Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

NGA VÀ UKRAINE ĐÀM PHÁN - NHỮNG KHẢ NĂNG XẢY RA!

         Sau vài ngày động binh, cả Nga và Ukraine đã thống nhất tiến hành đàm phán ở biên giới Belarus và Ukraine. Bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cũng đều có sự khởi đầu và kết thúc, thế nhưng kết thúc khi nào thì tùy thuộc vào việc các bên có đạt được thỏa thuận. Đặc biệt là phía chủ chiến.

Thứ nhất, Cái mà Nga muốn là Ukraine phải được trung lập hóa, nghĩa là không gia nhập NATO cũng như không đứng về phe này để chống phe kia và đặc biệt là phải đảm bảo an ninh quốc gia Nga. Nga không muốn phên dậu phía Tây của mình bị Mỹ và đồng minh đặt tên lửa hay căn cứ quân sự, đe dọa họ. Moskva không thể chấp nhận việc các nước thành viên NATO "bơm" vũ khí cho Ukraine, trong khi Mỹ khuấy động căng thẳng. "Những gì Mỹ đang làm tại Ukraine diễn ra ngay trước bậc thềm nhà chúng tôi. Họ nên hiểu rằng chúng tôi không còn đường lui. Phải chăng họ nghĩ chúng tôi chỉ khoanh tay ngồi nhìn thôi ư?", Putin phát biểu ngày 21/12/2021. Nga muốn NATO trở về trạng thái hiện diện như trước năm 1997. Trong 8 yêu cầu an ninh với phương Tây, Moskva đề nghị NATO không kết nạp Ukraine và mở rộng về phía đông, chấm dứt hoạt động quân sự ở Đông Âu.

Thứ hai, Nga yêu cầu Ukraine giải trừ vũ khí, đảm bảo an ninh cho hai nước Cộng hòa ở Dobass và không kích động nhân dân về vấn đề Crimea. Vũ khí Mỹ và NATO đang tuồn vào Ukraine bằng cách này hay cách khác, đó là mối đe dọa đối với Nga và một số nước thân Nga như Belarus. Ngoài ra, Khu vực phía Đông của Ukraine hiện nay có đa số người Nga, gốc Nga sinh sống. Họ cần được chính quyền Ukraine đảm bảo an toàn.

 Phía Mỹ luôn luôn kêu gọi ủng hộ Ukraine nhưng thực tế thì chiến tranh Nga - Ukraine càng kéo dài thì người Mỹ lại càng có lợi. Ngoài mặt họ vờ kêu gọi kết thúc chiến tranh nhưng sự thực không phải như vậy. Mỹ muốn Ukraine đánh với Nga đến người Ukraine sau cùng. Hãy nhìn sang Ba Lan, khi cuộc chiến Nga - Ukraine xảy ra, Ba Lan đã vội vàng mua 6 tỷ USD vũ khí Mỹ, các nước châu Âu khác cũng không ngừng gửi đơn đặt hàng sang Hoa Kỳ là ví dụ điển hình về lợi ích của Mỹ khi Nga - Ukraine đánh nhau. Mỹ, NATO đồng loạt áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, người Mỹ đạt được múc đích kép trong việc làm Nga suy yếu, một mặt là tổn hao nguyên khí trong chiến tranh và bị đánh hội đồng về kinh tế. Mỹ sẽ thay Nga cung cấp khí đốt, nhiên liệu sang châu Âu…

Hiện nay, vũ khí Mỹ và NATO không ngừng đẩy sang Ukraine và nếu Kiev lựa chọn kế hoãn binh, đàm phán với Nga để có thời gian chuẩn bị cho chiến tranh thì đó là cái họa của dân tộc Ukraine nhưng lại là điều mà phương Tây mong muốn. Chiến trường nằm ở Ukraine, họ càng khiêu khích, càng nhận nhiều vũ khí NATO thì thiệt hại của đất nước họ lại càng lớn. Ukraine sẽ hoang tàn và khó phục hồi nguyên khí. Nên nhớ là các loại vũ khí hạng nặng, có độ sát thương cao của Nga vẫn chưa dùng đến.

Ukraine chắc chắn sẽ rất khó chấp nhận yêu cầu của Nga ở lần đối thoại lần này nhưng hậu quả của việc đàm phán thất bại sẽ rất ghê gớm. Khi Mỹ và một số nước châu Âu không ngừng gửi vũ khí sang Ukraine, Nga ngay lập tức đáp trả. Trong ngày 27/2, Tổng thống Putin đã ra lệnh các lực lượng răn đe hạt nhân Nga chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất. Hãng tin RT, đài Sputnik cho biết ông Putin giải thích quyết định trên là nhằm đáp trả những tuyên bố “thù địch” của các quan chức hàng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Như vậy sẽ chẳng có quốc gia nào dám mang binh lực sang Ukraine để giúp họ đánh Nga. 

Trước khi lên đường tham gia đàm phán, Tổng thống Zelensky đã phát biểu: “Cuộc gặp không đem lại kết quả gì nhưng vẫn tiến hành "để người dân Ukraine không hoài nghi về việc, tôi, ở cương vị một tổng thống, lại không cố gắng chấm dứt giao tranh cho dù hy vọng mong manh". Ông Zelensky cho biết, ông sẽ ở lại Kiev sau khi đàm phán diễn ra. Cách duy nhất là đàm phán hòa bình và khi đạt thỏa thuận thì Nga sẽ rút quân; tuy nhiên lần này rất khó để đạt được thỏa thuận và có lẽ cuộc chiến sẽ tiếp tục xảy ra./.

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét