Đức tính cần kiệm là nét nổi bật trong nếp nghĩ, việc làm của bao thê hệ người Việt Nam từ xưa đến nay. Thành tựu của quá khứ để lại cho đến hôm nay là kết tinh sức lao động bền bỉ và sáng tạo của dân tộc ta. Tuy nhiên, do trình độ kinh tế - xã hội còn thấp và người lao động dưới chế độ phong kiến bị áp bức, bóc lột bởi nhiều tầng nấc nên hiệu quả hoạt động của con người bị hạn chế rất nhiều. Song, chính trong hoàn cảnh đó, đức tính cần cù, chịu khó, bền bỉ, tiết kiệm của con người Việt Nam được tôi luyện và phát huy đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân ý thức cần kiệm, chống lãng phí để góp phần “Kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công”, xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đến nay, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tinh thần của Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và các quy định pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm; Chỉ thị số 05;CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính tri về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chỉ Minh,... đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và nhân dân hưởng ứng nên đà có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn còn xảy ra ở nhiều noi, trên nhiều lĩnh vực, gây bức xúc trong xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế đất nước và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra yêu cầu “... kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức”
Phát huy lối sống tiết kiệm trong truyền thống của dân tộc để xây dựng văn hóa tiết kiệm hiện nay cần lưu ý đến một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, nhận rõ những mặt tích cực cơ bản cần được kế thừa và phát huy, một số hạn chế cần khắc phục và những thiếu hụt cần bổ sung trong xây dựng văn hóa tiết kiệm phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. Văn hóa tiết kiệm phải định hướng ý thức và hành động của con người đến việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, thời gian lao động và tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản, các nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên khác) một cách họp lý, hiệu quả.
Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững, phục vụ nhân dân để tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng văn hóa tiết kiệm. Gắn tiết kiệm với phát huy tính chủ động, tích cực, đổi mới sáng tạo của các chủ thể trong sản xuất, đời sống theo quan điểmcủa Hồ Chí Minh “Cần với Kiệm, phải đi đồi với nhau, như hai chân của con người... Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, khồng phát triển được”.
Ba là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của mỗi người về vai trò, ý nghĩa tích cực to lớn, lâu dài của việc thực hành tiết kiệm, chống làng phí đối với sự phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao ý thức tiết kiệm, phòng, chống lãng phí bằng nhiều hình thức phù hợp. Chú ý kết họp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục ý thức tiết kiệm, chống lãng phí đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét