Ngáo xư này lẩm cẩm
Có biết ngấm Lễ đâu
Nhân, Nghĩa chẳng đọng đầu
Không tình sâu tạc não?
Vô ơn với ngành giáo
Thiếu: Trọng Đạo, Tôn Sư,
Đức, Trí, Nhân: tối mù.
Óc âm u chữ Lễ!
Sống trên đời đâu dễ
Không thể bỏ Trồng Người
Cây đời muốn tốt tươi
Lễ, Văn bồi vun mãi.
Tuổi trẻ lòng hăng hái
Vẫn cần phải luyện rèn
Đảng bồi dưỡng thanh niên
Nguồn tài nguyên xây nước.
Muốn bình yên Tổ Quốc
Truyền thống được tôn thờ
Văn hóa Việt lu mờ
Mắc mưu thù đeo đuổi!
Hàm giáo sư thua Cuội
Phát ngôn nói hàm hồ
Chẳng xứng việc đưa đò
Về chăn bò cho khỏe?
"Tự diễn biến" rồi nhé,
Nói xách mé ý đồ,
Con mọt này chưa to,
Cũng tống lò trừ họa!
Giáo sư Trần Ngọc Thêm năm nay 70 tuổi. Nhiều năm gắn bó với Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, Ông có học vị Tiến sĩ và có một thời gian làm ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Tên tuổi giáo sư Thêm khá được đồng nghiệp và học trò nể trọng.
Tại hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, giáo sư Thêm trình bày tham luận có tên gọi “Xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”. Trong đó, kiến nghị: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” để "khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”. Ý tưởng này ngay lập tức đón nhận sự phản ứng gay gắt của nhiều giới, nhiều ngành.
Nhiều người vẫn tự hỏi câu răn dạy “tiên học lễ, hậu học văn” đã được cha ông truyền lại, có tội tình gì mà giáo sư Trần Ngọc Thêm muốn xóa bỏ? Giáo sư Thêm đã sai điểm nào? “tự diễn biến” rồi chăng?
P/S: Xin lỗi Bác Thảo chúng tôi có chỉnh sửa một số từ trong bài thơ nhé./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét