Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Sự ra đời, phát triển của chiến lược “diễn biến hòa bình” (3)

( Tiếp)

Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sau chính biến ở Liên Xô và Đông Âu

Ở thời kỳ này, Mỹ tiếp tục theo đuổi chiến lược "can dự” nhưng có sự điều chỉnh nhất định, tăng cường "dính líu" vào các nước nhưng bằng các biện pháp "cứng rắn” hơn, trong đó coi trọng "đòn phủ đầu” để thực hiện cái gọi là "chủ nghĩa quốc tế riêng của Mỹ”. Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell trong một cuộc điều trần ngày 17-1-2001, tuyên bố: "Chủ nghĩa quốc tế riêng của Mỹ sẽ không có bất kể sự nhún nhường nào khiến cho Mỹ phải rút lui khỏi thế giới, co về pháo đài của chủ nghĩa bảo hộ hoặc về một hòn đảo biệt lập”.

Sau sự kiện ngày 11-9, Mỹ ra sức lợi dụng cuộc chiến "chống khủng bố”, lấy cớ "kiểm soát việc sản xuất, tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt" để tính toán, điều chỉnh chiến lược. Đặc biệt, sau khi lôi kéo đồng minh vào cuộc chiến “chống khủng bố” và một số nước lớn ngả theo mình, Mỹ đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước cấm tên lửa đạn đạo (ABM), đẩy nhanh việc thử nghiệm Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD), thành lập Bộ tư lệnh Bắc Mỹ, tăng chi phí quân sự nhằm châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang mới, tăng cường khả năng răn đe để thực hiện ý đồ "xây dựng thế giới một siêu cường” do Mỹ đứng đầu. Mỹ trực tiếp can thiệp (cả bằng quân sự) vào nhiều nước để mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương, thông qua chiêu bài "dân chủ, nhân quyền” để can dự sâu hơn, nhằm "diễn biến hòa bình” đối với các nước, hoặc gây áp lực nhằm hướng lái các nước theo “quỹ đạo” của Mỹ.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét