Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ CUỘC CHIẾN NGA - UCRAINA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở VIỆT NAM


          Nga đã phát động cuộc chiến với danh nghĩa phòng thủ từ xa , ngăn không cho Ucraina gia nhập Nato phi quân sự hoá và chống phát xít hoá Ucraina như lời Tổng Thống Nga Putin.

          Từ cuộc chiến tranh này có thể rút ra nhiều vấn đề về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của chúng ta .

          Ucraina là một nước nhỏ bên cạnh nước láng giềng bà con gần gũi là Nga ( gần tương tự về mặt địa lý như nước ta với Trung Quốc ) vốn được khôi phục và ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga. Là một trong những nước Cộng hoà đầu tiên tham gia hình thành Liên bang Xô viết ( có truyền thống gắn bó với dân tộc Nga ). Sau khi Liên Xô tan rã Ucraina cùng Nga và 10 nước thuộc Liên Xô đã tuyên bố độc lập. Sau nhiều lần nghiêng ngã lúc thân Nga lúc thân phương Tây qua các nhiệm kỳ bầu cử, đã làm cho Ucraina ngày càng thụt lùi về kinh tế xã hội, từ một trong những nước phát triển nhất của Liên Xô nhưng sau cuộc “ Cách mạng Màu “đất nước chia cắt bị Nga thu hồi Crưm và hình thành hai vùng ly khai đòi độc lập Donnhetxke và Luganxke, nền kinh tế Ucraina ngày càng sa sút và trở thành nước nghèo nhất châu Âu như hiện nay. Đã thế vì sức ép của Mỹ Tổng thống Zelenxki không chịu thực hiện thỏa thuận Noocmandi tìm biện pháp hoà bình thống nhất đất nước mà đẩy mạnh xây dựng quân đội, phát triển quân sự với ý định gia nhập Nato dựa vào Mỹ để thu hồi các vùng đã mất và ly khai, đối đầu chống Nga, cùng Mỹ bao vây kiềm chế làm suy yếu nước Nga. Một chính quyền chấp nhận phụ thuộc Mỹ đã đẩy Ucraina đến hoàn cảnh như hiện nay.

          Với Nga hay bất cứ nước nào như Nga cũng không thể chấp nhận một nước láng giềng gần gũi cùng chung biên giới quay lưng cùng các nước khác chống mình , đặc biệt Nga càng không thể bị nhiều lần phản bội nên họ cần có biện pháp ngăn chặn xoá bỏ nguy cơ đưa chiến tranh đến với nước mình .

          Từ nguy cơ trên Nga đã phát động chiến dịch Quân sự đặc biệt nhằm chống quân sự hóa và phát xít hoá ở Ucraina, với mục tiêu này ngày 24/2 Nga đã tiến công Ucraina như chúng ta đã biết.

          Từ tình hình trên ta có thể nhận định Mỹ - Nato sẽ không vì Ucraina mà trực tiếp đối đầu cuộc chiến với Nga, họ sẽ vì họ mà xúi giục Ucraina chống Nga đến người Ucraina cuối cùng . Một chính quyền phụ thuộc ngoại bang thì tất yếu quân đội của nó dù có trang bị vũ khí hiện đại đến đâu cũng không có sức mạnh chiến đấu đủ sức đương đầu với Quân đội Nga hiện nay, sớm muộn Ucraina trước nguy cơ thất bại hoàn toàn sẽ phải đề nghị Nga ngừng bắn và chấp nhận những điều kiện của Nga như đã từng xảy ra ở Gruzia .

          Qua cuộc chiến này bài học đầu tiên với nước ta là về đối ngoại phải hết sức khôn khéo giữ vững độc lập tự chủ nhưng luôn mềm dẻo về sách lược để gìn giữ môi trường hoà bình ổn định để phát triển.

          Thứ hai là phải cân bằng các mối quan hệ với các nước lớn, nhất là Trung Quốc và Mỹ, luôn thể hiện Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước “vượt qua khác biệt, bất đồng; phát huy tương đồng; hướng tới tương lai “ chung tay gìn giữ hoà bình ổn định khu vực và thế giới.

          Thứ ba là đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo củng cố quốc phòng an ninh; tạo nên sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc và khả năng răn đe chiến tranh (để bất cứ thế lực thù địch nào khi nghĩ đến xâm lược nước ta phải nghĩ đến sức mạnh Quốc phòng của Việt Nam).

          Thứ tư là phải giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước, chăm lo đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo đi đến xoá nghèo, xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh , hiện đại .

          Từ những bài học trên ta càng thấy đường lối phát triển của đất nước ta do Đại hội Đảng XIII xác định là hoàn toàn đúng đắn nhất là đường lối đối ngoại Độc lập, tự chủ, hội nhập và phát triển, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước và các tổ chức quốc tế, kiên trì đấu tranh giữ vững hoà bình ổn định trong khu vực, không tham gia liên minh Quân sự, không để nước ngoài xây dựng căn cứ Quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không dựa vào nước này để chống nước khác và không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ; từ đó chúng ta bác bỏ những quan điểm, tư tưởng núp dưới danh nghĩa yêu nước đòi phải dựa vào nước này, nước khác để bảo vệ Tổ quốc là sai trái cần phải đấu tranh loại bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét