh cái não ra mà nhét chữ vào.

Sự nghiệp "trồng người" là lối chơi chữ, theo nghĩa bóng mang tính ẩn dụ đó chính là sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Đây là mục đích, ý nghĩa của giáo dục chứ đây không phải là phương pháp giáo dục. Tôi nhấn mạnh lại thêm một lần nữa để cho ông nhớ: "trồng người" là mục đích, ý nghĩa của giáo dục chứ không phải là phương pháp giáo dục. 

Đã là mục đích, là chân lý thì chỉ có một, là duy nhất nên nó là bất biến, không thay đổi. Chỉ có phương pháp thì mới có thể thay đổi thiên biến vạn hóa cho phù hợp với thực tiễn thời đại. 

Vậy nhưng ông cứ mãi ngoan cố nhầm lẫn giữa MỤC ĐÍCH (cái đích) và PHƯƠNG PHÁP (con đường).


Tôi lấy một số ví dụ cụ thể để dễ hiểu như sau:

1. Trồng cây, trồng rừng dù ở đâu thì cũng có mục đích là để bảo vệ môi trường thiên nhiên, để phòng chống lũ lụt, nhưng trồng cây gì, trồng thế nào để phù hợp với điều kiện về địa lý, về thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau lại là chuyện khác và đó là phương pháp. 

2. Nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu, mục đích XHCN, vì vậy cho nên ngày nay dẫu nền kinh tế ấy có là nền kinh tế thị trường thì nó cũng phải đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiển nhiên là nó khác với nền kinh tế thị trường TBCN. Mục tiêu, mục đích của nước ta là CNXH và mục tiêu này không bao giờ thay đổi nhưng nền kinh tế của nước ta đã thay đổi, từ nền kinh tế kế hoạch tập trung gắn liền với cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với cơ chế đa dạng hóa các hình thức sở hữu, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. 

3. Mục đích cuối cùng của Phật đạo (con đường giác ngộ) là để giải thoát giác ngộ, để chúng sinh có một cuộc sống an lạc, an nhiên tự tại, hạnh phúc, thoát khỏi sự trói buộc của các nỗi khổ niềm đau của kiếp nhân sinh. Để đạt được mục đích đó thì Phật pháp có muôn vàn pháp tu với hàng chục tông phái khác nhau, trong đó có 3 tông phái chính là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Quy theo tông phái nào, sử dụng pháp môn nào cho phù hợp là tùy thuộc vào căn cơ, chủng tính của mỗi chúng sinh, không phải ai cũng giống nhau. 

Tất cả những ví dụ trên đây để chứng minh rằng có một mục đích nhưng khác nhau về phương pháp thực hiện để đạt được mục đích ấy.

Vậy tại sao ông GS.TS Trần Ngọc Thêm lại cứ khăng khăng cho rằng "trồng người" là phương pháp giáo dục?

Bây giờ tôi lại tiếp tục bàn đến quan điểm thiển cận của ông khi ông đã cho rằng "tiên học lễ, hậu học văn" là phương pháp giáo dục lỗi thời, lạc hậu, có tính áp đặt, thụ động, làm kiềm chế con người sáng tạo. 

Ông GS.TS và rất nhiều kẻ khác đã thật thiển cận và hạn hẹp tư duy, hạn hẹp tầm hiểu biết, tầm nhìn khi cứ nhìn chăm chăm vào ba chữ "tiên", "hậu", "lễ" để đóng khung một mệnh đề trong một giới hạn hạn hẹp.

Các vị đóng đinh rằng "tiên" là trước, "hậu" là sau, vì vậy các vị cho rằng phải học lễ giáo xong rồi mới được học văn hóa kiến thức. Chính bởi lối tư duy hạn chế này nên nhiều vị còn rất ngớ ngẩn khi cứ đi chứng minh ngày nay trong lúc học "văn" cũng đã được học cả "lễ" rồi, gọi là "lễ", "văn" song tu, giống như việc nhà Phật nói trong Thiền có Tịnh, trong Tịnh có Thiền, gọi là Thiền Tịnh song tu vậy.

Do đó, nói "tiên học lễ, hậu học văn": "lễ" trước, "văn" sau là không hợp lý, là không đúng với thời đại ngày nay, và đây là phương pháp giáo dục sai, lỗi thời, lạc hậu.

Đây là lối tư duy thật là máy móc, thật là ngớ ngẩn! Thảo nào các vị mãi mãi chỉ là những người thầy tầm thường nếu tôi không muốn nói là dốt nát.


Tôi xin hỏi các vị như sau: Tại sao khi các vị phân tích các cặp phạm trù "tiên - hậu", "lễ - văn" thì các vị không phân tích và liên hệ với cặp "giáo - dục" để các vị lãnh hội ý nghĩa ẩn chứa trong đó? Sở dĩ đặt "lễ" trước, "văn" sau, đó là nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Một con người tốt và hữu ích thì trước hết phải là một con người có đạo đức. Bởi vậy người xưa mới nói: "Phải thành nhân rồi mới thành danh" và "Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần", còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng", thậm chí thực tiễn đã chứng minh có tài mà không có đức sẽ trở thành kẻ đại gian ác. 


Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức. Song, người có tài chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không mang sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tạo ra của cải cho đất nước, thì những con người đó đều là vô ích, cái tài của họ đáng bỏ đi... Thực tiễn cho thấy con người có tài năng càng cao mà không có đạo đức thì tác hại của nó thật to lớn. Một người có tài, trong khi đất nước đang gặp khó khăn, đang cần họ mà họ lại chỉ lo cho cá nhân thì họ không những đã không góp phần làm đẹp cho đất nước mà có khi còn mang lại những thiệt hại to lớn cho đất nước. Bác nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng" thật không sai chút nào!

Tôn chỉ "Tiên học lễ hậu học văn" mang ý nghĩa nhân văn là như vậy, và đó là mục đích của nền giáo dục mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cũng là giá trị nhân văn của nền giáo dục XHCN đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh định hướng rõ ràng, chứ đó không phải là phương pháp giáo dục. Mấy ông GS.TS rởm và mấy ông thầy ngẫn ngờ có hiểu được chưa?


Than ôi! Những kẻ học hành không đến đầu đến đuôi, những kẻ có được những học hàm học vị bằng thủ đoạn, mưu mô, mánh khóe, bằng đầu gối, bằng kim tiền, giờ đây chúng lại dám lên mặt đòi xóa bỏ nền văn hóa, văn hiến của dân tộc. Chúng lấy bụng tiểu nhân để đo lòng quân tử. Chúng mang óc trâu bò để phán xét bậc hiền nhân, nỗi lạc. Bên cạnh đó cũng có những kẻ học hành loe hoe, nhận thức mơ hồ, bản lĩnh kém cỏi cũng a dua a tòng để thể hiện ta đây cũng có chút "máu mặt". Thật nực cười!

Tệ hơn nữa, ngu xuẩn hơn nữa, mù lòa hơn nữa khi ông GS.TS Trần Ngọc Thêm còn phán rằng: "trồng người" không nằm trong triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh, rồi ông ta bỏ thời gian bao năm nghiên cứu chỉ để đi đếm chữ và kết luận: "Trong suốt cuộc đời mình, Bác Hồ chỉ nói từ 'trồng người' duy nhất một lần". 

Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm sao? Ông sử dụng phương pháp "bới bèo tìm bọ" để nghiên cứu văn hóa ư? Thật là vô văn hóa và phản khoa học.

Sao tôi thấy cái phương pháp nghiên cứu khoa học của ông Trần Ngọc Thêm lại giống với phương pháp của các ông Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Trần Đức Cường, Dương Trung Quốc, Nguyễn Mạnh Hà, v.v.... đến thế!

Ở đâu đó người ta nói "Các hệ giá trị truyền thống đang bị mai một, đang bị đứt gãy", tôi cho rằng chính là ở những kẻ như thế này./.


Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét