Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

BÀI HỌC NHÌN TỪ UKRAINE!

         Điều phần đông thế giới không muốn nhất cuối cùng đã xảy ra, khi tiếng súng vang vọng khắp nơi trên lãnh thổ Ukraine và sự im lặng đầy thấy vọng của thế giới phương Tây đáp lại giọng kêu la thất thanh của chính quyền Volodymyr Zelensky. Một Ukraine từng ngụp lặn trong những hứa hẹn hoa mỹ từ đồng minh Mỹ và NATO giờ đây đang phải đơn độc chống lại những quả tên lửa hành trình từ người anh em phía bên kia biên giới.

Có nhiều luận giải về mục đích phía sau của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang tiến hành, nhưng không quá khó hiểu khi các học thuyết quân sự Moscow theo đuổi luôn là tấn công bất ngờ và gây shock cho đối phương. Trong thế giới bất định hiện tại, Putin nổi lên như một lãnh đạo khó đoán, đặc biệt khi ông đã quá mệt mỏi với những lệnh trừng phạt và sự chèn ép từ Mỹ và phương Tây nhằm kiềm chế sự phát triển.

Trong quan hệ quốc tế, biện pháp quân sự luôn là chọn lựa cuối cùng của một nguyên thủ tỉnh táo – người phải hiểu rõ rằng nút bấm khai hỏa đồng nghĩa với rất nhiều tài nguyên khác của quốc gia mình trước hết phải mất đi và không thể đảo ngược được. Cái giá của chiến tranh không chỉ nằm ở những mất mát khí tài mà còn nằm ở thiệt hại từ các lệnh trừng phạt và thứ vô giá hơn chính là nhân mạng.

Người dân Ukraine, trong đó có những Việt kiều, là những chủ thể đầu tiên bị ảnh hưởng của cuộc chiến; nhưng công bằng mà nói, họ phải chịu trách nhiệm với lá phiếu bầu của mình cho một danh hài trong một cuộc bầu cử được truyền thông phương Tây mô tả là hợp-hiến. Khi chứng kiến pháo kích trên đầu và những cái phủi tay lạnh lẽo của đồng minh, Ukraine đã có bài học cuối cùng về tư duy độc lập tự chủ, không lệ thuộc.

Với người dân Ukraine, quyết định của Putin có thể là một quyết định đầy tranh cãi nhưng với những người Nga có lý trí, đó là một quyết định cần thiết. Giả định trong tình huống Ukraine trở thành thành viên của NATO thì về mặt kỹ thuật, vũ khí và quân đội của Mỹ và châu Âu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên đường biên giới trải dài 2,295 km giữa Ukraine và Nga.

Lợi ích quốc gia phải là thứ trên hết ngay cả khi nó đặt cạnh hòa bình khu vực. Nga có thể chấp nhận sự thịnh vượng của mình bị phương Tây tước đoạt nhưng nguyên thủ của một cường quốc quân sự như Putin khó có thể tiếp tục chịu đựng việc an ninh quốc gia bị đe dọa bởi sự leo thang quân sự của quốc gia láng giềng vốn dĩ chỉ là “vùng đệm của phương Tây”.

Thấy chiến tranh mới biết quý hòa bình. Nhìn cái giá phải trả của một quốc gia lệ thuộc đến mức la liếm như Ukraine mới hiểu rằng để một đất nước như Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt bên cạnh một thằng hàng xóm hung hăng và sự ve vãn thương mại cây gậy và củ cà rốt của phương Tây, tồn tại và phát triển bền vững được chỉ có thể nhờ chính sách tự chủ tự cường, mà thôi.

Sau chiến tranh lạnh, sự tan rã của Liên bang Xô Viết đã dẫn đến tình trạng thế giới đơn cực nơi Hoa Kỳ làm chủ mọi cuộc chơi. Nhưng sự trỗi dậy trong 20 năm gần đây của Trung Quốc và khát vọng làm cho nước Nga vĩ đại trở lại của Putin đã thay đổi chính trị quốc tế. Trật tự đa cực hiển nhiên sẽ có lợi hơn cho các quốc gia chưa phải cường quốc như Việt Nam.

Một thế giới biến động là một thế giới đầy rủi ro nhưng cũng không ít cơ hội. Dòng chảy thương mại toàn cầu đan xen chặt chẽ với nhau đã khiến cho người Việt không dám đổ đầy bình xăng vì căng thẳng quân sự cách đây vạn dặm. Trong các hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ trước, ngẫm cho cùng, người thắng cuộc không phải phe Đồng Minh là những quốc gia không tham chiến.

Các anh chị thân mến, cầu nguyện cho một quốc gia đớn hèn để mà làm gì khi chúng mình còn chưa thoát khỏi tư duy tiểu quốc tự nhục? Lên án Putin tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine để mà làm gì khi bản thân vẫn còn thấy việc Mỹ đưa quân vào Afghanistan, Iraq, Libya, Syria… là hợp lý. Tiêu chuẩn kép nó vừa vừa thôi./.

Ảnh: truyền thông phương Tây đâu thấy cảnh: Người dân Donetsk và Lugansk đổ xuống đường ăn mừng sự công nhận của Nga.

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét